Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 17

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 17

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết trừ các số trong phạm vi 100.

- Rèn kỹ năng giai toán có lời văn.

II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 đến bài tập 5 trang 84.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

 

doc 16 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@ ?
Thứ hai ngày   tháng  năm 2009
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Biết trừ các số trong phạm vi 100.
- Rèn kỹ năng giai toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: 
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 đến bài tập 5 trang 84.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Con chó nhà hàng xóm. Biết nghỉ hơi sau mỗi câu. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc phân vai.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Viết đoạn 1 của bài “Thêm sừng cho ngựa” SGK-TV2 trang 144.
- Phân biệt được ai/ay; ât/âc.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng nghe viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1 của bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Vì sao mẹ mua cho Bin hộp bút chì màu? + 
+ Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con:Bin, gạch quyển vở vẽ.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- GV đọc cho HS viết vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống: ao hay au:
r hàng, r... xanh,  hồ, trầu c 
b) Tìm 2 từ có tiếng chứa dấu hỏi, 2 từ có tiếng chứa dấu ngã. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
Tập đọc
TÌM NGỌC.
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
- Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người (trả lời được CH 1,2,3).
- HS khá, giỏi trả lời được CH4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Đàm thoại, thực hành, 
- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Tiết 1: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Thời gian biểu” và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Từ khó: kim hoàn, hiếm, đánh tráo, tranh, rình, ngoạm, trúng kế, sà xuống, rỉa thịt, mừng rỡ,
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: Long vương, thợ kim hoàn, đánh tráo,
- Đọc cả lớp. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
a) Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?
b) Ai đánh tráo viên ngọc?
c) Mèo và chó đã làm cách nào dễ lấy viên ngọc ?
d) Tìm những từ khen ngợi chó và mèo ở trong bài ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học
Toán
ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ.
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. 
- Thực hiện phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán về nhiều hơn.
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3(a,c), bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Thực hành, ..
- Bảng nhóm. 
2- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài 3 / 81. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Tính nhẩm. 
- Yêu cầu học sinh làm miệng. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- Cho học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3: 
- Cho học sinh lên thi làm nhanh. 
- Nhận xét. 
Bài 4: Tóm tắt
Lớp 2a: 48 cây.
Lớp 2b trồng được nhiều hơn 12 cây.
Hỏi: Lớp 2b trồng được bao nhiêu cây ?
- HS giải vào vở / Thu chấm 5 bài / Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày  tháng .. năm 2009 
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. 
- Thực hiện phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán về nhiều hơn.
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3(a,c), bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành, thảo luận, .
2- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài 4/82. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành. 
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh làm miệng. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3:
- Cho học sinh lên thi làm nhanh. 
- Nhận xét cách nhóm làm. 
Bài 4: Yêu cầu học sinh tự tóm tắt rồi giải. 
Tóm tắt
Thùng lớn: 60 lít.
Thùng bé : ,đựng ít hơn 22 lít.
Hỏi: Thùng bé đựng được bao lít nước ?
Bài 5: Viết phép cộng có tổng bằng một số hạng. 
- Học sinh tự làm vào vở. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Kể chuyện
TÌM NGỌC.
I. Mục tiêu: 
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2). 
- HS khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP:thảo luận, thực hành, 
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Kể từng đoạn theo tranh. 
+ T1: Chàng trai được Long Vương tặng cho viên ngọc quý. 
+ T2: Người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc. 
+ T3: Mèo bắt chuột đi tìm ngọc. 
+ T4: Chó và mèo tìm được ngọc ở nhà người đánh cá. 
+ T5: Chó và mèo lấy được ngọc từ quạ. 
+ T6: Chó và mèo mang được ngọc về cho chủ của mình. 
- Cho học sinh kể theo vai
- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (T1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp,cắt,dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp,cắt,dán được biển báo giao thông cấm đổ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. 
- Với HS khéo tay: Gấp,cắt,dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: quan sát, thảo luận,  
- Mẫu biển báo. 
2- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu.
- Bước 1: Gấp biển báo.
- Bước 2: Cắt biển báo.
- Bước 3: Dán biển báo. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tập gấp. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gấp từng bước như trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn. 
* Hoạt động 5: Thực hành. 
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
* Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
Thứ tư ngày  tháng .. năm 2009 
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. 
- Thực hiện phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, tìm số hạng của 1 tổng.
- Làm được các bài tập: bài 1(cột1), bài 2(cột 1,2), bài 3,bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành, thảo luận, .
- Bảng phụ, 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài 4/83. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Cho học sinh tự làm bài. 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh
- Giáo viên nhận xét sửa sai. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. 
Anh: 50 kg.
Em nhẹ hơn Anh 16 kg.
Hỏi: Em câm nặng bao nhiêu kg ?
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. 
- Hướng dẫn học sinh cách làm cụ thể. 
- Cho học sinh lên bảng làm. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Chính tả
Nghe viết: TÌM NGỌC.
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm Ngọc.
Làm đúng BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: 
- Học sinh: Bảng nhóm, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm viết các từ trong bài tập 2/136. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Đây là nội dung tóm tắt câu chuyện nào?
- Những từ nào trong bài phải viết hoa?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: long vương, tình nghĩa, tặng, thông minh, 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7,8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2: Điền vào chỗ trống ui, uy
Bài 3a: Điền vào chỗ trống r, d, gi
- Cho học sinh làm vào vở. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Tập đọc
GÀ TỈ TÊ VỚI GÀ.
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu  ...  tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài 4 / 84.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm miệng
- Cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa rồi trả lời từng hình. 
Bài 2: Cho học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm, 1 dm
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể rồi cho các em tự vẽ vào vở. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI - CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: 
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật trong tranh (BT1); bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh (BT2,BT3). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Thảo luận, thực hành, .
- Tranh minh họa bài tập 1. 
2- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài 3 / 133. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Cho học sinh trao đổi theo cặp. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh làm miệng. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau. 
- Nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tập viết
CHỮ HOA: Ô, Ơ
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa Ô,Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ô hoặc Ơ), chữ và câu ứng dụng: Ơn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành. 
- Bộ chữ mẫu trong bộ chữ.
2- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa: Ô, Ơ
+ Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi. Ô Ơ
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. 
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ơn sâu nghĩa nặng
+ Giải nghĩa từ ứng dụng. 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu 7,8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học.
Tự nhiên và xã hội
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG.
I. Mục tiêu:
- Kể tên những hoạt động dễ ngã,nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành,  
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa
2- Học sinh: Phiếu bài tập, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng nêu cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Khởi động. 
- Cho học sinh chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
- Giáo viên hỏi học sinh một vài câu hỏi có liên quan đến trò chơi. 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 
- Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên cho học sinh nhóm. 
+ Nhóm em chơi trò chơi gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi đó?
+ Theo em trò chơi đó có gây tai nạn cho bản thân và cho người khác không
- Giáo viên kết luận: 
* Hoạt động 4: Liên hệ. 
- Giáo viên cho học sinh tự nêu những hoạt động nên làm và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho người khác. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày  tháng .. năm 2009 
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG.
I. Mục tiêu: 
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân. 
- Biết xem lịch để xác định số ngày
trong tháng nào đó và xác định 1 ngày nào đó là thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim chỉ phút là 12.
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2(a,b), bài 3a, bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, .
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài 2 / 85. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời. 
Bài 2: Cho học sinh làm miệng. 
a) Tháng 10 có bao nhiêu ngày? Có mấy ngày chủ nhật? Đó là các ngày nào?
b) Tháng 11 có bao nhiêu ngày? Có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm?
c) Tháng 12 có bao nhiêu ngày? Có mấy ngày chủ nhật? Có mấy ngày thứ bảy? Em được nghỉ thứ bảy và chủ nhật như vậy em được nghỉ mấy ngày?
Bài 3: xem tờ lịch ở bài 2 rồi cho biết: 
- Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ mấy?
- Ngày 10 tháng 10 là ngày thứ mấy?
- Ngày 20 tháng 11 là ngày thứ mấy?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày thứ mấy?
- Ngày 19 tháng 12 là ngày thứ mấy?
- Ngày 30 tháng 12 là ngày thứ mấy?
Bài 4: Cho học sinh làm miệng. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Chính tả
Tập chép: GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu 
- Làm được BT2 hoặc BT (3) a / b.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành,  
- Bảng nhóm.
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng viết: rừng núi, dừng lại, cây giang. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Nói lại cách gà mẹ báo cho con biết không có gì nguy hiểm ?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: 
Kiếm mồi, nguy hiểm, dắt, miệng. 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Điền vào chỗ trống ao hoặc au
Bài 2a: Điền vào chỗ trống r, d, gi. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. 
- Nhận xét bài làm của học sinh đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ - LẬP THỜI GIAN BIỂU.
I. Mục tiêu 
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
- Dựa vào mẫu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Đàm thoại, thực hành, 
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một vài học sinh lên bảng làm bài tập 3/137
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và cho biết bạn nhỏ nói gì, lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ. 
- Học sinh làm miệng. 
Bài 2: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi. 
- Đóng vai dựng lại tình huống. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T2).
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. 
- Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường, ở lớp, đường làng, ngõ xóm.
- Hiểu được ích lợi của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, ở lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành, thảo luận, .
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa; phiếu thảo luận nhóm. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành. 
- Tham ghi giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đi dọn vệ sinh nơi ở trường. 
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện. 
+ Giáo viên phân công các tổ, mỗi tổ một công việc. 
+ Giáo viên khen ngợi học sinh đã góp phần làm sạch, đẹp sân vườn trường. 
- Hướng dẫn học sinh về lớp. 
- Kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh, lịch sự của mọi người. 
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống. 
- Giáo viên đưa một số tình huống yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết. 
- Kết luận: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người, giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là giúp cho công việc của con người được thuận lợi
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
- Vui chơi giải trí.
II.Nội dung:
1.Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+Nề nếp: Ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ
+Học tập: Ôn tập và thi cuối kì 1 đạt chất lượng. Cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa. Duy trì phong trào thi dua chào mừng ngày QĐND việt Nam 22-12.
+Lao động: vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ.
-Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
- Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2.Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công.
3 Vui chơi, giải trí:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc