Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng

Toán

SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. MỤC TIÊU:

 - HS biết số 1 nhõn với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

 - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013
Chào cờ
Dặn dò đầu tuần
----------------------------------------------------------
Toán
Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
 - HS biết số 1 nhõn với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2
II.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
 1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài ra giấy nháp các bài tập sau. 
*Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 
a)4cm; 7cm; 9cm. 
b)12cm, 8 cm, 17cm.
 3.Bài mới:
a) Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1.
- Nêu phép nhân 1 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng tương ứng.
 - Vậy 1 2 bằng mấy?
 - Tiến hành tương tự với các phép tính 
1 3 và 1 4.
- Yêu cầu HS nhận xét về kết quả của các phép nhân 1 với một số.
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính 2 1; 3 1; 4 1.
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt.
b) Giới thiệu phép chia cho 1.
- Nêu phép tính 1 2 = 2
- Yêu cầu HS dựa vào phép tính nhân trên lập hai phép tính tương ứng.
- Vậy từ 1 2 = 2 ta có được phép chia 
 2: 1 =2.
- Tiến hành tương tự với các phép chia 
 3: 1 = 3; 4 : 1 = 4.
- Yêu cầu HS nhận xét về thương của các phép chia có số chia là 1.
- Nêu kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 c)Thực hành:
* Bài 1: - Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của đề
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của các phép tính.
* Bài 2:- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
* Nếu cũn thời gian làm tiếp bài 3
 4.Củng cố: Nhắc lại các kết luận của bài. 
5.Dặn dò : Nhận xét tiết học. 
- Nhiều HS thực hiện: 1 2 = 1 + 1 = 2.
- 1 2 = 2
- Thực hiện yêu cầu của GV. 
Đáp án:
1 3 = 1 + 1+ 1 = 3. Vậy 1 3 = 3
1 4 = 1 +1 +1 +1 = 4. Vậy 1 4 = 4
- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- 2 1 = 2; 3 1 = 3; 4 1= 4.
- Khi ta thực hiện phép nhân một số với 1 thì kết quả bằng chính số đó.
- Nghe
- Nêu 2 phép chia: 2 : 1 = 2
 2 : 2 = 1.
- Nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Thương bằng số bị chia.
- Nhắc lại lời kết luận.
- HS làm miệng.
VD: 1 2 =2 1 x 3 =3 1 x 5 = 5
 2 1 = 2 3 x 1 =3 5 x 1 = 5
 2 : 1 = 2 3 : 1 = 3 5 : 1 = 5
- Đọc : Số?
- Thực hiện làm bài vào vở.
 2 =2 5  = 5  : 1 = 3
 1 =2 5 :  = 5  1 = 4
Tập đọc
Ôn tập (Tiết 1) : Lá thư nhần địa chỉ
I.Mục tiêu:
 - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.( trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào? ( BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4). 
- Đọc thêm bài : Lá thư nhầm địa chỉ
-Giáo dục học sinh lòng say mê học Tiếng Việt. 
II.Đồ dùng: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Bảng nhóm
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách của học sinh.
3. Bài mới:
a. Ôn các bài tập đọc tuần 19, 20, 21
- GV ghi tên bài tập đọc vào phiếu bốc thăm. Gọi HS lên bảng bốc thăm để chuẩn bị bài đọc.
- Gọi HS đọc bài
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung và cho điểm.
b.Ôn luyện đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
- Giao bảng nhóm cho 2 HS, yêu cầu HS làm bài : Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?.Cả lớp làm vào vở BT
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, cho điểm.
- Chốt lời giải đúng.
c.Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng.
d.Nói lời đáp của em.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về các tình huống.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
e) Đọc và tìm hiểu bài : Lá thư nhầm địa chỉ
 4.Củng cố: Câu hỏi Khi nào dùng để hỏi về noi dung gì?.
5.Dặn dò : Nhận xét tiết học.
- Nhận phiếu và về chỗ chuẩn bị bài.
- Mỗi em đọc 1 bài mà mình đã bốc thăm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đọc:Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi khi nào?
- Lớp làm bài và báo cáo kết quả trước lớp.
- Đáp án:Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”ở câu a là mùa hè, câu b là khi hè về
- 1 đọc yêu cầu: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Làm bài viết vào vở và báo cáo trước lớp
- Đáp án: 
a) Khi nào dòng sông trở thành đường trăng lung linh dát vàng./Dòng sông khi nào?
b/)Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
- 1 HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp của em 
- Các nhóm đọc các tình huống thảo luận.
- Trình bày theo nhóm đôi: 1HS hỏi, 1 HS đáp.
- HS luyện đọc
Tập đọc
Ôn tập (Tiết 2)- Mùa nước nổi
I.Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.( trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa ( BT 2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn( BT 3).
- Đọc thêm bài : Mùa nước nổi
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
II.Đồ dùng: Phiếu ghi tên các bài tập đọc; Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
 Mùa đông trời rất lạnh.
 3. Hướng dẫn ôn tập
a.Ôn luyện tập đọc: Tương tự tiết 1.
b. Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa
- Chia lớp thành 4 đội chơi, phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ.
- Nêu tên trò chơi và luật chơi: Tìm từ về bốn mùa; thời gian trong vòng 10 phút; đội nào ghi được nhiều từ đội đó thắng cuộc.
-Tuyên dương các nhóm điền nhiều từ, đúng
c.Ôn luyện cách dùng dấu chấm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS đọc bài làm, HS khác nhận xét bổ sung và cho điểm bạn.
* Đọc thêm bài : Mùa nước nổi
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể về bốn mùa.
- Nhận nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
- Thực hiện theo nhóm: Bàn luận viết các từ vào bảng và báo cáo trước lớp.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
- Thực hiện làm bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Đáp án: Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu.Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng.Trời xanh và cao dần lên. 
- Dọc bài và trả lời câu hỏi
Thể dục
Đi thư-ờng theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và dang ngang. Đi kiễng gót hai tay chống hông
Trò chơi :tung vòng vào đích
I.Mục tiêu:
 - Tiếp tục ôn tập bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
 - HS thực hiện đúng các động tác rèn luyện tư thế cơ bản.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện TDTT.
II.Địa điểm phương tiện:
 - Sân trường kẻ vạch xuất phát, 1 chiếc còi.
III.Nội dung phương pháp:
nội dung
Hình thức tổ chức
 1.Phần mở đầu: 
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
-Yêu cầu HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
-Yêu cầu HS xoay các khớp
2.Phần cơ bản:
 *Hướng dẫn HS ôn một số động tác rèn luyện tư thế cơ bản
-Theo dõi HS thực hiện các động tác.
*Tổ chức cho HS ôn một số trò chơi
- GV chia nhóm, yêu cầu HS tự chơi.
- GV theo dõi HS chơi và nhận xét.
3.Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS tập một số động tác thả lỏng
- Nhận xét tiết học.
-Tập hợp lớp, điểm số, chào báo cáo
-Thực hiện theo yêu cầu
-Cả lớp xoay khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Thực hiện đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông( 2 lần). đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang ( 3 lần)
-Nhận nhóm và chơi theo nhóm
-Thực hiện cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
Ngày soạn: 3/3/2013
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Toán
Số o trong phép nhân và phép chia
I.Mục tiêu:
 - H/S biết số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
 - Không có phép chia cho 0.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu mỗi HS tự lập 2 phép tính chia, 2 phép tính nhân ( Dạng số 1 trong phép nhân và phép chia)
 3. Bài mới: 
a) Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0
.-Nêu phép nhân 0 2; Yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng tương ứng. Vậy 0 2 bằng mấy?
- Tiến hành tương tự với phép nhân 0 3.
- Từ các phép tính 0 2 = 0 ; 0 3 = 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác?
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính 
2 0; 3 0.
- Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
 b) Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
- Nêu phép tính 0 x 2 = 0. Yêu cầu HS dựa vào phép nhân lập phép chia tương ứng có số bị chia là 0.
- Tiến hành tơng tự với phép tính 0 : 5 = 0 
-Từ các phép tính trên em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số bị chia là 0?
 * Kết luận: Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
* Lưu ý: Không có phép chia cho 0.
 c)Thực hành:
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề và nêu cách tính nhẩm
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của phép tính 
Bài 2: Tớnh nhẩm
-Yờu cầu học sinh nờu kết quả
* Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề .
- Yêu cầu HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài. Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
* Nếu cũn thời gian làm tiếp bài 4
 4.Củng cố: Nhắc lại cỏc kết luạn trong sỏch giỏo khoa.
5.Dặn dò : Nhận xét tiết học.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu. 
- 0 x 2 = 2 + 2 = 0
- 0 x 2 = 0
-Thực hiện theo yêu cầu của GV để rút ra kết luận: 0 3 = 0 + 0 + 0 = 0.Vậy 0 3 = 0
 - Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- 2 0 = 0 ; 3 0 = 0
- Khi ta thực hiện phép nhân một số với 0 thì kết quả thu được bằng 0.
- Nêu phép chia: 0 : 2 = 0
- Các phép chia có số bị chia là 0 có 
thương bằng 0.
- Nhắc lại kết luận
- Tính nhẩm, nhiều HS nêu cách tính nhẩm.
- Làm bài miệng VD bài 1:
 0 4 = 0 0 x 2 = 0 0 x 3= 0
 4 0 = 0 2 x 0 = 0 3 x 0 =3
 0 : 4 = 0 0: 2 = 0 0 : 3 =0 0: 1 =0
- Đọc điền số thích hợp vào ô trống.
- 2 HS lên bảng làm bài ...  Bài tập cấn làm: Bài 1, Bài 2 cột 2, Bài 3
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ, bảng con.	
II.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng, lớp làm vở nháp các phép tính sau
 4 7 : 2 0 : 5 5
 3. Hướng dẫn luyện tập 
* Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của đề
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của các phép tính.
-Hỏi: Khi đã biết 2 x 3 = 6 có thể ghi ngay kết quả của 6: 2 và 6: 3 hay không. Vì sao?
* Bài 2: - Viết bảng 20 2 và yêu cầu HS nhẩm kết quả của phép tính trên. Gọi HS báo cáo.
- Giới thiệu cách tính nhẩm của bài mẫu
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau làm miệng các phép tính phần b.
* Bài 3: -Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết và số bị chia chưa biết.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài .
- Gọi HS nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố:. Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : ễn bài và làm bài tập trong vở BT
 2 x 3 = 6 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20
 6 : 2 = 3 12 : 4 = 3 20 : 4 = 5
 6 : 3 = 2 12 : 3 = 4 20 : 5 = 4
-Ta có thể ghi ngay kết quả của 6: 2= 3 và 6: 3 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
- HS suy nghĩ để nhẩm theo yêu cầu
Một số HS phát biểu trước lớp.
 60 : 2 = 30 60 : 3 = 20
 80 : 2 = 40 80 : 4 = 20
 90 : 3 = 30 80 : 2 = 40
- HS nối tiếp nhau nêu quy tắc tìm thừa số và tìm số bị chia.
- Thực hiện làm bài.
 x x 3 = 12 4 x x = 28
 x = 12 : 4 x = 28 : 4
 x = 3 x = 7
y : 2 = 2 y : 5 = 3
 y = 2 x 2 y = 3 x 5
 y = 4 y = 15
Chính tả
KIểM tra
 Mỹ thuật
Luyện từ và câu
Ôn tập (Tiết 6) - Gấu trắng là chúa tò mò
I.Mục tiêu:
 - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.( trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- Nắm được một số từ ngữ về muụng thỳ (BT2) ; kể ngắn về con vật mỡnh biết (BT3)
- Đọc thêm bài: Gấu trắng là chúa tò mò
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
 Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi; 4lá cờ.
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
 Sương rơi trắng xoá trên những cành cây ngọn cỏ.
3.Hướng dẫn ôn tập: 
a. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng ( tiến hành tương tự tiết 1)
 b. Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú
- Chia lớp thành 4 đội chơi phát cho mỗi đội một lá cờ.
-Phổ biến luật chơi: trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+Vòng 1 : GV đọc từng câu đố về tên các con vật. Mỗi lần GV đọc các đội phất cờ giành quyền trả lời.
+Vòng 2: Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau ( Nếu đội nào giải được câu đố của đội bạn thì đội nêu câu đố bị trừ đi 2 điểm. đội trả lời câu đố được 3 điểm và giành quyền đố đội khác)
-Tổng kết: đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
c. Kể về một con vật mà em thích
 -Gọi HS đọc dề bài, yêu cầu HS suy nghĩ về con vật mà em định kể.
-Tuyên dương những HS kể tốt.
- Đọc thêm bài: Gấu trắng là chúa tò mò
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò : Nhận xét tiết học.
- Nhận đội chơi theo hướng dẫn của GV
-Nghe phổ biến và thực hiện chơi
+Vòng 1: 1)Con vật này có bờm và mệnh danh là vua của rừng xanh( sư tử).
2)Con gì thích ăn hoa quả? ( khỉ)
3)Con gì có cổ rất dài? (hươu cao cổ)
4)Con gì rất trung thành với chủ(chó)
5)Nhát như (thỏ) 6) Con gì được nuôi trong nhà bắt chuột? ( mèo)
+Vòng 2: 1)Cáo là con vật được mệnh đanh là con vật như thế nào?( tinh ranh)
2) Nuôi chó để làm gì? (trông nhà)
3) Sóc chuyền cành như thế nào? (nhanh thoăn thoắt)
4)Gấu trắng có tính gì? ( tò mò)
5)Voi kéo gỗ như thế nào?( rất khoẻ)
- Chuẩn bị kể.Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc bài
Tự nhiên và xã hội
Loài vật sống ở đâu?
I. Mục tiêu:
 - Loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
 - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
 - Biết yêu quý và bảo vệ động vật.
II. Đồ dùng: Các hình vẽ trong SGK trang 56, 57. Giấy khổ to
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một vài loài cây sống ở dưới nước? Nêu một vài đặc điểm của cây đó.
3.Bài mới: 
 a)Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi Chim bay cò bay - GV cho HS ra sân chơi, GV đứng giữa vòng tròn và hô : Chim bay hoặc lợn bay....
- GV giới thiệu bài và cho HS vào lớp học.
b) Các hoạt động
*Hoạt động 1: Nhận biết tên các con vật và môi trường sống của loài vật.
- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi và nói với nhau lần lượt theo từng hình trước khi trả lời câu hỏi trong SGK
-GV đi tới các nhóm hướng dẫn
-Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS kể tên các loài vật khác mà các em biết
+Kết luận: Có rất nhiều các con vật. Loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.
*Hoạt động 2: Triển lãm
+Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về nơi sống của loài vật. Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật
-Phân lớp thành nhóm 4, yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Yêu cầu các nhóm phân các loài vật thành 3 nhóm dán vào giấy khổ to: Nhóm sống trên cạn, nhóm sống dưới nước, nhóm trên không.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
- Em cần làm gì để bảo vệ các loài vật?
+Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật.Chúng có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
4.Củng cố:
- Em hãy cho biết loài vật sống ở những đâu? cho ví dụ?
5.Dặn dò : Nhận xét tiết học.
- HS nắm tay nhau thành vòng tròn
- HS nghe xác định để làm động tác cho đúng
- Thảo luận theo nhóm đôi theo các câu hỏi sau: Hãy kể tên các con vật có trong các hình? Các con vật đó sống ở đâu?
-Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp, lớp nghe nhận xét
-HS nối tiếp nhau kể tên các con vật 
-Nhận nhóm, từng thành viên trong nhóm đưa tranh ảnh đã sưu tầm cho cả nhóm xem.
Từng thành viên nói tên các con vật và nơi sống của chúng.
- Thực hiện theo yêu cầu.
-Thực hiện trưng bày, cử đại diện thuyết trình nêu tên các loài vật, nơi sống của từng loài vật theo nhóm
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-Vài em nối tiếp nhau trả lời: Loài vật sống ở khắp mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước và trên không
-VD: trên mặt đất: ngựa, khỉ, chó, cáo , Dưới nước: cá, tôm, cua, ốc, hến...
Trên không: Đại bàng, diều hâu,...
.
Ngày soạn: 6/3/2013
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhõn , bảng chia đó học .
- Biết thực hiện phộp nhõn hoặc phộp chia cú số kộm đơn vị đo .
- Biết tớnh giỏ trị của biểu thức số cú hai dấu phộp tớnh ( trong đú cú một dấu nhõn hoặc chia ; nhõn , chia trong bảng tớnh đó học )
- Biết giải bài toỏn cú một phộp tớnh chia .
- Bài tập cần làm: Bài 1 cột 1,2,3 cõu a, cột 1,2 cõu b, Bài 2, Bài 3b
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ, bảng con.	
II.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng, lớp làm vở nháp các phép tính sau
 4 7 : 2 0 : 5 5
 3. Hướng dẫn luyện tập 
* Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của đề
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả của các phép tính.
-Hỏi: Khi đã biết 2 x 3 = 6 có thể ghi ngay kết quả của 6: 2 và 6: 3 hay không. Vì sao?
* Bài 2: tớnh
 - Gọi học sinh lờn bảng làm.
- Yờu cầu nờu lại cỏch tớnh
- Nhận xột cho điểm
Bài 3b
- Gọi học sinh đọc đề toỏn
- Bài toỏn cho biết gỡ ? 
- Bài toỏn hỏi gỡ ?
Túm tắt
3 học sinh : 1 nhúm
12 học sinh : ...nhúm ?
- Nếu cũn thời gian làm tiếp cỏc bài cũn lại
4.Củng cố: Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đề: Tính nhẩm 
- Vài HS nêu cách tính nhẩm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
2 x 4 = 8 3 x 5 =15 5 x 2 = 10
8 : 2 = 4 15 : 5 = 3 10 : 5 = 2
8 : 4 = 2 15 : 3 = 5 10 : 2 = 5
2cm x 4 = 8cm 10dm: 5 = 2dm
5dm x 3 = 15dm 12cm : 4 =3cm
4l x 5 = 20l 18l : 2 = 9l
3 x 4 + 8 = 12 + 8 2: 2 x 0= 1 x 0
 = 20 = 0
3 x 10 – 14 = 30 -14 0 : 4 + 6 = 0 + 6
 = 16 = 6
Bài giải
Chia thành số nhúm là :
12 : 3 = 4 (nhúm)
Đỏp số : 4 nhúm
Tập làm văn
Kiểmtra
------------------------------------------------
Thể dục
ĐI thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và dang ngang. ĐI nhanh chuyển sang chạy
Trò chơi: Tung vòng vào đích
I.Mục tiêu:
 - Làm quen với trò chơi Tung vòng vào đích
- HS biết cách chơi và bước đầu tham gia được vào trò chơi.
II.Địa điểm phương tiện: 
- Sân trường, còi, 20 chiếc vòng mỗi vòng có đường kính 5- 10 cm; 4 băng đích.
III.Nội dung và phương pháp:
nội dung
Hình thức tổ chức
1.Phần mở đầu: 
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
-Yêu cầu HS đứng giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Cho HS tập bài thẻ dục phát triển chung lớp 2
2.Phần cơ bản:
 *Hướng dẫn HS trò chơi: Tung vòng vào đích
- GV nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi: Khi có lệnh các em lần lượt từ vị trí chuẩn bị tiến vào vạch và lần lượt tung 5 vòng vào đích. HS khác reo hò cổ động cho bạn.
-Cho một số HS chơi thử; Chia tổ cho HS chơi
3.Phần kết thúc:
 - Yêu cầu HS đi đều và hát
- Hệ thống bài và nhận xét tiết học.
-Tập hợp lớp, điểm số, chào báo cáo
-Thực hiện theo yêu cầu 2 phút
- HS tập 8 động tác mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
-Nhắc lại tên trò chơi, nghe giải thích luật chơi
- 5 HS chơi thử, 3 tổ tự chơi theo hiệu lệnh của cán sự.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần
I.Mục tiêu:
 - HS nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần qua để có hướng phấn đấu, sửa chữa cho tuần tới.
 - Rèn cho HS có tinh thần phê, tự phê.
 - Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt các nề nếp.
II. Chuẩn bị: Nội dung 
III. Hoạt động dạy học:
1.Tổ trưởng nhận xét tổ mình và xếp loại các thành viên trong tổ.
Cả lớp có ý kiến nhận xét.
2. Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
Các tổ có ý kiến.
3. Giáo viên có ý kiến.
4. Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt những nội quy đã quy định.
----------------š&›-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27(1).doc