Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 13, 14 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 13, 14 - Năm học: 2011-2012

Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011

Tiết 1 Chào cờ

Tiết 2, 3 Tập đọc

BÔNG HOA NIỀM VUI

I. Mục tiêu:

 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 * GDBVMT: GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

 *GD KNS: Thể hiện sự cảm thông .Tự nhận thức về bản thân. Xác định giá trị. Tìm kiếm sự hỗ trợ.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 43 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 13, 14 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần: 13 Từ ngày 14 / 11 / 2011 - 19/ 11/ 2011
Năm học: 2011– 2012
Thứ
Tiết
Môn học
Tiết CT
Tên bài dạy
Ghi chú
 Hai
1
Chào cờ
2
Tập đọc
37
Bông hoa Niềm vui (T1)
3
Tập đọc
38
Bông hoa Niềm vui (T2)
4
Toán
61
14 trừ một số: 14 – 8
5
Đạo đức
13
Quan tâm, giúp đỡ bạn (T2)
 Ba
1
Toán
62
 34 – 8
Có g.tải
2
Chính tả
25
TC: Bông hoa Niềm vui
3
Kể chuyện
13
Bông hoa Niềm vui
4
Thủ công
13
Gấp, cắt dán hình tròn (T1)
 Tư
1
Toán
63
 54 – 18
2
Tập đọc
39
Quà của bố
3
Tập viết
13
Chữ hoa L
4
Thể dục
25
TC: “Bỏ khăn và Nhóm ba nhóm bảy”
5
Mĩ thuật
13
Vẽ tranh: Đề tài Vườn hoa hoặc công viên
 Năm
1
Toán
64
 Luyện tập
2
LT & C
13
MRVT:TN về công việc gđ.Câu kiểu Ai ...
3
TN & XH
13
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
4
Âm nhạc
13
Học bài hát: Chiến sĩ tí hon
5
 Sáu
1
Toán
65
15, 16, 17 trừ đi một số
2
Chính tả
26
NV: Quà của bố
3
TL văn
13
Kể về gia đình
4
Thể dục
26
Điểm số 1-2,1-2 theo đội hình vòng tròn
5
Sinh hoạt
13
Bảy
1
Tiếng Việt
Ôn tập
2
Tiếng Việt
Ôn tập
3
Toán
Ôn tập
4
Toán
Ôn tập
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2, 3 Tập đọc
BÔNG HOA NIỀM VUI 
I. Mục tiêu:
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 * GDBVMT: GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
 *GD KNS: Thể hiện sự cảm thông .Tự nhận thức về bản thân. Xác định giá trị. Tìm kiếm sự hỗ trợ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
-HS đọc thuộc và TLCH:
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: (63’)
-GTB: “Bông hoa niềm vui”
Hoạt động 1: Luyện đọc
*GV đọc mẫu toàn bài.
- GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật:
+ Giọng người kể: thong thả
+ Giọng Chi: cầu khẩn
+ Giọng cô giáo: dịu dàng trìu mến
* Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu trước lớp
-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
-Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
* Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ
-Yêu 1 HS đọc đoạn 1
Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài, nhấn giọng
-Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
-Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhận hậu của em.//Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ/ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.//
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp 
* Đọc từng đoạn trong nhóm 
-Cho HS luyện đọc trong nhóm 4 HS – xếp số thứ tự và đọc.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
-GV nhận xét, tuyên dương
* Cho cả lớp đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Gọi HS đọc đoạn 1
Hỏi: Mới sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa làm gì?
-Tình cảm của Chi dành cho bố như thế nào?
-Gọi HS đọc đoạn 2
Hỏi: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm vui?
-Gọi HS đọc đoạn 3
+ Khi biết vì sao Chi cần hái hoa cô giáo đã nói gì?
+ Câu nói đó cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
KL: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối vớí bố làm cho cô giáo cảm động
-Gọi HS đọc đoạn 4
Hỏi: Theo em bạn Chi có những đức tính đáng quý nào?
KL: Tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của Chi
-GV liên hệ, giáo dục.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-GV mời các nhóm xung phong lên đọc
-Nhận xét và tuyên dương.
*GDKNS: Em đã làm gì để tỏ lòng hiểu thảo với cha mẹ?
3.Củng cố – Dặn dò: (2’)
-Em thích nhân vật nào? Vì sao
-GV chốt lại, gdhs.
KL: GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
-GV nhận xét tiết học.
-Hát
-HS đọc thuộc và TLCH
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và theo dõi đọc thầm
-HS chú ý và phân biệt lời các nhân vật trong bài.
-HS đọc nối tiếp theo câu.
-HS tìm và đọc cá nhân và đồng thanh những từ khó.
-HS đọc đoạn 1.
-HS đọc câu dài và chú ý cách nhấn giọng.
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-4HS xếp theo thứ tự và đọc.
-HS thi đọc giữa các nhóm.
-HS đọc (3,4 lượt)
-HS đọc đoạn 1
-Chi hái hoa để tặng bố.
-Yêu và thương bố.
-HS đọc đoạn 2
- Vì không ai được ngắt hoa trong trường.
-HS đọc đoạn 3
-Em hái thêm 2 bông nữa
-Hiểu và rất cảm động.
-HS nghe.
-HS đọc đoạn 4
-Hiếu thảo.
-HS nghe.
- HS đọc lại bài theo nhóm.
-HS nghe.
Trình bày ý kiến cá nhân.
-HS trả lời theo ý mình.
-HS lắng nghe.
- HS nghe.
Tiết 4 Toán
	 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 – 8 
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.
 - BT cần làm : Bài 1 (cột 1,2) ; Bài 2 (3 phép tính đầu) ; Bài 3 (a,b) ; Bài 4.
-Tính cẩn thận, chính xác, khoa học
II. Chuẩn bị: 1 bó que tính 1 chục và 4 que tính rời
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Bài cũ:(4’)
- Ghi bảng: Đặt tính rồi tính
– 26 73 – 49 63 – 15 43 – 9 
-Nêu cách đặt tính và tính
-Nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới:(28’)
-GTB: 14 trừ đi một số 14 – 8 
Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính 
-GV gắn bài toán: Có 14 que tính, bớt 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Yêu cầu HS thao tác trên que tính tìm kết quả
-Nêu cách thực hiện
-Chốt: Ta bớt 4 que tính rồi bớt thêm 4 que tính nữa vì 4 + 4 = 8
-Yêu cầu HS đặt tính 14
 - 8
 6
-Tương tự yêu cầu HS thao tác trên que tính tìm kết quả các phép tính còn lại
-GV ghi bảng:
14 – 5 = 9 14 – 8 = 6
14 – 6 = 8 14 – 9 = 5
14 – 7 = 7 
-Hướng dẫn HS học thuộc
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: (cột 1,2)
-GV cho HS làm miệng.
-8 + 6 = 6 + 8. Vậy khi thay đổi vị trí các số hạng thì tổng như thế nào?
Bài 2:
-GV gọi đọc yêu cầu
-GV cho làm bảng con.
-GV nhận xét chốt kết quả đúng : 8 ; 5 ; 7
Bài3(a,b): Đặt tính rồi tính
 14 và 5 14 và 7 
- GV chấm, chữa bài
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề
 Tóm tắt:
 Có	: 14 quạt điện
 Bán	: 6 quạt điện
 Còn	 : quạt điện?
4.Củng cố - Dặn dò(2’)
- GV nhắc lại bảng trừ 14 trừ một số
- Y/ c HS đọc bảng trừ 14 trừ đi một số
- Chuẩn bị : 34 – 8
-Hát
-2 HS lên bảng thực hiện 
-Lớp làm bảng con
-HS nhận xét
-HS quan sát
-HS thực hiện
-HS nêu
-HS thực hiện
- HS thao tác trên que tính tìm kết quả.
-Đọc đồng thanh, dãy, nhóm tổ cá nhân
-HS đọc yêu cầu
-HS tính nhẩm nêu ngay kết quả.
-Không thay đổi
-HS đọc yêu cầu
- HS làm 1 phép tính đầu vào bảng con
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-HS đọc và làm vở, 1 HS giải bảng phụ.
	 Giải:
 Số quạt điện còn lại là:
 14 – 6 = 8 (quạt điện)
	Đáp số: 8 quạt điện
- HS nghe.
- HS đọc.
Tiết 5 Đạo đức
	 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
 - Có ý thức yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
 * GDKNS: KN thể hiện sự cảm thông
II. Chuẩn bị: - Tranh và phiếu ghi câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy-học:	
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
- Dựa vào các tranh trong BT2, hãy nêu ra những tranh thể hiện hành vi quan tâm giúp đỡ bạn.
- Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ?
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: (28’) Quan tâm, giúp đỡ bạn (Tiết 2) 
Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra.
Bước 1: - GV treo tranh hỏi nội dung tranh.
- Bạn Hà nói gì với bạn Nam? Vì sao?
- Yêu cầu HS đoán cách ứng xử của bạn Nam.
-GV ghi bảng 3 ý sau :
+ Nam không cho Hà xem bài.
+ Nam khuyên Hà tự làm bài.
+ Nam cho Hà xem bài.
Bước 2: 
GV yêu cầu HS thảo luận về 3 cách ứng xử trên thông qua 2 câu hỏi :
+ Em có ý kiến gì về việc làm của Nam?
+ Nếu là Nam em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?
Bước 3:
- Gọi 1 số nhóm lên trình bày nội dung thảo luận qua phương pháp sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.
KL: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường. Cho bạn xem bài không phải là giúp đỡ bạn.
Hoạt động 2: Tự liên hệ.
- Kể ra những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn ?
-GV nhận xét, chốt ý : 
KL: Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 “Bạn bè như thể anh em
Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình.”
 Hoạt động 3 : Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
GV viết sẵn các hoa có nôi dung như sau :
- Bạn hỏi mượn quyển truyện hay của em, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
- Bạn em đau tay, lại đang xách nặng, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
- Trong giờ học vẽ, bạn bên cạnh em quên mang hộp bút chì màu mà em lại có. Em sẽ làm gì ? Vì sao ?
- Trong tổ em có bạn bị ốm. Em sẽ làm gì ? Vì sao?
GV nhận xét, kết luận : Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới,  Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biết đối xử của trẻ em.
GDKNS: Em sẽ làm gì nếu bạn em gặp chuyện không may?
4.Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Theo em, việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè có ý nghĩa như thế nào ? 
GV kết luận : Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trọng các bạn biết quan tâm giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi.
- Chuẩn bị: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (tiết 1).
-Hát.
- HS trả lời câu hỏi của GV nêu ra.
 tranh 1 ; 3 ; 4 ; 6.
-Vì em yêu mến các bạn ; em làm theo lời thầy, cô giáo ; bạn có hoàn cảnh khó khăn.
-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm nội dung các bức tranh.
-HS đoán cách ứng xử.
ND: Tranh vẽ cảnh trong giờ kiểm tra toán. Hà đề nghị Nam cho xem bài vì Hà không làm bài được. 
-HS trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét xét từng cách ứng xử.
-HS nghe và nhắc lại.
-Vài HS lên trình bày
- HS nhận xét và giải thích vì sao đồng ý hay không đồng ý.
-3 HS nhắc lại.
Trình bày ý kiến cá nhân
-Lần lượt từng HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi có trong hoa.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Em cho bạn mượn. Em giúp bạn hoàn thành bài vẽ.
-Đến thăm bạn.
-HS lắng nghe và nhớ.
-Em sẽ động viên bạn .
-Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết, sẽ làm cho niềm vui của bạn tăng lên, nỗi buồn vơi đi.
- HS nghe.
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Toán
34 – 8
I. Mục tiêu: ... Ở NHÀ
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độ 
*Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
*Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống ngộ độc.
II.Chuẩn bị:
Tranh vẽ SGK trang 30, 31. Bút dạ bảng, giấy A3. Phấn màu.Một vài vỏ thuốc tây.
III.Các hoạt động dạy và học:	
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: (4-5’)
-Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài“Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở” 
-GV nhận xét, khen.
2.Bài mới: (28’) 
Giới thiệu bài: Khi bị bệnh các em phải làm gì ?
- Nếu ta uống nhầm thuốc thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
- Để hiểu và tránh được điều này hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 Hoạt động1:Thảo luận nhóm 
Bước 1: -Yêu cầu lớp quan sát các hình 1 - 3 trong sách kết hợp thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
- Các thứ trên có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình. Em có biết vì sao như vậy ?
Bước 2: Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm đôi .
- Hình 1: - Bắp ngô đã bị thiu . Nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Hình 2: - Nếu em bé ăn thuốc vì tưởng nhầm là kẹo, điều gì sẽ xảy ra ?
- Hình 3: -Nếu chị phụ nữ lấy nhầm chai thuốc trừ sâu vì tưởng nhầm là chai nước mắm để nấu ăn, điều gì sẽ xảy ra?
- Nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
Bước 3: Theo em chúng ta ngộ độc thức ăn do những nguyên nhân nào ?
- Giáo viên rút kết luận .
Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc.
-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Yêu cầu quan sát các hình 4 và 5 SGK thảo luận trả lời câu hỏi :
- Người trong hình đang làm gì? Làm như thế có tác dụng gì ? 
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả 
Hoạt động 3: Đóng vai.
- Giao nhiệm vụ.
- Yêu cầu các nhóm lên nêu cách xử lí.
-GV nghe và kết luận.
3. Củng cố: (2’)
-Nhắc nhớ HS vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét tiết học dặn học bài, xem trước bài mới: Trường học. 
-3 em lên bảng nêu các cách giữ gìn vệ sinh nhà ở trước lớp.
-HS nghe.
- Khi mắc bệnh chúng ta cần uống thuốc.
- Bệnh sẽ thêm nặng, phải đi bác sĩ. Nếu chữa trị không kịp thời thì sẽ chết. 
- Lớp thực hành phân nhóm thảo luận.
- Các nhóm thực hành quan sát và trả lời.
- Bởi vì em bé, bé nhất nhà chưa biết đọc nên không phân biệt được mọi thứ, dễ nhầm 
- Cậu bé sẽ bị đau bụng, ỉa chảy vì ăn phải thức ăn đã ôi thiu.
- Em bé sẽ bị đau bụng, nếu ăn quá nhiều sẽ phải đi bệnh viện.
- Cả nhà chị sẽ bị ngộ độc vì ăn phải loại thức ăn đó .
-Thức ăn, nước uống bị ôi thiu. Uống nhầm thuốc sâu, dầu hỏa, ăn phải thuốc tây do tưởng nhầm là kẹo ...
- Các nhóm quan sát thảo luận, một vài nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hình 4: Cậu bé vứt các bắp ngô bị ôi thiu đi, làm như vậy để không ai ăn phải.
- Hình 5. Cô bé đang cất lọ thuốc lên gác cao để em minh không bị nhầm là kẹo.
- Hình 6. Anh thanh niên đang cất riêng thuốc trừ sâu với dầu hỏa và nước mắm.
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm phân vai để lên xử lí.
- Cử đại diện lên đóng vai.
- Hai em nêu lại nội dung bài học.
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới. 
Tiết 4 Âm nhạc
(GV chuyên)
--------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn. Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
-Làm bài tập Bài 1; Bài 2 (cột 1, 3) Bài (b) Bài 4
Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, trò chơi.
HS: Bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: (1’) 
2. Bài cũ:(4’) HS đọc bảng trừ.
Tính: 5 + 6 – 8 7 + 7 - 9
3. Bài mới (28’)
Giới thiệu: Luyện tập.
 Hoạt động 1: Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm.
-GV cho HS đọc bài 1.
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 2 phép tính.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 35 – 8; 81 – 45; 94 – 36.
-Nhận xét cho điểm HS.
 Hoạt động 2: Củng cố: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.
Bài 3: Hỏi: Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-X là gì trong các ý a, b; là gì trong ý c?
-Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ trong phép trừ.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài, nhận dạng bài toán và tự làm bài.
Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
 Tóm tắt
 Thùng to: 45 kg đường
 Thùng bé ít hơn: 6 kg đường
 Thùng bé:  kg đường?
4. Củng cố – Dặn dò: (2’)
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 100 trừ đi 1 số.
- Hát
- HS đọc. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
-HS nhắc lại tên bài.
-HS tính nhẩm rồi đọc.
Thực hiện đặt tính rồi tính.
-Nhận xét bài bạn về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính. (Đúng/sai)
3 HS lần lượt lên bảng trả lời
-Tìm x.
-x là số hạng trong phép cộng; là số bị trừ trong phép trừ.
-HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Bài giải
Thùng bé có là:
 45 – 6 = 39 (kg)
 Đáp số: 39 kg đường
-HS lắng nghe.
Tiết 2 Chính tả(Tập chép)
 TIẾNG VÕNG KÊU
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu, của bài tiếng võng kêu. 
-Viết đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 trên bảng. HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp(1’) 
2. Bài cũ: (4’) 
-Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã mắc lỗi, cần chú ý phân biệt của tiết trước.
-Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: (28’)
-GTB: Trong giờ học chính tả này, các em sẽ nhìn bảng, chép khổ thơ 2 trong bài Tiếng võng kêu. Sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt n/l; i/iê; ăt/ăc.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
* Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.
-GV đọc đoạn thơ 1 lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Bài thơ cho ta biết điều gì?
*Hướng dẫn trình bày.
-Mỗi câu thơ có mấy chữ?
-Để trình bày khổ thơ đẹp, ta phải viết ntn, viết khổ thơ vào giữa trang giấy, viết sát lề phải hay viết sát lề trái?
-Các chữ đầu dòng viết thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó. từ: vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ, phất phơ .
* Tập chép.
* Soát lỗi
* Chấm bài.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
-Treo bảng phụ, yêu cầu đọc đề bài.
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Kết luận về lời giải đúng và cho điểm HS.
a. Lắp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy.
b. Tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
c.Thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.
4. Củng cố – Dặn dò: (2’)
- Nhận xét chung về tiết học. Dặn dò HS viết lại các lỗi sai trong bài viết và bài tập chính tả. Chuẩn bị: Hai anh em.
-Hát
-2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp các từ ngữ sau: lên bảng, nên người, mải miết, hiểu biết,
-HS lắng nghe.
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-Bài thơ cho ta biết bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em.
-Mỗi câu thơ có 4 chữ. 
-Viết khổ thơ vào giữa trang giấy.
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
-Viết từ khó vào bảng con.
-HS chép vào vở.
-HS soát lỗi.
-HS đọc yêu cầu
-3HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập
-HS nhận xét.
-HS nghe và sửa.
-HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tiết 3 Tập làm văn
QUAN SÁT TRANH-TRẢ LỜI CÂU HỎI.
VIẾT TIN NHẮN
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT1). 
- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2)
-Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
GV: Tranh minh họa bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1. HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể về gia đình của em.
3. Bài mới: (28’)
-Trong giờ học Tập làm văn tuần này các em sẽ cùng quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về hình dáng hoạt động của bạn nhỏ được vẽ trong tranh sau đó các em sẽ thực hành viết 1 mẩu tin ngắn cho bố mẹ.
*Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Treo tranh minh họa.
-Tranh vẽ những gì?
-Bạn nhỏ đang làm gì?
-Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
-Tóc bạn nhỏ như thế nào?
-Bạn nhỏ mặc gì?
-Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
Bài 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Vì sao em phải viết tin nhắn?
-Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
-Yêu cầu HS viết tin nhắn.
-Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bảng và của 1 số em dưới lớp.
-Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ.
4. Củng cố – Dặn dò: (2’)
-Tổng kết chung về giờ học.
-Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần thiết.Chuẩn bị: Chia vui, kể về anh chị em. 
- Hát
- HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (3 HS trả lời).
- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu mến, (3 HS trả lời).
- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp./ Bạn buộc tóc thành 2 bím xinh xinh (3 HS trả lời).
- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát mẻ,/ rất dễ thương, (3 HS trả lời).
- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó 1 số em trình bày trước lớp.
- Đọc đề bài.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.
- Trình bày tin nhắn.
-HS lắng nghe và nhớ.
Tiết 4 Thể dục
 (GV chuyên)
Tiết 5 SINH HOẠT TUẦN 14
I/ Nội dung : 
- Nhận xét hoạt động trong tuần về học tập, VS cá nhân, trực nhật lớp, đi học đầy đủ, đồ dùng
II/ Thực hiện:
Trong tuần tổ 3 làm tốt việc trực nhật tốt.
VS xung quanh lớp tốt. Nề nếp tốt, duy trì được sĩ số.
HS cần giữ vở sạch sẽ nhiều hơn nữa. 
III/ Biện pháp :
Nhắc nhở HS rèn chữ viết và giữ vở, làm tốt việc trực nhật và đi học đều đặn hơn.
Trong lớp nhiều HS còn nói chuyện và không làm bài tập.
IV / Kế hoạch tuần tới :
Tổ 1 nhận nhiệm vụ trực nhật.
Khắc phục hiện tượng nói chuyện trong giờ học và không là bài tập
Kiểm tra và theo dõi những HS học kém
Tham gia phong trào như : Nuôi heo đất,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_13_14_nam_hoc_2011_2012.doc