TUẦN 1
Chiều thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
Tiết 1: Toán(T)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu bài dạy
- Củng cố cho HS nhận biết thứ tự số và so sánh
- Vận dụng vào làm toán nhanh
- Bồi dưỡng lòng ham học toán cho HS
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập
- Bảng con
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài ( 5 phút)
- 84 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- HS viết và đọc số: 84, 29, 40, 99, 100
2. Bài mới
TUẦN 1 Chiều thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012 Tiết 1: Toán(T) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. Mục tiêu bài dạy - Củng cố cho HS nhận biết thứ tự số và so sánh - Vận dụng vào làm toán nhanh - Bồi dưỡng lòng ham học toán cho HS II. Đồ dùng dạy học - Vở bài tập - Bảng con III. Hoạt động dạy - học Kiểm tra bài ( 5 phút) - 84 gồm mấy chục, mấy đơn vị? - HS viết và đọc số: 84, 29, 40, 99, 100 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện tập Dành cho HS TB * Bài 4 ( 4 ) - Số nào bé hơn 20? - Số nào lớn hơn 70? - HS làm vào VBT, 2 HS làm trên bảng lớp: Nối số thích hợp vào chỗ trống a. □ < 20 30 20 10 b. □ > 70 60 70 80 90 * Bài 5 ( 4 ) VBT HS nêu yêu cầu bài tập – làm miệng, ghi kết quả vào vở - Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là : 11 - Số lớn nhất có hai chữ số giống nhau là 99 Dành cho HS khá, giỏi * Bài 1 - Cho các số sau : 36, 39, 32, 30, 37, 35 a. Số nào nhỏ nhất? - Số 30 nhỏ nhất b. Số nào lớn nhất? - Số 39 lớn nhất c. Nêu cách tìm nhanh nhất? - Các số đã cho đều có hàng chục là 3 nên số nào có hàng đơn vị nhỏ nhất là số nhỏ nhất, số nào có hàng đơn vị lớn nhất là số lớn nhất. * Bài 2. Chọn số thích hợp điền vào ô trống: 25, 30, 26, 41, 39 26 < < 40 - HS làm vào vở - Trình bày kết quả trước lớp Củng cố, dặn dò( 5 phút) - HS nêu lại các số từ 0 đến 100 - Nhắc HS học bài ở nhà Tiết 2: Kể chuyện(T) CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I- Mục tiêu bài dạy 1. Rèn kỹ năng nói. - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện - Kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng nghe. - Tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá. II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: tranh 2. Học sinh: Bài cũ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - HS đọc lại bài tập đọc " Có công mài sắt, có ngày nên kim" 2. Dạy học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Nội dung + Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: - Cho HS đọc yêu cầu - Cho HS kể theo nhóm 3 - Cho HS quan sát tranh và đọc thầm - Gợi ý dưới mỗi bức tranh - Cho HS kể từng đoạn trong nhóm + Kể chuyện trước lớp + Kể toàn bộ câu chuyện + Cho HS kể theo phân vai( Dành cho HS khá, giỏi) Có công mài sắt có ngày nên kim * Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. - Cậu bé đang đọc sách, cậu bé đang ngáp ngủ - Cậu bé không chăm học - Bà cụ mài thỏi sắt .. mỗi ngày mài. thành tài. - Cậu bé quay về học bài. 3. Củng cố, dặn dò( 5 phút) - Học sinh thi kể chuyện theo bức tranh 2. - Về nhà kể cho người thân nghe. Tiết 3: Tập đọc (T) NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? I. Mục tiêu bài dạy - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng: Ngoài, xoa, toả, lịch, ở lại, hạt lúa. Ngắt nghỉ hơi đúng. - Hiểu, nắm được nghĩa các từ, các câu. - Nắm được ý nghĩa của bài: Thời gian rất đáng quý. Cần học hành chăm chỉ không để lãng phí thời gian. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng - Tranh minh hoạ - Mỗi HS 1 quyển lịch hoặc chuẩn bị theo nhóm III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Em hiểu thế nào là tự thuật? - HS đọc bản tự thuật của mình 2. Bài mới ( 30 phút) a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc - Nêu cách đọc - GV đọc mẫu - HS luyện đọc câu - HS luyện đọc đoạn trong nhóm, trước lớp - Đọc đồng thanh cả bài c. Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc khổ thơ 1 - Bạn nhỏ hỏi bố điều gì? - Bố trả lời thế nào? ( Yêu cầu HS nói lại ý mỗi khổ thơ cho thành câu trọn vẹn) - Vì sao lại nói: "Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng"? - Em cần làm gì để không phí thời gian? - Bài thơ muốn nói với em điều gì? d. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ * Luyện đọc - Ngoài, xoa, tỏa lịch ... * Tìm hiểu bài - Ngày hôm qua đâu rồi? + Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn. + Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng. + Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con. - Nếu 1 ngày ta không làm được việc gì, không học được điều gì thì ngày ấy mất đi, không để lại gì. Nhưng nếu ta làm việc, học hành có kết quả thì kết quả ấy chính là dấu vết còn lại của ngày hôm đó. - Chăm học, chăm làm, giúp đỡ cha mẹ... - Thời gian rất đáng quý, đừng để lãng phí thời gian 3.Củng cố, dặn dò( 5 phút) - Cho HS hát các bài hát về thời gian - Nhắc HS học thuộc bài thơ TUẦN 2 Chiều thứ ba ngày 04 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Toán(T) ÔN TẬP: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU I- Mục tiêu bài dạy - Củng cố về phép trừ (không nhớ) tính nhẩm và tính viết, cách đặt tính rồi tính, tên gọi thành phần kết quả phép trừ . - Giải bài toán có lời văn. II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Bảng con III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - HS làm bảng 2. Dạy - học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Nội dung Dành cho HS khá, giỏi * Bài 1. Điền chữ số thích hợp vào dấu * * Bài 2. Điền số thích hợp vào ô trống: 46 - = 26 - 30 = 30 * Bài 3. Tìm hiệu của hai số, biết số bị trừ là 62, số trừ là số bé nhất có hai chữ số. Bài giải Số bé nhất có hai chữ số là 10. Vậy số trừ là 10. Hiệu hai số là: 62 – 10 = 52 Đáp số: 52 Dành cho HS TB * Bài 1. Tính : * Bài 2. Tính nhẩm: 60 - 10 - 30 = 20 60 - 40 = 20 90 - 10 - 20 = 60 90 - 30 = 60 * Bài 3. Đặt tính rồi tính hiệu: * Bài 4 - Tóm tắt : Mảnh vải dài: 9dm Cắt đi : 5dm Còn : .... dm ? Bài giải Mảnh vải còn lại là: 9 – 5 = 4 (dm) Đáp số : 4 dm 3. Củng cố, dặn dò( 5 phút) - HS nhắc lại tên gọi các thành phần của phép tính trừ. - Về nhà làm vở bài tập. Tiết 2: Kể chuyện (T) PHẦN THƯỞNG I- Mục tiêu bài dạy 1. Rèn kĩ năng nói. - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, gợi ý trong tranh kể lại từng đoạn và nội dung câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ - Biết thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung 2. Rèn kĩ năng nghe : - Theo dõi, nhận xét, đánh giá II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Tranh 2. Học sinh: bài cũ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - 3 em kể nối tiếp câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim” 2. Dạy - học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Nội dung + Kể từng đoạn theo tranh + Cho HS kể nối tiếp + Kể chuyện trong nhóm - Cho HS đọc thầm gợi ý + Kể từng đoạn trong nhóm + Kể từng đoạn trước lớp - Na là cô bé như thế nào? - Các bạn bàn tán chuyện gì với nhau? - Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ? + Kể lại toàn bộ câu chuyện ( Dành cho Hs khá, giỏi) Phần thưởng * Đoạn 1: Na là một cô bé tốt bụng. Các bạn rất quý Na. * Đoạn 2: Na giúp các bạn trong lớp * Đoạn 3: Na được nhận phần thưởng 3. Củng cố, dặn dò( 5 phút) - Em hãy kể đoạn 3 của câu chuyện cho bạn nghe. - Về nhà kể cho người thân nghe. Tiết 3: Tập đọc (T) MÍT LÀM THƠ I- Mục tiêu bài dạy 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. - Đọc trơn bài, đọc đúng tiếng có âm vần dễ lẫn: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại ..., nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm. 2.Rèn kĩ năng đọc trơn - HS nắm nghĩa từ mới. - Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít. II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Tranh, Bảng phụ 2. Học sinh: Bài cũ, bảng con. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - 2 HS đọc bài “Phần thưởng” và trả lời câu hỏi sgk 2. Dạy - học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc - GV đọc mẫu, HD cách đọc - Luyện đọc câu, đọc từ khó - Luyện đọc đoạn trước lớp - Luyện đọc câu văn dài, giải nghĩa từ. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc - Cho HS đọc toàn bài c. Tìm hiểu bài - Vì sao cậu bé có tên là Mít? - Dạo này, Mít có gì thay đổi? - Ai dạy Mít làm thơ? - Mít gieo vần thế nào? - Vì sao gieo vần như thế rất buồn cười? d. Luyện đọc lại - HS đọc lại toàn bài Làm việc thật vui * Từ khó: làm thơ, nổi tiếng, đi đi llaij lại * Từ mới : nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu 2.Tìm hiểu bài - Vì cậu chẳng biết gì. - Mít ham học hỏi. - Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ. - Mít gieo vần: bé - phé - Vì tiếng phé không có nghĩa gì cả. 3. Củng cố, dặn dò( 5 phút) - HS tìm một từ ( tiếng) cùng vần với tên em - Chuẩn bị bài mới. Tiết 4: Chính tả (T) PHẦN THƯỞNG I- Mục tiêu bài dạy - Chép lại chính xác một đoạn trong bài "Phần thưởng" - Luyện viết kiểu chữ nghiêng, nét thanh đậm - Viết đúng : tiếng có âm s/x , vần ăn/ ăng II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Bảng III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - HS làm bài tập, học thuộc các chữ cái. 2. Dạy - học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hướng dẫn tập chép : - HS đọc đoạn viết trên bảng phụ . Đoạn có mấy câu? Cuối câu có dấu gì? chữ nào viết hoa? + Viết chữ khó + HS chép bài - Cho HS đổi vở soát lỗi + Chấm chữa bài Phần thưởng Cuối năm học, Na được tặng một phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng Na vì em là một cô bé tốt bụng, luôn luôn giúp đỡ mọi người. 3. Củng cố, dặn dò( 5 phút) - Đoạn viết vừa rồi có mấy câu và viết hoa những chữ nào? - Về nhà luyện viết. TUẦN 3 Chiều thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Tập đọc (T) BẠN CỦA NAI NHỎ I- Mục tiêu bài dạy * Với HS yếu: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng: ngăn cản, hích vai, lao tới , lo lắng - Biết nghỉ hơi sau dáu chấm, dấu phẩy * Với HS khá giỏi: - Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật - Hiểu nghĩa từ: Ngăn cản , hích vai, thông minh, hung ác - Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người. Người bạn đáng tin cậy là người sẵn sàng giúp người, cứu người. II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ, 2. Học sinh: Bài cũ, bảng con. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - HS đọc bài “Làm việc thật là vui” và trả lời câu hỏi sgk 2. Dạy - học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc * Với HS yếu - Luyện đọc từng câu - Luyện đọc đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm - Cho HS đọc câu văn dài trong đoạn, giải nghĩa từ - Lớp đọc ĐT * Với HS giỏi - HS đọc phân vai theo nhóm c.Tìm hiểu bài * Với HS yếu - Bạn của Nai Nhỏ có những đức tính gì? * Với HS giỏi - Theo ... Chính tả (T) NGÔI TRƯỜNG MỚI I- Mục tiêu bài dạy - Chép đúng đoạn hai của bài. Viết hoa chữ đầu câu. - HS luyện viết kiểu chữ nhiêng, nét thanh đậm II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Bảng con. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra (5 phút) - Kiểm tra bài viết tiết trước của HS 2. Dạy - học bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hướng dẫn HS chuẩn bị bài - GV đọc bài - HS đọc lại - Bài viết có mấy câu? Đầu mỗi câu viết thế nào? - Cho HS viết từ khó vào bảng - GV hướng dẫn cách viết, viết mẫu trên bảng - HS chép bài vào vở Ngôi trường mới Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu. 3. Củng cố, dặn dò( 5 phút) - Nhận xét tiết học, bài viết - Về nhà luyện viết. TUẦN 7 Thứ bảy ngày 13 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Tập đọc ( T) NGƯỜI THẦY CŨ Tiết 2: Chính tả (T) NGƯỜI THẦY CŨ ( Đã soạn ở giáo án thêm quyển 1 năm học 2011 – 2012, trang 27 – 28) Tiết 3: Toán (T) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Giúp học sinh - Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn. - Rèn kỹ năng giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính) II.Đồ dùng dạy học - GV : Bảng phụ - HS : Phấn, bảng con, vở nháp III. Các hoạt động dạy và học 1. kiểm tra bài cũ ( 5 phút) HS làm bảng con, 2 em lên bảng làm Điền dấu: >; <; = 19 + 7 < 19 + 9; 17 + 9 = 19 + 7 GV nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới ( 30 phút) a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn ôn tập Dành cho HS TB, yếu * Bài 1. Giải bài toán theo tóm tắt sau: Anh : 15 tuổi Em kém anh : 5 tuổi Em : ... tuổi ? Bài giải Tuổi của em là: 15 – 5 = 10 (tuổi) Đáp số: 10 tuổi. * Bài 2: Tóm tắt Tố 1 : 17 cái thuyền Tổ 2 ít hơn tổ 1 : 7 cái thuyền Tổ 2 : ... cái thuyền ? Bài giải Tổ 2 gấp được số thuyền là: 17 – 7 = 10 (cái) Đáp số: 10 cái thuyền * Bài 3: Tóm tắt Em: 10 tuổi Anh hơn em: 5 tuổi Anh : ... tuổi ? Bài giải Tuổi của anh là: 10 + 5 = 15 (tuổi) Đáp số: 15 tuổi. Dành cho HS khá, giỏi * Bài 1: Tòa thứ nhất có: 17 tầng Tòa thứ hai ít hơn: 6 tầng Cả hai tòa có: .... tầng ? Bài giải Tòa thứ 2 có số tầng là: 17 – 6 = 11 (tầng) Cả hai tòa có số tầng là: 17 + 11 = 28 (tầng) Đáp số: 28 tầng * Bài 2: Khúc gỗ thứ nhất dài 38dm, khúc gỗ thứ hai ngắn hơn khúc gỗ thứ nhất 13dm. a) Khúc gỗ thứ hai dài bao nhiêu dm ? b) Cả hai khúc gỗ dài bao nhiêu dm ? Bài giải Khúc gỗ thứ hai dài là: 38 – 13 = 25 (dm) Cả hai khúc gỗ dài là: 38 + 25 = 63 (dm) Đáp số: a) 25dm b) 63dm * Bài 3 Nam có 17 con tem . Bắc có ít hơn Nam 7 com tem. Hỏi: a) Bắc có bao nhiêu con tem? b) Nam có nhiều hơn Bắc bao nhiêu con tem? Bài giải Số con tem Bắc có là: 17 – 7 = 10 (con tem) Nam có nhiều hơn Bắc số con tem là: 17 – 10 = 7 (con tem) Đáp số: 10 con tem; 7 con tem 3. Củng cố dặn dò ( 5 phút) - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS có ý thức học tốt - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập. _______________________________________________ Tiết 4: Toán (T) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Rèn kỹ năng làm tính và giải toán với các số kèm theo đơn vị ki lô gam. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: VBT III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - 3, 4 HS đọc bảng cộng 7, 8, 9 - HS tự hỏi đáp một số phép tính. GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới ( 30 phút) a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Dành cho HS TB, yếu * Bài 1. Tính 2 kg + 3 kg – 4kg = 1 kg 15 kg – 10 kg + 5 kg = 10 kg 6 kg – 3 kg + 5 kg = 8 kg 16 kg + 4 kg – 10 kg = 10 kg * Bài 2: Tóm tắt Gạo tẻ và gạo nếp: 25 kg Gạo tẻ : 20 kg Gạo nếp : .... kg ? Bài giải Số gạo nếp có là: 25 – 20 = 5 (kg) Đáp số: 5 kg. * Bài 3: HS đọc kĩ bài toán. Tóm tắt Bao gạo to nặng: 50kg Bao gạo bé nặng: 30kg Cả hai bao nặng: kg ? Bài giải Cả hai bao gạo nặng là: 50 + 30 = 80(kg) Đáp số: 80kg Dành cho HS khá, giỏi * Bài 1: Tính nhanh a) 26 + 37 + 14 + 23 = 26 + 14 + 37 + 23 40 + 60 = 100 b) 32 + 16 + 28 + 24 = 32 + 28 + 16 + 24 = 60 + 40 = 100 * Bài 2: Ngỗng nặng : 6 kg Gà nhẹ hơn ngỗng : 4 kg Gà nặng : .... kg ? Ngỗng và gà nặng: .... kg ? Bài giải Gà nặng số kg là: 6 – 4 = 2 (kg) Gà và ngỗng nặng là: 6 + 2 = 8 (kg) Đáp số: 2 kg; 8 kg * Bài 3: Bố 45 tuổi, ông hơn bố 37 tuổi. Hỏi ông bao nhiêu tuổi? Bài giải Ông có số tuổi là: 45 + 37 = 82 (tuổi) Đáp số: 82 tuổi 3. Củng cố dặn dò ( 5 phút) - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS có ý thức làm tốt các bài tập - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. ___________________________________ TUẦN 8 Thứ bảy ngày 20 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 : Tiếng Việt ( T) LUYỆN VIẾT: NGƯỜI MẸ HIỀN I- Mục tiêu bài dạy - Viết đúng 1 đoạn trong bài “Người mẹ hiền” - Luyện viết chữ nghiêng, nét thanh đậm. - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho HS. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Dạy - học bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung - GV đọc đoạn viết, HS đọc lại . Trong đoạn viết có dấu câu nào? . Câu nói của bác bảo vệ có dấu gì ? - Viết chữ khó vào bảng con - HS chép bài vào vở - Chấm một số bài - Sửa những lỗi sai cho HS Người mẹ hiền Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây ? Trốn học hả ?" Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên. 2. Củng cố, dặn dò - Trong bài viết chính tả có mấy câu ? sau mỗi câu em đánh dấu gì ? - Về nhà luyện viết. Tiết 2: Tiếng Việt (T) Luyện từ và câu ÔN: TỪ NGỮ CÁC MÔN HỌC - TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I- Mục tiêu bài dạy - Củng cố vốn từ về các môn học và hoạt động của con người - Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động II- Đồ dùng chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Vở ghi. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Dạy - học bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung HS đọc yêu cầu HS làm vào giấy nháp HS trình bày trước lớp HS đọc yêu cầu Cho HS nêu miệng HS đọc yêu cầu Cho HS làm vào vở Đọc bài làm trước lớp HS đọc yêu cầu Cho HS làm vào phiếu to, gắn bảng * Bài 1: Kể tên các môn học lớp 2 - Toán, Tiếng Việt ( Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn), Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Thể dục, Nghệ thuật * Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động trong tranh Tranh 1: Đọc, xem (sách) Tranh 2: Viết, làm (bài) Tranh 3: Nghe, giảng giải, chỉ bảo Tranh 4: Nói, trò chuyện, kể chuyện * Bài 3: Viết lại nội dung tranh bằng một câu và dùng các từ chỉ hoạt động đó để kể ( Dành cho HS khá, giỏi) Bạn Lan đang chăm chú đọc sách. Bạn Nam đang viết bài. Bạn An đang nghe bố giảng bài. Hai bạn HS đang nói chuyện rất vui vẻ. * Bài 4 : Chọn từ chỉ hoạt động, điền vào chỗ trống ( Dành cho HS khá, giỏi) Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Cô khuyên chúng em chăm học . 2. Củng cố, dặn dò - Học sinh thi kể các môn học nhanh, đúng ở lớp 2. - Về nhà học bài. Tiết 3: Toán (T) LUYỆN TẬP BẢNG CỘNG (40) I. Mục tiêu - Củng cố cho học sinh bảng cộng. Cộng các số có hai chữ số (có nhớ) - Rèn kỹ năng làm tính và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ HS: VBT III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ 3, 4 HS đọc bảng cộng 6. GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập - HS nêu miệng các bảng cộng đã học - Làm miệng bài tập 1 - GV ghi kết quả lên bảng - Một số HS đọc lại - GV nêu yêu cầu bài 2 - HS làm bảng con - HS đọc yêu cầu bài 3 - Nêu cách giải - HS làm vào vở BT - Đọc bài làm trước lớp - Chữa bài - GV đọc bài toán 4 - HD tóm tắt - HS nêu cách giải - HS làm vào giấy nháp - Trình bày bài trước lớp - Chữa bài { Bài 1(40). Tính nhẩm 9 + 2 = 11 9 + 3 = 12 9 + 8 = 17 2 + 9 = 11 3 + 9 = 12 8 + 9 = 17 6 + 9 = 15 7 + 9 = 16 8 + 5 = 13 9 + 6 = 15 9 + 7 = 16 5 + 8 = 13 9 + 4 = 13 9 + 5 = 14 9 + 6 = 15 4 + 9 = 13 5+ 9 = 14 6 + 9 = 15 8 + 7 = 15 7 + 5 = 12 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 5 + 7 = 12 6 + 7 = 13 { Bài 2: Tính { Bài 3(40) Bài giải Đội 2 trồng được số cây là: 36 + 6 = 42 (cây) Đáp số: 42 cây { Bài 4 ( Dành cho HS khá, giỏi) Tóm tắt Bao ngô nặng : 18 kg Bao gạo nặng hơn : 8 kg Bao gạo nặng : ... kg ? Cả hai bao nặng: .....? kg Bài giải Bao gạo nặng là: 18 + 8 = 26 (kg) Cả hai bao nặng là: 18 + 26 = 44 (kg) Đáp số: 44 kg 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS có ý thức làm tốt các bài tập - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Tiết 4: Toán (T) LUYỆN TẬP VBT ( 41) I. Mục tiêu Giúp học sinh - Thuộc bảng cộng đã học - Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán có một phép cộng. II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ HS : Bảng con, phấn III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc bảng cộng 9, 8, 7 Gọi 3 HS đọc thuộc bảng cộng . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập. - HS đọc yêu cầu bài 1 - Làm miệng - GV nêu yêu cầu bài 2 - HS nhắc lại cách tính - Làm bảng con - HS đọc bài toán 3 - Bài thuộc dạng toán gì? - HS nêu cách tính - Làm VBT - Chữa bài trước lớp - GV nêu yêu cầu bài 4 - Hướng dẫn cách làm - HS làm vào vở - Chữa bài { Bài 1 (41). Tính nhẩm 9 + 8 = 17 2 + 9 = 11 3 + 8 = 11 7 + 6 = 13 4 + 8 = 12 7 + 7 = 14 5 + 6 = 11 9 + 9 = 18 5 + 7 = 12 8 + 6 = 14 4 + 9 = 13 9 + 7 = 16 8 + 5 + 1 = 14 5 + 4 + 3 = 12 8 + 6 = 14 5 + 7 = 12 { Bài 2 (41). Tính : { Bài 3 (41) Tóm tắt Mẹ hái : 56 quả bưởi Chị hái nhiều hơn mẹ : 18 quả Chị hái : ...quả ? Bài giải Số bưởi chị hái được là: 56 + 18 = 74 (quả) Đáp số: 74 quả bưởi. { Bài 4 ( Dành cho HS khá, giỏi) Tính bằng 2 cách. 26 + 15 + 14 = 41 + 14 = 55 26 + 14 + 15 = 40 + 15 = 55 37 + 16 + 23 = 53 + 23 = 76 37 + 23 + 16 = 60 + 16 = 76 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS có ý thức học tốt. - Về xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau: Phép cộng có tổng bằng 100.
Tài liệu đính kèm: