Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 23 năm 20112

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 23 năm 20112

I. Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.

-Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.

- KNS: Ra quyết định; Ứng phó với căng thẳng.

II. Đồ dùng dạy-học:- Tranh minh họa bài tập đọc

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 17 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 23 năm 20112", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 67+68 	Bài: BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ.
-Hiểu nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
- KNS: Ra quyết định; Ứng phó với căng thẳng.
II. Đồ dùng dạy-học:- Tranh minh họa bài tập đọc 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- HS lên đọc bài tập đọc Cò và Cuốc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài:
HĐ 2. Luyện đọc.
-GV đọc mẫu. 
- HD luyện đọc từng câu.
- HD luyện đọc từ khó.
- HDHS chia đoạn.
- HD luyện đọc từng đoạn.
- Giải nghĩa từ mới:
 - Luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
HĐ 3. HD tìm hiểu bài.
+ Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
+ Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
+ Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- HS đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau luyện đọc từng câu.
- HS LĐ các từ: toan, khoan thai, phát hiện, cuống lên, bình tĩnh, giở trò, giả giọng.
- HS chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
 - HS đọc các từ trong phần chú giải.
- HS Lần lượt đọc bài 
- Các nhóm cử đại diện thi đọc 
1 HS đọc.
+ Sói thèm rỏ dãi.
 + Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.
+ Khi phát hiện ra Sói đang đến gần. Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho cái chân sau.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS nêu.
- HS đọc trong nhóm.
- HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc đồng thanh.
- HS nêu.
Môn: TOÁN
Tiết 111 	Bài: SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được số bị chia -số chia-thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia. Bài tập cần làm BT1, 2.
II. Đồ dùng dạy-học:- GV: Bộ thực hành Toán.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
-Lớp làm bảng con: 12:2 = 18:2 =
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2.Giới thiệu tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
- GV nêu phép chia 6 : 2
- HS tìm kết quả của phép chia ?
- Kết quả của p/t chia gọi là thương.
- GV ghi lên bảng:
Số bị chia	 Số chia	 Thương
 6	 : 2	 =	 3
- GV nhận xét 
HĐ 3. Thực hành
Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- GV nhận xét sửa sai
Bài 2: Tính nhẩm
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các thành phần của phép chia.
- Về nhà có thể làm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
-HS làm bảng con
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- 6 : 2 = 3.
- HS tìm kết quả
 6	 :	2	=	3
Số bị chia	 Số chia	 Thương
- HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia đó.
- Bạn nhận xét, đánh giá.
- lớp nhận xét. 
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
2 x 6 = 3 2 x 4 = 8 
 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12
6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 
10 : 2 = 5 12 : 2 = 6
-Nhận xét, bổ sung (nếu có). 
-HS nhắc lại.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: KỂ CHUYỆN
Tiết 23 	Bài: BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu:
-Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (bài tập 2).
II. Đồ dùng dạy-học:-4 tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- HS kể Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
+ Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc như thế nào?
+ Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
+ Bức tranh 4 minh hoạ điều gì?
- Chia HS thành các nhóm thực hiện kể lại từng đoạn 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
HĐ 3.Phân vai dựng lại câu chuyện. 
 + Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào?
 + Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng ntn?
- Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên kể 
+ Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ.
 + Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói.
 + Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, 
- Thực hành.
+ Cần 3 vai diễn: người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
 + Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm;Giọng Ngựa giả vờ lễ phép; Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa.
- Các nhóm dựng lại câu chuyện. Sau đó một số nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
.
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012 
Môn: TOÁN
Tiết 112 	Bài: BẢNG CHIA 3
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng chia 3. Nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3) 
II. Đồ dùng dạy-học:-Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
 2 x 4 = 8
 4 x 3 = 12
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2. HD lập bảng chia 3.
a.Giới thiệu phép chia 3
- Ôn tập phép nhân 3.
 * Hình thành phép chia 3.
- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm?
* Nhận xét:
- Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta lập được phép chia 3 là 12 : 3 = 4.
- Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 4 = 3
b. Lập bảng chia 3
- GV yêu cầu HS lập bảng chia 3: dựa vào bảng nhân 3 lập bảng chia 3.
- HS đọc và học thuộc bảng chia 3.
Bài 1: Tính nhẩm.
Bài 2: Giải bài toán.
 + Bài tập cho biết gì?
 + Bài tập hỏi gì?
- GV nhận xét, đánh giá. 
Bài 3: Số ?
- GV nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
2 HS thực hiện. Bạn nhận xét.
 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4
 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc bảng nhân 3
 + HS trả lời rồi viết 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa.
- HS tự lập bảng chia 3.
- HS đọc 
- HS tính nhẩm làm vào vở.
6 : 3 = 2 3 : 3 = 1 15 : 3 = 5
9 : 3 = 3 12:3 = 4 30 : 3 = 10
18:3 = 6 21: 3 = 7 24 : 3 = 8
 27 : 3 = 9
- HS đọc đề, phân tích đề.
- 1 HS lên bảng.
 Bài giải:
 Số học sinh trong mỗi tổ là:
 24 : 3 = 8 (học sinh)
	 Đáp số: 8 học sinh
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS tính nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Tiết 45 	Bài: BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói.
- Làm được BT(2)a/b.
II. Đồ dùng dạy-học:- Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
- HS viết : ngã rẽ, mở cửa, thịt mỡ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. Hướng dẫn viết chính tả 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép
+ Nội dung của câu chuyện đó thế nào?
b. Hướng dẫn trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Chữ đầu đoạn văn ta viết như thế nào?
+ Lời của Sói nói với Ngựa được viết sau các dấu câu nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d. Viết chính tả
- HS nhìn bảng chép.
e. Soát lỗi- GV đọc lại bài, HS soát lỗi.
g. Chấm bài
- Thu và chấm một số bài. 
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ 3. HD làm bài tập
Bài 2a: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
Bài 3b: Tìm nhanh các từ.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà viết lại những tiếng đã viết sai.
- Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng lớp. Cả lớp bảng con.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
+ Sói đóng giả làm bác sĩ để lừa Ngựa. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. Sói bị Ngựa đá cho một cú trời giáng.
+ Đoạn văn có 3 câu.
+ Chữ đầu đoạn văn ta viết lùi vào một ô vuông và viết hoa chữ cái đầu tiên.
+Viết sau dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.
+giả làm, chữa giúp, chân sau, trời giáng,
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trống.
 + nối liền, lối đi; ngọn lửa, một nửa.
 + ước mong, khăn ướt; lần lượt, cái lược 
 - HS đọc đề, nêu yêu cầu.
 + ước mơ, tước vỏ, trầy xước,; ướt áo, lướt ván, trượt ngã,
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 23 	Bài: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (tiết 1)
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại:Biết chào hỏi và tự giới thiệu;nói năng rõ ràng,lễ phép,ngắn gọn,nhấc và gọi điện thoại nhẹ nhàng.
- KNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Đồ dùng dạy-học:- Kịch bản Điện thoại . Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
HĐ 2. Quan sát mẫu hành vi
- Yêu cầu HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
 + Khi gặp bố Hùng, bạn Minh đã nói như thế nào? Có lễ phép không?
+ Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao?
 + Cách hai bạn đặt máy nghe khi kết thúc cuộc gọi thế nào, có nhẹ nhàng không?
 * Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng
HĐ 3. Thảo luận nhóm 
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em.
 + ... hận xét, bổ sung (nếu có).
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài theo nhóm đôi.
15cm:3=5cm 9kg:3=3kg
14cm:2=7cm 21 l : 3= 7l 
10dm:2=5 dm
-Trình bày, nhận xét.
-HS đọc đề bài toán.
- HS trả lời.
-HS làm bài vào vở.
Bài giải:
Số kilôgam gạo trong mỗi túi là:
15 : 3 = 5 (kg)
	 Đáp số: 5 kg gạo
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Tiết 46 	Bài: NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
- Nghe –viết chính xác bài chính tả,trình bày đúng .
-Làm được BT(2)a/b.
II. Đồ dùng dạy-học:- Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- 2 HS lên viết: ước mong, trầy xước.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
HĐ 2. Hướng dẫn viết chính tả 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
 + Đoạn văn nói về nội dung gì?
 + Ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên diễn ra vào mùa nào?
 b. Hướng dẫn trình bày
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Trong bài có các dấu câu nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Ê-đê, Mơ-nông.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d. Viết chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết. 
e. Soát lỗi - GV đọc soát lỗi.
g. Chấm bài
- Thu và chấm 8 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà viết lại những tiếng đã viết sai. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS viết 
- Nhắc lại tiêu đề bài.
 + Về ngày hội đua voi của đồng bào Ê-đê, Mơ-nông.
 + Mùa xuân.
 + Đoạn văn có 4 câu.
 + Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ba chấm.
- HS viết bảng con các từ này.
- Nghe và viết lại.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng gnhe và đọc bài.
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Điền vào chỗ trống l hay n?
- 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập.
 - Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 23 	Bài: ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
- Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
II. Đồ dùng dạy-học:
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
- Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. Hoạt động nhóm
- Nhóm 1 - Nói về gia đình.
- Nhóm 2 - Nói về nhà trường.
- Nhóm 3 - Nói về cuộc sống xung quanh.
* Cách tính điểm:
+ Nói đủ, đúng kiến thức: 10 điểm
+ Nói sinh động: 5 điểm
+ Nói thêm tranh ảnh minh họa: 5 điểm
HĐ 3. Làm phiếu bài tập
- Phát phiếu bài tập và yêu cầu cả lớp làm.
- GV thu phiếu để chấm điểm.
 PHIẾU HỌC TẬP
1. Đánh dấu x vào ô trước các câu em cho là đúng:
 a. Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà.
 b. Thầy hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ.
 c. Không nên chạy nhảy ở trường, để giữ gìn an toàn cho mình và các bạn. 
 d. Chúng ta có thể ngắt hoa ở trong vườn trường để tặng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 – 11.
 e. Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại.
3. Hãy kể tên:
+ Hai ngành nghề ở vùng nông thôn:
+Hai ngành nghề ở thành phố:
+Ngành nghề ở địa phương bạn:
4. Củng cố, dặn dò. 
- Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS phát biểu ý kiến. Bạn nhận xét.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- Các nhóm HS thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.
- Các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung kiến thức nếu cần thiết và giúp bạn minh họa bằng tranh ảnh.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- HS kể. Bạn nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
................................................................
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 23 	Bài: ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUY
I. Mục tiêu:
-Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước(BT1,BT2).
-Đọc và chép lại được 2-3 điều trong nội quy của trường.(BT3)
II. Đồ dùng dạy-học:
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
 - Gọi 2 HS lên bảng thực hành theo tình huống GV nêu.
- Nhận xét, đánh giá..
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1:
 + Các bạn nhỏ hỏi cô bán vé điều gì?
 + Cô bán vé trả lời thế nào?
 + Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào?
 + Khi đáp lời cô bán vé bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?
- Cho một số HS đóng lại tình huống trên.
- Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 3:
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc Nội quy trường học.
- Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
4. Củng cố, dặn dò.
- Tiết tập làm văn này các em học bài gì? 
- Khi đáp lời khẳng định của người khác các em thể hiện thái độ như thế nào? 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống a, b.
- 1 HS đọc bài 3. Bạn nhận xét.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
- Bức tranh vẽ cảnh ở rạp xiếc, các bạn HS và cô bán vé đang nói chuyện vui vẻ. 
 + Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ?
 + Cô bán vé trả lời: Có chứ!
 + Bạn nhỏ nói: - Hay quá!
 + Bạn nhỏ đã thể hiện thái độ lịch sự, vui vẻ, đúng mực trong giao tiếp.
- 2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
 - HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Ví dụ: Tuyệt thật./ Thích quá! Cô bán cho cháu một vé với./
* Tình huống
a. Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?
 Trông nó đẹp quá, mẹ nhỉ./ Trông nó lạ quá, mẹ nhỉ./ Nó hiền lành và đáng yêu quá, phải không mẹ./ Oâi, bộ lông của nó mới tuyệt làm sao./ Cái cổ của nó phải dài mấy mét ấy mẹ nhỉ./
- HS đọc đề nêu yêu cầu bài tập. 
- 2 HS lần lượt đọc bài.
- HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
-HS trả lời.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012
Môn: TOÁN
Tiết 115 	Bài: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
 -Nhận biết được tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
 -Biết tìm thừa số x trong các dạng bài tập. Biết giải bài toán bằng một phép tính chia
II. Đồ dùng dạy-học:
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng giải bài toán.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2. HD cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
a.Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
- GV viết lên bảng như sau:
 	2	 x	3	 =	6
Thừa số thứ nhất	Thừa số thứ hai Tích
- Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng:
- 6 : 2 = 3. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)
- 6 : 3 = 2. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2)
* Nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
b. Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết.
- Có phép nhân x x 2 = 8
- GV yêu cầu HS nêu các thành phần và kết quả của phép nhân? 
- Từ phép nhân x x 2 = 8 ta có thể lập được phép chia theo nhận xét “Muốn tìm thừa số x ta lấy 8 chia cho thừa số 2”.
- GV hướng dẫn HS viết và tính: x = 8 : 2
- GV giải thích: x = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8.
- Cách trình bày: 	x x 2 = 8
	 x = 8 : 2
	 x = 4
- GV nêu: 3 x x = 15
- Muốn tìm thừa số x ta làm thế nào?
* Kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. 
HĐ 3. Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột.
Bài 2: Tìm x.
x x 3 = 12
 x = 12 : 3
 x = 4
3 x x = 21
 x = 21 : 3
 x = 7
Bài 4: Giải bài toán.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
-Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 Bài giải:
	 Số can dầu là:
	27 : 3 = 9 (can)
 	 Đáp số: 9 can dầu
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- HS thực hiện phép nhân để tìm số chấm tròn. 6 chấm tròn.
- 2 x 3 = 6
- 6 : 2 = 3
- 6 : 3 = 2
- HS nhắc lại.
- Số x là thừa số chưa biết nhân với thừa số 2 bằng 8. Tìm x.
- HS viết và tính: x = 8 : 2
	 x = 4
- HS viết vào bảng con.
- HS: Muốn tìm thừa số x ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
- HS nhắc lại.
- HS tính nhẩm và làm bài. 
- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia
- HS đọc đề nêu yêu.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm bảng con, nhận xét bài bạn.
- 1 HS lên bảng giải.
- Lớp làm vở, nhận xét bài bạn. 
 Bài giải
	Số bàn học là:
 20 : 2 = 10 (bàn)
	 Đáp số: 10 bàn học
-HS trả lời.
- Lắng nghe và thực hiện.
 ..
Môn: TẬP VIẾT 
Tiết 23 	Bài: Ch÷ hoa T
I. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa T ; chữ và câu ứng dụng: Thẳng,Thẳng như ruột ngựa..
- Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy-học:- Mẫu chữ T Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
- 2 HS lên bảng viết: S – Sóc.
- Nhận xét, sửa sai.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài :
HĐ 2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Quan sát và nhận xét mẫu.
T
- Con có nhận xét gì về độ cao các nét ?
b. Hướng dẫn cách viết:
- Hướng dẫn HS trên chữ mẫu.
-Yêu cầu viết bảng con.
HĐ 3. Hướng dẫn viết cụm từ:
a. Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng
Thẳng như ruột ngựa.
+ Con hiểu cụm từ này như thế nào?
+ Con có nhận xét gì về độ cao các con chữ.
b. Hướng dẫn viết chữ : Thẳng 
- Hướng dẫn viết: giới thiệu trên mẫu, sau đó vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
HĐ 4. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- Yêu cầu viết vào vở tập viết .
 Chấm- chữa bài:
- Thu 10 vở để chấm.
- Trả vở- nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện viết bài viết ở nhà.
- Nhận xét chung tiết học.
- Thực hiện 
- Nhắc lại tiêu đề bài.
* Quan sát chữ mẫu trong khung.
- Cao 5 li, gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản, đó là 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.
- HS quan sát.
- Lớp viết bảng con 2 lần. T.
Thẳng như ruột ngựa. 
- Chỉ những người thẳng thắn, không ưa gì thì nói ngay, không để bụng.
- Chữ T, h, g cao 2,5 li
- Cao 1,5 li: t
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Viết bảng con:Thẳng. 
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23.doc