Tuần 11
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012
Tập đọc
BÀ CHÁU
I. Mục tiêu :
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
- Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.(trả lời được CH 1, 2, 3, 5)
* HS khá, giỏi trả lời được CH 4.
* GDKNS-Giao tiếp: Xác định giá trị . Tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông. Giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Tuần 11 Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012 Tập đọc BÀ CHÁU I. Mục tiêu : - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. - Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.(trả lời được CH 1, 2, 3, 5) * HS khá, giỏi trả lời được CH 4. * GDKNS-Giao tiếp: Xác định giá trị . Tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông. Giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 1. Khởi động 2. Bài cũ - Gọi HS đọc bài Bưu thiếp và trả lời câu hỏi - Nhận xét, ghi điểm - Nhận xét chung 3. Bài mới + Giới thiệu: - Ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc + Đọc mẫu - GV đọc mẫu, chú ý giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng của các nhân vật. - Yêu cầu HS đọc từng câu. + Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn - Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng - Yêu cầu HS đọc theo đoạn + Luyện đọc câu dài, khó ngắt - Dùng bảng phụ để giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và nhấn giọng. - Giải nghĩa từ khó: đầm ấm, màu nhiệm - Chia nhóm HS luyện đọc trong nhóm + Thi đọc - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, cho điểm + Đọc đồng thanh Tiết 2 * Hoạt động 4: Tìm hiểu bài - Hỏi: Gia đình em bé có những ai? 1/ Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao? - Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào? - Cô tiên cho hai anh em vật gì? 2/ Cô tiên cho hạt đào và nói gì? - Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh? - Cây đào này có gì đặc biệt? 3/ Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao? - Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có? 4/ Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng ? (HS khá, giỏi TL) - Hai anh em xin bà tiên điều gì? - Hai anh em cần gì và không cần gì? 5/ Câu chuyện kết thúc như thế nào? - Giáo dục tình bà cháu. + Luyện đọc lại: - Yêu cầu HS luyện đọc lại bài - GV nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò - Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì? - Nhận xét tiết học- Dặn về nhà học bài; chuẩn bị bài sau: Cây xoài của ông em. - Hát - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi - HS nhắc lại tựa bài - HS theo dõi SGK, đọc thầm theo, - Đọc nối tiếp từng câu - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng. - Nối tiếp đọc từng đoạn - Luyện đọc các câu: + Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm .// + Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.// - HS giải nghĩa - Đọc theo nhóm. Lần lượt từng HS đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau. - Thi đọc - Bà và hai anh em 1. Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau. - Rất đầm ấm và hạnh phúc. - Một hạt đào 2. Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng - Vừa gieo xuống, hạt đào nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái. - Kết toàn trái vàng, trái bạc. 3. Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. - Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn 4. Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. - Xin cho bà sống lại. - Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có 5. Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu, còn ruộng vườn, lâu đài, nhà cửa thì biến mất. - 3 HS đọc; cả lớp theo dõi nhận xét. - Tình cảm là thứ của cải quý nhất./ Vàng bạc không qúy bằng tình cảm con người. - Về nhà đọc bài; Chuẩn bị bài tiết sau. * Rút kinh nghiệm bổ sung: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng 11 trừ đi một số. - Thực hiện được phép tính trừ dạng 51 - 15. - Biết tìm số hạng của một tổng. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5. * Bài tập cần làm: BT1, BT2 (cột 1, 2), BT3 (a), BT4 II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động 2. Bài cũ: 51 - 15 - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 81 và 44 51 và 25 91 và 9 - GV nhận xét ghi điểm. - Nhận xét chung 3. Bài mới: - Tựa bài: Luyện tập *Hoạt động 1: Luyện tập + Bài 1: - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả - GV nhận xét + Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Khi đặt tính phải chú ý điều gì? - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính - Nhận xét và cho điểm HS + Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong một tổng rồi cho các em làm bài. - GV nhận xét; ghi điểm * Hoạt động 2: Giải toán có lời văn. + Bài 4: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt - Bán đi nghĩa là thế nào? - Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở rồi gọi 1 HS đọc chữa bài. - Nhận xét và cho điểm HS 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài: 12 - 8 - Hát - HS thực hiện. Bạn nhận xét. - HS nhắc lại tựa bài - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính 11 – 2 = 9 11 – 6 = 5 11 – 3 = 8 11 – 7 = 4 11 – 4 = 7 11 – 8 = 3 11 – 5 = 6 11 – 9 = 2 - HS nhận xét - Đặt tính rồi tính - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính a) 41 51 b) 71 38 - 25 - 35 - 9 + 47 16 16 62 85 - 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. a) x + 18 = 61 ; x = 61- 18 x = 43 - HS nhận xét Tóm tắt Có : 51 kg Bán đi : 26 kg Còn lại : . . .kg ? - Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi. - Thực hiện phép tính: 51 – 26. Bài giải Số ki-lô-gam táo còn lại là: 51 – 26 = 25 ( kg) Đáp số: 25 kg - HS nhận xét - Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài tiết sau. * Rút kinh nghiệm bổ sung: _____________________________________________ Quyền và bổ phận trẻ em CHỦ ĐỀ 3: ĐẤT NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG I . Mục tiêu : 1 . Kiến thức : - HS hiểu được khái niệm đất nước, cộng đồng; hiểu được quyền của các em được hưởng sự quan tâm chăm sóc của, cộngđồng. - HS hiểu được trách nhiệm của em đối với đất nước và cộng đồng. 2. Thái độ : - HS biết yêu quê hương, đất nước, quí mến những người sống xung quanh mình, phục vụ mình. - HS biết tôn trọng pháp luật và những qui định của cộng đồng. Co thái độ bất bình với những việc làm sai trái, xâm phạm đến quyền trẻ em. 3. Kĩ năng : - HS biết tự giác thực hiện nếp sống văn minh,giữ gìn trật tự công cộng, vệ sinh môi trương, luật an toàn giao thông. - HS biết tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. II . Đồ dùng dạy học. Tranh ảnh về sinh hoạt cộng đồng. Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài: Cho HS hát bài: Bốn phương trời ta về đây chung vui. GV giới thiệu và viết lên bảng: Chủ đề Đất nước và Cộng đồng. Hoạt động 1 Nhận biết về cộng đồng và đất nước. Treo tranh về sinh hoạt XH nơi HS đang sống Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ trả lời về nội dung mỗi tranh (Tranh mô tả hoạt đông gì? Nói rõ về nhiệm vụ của cơ quan đó. Hoạt động đó co cần cho cuộc sống không của mọi người không?...). *KL: Cộng đồng là bao gồm tất cả các cá nhân và tập thể( như trường học, bệnh viện, công an, nhà máy) cùng chung sống, có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Cộng đồng có chung truyền thống. tiếng nói, chữ viết,phong tục tập quánvà cùng chung sống trên mảnh đấtlâu đời, đó là dân tộc, đất nước. 3. Hoạt động 2 Trả lời trên phiếu học tập. Gv phát phiếu học tập cho các nhóm GV nhận xét và nhắc HS cần ghi nhớ: * Trẻ em có quyềnđược hưởng sự chăm sóc về sức khoẻ và tinh thần của gia đình và xã hội. * Trẻ em được hưởng quyền an toàn xã hội. * Trẻ em không phải làm những công việc nặng nhọc, được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng 4 . Hoạt động 3 Kể chuyện : Câu chuyện trên đường phố. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng và đất nước. GV gọi HS kể chuyện GV đặt câu hỏi để HS trao đổi – Thảo luận. Câu chuyện trên đường phố mà bạn em vừa kể nói lên điều gì ? Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì ? GVKL: Trẻ em có quyền được mọi người quan tâm, chăm sóc, nhưng trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo pháp luật, tuân theo những qui định của cộng đồng như giữ gìn nếp sống văn minh, trật tự, vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông IV. Củng cố Dặn dò GV nhắc lại nội dung bài học. Cho cả lớp hát bài: Thế giới này là của chúng mình. Cả lớp hát. HS quan sát tranh HS thảo luận theo nhóm.. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp nghe và bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. - Cả lớp chia thành 4 nhóm. Thảo luận rồi cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. - HS lắn nghe và ghi nhớ. 1 HS kể chuyện Câu chuyện trên đường phố. Cả lớp lắng nghe. HS thảo luận. - Trẻ em cũng phải có bổn phận tuân theo pháp luật và trật tự an toàn giao thông - HS nối tiếp trả lời. - HS lắng nghe và nhắc lại Cả lớp cùng nhau hát. * Rút kinh nghiệm bổ sung: Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2012 Chính tả(Tập chép) BÀ CHÁU I. Mục tiêu : - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bài Bà cháu. - Làm được BT 2, 3 ; BT 4a II. Chuẩn bị : - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần viết. - Bảng phụ chép nội dung bài tập 2 - Bảng phụ chép nội dung bài tập 4 III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động 2. Bài cũ: Ông và cháu. - Gọi 3 HS lên bảng - GV đọc các từ khó cho HS viết. HS dưới lớp viết vào bảng con. - Nhận xét, cho điểm HS - Nhận xét chung 3. Bài mới Giới thiệu: - Trong giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép lại phần cuối của bài tập đọc Bà cháu. Ôn lại một số quy tắc chính tả. * Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép + Ghi nhớ nội dung - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép - Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện? - Câu chuyện kết thúc ra sao? - Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn? + Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào? *Kết luận: Cuối mỗi câu phải có dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. + Hướng dẫn viết từ khó - GV yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn, khó và viết bảng các từ này. - Yêu cầu HS viết các từ khó - Chỉnh sửa lỗi chính tả + Chép bà ... được 8, lấy 12 trừ 8, bằng 4, viết 4, nhớ 1. + 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2. - Làm bài tập. Nhận xét bài bạn trên bảng. 62 32 82 92 72 - 19 - 16 - 37 - 23 - 28 43 16 45 69 44 - HS nhận xét - Đặt tính rồi tính hiệu - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. a) 72 b) 82 - 27 - 38 45 44 - Đọc đề bài - Đội Hai trồng 92 cây, đội Một trồng ít hơn đội Hai 38 cây. - Số cây đội Một trồng. - Bài toán về ít hơn Bài giải Số cây đội Một trồng được là: 92 – 38 = 54 (cây) Đáp số: 54 cây - HS nêu - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập. * Rút kinh nghiệm bổ sung: Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Thuộc bảng 12 trừ đi một số. - Thực hiện được phép tính trừ dạng 52 - 28. - Biết tìm số hạng của một tổng. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28. * Bài tập cần làm: BT1, BT2 (cột 1, 2), BT3 (a,b), BT4. II. Chuẩn bị - GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi - HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động 2. Bài cũ 52 - 28 - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 81 và 44 51 và 25 91 và 9 - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới - Tựa bài: Luyện tập * Hoạt động 1: Luyện tập + Bài 1: - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả - GV nhận xét + Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Khi đặt tính phải chú ý điều gì? - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính - Nhận xét và cho điểm HS + Bài 3: - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong một tổng rồi cho các em làm bài. - Gọi 2 HS làm trên bảng lớp; Cả lớp làm vào vở - Nhận xét cho điểm HS * Hoạt động 2: Giải toán có lời văn. + Bài 4: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt - Muốn biết có bao nhiêu con gà ta phải làm gì? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa. - Nhận xét và cho điểm HS 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Tìm số bị trừ - Hát - 3 HS thực hiện. Bạn nhận xét. - HS nhắc lại tựa bài -HS làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính. 12 – 3 = 9 12 – 7 = 5 12 – 4 = 8 12 – 8 = 4 12 – 5 = 7 12 – 9 = 3 12 – 6 = 6 12 – 10 = 2 - HS nhận xét - Đặt tính rồi tính - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính a) 62 72 b) 53 36 - 27 - 15 + 19 + 36 35 57 72 72 - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia - 2 HS thực hiện bảng lớp a) x + 18 = 52 ; b) x + 24 = 62 x = 52 – 18 x = 62 - 24 x = 34 x = 38 - HS nhận xét - HS thực hiện - Thực hiện phép tính: 42 – 18. Bài giải Số con gà có là: 42 – 18 = 24 (con) Đáp số: 24 con - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. * Rút kinh nghiệm bổ sung: _____________________________________________ Thủ công: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ : GẤP HÌNH I. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng, gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. * Học sinh khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài mẫu các loại hình đã học. - HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút màu. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. KT bài cũ :(1-2’)- KT sự chuẩn bị của h/s. - Nhận xét. 3. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài: b. Thực hành: - YC h/s nhắc lại các thao tác gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, gấp thuyền không mui, có mui. + Gấp tên lửa: Gồm mấy bước? + Gấp máy bay phản lực: Gồm mấy bước? + Gấp máy bay đuôi rời : Gồm mấy bước? + Gấp thuyền phẳng đáy không mui: Gồm mấy bước? + Gấp thuyền phẳng đáy có mui: Gồm mấy bước? - YC gấp theo 4 nhóm mỗi nhóm gấp một loại hình khác nhau. - HD cho các nhóm trang trí theo sở thích. c. Trình bày sản phẩm: - YC các nhóm lên trình bày. 4. Củng cố – dặn dò: (2’) - Đánh giá sản phẩm, nhận xét tinh thần, thái độ học tập, sự chuẩn bị của h/s. - Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp Các loại hình đã học - Nhận xét tiết học. - Hát - Nhắc lại. - H/S nêu: - Gồm hai bước: Bước 1: Tạo mũi thân, bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. - Gồm 2 bước. Bước 1: Tạo mũi, thân cánh; Bước 2:Tạo máy bay và sử dụng. - Gồm 4 bước: Bước1: Gấp và cắt tạo 1 hình vuông và hình chữ nhật; Bước 2: Gấp đầuvà cánh; Bước3: Làm thân và đuôi: Bước4:Lắp thân và đuôi,sử dụng. - Gồm 2 bước: Bước1: Gấp tạo thân và mũi thuyền; Bước 2: Tạo thuyền. - Gồm 2 bước: Bước1: Gấp tạo thân và mũi thuyền; Bước 2: Tạo thuyền có mui. - Các nhóm gấp. - Nhận xét – bình chọn. * Rút kinh nghiệm bổ sung: Tập làm văn CHIA BUỒN, AN ỦI I. Mục tiêu : - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể (BT 1, BT 2). - Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT 3). * GDKNS-Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông. Giao tiếp cởi mở, thự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. Tự nhận thức về bản thân. II. Chuẩn bị : - GV: Tranh minh họa trong SGK - HS: một tờ giấy nhỏ để viết. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động 2. Bài cũ Kể ngắn theo tranh. -Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10 - Nhận xét, cho điểm từng HS 3. Bài mới - Giới thiệu bài: ghi tựa bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập + Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói. + Bài 2 - Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? - Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? - Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? - Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập + Bài 3 - Phát giấy cho HS - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm - Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS nghe Tam Mỹ Đông, ngày 2/11/2012 Ông bà yêu quý! Biết tin ở quê bị bão nặng, cháu lo lắm. Ông bà có khỏe không ạ ? Nhà cửa ông bà có hư hỏng gì không? Cháu mong ông bà luôn luôn mạnh khỏe, may mắn. Cháu nhớ ông bà nhiều Q. Như - Gọi HS đọc bài làm của mình - Nhận xét bài làm của HS - Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa; Chuẩn bị bài: Gọi điện - Hát - 3 đến 5 HS đọc bài làm. - HS nhắc lại tựa bài - Đọc yêu cầu - Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./ Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. - Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. - Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. - Ông bị vỡ kính - Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới ông nhé! - Nhận giấy - Đọc yêu cầu và tự làm - HS nghe - 3 đến 5 HS đọc bài làm - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. * Rút kinh nghiệm bổ sung: _____________________________________________ Quyền và bổ phận trẻ em CHỦ ĐỀ 4: TRƯỜNG HỌC I . Mục tiêu 1 . Kiến thức: - HS hiểu được đi học là một quyền lợi và trách nhiệm của trẻ em. - HS hiểu các hoạt động ở nhà trường là nhằm giúp các em trưởng thành, do đó các em phải có bổn phận chăm học, vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo. 2. Thái độ : - HS có thái độ yêu quí bạn bè, kính trọng thầy, cô giáo. 3. Kĩ năng : - HS biết cách chào hỏi thầy, cô giáo, biết cách giao tiếp với bạn bè. - HS biết giữ trật tự, biết giữ gìn vệ sinh trong lớp, trong trường. II. Đồ dùng dạy học Tranh ảnh trường Tiểu học( quang cảnh chung, cảnh lớp học, cảnh HS vui chơi) Chuyện kể : Bạn Nam không muốn đi học. III . Hoạt động dạy học. Giới thiệu chủ đề: -Cho HS hát bài: “ Em yêu trường em” và “ Đi học vui” GV giới thiệu và viết lên bảng: Chủ đề Trường học. Hoạt động 2 Kể chuyện : Bé Nam không muốn học - Gọi HS đóng vai diễn lại truyện GV cho HS thảo luận : - Vì sao bạn Nam đói bụng mà lại vào cửa hiệu bán thuốc? - Vì sao bạn Nam không giúp được cụ già ? - Vì sao bạn Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học ? 3. Hoạt động 2 : Thảo luận qua tranh (ảnh ) về nhà trường. GV treo tranh YC học sinh quan sát các hoạ động của trường. - Vì sao mọi trẻ em đều phải đến trường học ? - ở trường các em làm những việc gì ? Ai dạy bảo các em ở trường ? - Em ước mơ sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ? - Để đạt được ước mơ đó, các em phải làm gì từ bây giờ ? KL: Đi học vừa là quyền lợi và cũng là nhiệm vụ của trẻ em. Trường học là nơi học tập, vui chơi và rèn luyện của trẻ em. 4. Hoạt động 3 : Trò chơi vẽ tranh về chủ đề trường em. - Gv cho Hs ra sân, chia nhóm và YC Hs tự vẽ cảnh hoặc người theo ý nghĩ của em về trường em. - GV nhận tranh và gọi 4 HS đại diện lên giới thiệu về các bức của nhóm mình. - GV nhận xét. KL: * Trường học là nơi trẻ em học tập và vui chơi. rèn luyện sức khoẻ và tài năng để trở thành con người có ích .Mọi trẻ em đều có quyền được đến trường học tập * Bổn phận của trẻ em là phải đi học, chăm học, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, phải vâng lời thầy cô giáo. IV. Củng cố - dặn dò GV nhắc lai nội dung bài học. Cho cả lớp cùng hát bài : Đi học vui. Dặn HS ghi nhớ bài học. HS hát 2 bài hát. 1HS dẫn truyện, HS đóng vai: Nam, người bán hàng, cụ già,các bạn của Nam Cả lớp theo dõi nội dung câu chuyện. - Vì bạn Nam không biết đọc nên vào nhầm cửa hiệu bán thuốc. - Bạn Nam không giúp được cụ già vì bạn Nam không đọc được. - Bạn Nam thay đổi thái độ, muốn đến trường học vì Nam hiểu rằng không biết chữ thì không làm được việc gì HS quan sát và trả lời câu hỏi - Đến trường để học chữ học tính toánđược vui chơi và tham gia các hoạt động khác - ở trường en học tập và vui chơiThầy, cô giáo là người dạy bảo em. - HS tự nói lên ý muốn của mình. - Để đạt được ước mơ đó, em phải chăm học và thực hiện những điều thầy , cô giáo dạy bảo - HS lắng nghe. HS chia 4 nhóm, nhận giấy, bút và vẽ tranh. HS giới thiệu tranh. HS lắng nghe và nhắc lại . - Cả lớp cùng hát.
Tài liệu đính kèm: