Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 23

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 23

A/ MỤC TIÊU :

I/ Đọc :

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó: rỏ dãi, cuống lên, khoan thai, bình tĩnh, giở trò, giả giọng, chữa giúp, rên rỉ, bật ngửa .

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.

II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ :khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng .

- Hiểu nội dung bài :Câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 23 : Từ ngày 21/02 đến ngày 25/02/2005
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Hát nhạc
Chào cờ
Bác sĩ Sói
Bác sĩ Sói
Số bị chia, số chia, thương
3
Mĩ thuật
Toán
Chính tả
Đạo đ ức
Thể dục
Bảng chia 3
Bác sĩ Sói
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Bài 45
4
Kể chuyện
Toán
Tập đọc
Tập viết
Thủ công
Bác sĩ Sói
Một phần ba
Nội quy đảo Khỉ
Chữ hoa T
Gấp – cắt – dán hình
5
Tập đọc
Toán
Chính tả
TNXH
Sư tử xuất quân
Luyện tập
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Ôn tập: Xã hội
6
Toán
Từ và câu
TLV
Thể dục
SH lớp
Tìm một thừa số của phép nhân
Từ ngữ về muông thú – Đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
Đáp lời khẳng định – viết nội quy
Bài 46
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ hai, ngày 21 tháng 02 năm 2005.
TẬP ĐỌC : BÁC SĨ SÓI.
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
Đọc lưu loát được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó: rỏ dãi, cuống lên, khoan thai, bình tĩnh, giở trò, giả giọng, chữa giúp, rên rỉ, bật ngửa .
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ :khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng .
Hiểu nội dung bài :Câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh họa bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ 5 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Cò và Cuốc và trả lời các câu hỏi
+ Nhận xét ghi điểm
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu gián tiếp qua tranh minh họa và ghi bảng.
 2/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ.
+ Yêu cầu đọc từng câu.
c/ Luyện đọc đoạn
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn .
+ Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
+ Trong bài có lời của những ai?
+ Khoan thai có nghĩa là gì?
+ Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài
+ Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu.
d/ Đọc theo đoạn, bài
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh
g/ Đọc đồng thanh
+ HS 1: câu hỏi 1
+ HS 2: câu hỏi cuối bài.
+ HS 3: nêu ý nghĩa bài tập đọc
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh
+ Nối tiếp nhau đọc từng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Thấy ngựa . . . tiến về phía người.
Đoạn 2: Sói đến gần . . . phiền ông xem giúp.
Đoạn 3: Đoạn còn lại
+ người kể chuyện, lời của Sói, lời của Ngựa.
+ Nghĩa là thong thả, không vội.
- Nó bèn kiếm . . .lên mắt,/một ống . . vào cổ,/một áo . . .lên người,,ột chiếc mũ . . .chụp lên đầu.//
-Thấy Sói . . . đúng tầm,/nó tung . . .trời giáng,/ làm Sói bật ngửa,/bốn . . .trời,/kính . . .ra.//
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Từng HS thực hành đọc trong nhóm.
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
TIẾT 2 :
3/ Tìm hiểu bài :
* GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
+ Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?
+ Sói lừa Ngựa bằng cách nào?
+ Ngựa đã bình tĩnh giả đau ntn ?
+ Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa ?
+ Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng bị Ngựa đá, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
+ Chia nhóm. mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu thảo luận để chọn tên gọi khác cho câu truyện và giải thích.
+ Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu truyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
6/ Luyện đọc lại bài
+ Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai .
+ Nhận xét ,tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
+ Sói thèm rỏ dãi.
+ Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.
+ Khi phát hiện ra Sói đến gần . . . đang bị đau
+ Sói định lựa miếng . . . hết đường chạy.
+ HS phát biểu và nhận xét.
+ Các nhóm thảo luận và báo cáo, nhận xét .
Chẳng hạn: Sói và Ngựa; Lừa người lại bị người lừa . . .
+ HS nêu và nhận xét như phần mục tiêu
+ Luyện đọc cả bài và đọc thi đua giữa các nhóm
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA - THƯƠNG
A/ MỤC TIÊU 
Giúp HS:
Nhận biết được tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia.
Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2.
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Các thẻ từ ghi sẵn như nội dung bài học trong SGK .
Số bị chia
Số chia
Thương
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài kiểm tra
 2 x 3 . . . 2 x 5
 10 : 2 . . . 2 x 4
 12 . . . 20 : 2
+ Nhận xét đánh giá bài kiểm tra .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ Giới thiệu Số bị chia, số chia, thương : 
+ Viết lên bảng phép tính 6 : 2 và yêu cầu HS nêu kết quả
+ Giới thiệu: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì : 
 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
- Vừa giảng vừa gắn thẻ từ lên bảng.
6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
- Số bị chia là số ntn trong phép chia?
- Số chia là số ntn trong phép chia?
- Thương là gì?
+ Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép chia của một số phép chia khác
 3/ luyện tập – thực hành:
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ bài toán
+ Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi: 8 : 2 được mấy? 
+ Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia trên.
+ Yêu cầu HS làm bài
+ Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2:
+ 2 HS lên bảng thực hiện
 2 x 3 < 2 x 5
 10 : 2 < 2 x 4
 12 > 20 : 2
Nhắc lại tựa bài
+ Theo dõi và nêu: 6 chia 2 bằng 3
+ Theo dõi và nhắc lại 
6 gọi là số bị chia
2 gọi là số chia.
3 là thương.
Là số được chia thành các phần bằng nhau.
Là số các thành phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia.
Là kết quả trong phép chia
+ Một số HS nêu và nhận xét.
+ Nhiều HS đọc lại
+ Đọc kĩ đề và tìm hiểu yêu cầu.
+ 8 chia 2 được 4.
+ Trong phép chia 8 : 2 = 4 thì 8 gọi là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương.
+ Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
+ Nhận xét bài bạn.
+ Yêu cầu HS nêu đề bài 
+ Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét bài làm trên bảng và GV đúc kết
+ Chấm điểm và sửa chữa
+ Đọc đề.
+ Làm bài.
+ Nhận xét.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS nêu đề bài.
+ Treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập, yêu cầu HS đọc phép nhân đầu tiên.
+ Dựa vào phép nhân, hãy suy nghĩ và lập thành các phép chia.
+ Yêu cầu cả lớp đọc 2 phép chia vừa lập được sau đó viết vào cột phép chia trong bảng
+ Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
+ Chữa bài, nhận xét ghi điểm.
+ Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống.
+ Đọc phép nhân: 2 x 4 = 8
+ Lập các phép chia 8 : 2 = 4 ; 8 : 4 = 2
+ Đọc bài làm, viết vào cột phép chia.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Nhận xét bài trên bảng
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Đọc lại các phép tính chia trong bài, nêu tên gọi các thành phần của từng phép chia.
Dặn HS về học bài . 
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ ba, ngày 15 tháng 02 năm 2005.
TOÁN : BẢNG CHIA 3
A/ MỤC TIÊU 
Giúp HS:
Thành lập bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3.
Thực hành chia cho 3 ( chia trong bảng).
Áp dụng bảng chia 3 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính chia.
Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia.
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Các tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn .
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 3 HS lên bảng viết phép chia và tính kết quả, số bị chia, số chia lần lượt:
a/ 8 và 2 ; b/ 12 và 2 ; c/ 16 và 2
+ Gọi tên từng thành phần
+ Nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ Hướng dẫn thành lập bảng chia : 
+ Gắn 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn
+ Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
+ Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu
-Viết lên bảng phép tính 12 : 3 = 4
+ Hướng dẫn tương tự với vài phép tính khác. 
+ Có thể xây dựng bảng chia bằng cách cho phép nhân và yêu cầu HS vi ... ỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ a/Hướng dẫn một thừa số của phép nhân : 
+ Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn và nêu bài toán như SGK
+ Hãy nêu phép tính để tìm kết quả.
+ Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép nhân trên.
+ Gắn các thẻ từ tương ứng với từng thành phần và kết quả.
 2 x 3 = 6
Thừa số thừa số tích
+ Dựa vào phép nhân trên, hãy lập các phép chia tương ứng.
+ Nêu: Nếu lấy tích chia cho một thừa số thì ta được thừa số kia.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
b/ Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết:
 + Viết lên bảng: x x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc
+ x là gì trong phép nhân x x 2 = 8
+ Muốn tìm thừa số x trong phép nhân ta làm như thế nào?
+ Hướng dẫn thực hiện tìm x
+ Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu học thuộc quy tắc trên.
3/ luyện tập – thực hành:
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
+ Nhận xét và ghi điểm. 
Bài 2:
+ Cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến.
Nhắc lại tựa bài
+ Theo dõi và nhắc lại bài toán
+ Phép nhân: 3 x 2 = 6 
+ 2 và 3 là thừa số; 6 là tích
+ Theo dõi và nhắc lại.
+ Phép chia: 6 : 2 = 3 ; 6 : 3 = 2
+ Nhắc lại.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.
+ Đọc phép tính.
+ x là thừa số.
+ Ta lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2).
 x x 2 = 8 3 x x = 15 
 x = 8 : 2 x = 15 : 3
 x = 4 x = 5
 + Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
+ Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Nhận xét bài ở bảng. 
+ Yêu cầu HS nêu đề bài 
+ x là gì trong phép tính của bài?
+ Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét bài làm trên bảng và GV đúc kết
+ Chấm điểm và sửa chữa
+ Đọc đề.
+ x là thừa số chưa biết trong phép nhân
+ Làm bài.
+ Nhận xét.
Bài 3:
+ Hướng dẫn làm bài tương tự như bài 2.
+ Chữa bài, nhận xét ghi điểm.
Bài 4:
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Có bao nhiêu HS ngồi học?
+ Mỗi bàn có mấy HS?
+ Bài toán yêu cầu làm gì?
+ HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng
Tóm tắt:
2 học sinh : 1 bàn
20 học sinh : . . .bàn?
+ Chấm bài nhận xét
+ Làm bài và nhận xét.
+ Đọc đề bài.
+ Có 20 HS ngồi học.
+ Mỗi bàn có 2 HS.
+ Tìm số bàn.
+ Làm bài
Bài giải:
Số bàn học có là:
20 : 2 = 10 ( bàn)
Đáp số : 10 bàn.
+ Nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Đọc lại quy tắc, nêu tên gọi các thành phần của phép nhân.
Dặn HS về học bài . 
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
A/ MỤC TIÊU :
Mở rộng và hệ thống vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú.
Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: . . . như thế nào?
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Mẫu câu bài tập 3.
Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1.
Thú dữ, nguy hiểm
Thú không nguy hiểm
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra 3 HS.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
+ Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì?
+ Yêu cầu HS làm bài vào vở theo mẫu đã chuẩn bị.
Bài 2 :
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu thực hànhhỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
+ Nhận xét ghi điểm
Bài 3 :
+ Gọi 2 HS đọc yêu cầu.
+ Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ.
+ Trong câu trên từ ngữ nào được in đậm?
+ Để đặt câu hỏi cho bộ phận này SGK đã đặt câu hỏi nào?
+ Yêu cầu HS hỏi đáp với bạn bên cạnh, em này đặt câu hỏi, em kia trả lời.
+ Gọi một số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét ghi điểm.
+ Chấm bài và nhận xét
+ HS1 và HS2 làm bài 2; HS3 làm bài 3
Nhắc lại tựa bài.
+ Xếp tên các con vật theo nhóm thích hợp.
+ Có 2 nhóm, 1 nhóm là thú dữ nguy hiểm và 1 nhóm là thú dữ không nguy hiểm
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Thú dữ nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.
 Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu.
+ Trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật.
+ Từng cặp hỏi đáp lẫn nhau. Chẳng hạn:
a/ Thỏ chạy nhanh như bay.
b/ Sóc chuyền từ cành cây này sang cành cây khác rất khéo léo.
c/ Gấu đi rất chậm.
d/ Voi kéo gỗ rất khoẻ.
+ Đọc đề bài.
+ Theo dõi và đọc
+ Từ ngữ: rất khoẻ.
+ Trâu cày như thế nào?
b/ Ngựa chạy như thế nào?
c/ Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào?
d/ Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào?
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở bài tập. 
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH – VIẾT NỘI QUY
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lời khẳng định trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
Ghi nhờ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nôi quy của trường.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Các tình huống viết ra băng giấy.
Chép sẵn bài tập 3 trên bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 3 HS thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Treo tranh minh hoạ và Yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
+ Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé – Cô ơi, hôm nau có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời ntn?
+ Lúc đó bạn nhỏ đáp lời cô bán vé ntn?
+ Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy bạn HS đã tỏ thái độ ntn?
+ Hãy tìm câu nói khác thay thế cho lời bạn HS nói.
+ Gọi một số HS đng1 lại tình huống trên.
Bài 2 : 
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Nhắc HS có thể thêm lời thoại nếu muốn
+ Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
+ Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
+ Nhận xét tuyên dương.
Bài 3:
+ Treo bảng phụ và gọi HS đọc nội quy trường học.
+ Yêu cầu HS nhìn bảng và tự chép lại 2 đến 3 điều trong bản nôi quy.
+ Gọi vài HS đọc bài làm
+ Thu vở chấm điểm và nhận xét 
+ 3 HS lên bảng thực hành.
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Quan sát tranh. 2 HS đóng vai , diễn lại tình huống trong bài.
+ Cô bán vé trả lời: Có chứ.
+ Bạn nhỏ nói: Hay quá!
+ Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch sự đúng mực trong giao tiếp.
+ Chẳng hạn: Tuyết thật!; Thích quá! Cô bán cho cháu một vé với . . .
+ Một số cặp thực hành trước lớp.
+ Đọc đề bài.
+ HS làm việc theo cặp
+ 2 HS thực hành tình huống 1.
+ Nhận xét và đưa ra các câu trả lời.
+ Thực hành tương tự các tình huống b; c 
+ Nhận xét
+ Đọc yêu cầu của đề.
+ Tự làm bài. 
+ Sau đó 3 HS đọc bài làm của mình. 
+ Nghe và nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về nhà viết lại nôi quy vào vở
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỂ DỤC : BÀI 46
A/ MỤC TIÊU :
Học đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện bước chạy tương đối chính xác.
Ôn trò chơi: Kết bạn. Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia i chơi trò chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Địa điểm : Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : 1 còi , kẻ vạch chuẩn bị, xuất phát, đích.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ GV phổ biến nội dung giờ học: 1 phút.
+ Yêu cầu HS ra sân tập theo 4 hàng dọc.
+ Xoay các khớp cổ tay, vai, đầu gối, hông.
+ Đi đều theo 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
II/ PHẦN CƠ BẢN: 
+ Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông: 1 đến 2 lần 10m
+ Đi thường vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang
+ Đi nhanh chuyển sang chạy: 2 đến 3 lần 15 – 20m
+ GV chỉ cho HS biết : Vạch chuẩn bị xuất phát, vách bắt đầu chạy và vạch đích đến. Từng đợt chạy xong vòng sang hai bên , đi thường về tập hợp ở cuối hàng.
+ Sau lần 1, GV nhận xét, nhắc nhở.
 Tiếp tục lần 2 nếu HS thực hiện chưa đúng.
+ Chơi trò chơi: Kết bạn.
+ GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
+ Tổ chức cho cả lớp cùng chơi
+ HS lắng nghe.
+ Tập hợp thành 4 hàng dọc.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Cả lớp cùng thực hiện.
+ Thực hiện cùng ôn lại bài thể dục.
+ Thực hiện 
+ Cả lớp cùng thực hiện, lớp trưởng điều khiển
+ Lắng nghe và thực hành
+ Nghe GV hướng dẫn và theo dõi.
+ Các đội thi đua với nhau
+ Thực hiện lại
+ Lắng nghe.
+ Cùng chơi trò chơi
III/ PHẦN KẾT THÚC :
+ Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
+ Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ GV hệ thống lại nội dung tiết học.
+ Dặn HS về nhà tập luyện và chuẩn bị tiết sau, nhớ đi đều mỗi ngày vào buổi sáng.
+ HS thực hiện dưới sự giám sát của GV.
+ Thực hiện
+ Lắng nghe
+ Nghe để thực hiện.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 23.doc