Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 34

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 34

TẬP ĐỌC

TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I. MỤC TIÊU:

 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

 - Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. ( Trả lời được các CH trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ:

 - Yêu cầu đọc bài : Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi trong bài.

 - Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

Giới thiệu bài: Giới thiệu bài đọc .Học sinh quan sát tranh; giáo viên dùng lời giới thiệu.

HĐ1. Luyện đọc:

 - GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: toàn bài đọc với giọng rõ ràng rành mạch, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả gợi cảm trong bài.

 - Một, 2 học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài văn. ( Học sinh khá, giỏi )

 -Tổ chức cho học sinh chia đoạn ( 3 đoạn ).

 - Học sinh quan sát tranh trong SGK.

 - Học sinh đọc nối tiếp đoạn 2 -3 lần .

 +Hết lượt 1: - GV theo dõi sữa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó cho hs

 +Hết lượt 2: GV hd hs TB ngắt câu dài

 +Hết lượt 3: Giúp học sinh giải nghĩa một số từ đợc chú giải ở cuối bài và giải nghĩa thêm một số từ: . :

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch giảng dạy tuần 34
Môn học
Tên bài dạy
2
3/5
Chào cờ
Tập đọc
Chính tả
Toán
Đạo đức
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Nói ngược
Ôn tập về đại lượng (Tiếp)
Ôn tập
3
 4/5
L T V C
Kể chuyện
Toán
Địa lí
Khoa học
MRVT: Lạc quan - Yêu đời
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Ôn tập về hình học
Ôn tập
Ôn tập: Thực vật và động vật
4
5/5
 Tập đọc
Lịch sử
Toán
Thể dục
Kĩ thuật
 Ăn “ Mầm đá”
Ôn tập
Ôn tập về hình học (Tiếp)
Bài 67
Lắp mô hình tự chọn
5
6/5
Tập làm văn
L T V C
Toán
Khoa học
 Mĩ thuật
Trả bài văn miêu tả con vật
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
Ôn tập về tìm số trung bình cộng
Ôn tập: Thực vật và động vật
VT: Đề tài tự do
6
7/5
Tập làm văn
Toán
 Âm nhạc
Thể dục
S H T T
Điền vào giấy tờ in sẵn
Ôn tập
Bài 68
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và 
 Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Tiếng cười là liều thuốc bổ 
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
	- Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. ( Trả lời được các CH trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học :
 	- GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
	- Yêu cầu đọc bài : Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi trong bài. 
 	- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Giới thiệu bài đọc .Học sinh quan sát tranh; giáo viên dùng lời giới thiệu.
HĐ1. Luyện đọc:
 	- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: toàn bài đọc với giọng rõ ràng rành mạch, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả gợi cảm trong bài.
 	- Một, 2 học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài văn. ( Học sinh khá, giỏi )
 	-Tổ chức cho học sinh chia đoạn ( 3 đoạn ).
 	- Học sinh quan sát tranh trong SGK.
 	- Học sinh đọc nối tiếp đoạn 2 -3 lần .
 	+Hết lượt 1: - GV theo dõi sữa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó cho hs
 	+Hết lượt 2: GV hd hs TB ngắt câu dài
 	+Hết lượt 3: Giúp học sinh giải nghĩa một số từ đợc chú giải ở cuối bài và giải nghĩa thêm một số từ: ... : 
 	- Học sinh luyện đọc theo cặp.
 	- Học sinh đọc trước lớp.
 	- GV đọc mẫu lần 1 và lưu ý giọng đọc của toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
 	- Một học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi sau:
 	+ Bài báo trên gồm có mấy đoạn? Em hãy đánh dấu từng đoạn của bài báo?
 	+ Nội dung chính của từng đoạn là gì?
 	- HS trả lời và nhận xét, bổ sung. GV kết luận ghi bảng.
 	+ Người ta đã thống kê được số lần cười ở con người như thế nào?
 	+ Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
 	+ Nếu luôn luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?
 	+ Người ta tìm ra cách tạo tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
 	+ Trong thực tế em còn thấy những bệnh gì liên quan đến những người không hay cười?
 	+ Em rút ra được điều gì qua bài báo này? Hãy chọn ý đúng nhất?
 	+ Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?
 	- HS trả lời các câu hỏi trên. nhận xét và bổ sung. GV kết luận câu trả lời đúng và nêu nội dung của bài.
c. Luyện đọc diễn cảm.
 	- Gọi học 2 sinh đọc diễn cảm lại bài văn.
 	- K, G tìm giọng đọc hay của bài, hs K, G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao ?
 	- Giáo viên hướng dẫn các em thể hiện đúng giọng đọc của bài. Lưu ý đọc đúng giọng các nhân vật.
 	- Giáo viên HD học sinh TB luyện đọc đoạn “Tiếng cười ... mạch máu”
 	+ Giáo viên treo bảng phụ HD học sinh luyện đọc.
 	- GV hoặc học sinh giỏi đọc mẫu.
 	- Học sinh luyện đọc diễn cảm.( Cá nhân)
 	- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất 
C. Củng cố - dặn dò:
 	- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nghe – VIếT: nói ngược
I. Mục tiêu:
 	- Nghe -Viết đúng bài chính tả. Biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
 	- Làm đúng bài tập 2 ( phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- GV: - VBT TV4, bảng phụ
 	- HS: - VBT TV4
Iii. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MT của tiết học
2. HD học sinh nghe- viết:
 	- Giáo viên đọc bài viết: Nói ngược
 	- Học sinh đọc thầm bài vè và trả lời các câu hỏi:
 	+ Bài vè có gì đáng cười?
 	+ Nội dung bài vè là gì?
 	- HS tìm từ cá từ khó viết và luyện viết các từ khó
 	- HS viết chính tả
 	- Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá.
3. HD học sinh làm bài tập:
Bài tập (Tr 103, 104, VBT TV4) 
 	- Một học sinh đọc yêu cầu BT .
 	- Học sinh làm bài tập cá nhân.
 	- Học sinh chữa bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung.
C. Củng cố - Dặn dò:
 	- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học
Toán
Ôn tập về đại lượng(Tếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích .
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của HS
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 :
 	- HS đọc yêu cầu bài 1.
 	- Học sinh làm vào vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài (HS TB).
 	- HS cả lớp nhận xét và nêu kết quả ( Học sinh TB )
Bài 2 :
 	- HS làm việc cá nhân, HS tiếp nối lên bảng làm bài tập.
 	- Dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
Bài 3: (Dành cho HS K,G)
- HS tìm hiểu đề bài
- HS tự giải, GV nhận xét.
Bài 4 
 	- 1 học sinh đọc đề bài .1học sinh nêu cách giải.
 	- Học sinh làm vào vở, chữa bài
KL: Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn
C. Củng cố dặn dò:
 	- Dặn HS về nhà làm BT ở VBT. 
Đạo đức
trang địa phương . chăm sóc hoa, cây cảnh.
I. Mục tiêu: 
 	- Học sinh biết được ý nghĩa của việc chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
iI. Tài liệu và phương tiện: 
- Cuốc, dao...
III. Hình thức – Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: thảo luận, luyện tập, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
a) Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao phải chăm sóc bồn hoa, cây cảnh ở lớp học,trường học 
b) Cách tiến hành:
 	-YC học sinh thảo luận theo nhóm đôi TLCH: Vì sao phải chăm sóc bồn hoa cây cảnh ở lớp học, trường học. 
 	- Học sinh thảo luận trong thời gian10 phút.
 	+ Đại diện các nhóm trình bày.
 	+ Học sinh nhóm khác và giáo viên nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: Thực hành
a) Mục tiêu: Học sinh tham gia chăm sóc bồn hoa cây cảnh ở lớp học,trường học.
b) Cách tiến hành:
 	+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm khu vực chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
 	+ Các nhóm tiến hành chăm sóc bồn hoa cây cảnh .
 	+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
 	+ Học sinh nhóm khác và giao viên nhận xét, tuyên dương những nhóm làm bồn hoa sạch sẽ.
Hoạt động nối tiếp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 Thứ 3 ngày 4 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu
MRVT: Lạc quan – yêu đời
I. Mục tiêu:
	- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa(BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (Bt2, BT3).
 II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: VBT, bảng phụ.
 	- HS: VBT T4
III. Hình thức- Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành. 
IV. Các hoạt động dạy học và chủ yếu:
A. Bài cũ: - Yêu cầu học sinh lấy vở để học bài. 
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
a) Bài 1 (Tr 104, VBT TV4)
 	- Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
 	- HS thảo luận theo cặp và làm bài tập.
 	+ Học sinh phát biểu ý kiến. (học sinh TB, K)
 	+ Học sinh - Giáo viên nhận xét , bổ sung chốt lời giải đúng.
 Bài tập 2 (Tr 105, VBT TV4)
 	- Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 2.
 	- Học sinh làm bài tập cá nhân. 
 	- Hs nối tiếp đọc câu của mình, cả lớp nhận xét và nêu kết quả đúng. GV nhận xét chung.
Bài tập 3 (Tr 105, VBT TV4):
 	- HS đọc yêu cầu và thảo luận bài tập theo nhóm 2, làm bài tập vào VBT.
 	- HS trình bày kết quả làm bài tập, cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét kết quả chung.
C. Củng cố - dặn dò:
 	- 2 HS TB nhắc lại nội dung bài học. Nhận xét tiết học.
 	- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
 	- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính, biết kể lại rõ ràng những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật(không kể thành chuyện), hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
	- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học :
 	- GV: Viết sẳn đề bài lên bảng lớp, 3 gợi ý trong SGK.
II. Hình thức -Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành, quan sát.
IV. Các hoạt động dạy học và chủ yếu:
A. Bài cũ: 
	- Yêu cầu kể lại nội dung câu chuyện tiết trước và trả lời câu hỏi SGK.
 	- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bằng lời.
2. HD kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài
 	- GV HDHS tìm hiểu YC của đề bài.
 	- GV phân tích đề bài và gạch chân dưới các từ vui tính, em biết
 	- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý.
 	? Nhân vật chính trong chuyện của em là ai?
 	? Em kể về ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết?
 	- HS từ 3 -5 em giới thiệu
b) Kể trong nhóm
 	- GV yêu cầu HS kể và thảo luận theo nhóm 2
c) Kể trước lớp
 	- Gọi HS thi kể. GV ghi tên HS kể, nội dung truyện, ... để HS nhận xét.
 	- Gọi HS nhận xét, đánh giá
 	- GV cho điểm những HS kể tốt
C - Củng cố - dặn dò:
 	- Học sinh nhắc lại nội dung ý nghĩa câu chuyện.
 	- Dặn học sinh về nhà kể cho người thân nghe.Nhận xét tiết học.
 Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc.
- Tính diện tích của hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
II.Đồ dùng dạy học:
 	- GV:- Bảng phụ, VBT T4
 	- HS: VBT T4
iII. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ : HS nhắc lại các đặc điểm về các loại góc đã học, đoạn thẳng song song, đường thẳng vuông góc.
B. Bài mới: Giới thiệu bài:Nêu mục đích YC của tiết học
Bài 1:
 	- HS đọc yêu cầu bài 1. 
 	- HS làm việc cá nhân, gọi HS lên bảng làm. ( Học sinh TB )
 	-YC học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung két quả.
Bài 2: (Dành cho HS K,G)
- HS đọc đề bài, tự làm
- GV nhận xét.
Bài tập 3 :
 	- HS đọc yêu cầu và làm bài tập cá nhân, 1 hS lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét và đổi vở cho nhau để soát kết quả.
 	- GV nhận xét chung.
Bài 4 :
 	-1HS đọc đề bài ... TIÊU
 	- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ...). Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: Bảng phụ ghi sẳn các lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp.
III. Hình thức -phương pháp:
1. Hình thức: đồng loạt, cá nhân.
2. Phương pháp: đàm thoại, luyện tập , thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của HS
 	- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn.
 	- Đề bài yêu cầu tả gì?
 	- GV nhận xét chung về:
 	+ ưu điểm: HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài, bố cục bài văn roc ràng, một số bạn diễn đạt câu ý rõ ràng, dùng các từ láy làm nổi bật hình dáng, hoạt động của con vật, chữ viết đẹp, ...
 	+ Nhược điểm: HS cần sửa lỗi về cách dùng từ đặt câu, cách ngắt câu, nghĩ câu, lỗi chính tả.
 	- Trả bài cho HS
* Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa bài
 	- Yêu càu hS tự chữa vào bài của mình
 	- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
* Hoạt động 3:Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
 	- Gọi một số HS có đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc , GV hỏi để HS tìm ra cách dùng từ, lối diễn đạt ý hay.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn. - GV gợi ý HS viết lại đoạn văn khi đoạn văn đó sai nhiều lỗi chính tả hoặc viết lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. Đoạn văn dùng từ chưa hay, ...- HS viết đoạn văn sau đó 3 đến 5 em đọc lại đoạn văn.
IV - Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. mục tiêu:
 	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.(Trả lời câu hỏi Bằng gì? Với cái gì? - ND ghi nhớ).
 	- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu(BT1, mục III). Bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện(BT2).
II. Hình thức -Phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành. 
Iii. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về một câu có dùng trạng ngữ chỉ nơi chốn.
 	- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
Bài tập 1 : - Gọi HS đọc to yêu cầu của bài tập 1
 	- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
 	- Gọi HS phát biểu ý kiến
 	- Nhận xét câu trả lời của HS
Bài tập 2 : - HS đọc thầm yêu cầu của bài tập và thảo luận theo cặp
 	- HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, kết luận ghi bảng.
 	- Yêu cầu HS lấy ví dụ.
3.Ghi nhớ :HDHS rút ra ghi nhớ 
 	- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
4. Phần luyện tập .
 Bài tập 1 (Tr 107, VBT TV4)
 	- HS tiếp nối nhau đọc nôi dung và yêu cầu của bài tập.
 	- HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. ( Học sinh TB )
- GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng,
Bài tập 2 (Tr 107, VBT TV4)
 	- HS đọc yêu cầu của bài tập 4, HS nêu yêu cầu.
 	- HS làm bài tập cá nhân.
 	- HS đọc đoạn văn của mình.
 	- GV nhận xét chung về kết quả.
C. Củng cố dặn dò.
 	- HS nhắc lại nội dung bài . Dặn HS về nhà học bài.	
Toán
ôn tập về tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
- Giải toán được bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
B. Bài mới. Giới thiệu bài.Nêu mục đích của tiết học.
Bài1 :
 	- HS đọc yêu cầu bài 1 .GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp nhận xét và nêu kết quả ( Học sinh TB )
 	- HS và GV nhận xét.
Bài 2 :
 	- HS đọc to yêu cầu bài tập 1.
 	- Bài toán cho biết gì? và yêu cầu làm gì?
 	- HS giải bài toán vào VBT, 1 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài nhận xét kết quả đúng. GV nhận xét kết quả chung.
Bài 3 :
 	- GV gắn bảng phụ. Học sinh đọc YC
 	- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm cách làm. 
 	-2HS ( TB, K) lên bảng làm .Cả lớp làm vào vở bài tập. 
 - Đổi vở ,chữa bài thống nhất kết quả.
Bài 4 (HS k-g)
 	- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS giải bài toán vào VBT
 	- GV nhận xét .
C. Củng cố dặn dò:
 	- GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm BT ở VBT
Khoa học
Ôn tập về thực vật và động vật 
I. Mục tiêu:
- Vẽ và trình bày sơ đồ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
 	- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: - Hình 134, 135 SGK
 	- HS: Giấy A0, bút vẽ dùng cho cả nhóm 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Bài cũ: HS nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật
B. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
*HĐ1:Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
 Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
 	- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi:
Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu như thế nào?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
 	- GV chia nhóm ( 4 em một nhóm)
 	- HS làm việc theo nhóm đẻ vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
 	- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
 	- Làm việc theo nhóm và tham khảo của các nhóm khác:
Bước 3:
 	- Đại diện các nhóm giới thiệu kết quả làm việc của mình . 
 	- HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố -Dặn dò:
 	- HS nhắc lại nội dung bài.Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài tự do
I -Mục tiêu:
 	- HS hiểu cách tìm và chọn đề tài tự do.
 	- HS biết cách vẽ theo đề tài tự do.
 	- Vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích.
II- Chuẩn bị:
GV:	- Tranh ảnh về Mùa hè 
 	- Bài vẽ của HS lớp trước
 	- Hình hướng dẫn cách vẽ...
HS:	- SGK
 	- Giấy vẽ, bút chì, tẩy
III Các HĐ dạy- học chủ yếu
 	- Giới thiệu bài: Trực tiếp
*HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài(7phút)
- GV yêu cầu HS kể lại những HĐ của trường, lớp mình.
- GV cho HS quan sát tranh & yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 	+ Cách trọn nội dung đề tài 
 	+ Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này
 	+ Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối, con người 
 	- HS quan sát, thảo luận nhóm & nhận xét (HS giỏi nhận xét)
*HĐ2: Cách vẽ (5 phút)
 	- GV gợi ý HS cách vẽ bằng hình mẫu và vẽ mẫu trực tiếp trên bảng
 	+ Xác định hình ảnh chính phụ
 	+ Vẽ phác hình chính phụ bằng nét
 	+ Vẽ nét chi tiết 
 	+ Vẽ màu theo ý thích 
 	+ HS quan sát và tìm ra cách vẽ
 	- HS giỏi nhắc lại cách vẽ, HS yếu nhắc lại
*HĐ3: Thực hành(17phút)
 	- GV cho HS quan sát một số bài mẫu của HS năm tưrớc 
 	- GV chia lớp chia làm 4 nhóm để thực hành 
 - GV quan sát hướng dẫn HS hoàn thành bài tại lớp 
*HĐ4: Nhận xét- ĐG (4phút)
- GV chọn một số bài của 4 nhóm để đánh giá 
 	+ HS nhận sét theo cảm nhận riêng
 	- GV tổng kết đánh giá
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
 Thứ 6 ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
 	- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước.Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV:- Bảng phụ ,VBT TV 4
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: đồng loạt, cá nhân.
2. Phương pháp: đàm thoại, luyện tập , thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. HD học sinh làm bài:
Bài tập 1 (Tr 108, VBT TV4)
 	- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu bài tập 
 	- Học sinh đọc đề bài trong bảng phụ.
 	- Giáo viên giải thích một số từ viết tắt trong giấy in sẵn.
 	- HDHS viết từng mục .Học sinh làm vào vở bài tập .
 	- Một só học sinh nối tiếp nhau đọc điện đã gửi tiền
 	- Giáo viên nhận xét ,bổ sung.
 Bài tập 2 (Tr 108, VBT T4)
 	- Học sinh đọc YC của bài tập .
 	- Học sinh thảo luận nhóm đổi TLCH.
 	- Học sinh phát biểu ý kiến .
 - Giáo viên gợi ý, bổ sung thêm cho HS
C. Củng cố dặn dò:
 	- GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc:
Ôn tập 2 bài TĐN
I-Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học trong học kì II.
II-Các hoạt động dạy học:
HĐI: Ôn 2 bài TĐN
- GV cho HS đọc 2 bàiTĐN, mỗi bài 3 lượt.
 	- GV lưu ý HS những kí hiệu ghi trên tác phẩm.
HĐII: Biểu diễn
 	- GV chỉ định cá nhân, nhóm nhỏ HS lên trước lớp biểu diễn, hát một trong 2 bài ôn.
 	- GV nhận xét, ghi điểm.
III -Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà ôn bài.
Toán
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu: 
 	- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ 
B. Bài mới:.Giới thiệu bài.
Bài1 : - HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 	- HS làm việc cá nhân, gọi 3 HS nối tiếp lên bảng làm. ( Học sinh TB )
 	- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
KL: Củng cố kĩ năng tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Bài 2 : - HS nêu yêu cầu của bài tập, GV hướng dẫn HS cách giải.
 	- HS làm cá nhân vào VBT, 1HS K lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét và chữa bài. GV thống nhất kết quả chung.
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu bài 3.
 	- HD học sinh đọc đề toán và giải:
 - HS làm việc cá nhân, HS lên bảng làm. ( Học sinh TB, khá, giỏi )
 	- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
Bài 4 (HS k-g): GV tiến hành tương tự bài tập 3
Bài 5: (Dành cho HS K,G)
	- HS tìm hiểu đề bài, tự giải.
	- GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
 	- GV hệ thống kiến thức toàn bài.Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Thể dục: 
Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
TC:Lăn bóng bằng tay.
I-mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, động tác nhảy nhẹ nhàng,nhịp điệu.Số lần nhảy càng nhiều càng tốt.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II-Chuẩn bị:
- Dây nhảy.
III-Các hoạt động dạy học:
1-Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS khởi động tay chân.
- GV cho HS ôn bài thể dục phát triển chung.
2-Phần cơ bản:
- Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
+ GV nêu tên động tác, làm mẫu. HS quan sát và làm theo .
- HS tập theo tổ.Đại diện các tổ thực hiện trước lớp.
- Trò chơi:Lăn bóng bằng tay
 	+ GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
+ GV làm mẫu cùng HS.Sau đó HS chơi.
3- Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.Gv nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 - LAN 2010.doc