Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần dạy 7

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần dạy 7

TUẦN 7

Thứ hai ,ngày 8 tháng 10 năm 2012

Tập đọc

 NGƯỜI THẦY CŨ

I-Mục tiêu:

-Đọc đúng ,rõ ràng toàn bài, biết ngắt,nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc rõ lời các nhân vật bài.

-Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

(Trả lời được các CH trong bài.)

*Các KNS cơ bản được giáo dục:

-Tự nhận thúc về bản thân.-Xác định giá trị. – Lắng nghe tích cực.

*Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

II-Đồ dùng dạy học:

-GV: bảng phụ ghi từ và câu HDHS luyện đọc;Tranh minh họa bài TĐ.

-HS: Sgk

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần dạy 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
Thứ hai ,ngày 8 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
 NGƯỜI THẦY CŨ
I-Mục tiêu: 
-Đọc đúng ,rõ ràng toàn bài, biết ngắt,nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc rõ lời các nhân vật bài.
-Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
(Trả lời được các CH trong bài.)
*Các KNS cơ bản được giáo dục:
-Tự nhận thúc về bản thân.-Xác định giá trị. – Lắng nghe tích cực.
*Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II-Đồ dùng dạy học: 
-GV: bảng phụ ghi từ và câu HDHS luyện đọc;Tranh minh họa bài TĐ.
-HS: Sgk
III-Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
1-Ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: Ngôi trường mới.
-Gọi hs đọc bài và trả lời CH về đoạn đã đọc.
-Nhận xét – Ghi điểm.
3- Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
-Khai thác tranh minh họa chủ điểm và bài đọc ở sgk.
-Cho nhiều hs đọc chủ điểm.
- Ghi đầu bài .
-Đọc – Trả lời câu hỏi. 
-Nhận xét tranh.
-HS nhắc lại chủ điểm.
b-Luyện đọc:
-Đọc mẫu.
-Theo dõi.
-Cả lớp đọc thầm theo.
-Đọc CN,ĐT.
-Gọi HS đọc nối tiếp từng câu đến hết; theo dõi, uốn nắn.
 -HDHS tìm, luyện đọc từ khó 
-Mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
Hs đọc: lễ phép, mắc lỗi,
-Hướng dẫn HS đọc, câu đoạn .
-Gọi hs (K,G) đọc từng đoạn trước lớp.
- Luyện đọc câu khó.
-Gọi 1 hs đọc chú giải.
-Đọc CN,ĐT
-Cả lớp đọc thầm.
. Nhưng// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu! //
. Lúc ấy, / thầy bảo:// “Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/ Thôi,/ em về đi,/ thầy không phạt em đâu!//
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Các nhóm tự phân công.
-Cho các nhóm thi đọc ( CN,từng đoạn)
-Nhận xét, bình chọn.
-Các nhóm cử đại diện.
-Nhận xét,bình chon.
 Tiết 2
c-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi và trả lời:
-Thảo luận,trả lời CH:
+Bố Dũng đến trường làm gì?
+Thăm thầy cũ.
+Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
+Bỏ mũ lễ phép chào thầy.
+Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì về thầy?
+Có lần trèo qua cửa sổ thầy chỉ bảo ban, không phạt.
+Dũng đã nghỉ gì khi bố đã ra về?
d.Luyện đọc lại:
-Gọi HS (yếu) đọc lại từ khó
+Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt
-Đọc CN.
-Hướng dẫn HS đọc theo vai.
-Cho các nhóm thi đọc.
-Nhận xét,bình chọn.
-Tự phân vai trong nhóm.
-Các nhóm còn lại nhận xét, bình chọn.
4- Củng cố-Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc, trả lời câu hỏi lại bài .
- Chuẩn bị bài sau .
 Toán 
	 LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu: 
-Biết giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.
II-Chuẩn bị: 
 	- HS: Bảng nhóm, sgk, vở .
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
- KT việc làm BT 3 ở nhà của hs.
- Gọi 2 hs đọc bài làm.
-Mở bài để trên bàn.
3- Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Luyện tập:
-HS nhắc lại.
BT 1:
YC hs xem hình và đọc đề bài
Cho hs làm nhóm đôi
- Nhận xét. Tuyên dương
BT 2: 
-Gọi HS đọc đề.
-Hỏi : Các em hiểu “Em kém anh” tức là gì?
+ Bài toán thuộc dạng gì?
- Hs xem và đọc đề
- Đại diện trả lời
- Trả lời :” kém” tức là “ít hơn”.
+ Hướng dẫn HS giải theo nhóm 4.
+ Cho các nhóm trình bày.
+ Nhận xét ,chọn bài giải đúng, đẹp cho lớp xem.
+Làm vào bảng nhóm.
Lớp chữa bài.
BT3:
-Gọi hs đọc đề.
+Hỏi:”Anh hơn em” tức là gì? 
+Bài toán thuộc dạng gì?
-Cho hs làm bài theo nhóm 2.
-Cho 1 hs lên bảng làm. 
+Là “nhiều hơn”.
-Làm vào vở
-Nhận xét.
BT 4:
- Gọi HS đọc đề.
-Hướng dẫn HS phân tích,tóm tắt, giải vào vở.
+Bài toán hỏi gì?
+Bài toán toán cho biết gí?
+Bài toán thuộc dạng gì?
-Gọi 1 hs lên bảng làm.
-Nhận xét chốt lại.
-Làm cá nhân. 
- Nhận xét.
4- Củng cố-Dặn dò :
-Nhắc lại cách giải bài toán về “ nhiều hơn”, “ít hơn”.
- Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học .
 Đạo đức 
 CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (Tiết 1)
I-Mục tiêu: 
-Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp để giúp đỡ ông bà,cha mẹ.
-Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
-Nêu được ý nghĩa của việc nhà.
-HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
GDMT: Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa ,sân vườn ,rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,là làm môi trườn, thêm sạch, đẹp, góp phần bảo vệ môi trường 
+ Các KNS cơ bản được giáo dục:
- KN đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với bản thân..
+.Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm. –Đóng vai.
II-Chuẩn bị:	
-GV: Bảng phụ ghi KL cho HĐ1(như SGV/34)
- HS: VBT, các thẻ màu đỏ,xanh, trắng. 
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
 -Giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi có lợi gì?
-Nhận xét.
-Cả lớp hát.
-2-3 hs trả lời. Lớp nhận xét.
3- Bài mới.
a-Giới thiệu bài: 
-Y/c hs q/sát tranh và trả lời 2 câu hỏi ở BT 1.
-Chốt lại: Bạn nhỏ đã biết giúp mẹ làm việc nhà.Bạn ấy thật đáng khen.
-Nêu MĐYC – Ghi tựa.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân tích bài thơ “Khi mẹ vằng nhà”.
-Quan sát tranh và trà lời câu hỏi.
-1 hs đọc lại tựa bài.
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
-Thảo luận nhóm 2:
+ Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
+Luộc khoai, nhổ cỏ
+Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ?
+Thương mẹ.
+Em hãy đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc làm của bạn?
* Đọc kết luận.
+Khen: Dạo này ngoan thế.
*Đọc CN,ĐT
Hoạt động 2: Nhận xét tranh- GDMT:
-Gọi hs đọc y/c của BT3
-Cho hs thảo luận theo nhóm 4
-2 em đọc
-Thảo luận nhóm
-Cho hs trình bày.
-Nhận xét chốt lại:
-Đại diện nhóm nêu.
-Nhận xét.
-Hỏi :Các em có thể làm được những việc đó không ?
-Nhiều em trả lời. 
*Kết luận : Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến
-HDHS làm bài : Dùng các tấm thẻ màu..
-Gọi hs đọc y/c và các ý kiến của BT4.
-Cho hs làm CN.
-Nêu lần lượt các ý kiến :
*Kết luận : ý b,d,đ là đúng ; ý a,c là sai. Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em. 
-Cho hs đọc lại các ý đúng.
-Ghi vào VBT
-Giơ thẻ màu.
-Đọc CN,ĐT.
 4- Củng cố-Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
-Chăm làm việc nhà.
- Chuẩn bị bài sau .
Chiều
(Thày Thức dạy)
 Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2012
 Kể chuyện
 NGƯỜI THẦY CŨ
I-Mục tiêu: 
-Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện: Chú bộ đội, thầy , Dũng.(BT1)
-Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện (BT2)
-HS khá,giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện;phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyên (BT3)
II-Đồ dùng dạy học: 
-GV: Mắt kính ,1 chiếc mũ (để hs đóng vai).
-HS: SGK
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ: Mẫu giấy vụn.
-KT 2 hs.
-Nhận xét - Ghi điểm.
3- Bài mới.
a-Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện này các em dựa vào bài tập đọc đã học "Người thầy cũ" để kể và dựng lại câu chuyện theo vai 
- Ghi bảng.
b-Hướng dẫn kể chuyện:
-Gọi 2 HS đọc (đoạn ) lại bài TĐ.
BT1:
-Nêu :Câu chuyện "Người thầy cũ" có những nhân vật nào?
-Nhận xét
BT2:
-Lớp hát.
-Mỗi em kể 2 đoạn.
-Vài hs nhắc lại.
-2 hs đọc – lớp theo dõi.
-Bố Dũng, thầy, Dũng.
-Hướng dẫn HS kể từng đọan câu chuyện.
-Gọi HS khá, giỏi kể mẫu 1 lần.
-Nhận xét, uốn nắn.
-HDHS kể theo nhóm 4
-Cho các nhóm thi kể tiếp sức.
-Nhận xét,ghi điểm. 
BT3:
-Cả lớp theo dõi,nhận xét.
-Kể trong nhóm. 
-Đại diện nhóm kể - Nhận xét.
-Hướng dẫn HS kể theo vai, làm mẫu:
 +Lần 1: GV là người dẫn chuyện, 1 HS sắm vai bố Dũng, 1HS vai thầy giáo, 1 HS vai Dũng.
-Cả lớp theo dõi.
 +Lần 2: Cho hs khá, giỏi dựng lại câu chuyện theo vai.
-Nhận xét,ghi điểm.
+Các em được chỉ định.
-Nhận xét.
4- Củng cố-Dặn dò: 
-Gọi vài hs nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
-HS nhắc lại nội dung.
-Về nhà kể lại câu chuyện.
-Chuẩn bị cho bài sau: Người mẹ hiền.
 Tập đọc 
 THỜI KHÓA BIỂU
I-Mục tiêu: 
-Đọc đúng, rõ ràng, dứt khoát thời khóa biểu, biết nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng. 
-Hiểu được tác dụng của thời khóa biểu ( trả lời được CH1, 2, 4).
-HS khá, giỏi thực hiện được câu hỏi 3.
II-Đồ dùng dạy học:
-GV: Kẻ sẵn ở bảng lớp và ghi thời khóa biểu để hướng dẫn HS đọc.
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: "Người thầy cũ".
-KT 2 hs.
-Nhận xét - Ghi điểm 
3- Bài mới.
a-Giới thiệu bài: 
b-Luyện đọc:
-Đọc mẫu .(ở bảng lớp)
-Hướng dẫn HS đọc theo trình tự: Thứ, buổi, tiết.(y/c 1).
-HDHS luyện đọc từ khó.
-Lớp hát .
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi.
-Đọc CN, ĐT.
-Gọi HS đọc thời khóa biểu nối tiếp theo ngày. 
- Đọc mỗi em 1 ngày.
-Hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm 2
-Cho 2 nhóm HS thi đọc.
-Nhận xét,uốn nắn
-HDHS đọc theo buổi (buổi -thứ -tiết) như yêu cầu 1.
-Đọc theo bàn.
-Các nhóm nhận xét.
c-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 -Y/c 3: Cho hs thảo luận nhóm 4 (chỉ y/c hs đọc)
-Thảo luận và trình bày.
*-Yêu cầu hs khá giỏi:
- Gọi hs đọc và ghi lại số tiết học chính (ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh) và số tiết học tự chôn (ô màu vàng).
-3-4 hs khá giỏi đọc.
-Lớp theo dõi -Nhận xét.
-Em cần thời khóa biểu để làm gì?(y/c4)
*HDHS đọc TKB của lớp.
-Gọi nhiều hs đọc.
-Biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách, vở, đồ dùng học tập cho đúng. 
-Một số hs đọc.
4-Củng cố-Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài .
- Chuẩn bị bài sau: Người mẹ hiền.
 Toán 
 KI-LÔ-GAM
I-Mục tiêu: 
-Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa 2 vật thông thường.
-Biết ki-lô-gam là đơn vị khối lượng ;đọc .viết tên và kí hiệu của nó.
-Biết dụng cụ cân đĩa,thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
-Biết thực hiện phép cộng, trừ các số kèm đơn vị đo kg.
II-Đồ dùng dạy học: 
-GV :Cân đĩa với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
-HS :sgk
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: BT 1.
-Gọi 3 hs đọc bài làm.
-Nhận xét - Ghi điểm.
3- Bài mới.
a-Giới thiệu bài:
-Nêu MĐYC.
- Hôm nay các em sẽ làm quen với đơn vị đo lường mới đó là đơn vị ki-lô-gam 
- Ghi bảng.
b-Giới thiệu nặng hơn, nhẹ hơn:
-Yêu cầu HS tay phải cẩm 1 quyển sách toán, tay trái cầm 1 quyển vở. Hỏi quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn?
-HS chữa bài.
-Vài hs nhắc lại.
-Thực hiện theo y/c và nêu nhận xét.
*Nêu: Trong thực tế khác, muốn biết 1vật nặng, nhẹ thế nào thì ta phải cân.
c-Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ vật:
-Giới thiệu cân đĩa và các quả cân.Nêu: Trong thực tế còn nhiều loại  ... ẫu và nêu cách viết.
-Gọi 1 hs lên tô khan lại chữ.
-Nhận xét.
-Cả lớp nhận xét
*-HDHS viết chữ hoa Ê (tương tự chữ hoa E)
-Cho HS viết ở bảng con: E,Ê
 -Nhận xét, uốn nắn.
-Viết bảng con.
c-Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng:
-Gọi HS đọc: Em yêu trường em. 
-Giải nghĩa cụm từ.
-2 em đọc.
-Nhận xét:
-Những con chữ nào cao 1 ôli?
 + m, ê, u, ư, ơ, n, e.
-Con chữ nào cao 1,25 ôli?
 + r.
-Con chữ nào cao 1,5 ô li?
 + t.
-Con chữ nào cao 2,5 ôli?
 + E, y, g.
-Các dấu thanh đặt ở đâu?
-Dấu \ đặt ở trên ơ
-Viết mẫu lên bảng :Em
-Gọi 1 hs lên viết tiếp vào dòng.
-Nhận xét,uốn nắn.
-Cho hs viết ở bảng con
-Nhận xét,uốn nắn.
-Quan sát.
-Nhận xét
-Cả lớp viết bảng con.
d-Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
-1dòng chữ hoa E,Ê cỡ vừa.
-1dòng chữ E cỡ nhỏ.
-1dòng chữ Em cỡ vừa.
-1 dòng chữ Em cỡ nhỏ.
-Câu ứng dụng: 3 lần .
-GV theo dõi – nhắc nhở trong lúc hs viết.
-Viết bài vào vở.
-Chấm bài: 5-7 bài. 
-Nhận xét.
4- Củng cố-Dặn dò:
-HDHS viết lại những chữ chưa đúng mẫu.
-HS viết lại những chữ chưa đúng, chưa đẹp.
-Về nhà luyện viết thêm.
 - Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học. 
 Thủ công
 GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (T 1)
I-Mục tiêu: 
-Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
-Gấp được thuyền phẳng đáy không mui.Các nếp gấp tương đối thẳng,phẳng.
-Với học sinh khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng thẳng.
II-Chuẩn bị: 
-GV:Thuyền phẳng đáy không mui mẫu( giấy).Quy trình HDHS gấp thuyền phẳng đáy không mui.
-HS:Giấy thủ công hoặc giấy trắng.
III-Các hoạt động dạy học:
1-Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét
3- Bài mới.
a-Giới thiệu bài: 
-Cho lớp xem vật mẫu.
-Nêu MT –Ghi tựa.
b-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
-Y/c hS quan sát. nhận xét (mẫu) thuyền phẳng đáy không mui.
+Được làm bằng gì?Trong thực tế thì thuyền thường được làm bằng gì?
-Để ĐDHT trên bàn.
-Quan sát.
-Quan sát,trả lời:
+Bằng giấy;gỗ,sắt, nhựa.
+Thuyền bao gồm những phần nào?
+Thuyền có tác dụng gì?
-Nhận xét chốt lại.
c-GV hướng dẫn mẫu:
-Cho hs xem quy trình
-Gọi 2 hs nêu các bước thực hiện.
+mũi,thân,đáy
+Vận chuyển,đi lại trên mặt nước.
-Cả lớp đọc thầm.
-2 hs đọc lại các bước.
-Mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó nêu cách gấp vừa gấp lại cho hs xem.
-Quan sát.
-Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều:
 -Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền:
-Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.(hướng dẫn chậm).
d.HDHS làm thử:
-Quan sát
-Quan sát.
-Quan sát.
-Gọi 2 hs nêu lại quy trình.
-Gọi 1 HS lên gấp mẫu.
-Nhận xét ,uốn nắn.
-Cho cả lớp gấp (nháp) theo nhóm 2.. 
-2 hs nhắc lại quy trình gấp.
-1 hs làm mẫu – lớp nhận xét.
-Cả lớp cùng gấp.
-Các em khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng thẳng.
4- Củng cố-Dặn dò : 
-Chọn một số sản phẩm cho lớp xem.
-4-5 sản phẩm đẹp, khéo tay.
-Gọi HS nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
-1-2 em nhắc lại quy trình gấp.
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2012
 Chính tả (nghe-viết) 
 CÔ GIÁO LỚP EM
I-Mục tiêu: 
-Nghe, viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài "Cô giáo lớp em".
-Làm được các bài tập 2, 3a.
II-Đồ dùng dạy học:
-GV: Viết sẵn BT2 ở bảng.
-HS:VBTTV,bảng con.
III-Các hoạt động dạy học 
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS viết :vui vẻ,hạt dẻ.
-Nhận xét - Ghi điểm 
3- Bài mới.
a-Giới thiệu bài: 
-Nêu MT - Ghi tựa.
b-Hướng dẫn nghe - viết:
-Đọc mẫu bài chính tả.
-Viết trên bảng lớp.
-2 em đọc lại .
-Nêu lần lượt: 
+Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất mến cô giáo?
+Nhữngtho
 +Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+5 chữ.
 +Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+Viết hoa.
-Hướng dẫn HS luyện viết từ khó kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc các từ khó, luyện viết bảng con.
-Đọc mẫu lần 2.
-YC hs đọc lại trước khi nghe viết vào vở.
-Đọc cho hs viết bài.
-HDHS dò và sửa lỗi.
-Dò lại bài.
-HS đọc lại bài trước khi viết..
-Viết vào vở.
-Đổi vở soát lỗi.
-Thu 5-7 bài.(chấm vào cuối tiết)
c-Hướng dẫn làm bài tập:
BT 2: 
-Gọi hs đọc y/c.
-Hướng dẫn HS làm mẫu ( dòng 1):
-Cho hs làm theo nhóm 2 vào VBT
-Gọi 1 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét:
-Làm nhóm 2.
-Nhận xét. 
-Chữa bài.
BT 3a:
-Gọi hs đọc y/c và mẫu.
-Hướng dẫn HS làm theo nhóm 4.
-Cho các nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Theo dõi.
-Làm vào bảng nhóm .
-Các nhóm trình bày.
4- Củng cố-Dặn dò :
-Phát bài chấm ,nhận xét.
-HDHS sửa lỗi phổ biến.
- Nhận xét tiết học
-HS sửa lỗi chính tả.
-Về nhà luyện viết thêm.
 - Chuẩn bị bài sau. 
Âm nhạc
(GV chuyên)
 Toán 
 26 + 5
I-Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 5.
-Biết giải toán về nhiều hơn.
-Biết thực hiện đo độ dài đoạn thẳng.
II-Đồ dùng dạy học:
-GV: 3 bó 1 chục, 11 que tính rời và bảng cài
-HS: sgk, thước có vạch cm.
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
-Gọi vài HS đọc thuộc lỏng bảng 6 cộng với một số.
-4-5 em đọc.
-Nhận xét - Ghi điểm.
3: Bài mới.
a-Giới thiệu bài: 
-Nêu MT - Ghi tựa .
-Hs nghe và nhắc lại.
b-Giới thiệu phép cộng dạng 26 + 5:
-Nêu và thao tác với que tính: Có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Thao tác trên que tính, tìm ra kết quả: 31
-Hướng dẫn HS đặt tính:
-Vài em nhắc lại.
c-Thực hành:
BT 1 :
 -Hướng dẫn HS làm;lưu ý cách trình bày.
-Gọi hs (Y) lên bảng làm.
-Nhận xét.
BT 2: 
-Hướng dẫn HS làm mẫu phép tính thứ nhất.
-Gọi 3 hs lên bảng làm 3 phép tính còn lại.
-Nhận xét – sửa bài.
-Theo dõi.
-Các em còn lại làm vở
-Nhận xét.
-Sửa bài. 
-3 hs làm bài trên bảng.
-Cả lớp làm vào vở
-Nhận xét
BT 3 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài:
-1 hs đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt, giải.
 +Bài toán hỏi gì?
 +Bài toán cho biết gì?
 +Bài toán thuộc dạng gì?
-Gọi 1 hs lên bảng giải.
-Nhận xét chốt lại:
-Nêu miệng tóm tắt
-Cả lớp giải vào vở
-Nhận xét.
BT 4: 
-Gọi HS nêu đề bài. 
-Hướng dẫn HS đo rồi trả lời.
-Nhận xét chốt lại:
+Đoạn thẳng AB dài 7 cm.
+Đoạn thẳng BC dài 5 cm.
+Đoạn thẳng AC dài 12cm.
-Làm vào sgk rồi trả lời.
-Nhận xét.
4- Củng cố-Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-HDHS về làm BT2.
-Về nhà xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: 36 +15
 Tự nhiên và xã hội 
 ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ 
I-Mục tiêu: 
-Biết ăn đủ chất,uống đủ nước giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
-HS khá, giỏi biết: Buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
*.Các KNS cơ bản được giáo dục:
-Kĩ năng ra quyết định
- Quản lý thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lý.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
*.Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.- Thảo luận nhóm- Trò chơi- Tự nói với bản thân.
II-Đồ dùng dạy học: 
-GV:Tranh ăn uống đầy đủ.
-HS:sgk
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: Tiêu hóa thức ăn
-Gọi 2 hs nói về sự tiêu hóa thức ăn ở miệng, ruột non, ruột già.
-Nhận xét, đánh giá.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: .
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận về bữa ăn và thức ăn hàng ngày.
-Yêu cầu quan sát từ hình 1 đến 4 và trả lời câu hỏi ở SGK/16.
-Cho các nhóm trình bày.
-Nhận xét – chốt lại.
-Hs trả lời – lớp bổ sung.
-Vài hs nhắc lại tựa bài.
-Quan sát và thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
*-Kết luận: Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta cần phải ăn uống đủ bữa và đủ chất .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.
-Nêu các CH:
+Thức ăn được biến đổi thế nào trong ruột non?
+Những chất bổ đó được đưa đi đâu? Để làm gì?
-Trả lời:
+1 phần thức ăn biến thành chất bổ thấm qua thành ruột non rồi đi vào máu nuôi cơ thể.
-Cho hs thảo luận nhóm 4:
+Tạo sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
+Nếu chúng ta thường xuyên đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra?
-Các nhóm thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
* Kết luận: Chúng ta cần ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn.Nếu cơ thể bị đó, khát ta sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếuhọc tập kém.
Hoạt động 3: Trò chơi "Đi chợ"
-Cho hs xem tranh và nêu tên các thức ăn ở tranh.
-HDHS chơi:
+Mỗi nhóm chọn các thức cho 1 bữa ăn trong ngày rồi ghi vào bảng nhóm.
 -Cho HS tiến hành chơi. 
-Nhận xét, tuyên dương.
-Kể trước lớp.
-Chơi theo hướng dẫn. 
-Nhận xét.
4- Củng cố-Dặn dò:
-Tạo sao chúng ta cần ăn đủ no và uống đủ nước?
-Vài hs trả lời – nhận xét.
 -HS khá, giỏi nêu được: Buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
-Về nhà xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học 
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS nhận biết được ưu, khuyết điểm HS đạt trong tuần. HS thấy được những việc mình đã thực hiện tốt theo đúng yêu cầu, nội quy của lớp. Đồng thời thấy những việc còn tồn tại trong tuần. 
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới.
- Vui văn nghệ.
II. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, thuyết trình
III. Công việc chuẩn bị : - Bảng theo dõi nề nếp trong tuần,
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
*HĐ 1: Giới thiệu và ghi tên bài
*HĐ2: Kiểm điểm những ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Lớp trưởng đọc bảng theo dõi nề nếp trong tuần.
- Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm chính trong tuần.
- Khen, tặng quà cho HS cố gắng:..
.
- Nhắc nhở những em còn khuyết điểm.
- GV nhận xét, nhắc nhở.
 .Ưu điểm: ý thức học tập tốt. Làm đầy đủ bài tập ở nhà.
 . Tồn tại: Thực hiện chưa nghiêm túc giờ giấc đi học. Còn hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.
* HĐ3: Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Phấn đấu đạt điểm cao thi đua.
* HĐ4: Vui liên hoan văn nghệ
- Cho cá nhân lên hát, kể chuyện, đọc thơ và hát tập thể.
- Nhận xét giờ học
- Lớp hát 1 bài
- Lắng nghe,
- HS theo dõi.
- HS nêu ý kiến.
- HS các tổ thảo luận, xếp loại đánh giá thi đua các thành viên trong tổ.
- Lớp, GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi những bạn có cố gắng vươn lên trong tuần.
- Bầu một bạn xuất sắc nhất để được khen trong buổi chào cờ đầu tuần:
- Nhiều HS nhắc lại.
- VN ôn lại các bài tập toán, TĐ đã học, 
Thứ bảy, ngày 13 tháng 10 năm 2012
(Thày Thức dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 7 GDMT.doc