Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 19

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 19

TẬP ĐỌC

 BỐN ANH TÀI

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. ( trả lời được các CH trong SGK).

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 -Tranh minh họa bài đọc trong sgk.

 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc .

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1-Mở đầu : Giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách TV4, tập hai

2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng tranh )

*HĐ1: Luỵên đọc

+ Giáo viên HD đọc : Giọng kể khá nhanh, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khỏe, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của cậu bé .

+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )

 - Hết lượt 1: G/v hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : vạm vỡ, sốt sắng .

 - Hết lượt 2: H/d hs TB,Y ngắt câu dài : ''Đến một .mái nhà ''

 - 1 hs đọc chú giải

+ Đọc theo cặp :

 - ( HS ; đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .

+ Đọc toàn bài :

 - 2 hs : K- G đọc toàn bài .

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch giảng dạy tuần 19
Thứ
Môn dạy
Tên bài dạy
2
28/12
Chào cờ
Tập đọc
Chính tả
Toán
Đạo đức
Bốn anh tài
NV: Kim tự tháp Ai Cập
Ki – lô - mét vuông
Kính trọng và biết ơn người lao động
3
29/12
LTVC
Kể chuyện
Toán
Địa Lí
Khoa học
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Bác đánh cá và gã hung thần
Luyện tập
Đồng bằng Nam Bộ
Tại sao có gió
4
30/12
Tập đọc
Lịch sử
Toán
Thể dục
Kĩ thuật
Truyện cổ tích về loài người
Nước ta cuối thời Trần
Hình bình hành
Bài 37
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
5
31/12
 Tập làm văn
L.T.V.C
Toán
Khoa học
Mĩ thuật
LTXD mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Mở rộng vốn từ: Tài năng
Diện tích hình bình hành
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
TTMT: Xem tranh dân gian Việt Nam
6
1/1/2010
 TLV
Âm nhạc
Toán
Thể dục
SHTT
 LTXĐ kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Học bài : Chúc mừng
Luyện tập
Bài 38
 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
 Bốn anh tài
I-Mục đích yêu cầu: 
	- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. 
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. ( trả lời được các CH trong SGK).
II-Đồ dùng dạy học. 
 	-Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
 	- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc .
III-Các hoạt động dạy học.
1-Mở đầu : Giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách TV4, tập hai 
2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng tranh )
*HĐ1: Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc : Giọng kể khá nhanh, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khỏe, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của cậu bé .
+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: G/v hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : vạm vỡ, sốt sắng .
 - Hết lượt 2: H/d hs TB,Y ngắt câu dài : ''Đến một .....mái nhà ''
 - 1 hs đọc chú giải 
+ Đọc theo cặp : 
 - ( HS ; đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .
+ Đọc toàn bài :
 - 2 hs : K- G đọc toàn bài .
+ GV đọc mẫu toàn bài .
*HĐ2: Tìm hiểu bài .
 + Y/C hs đọc thầm 6 dòng đầu truyện trả lời câu hỏi1, 2 sgk ( HS : Về sức khỏe..., về tài năng... ; Yêu tinh xuất hiện ... )
 ? Đoạn văn này nói lên điều gì ? (hs: K- G trả lời)
ý1 :Sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây .( hs: yếu nhắc lại )
 +1 hs đọc thành tiếng đoạn còn lại, (cả lớp đọc thầm) trả lời câu hỏi3,4 sgk .(hs Cẩu Khây đi cùng với Móng Tay Đục Máng, Lấy Tai Tát Nước, Nắm Tay Đóng Cọc ;...)
 - Giảng từ :"hăm hở, vạm vỡ " 
 ? Đoạn văn này nói lên điều gì? (hs: K- G trả lời )
ý2 : Cẩu Khây cùng 3 người bạn của mình lên đường diệt trừ yêu tinh 
 ? Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K-G nêu ; HS: TB- Y nhắc lại )
*HĐ3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
 - HS: K- G tìm giọng đọc hay, hs K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao?
 - GV h/d hs TB, Y đọc nâng cao đoạn : “ngày xưa ...diệt trừ yêu tinh”
 - HS thi đọc diễn cảm.
3 / Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học .
Chính tả
Nghe viết : Kim tự tháp Ai Cập
I-Mục đích yêu cầu:
 	- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm đúng các bài tập CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). 
II-Đồ dùng dạy học. 
 	- G/v 3 tờ phiếu viết n/d BT2, 3 băng giấy viết n/d BT3a
III-Các hoạt động dạy học. 
1-Mở đầu : Nêu gương một số em viết đẹp khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở học kì 2.
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng dẫn h/s nghe viết 
 	- 1 h/s K/G đọc bài Kim tự tháp Ai Cập,h/s cả lớp theo dõi
 	+ Đoạn văn nói điều gì?
 	+ h/s đọc thầm đoạn văn và tìm những từ khó viết trong bài?:
 	- G/V hướng dẫn h/s viết từ khó 
 	- G/Vnhắc h/s cách trình bày bài, tư thế ngồi viết
 	- G/v đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn cho h/s viết 
 	- Đọc toàn bài chính tả 1 lượt h/s soát bài.
 	- G/v chấm 10 bài .Trong khi đó từng cặp h/s đổi vở soát lỗi cho nhau.
 	- G/v nêu nhận xét chung 
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 : Y/c h/s làm bài cá nhân vào vở (g/v giúp h/s yếu)
 - G/v gián 3 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài, phát bút dạ mời 3 nhóm h/s lên bảng thi tiếp sức : Các em nối đuôi nhau dùng bút gạch những chữ viết sai chính tả, viết lại những chữ đúng . H/s cuói cùng thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 - H/s nhận xét, g/v chốt lời giải đúng .(đáp án :Sinh, biết , biết , tuyệt, sáng .)
 Bài 3a : Bài tập y/c chúng ta làm gì ? HS làm cá nhân vào vở 
 - G/V dán 3 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT3a, mời 3h/s lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.(hs 
3 / Củng cố – dặn dò .
 - Nhận xét chung tiết học .Nhắc h/s ghi nhớ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
 Toán
Ki lô mét vuông
 I- Mục tiêu:
	- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. 
- Biết đọc, viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông ;
- Biết 1km2 = 1 000 000 m2 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. 
II-Đồ dùng dạy học. 
 	- GV: Tranh vẽ một khu rừng .
II-Các hoạt động dạy- học .
1-Bài cũ : Nêu dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Giới thiệu ki-lô-mét vuông 
 - GV Giới thiệu : Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, ....người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
 - GV treo bảng bức tranh vẽ khu rừng có hình ảnh là một hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét 
 - GV Giới thiệu : ki-lô-mét vuông viết tắt là: km2
 - Giới thiệu : 1 km2 =1 000 000 m2 (g v viết bảng )
 - 4 hs TB, Y đọc lại .
*HĐ2: Luyện tập 
Bài 1 : Y/c hs đọc thầm đề bài, sau đó tự làm 
 - 2 hs TB, Y lên bảng làm (1hs đọc, hs kia viết số đo này )
KL : Củng cố cách đọc, iết số đo diện tích .
Bài 2 : 3 hs lên bảng làm bài, mỗi hs làm 1 cột, cả lớp làm vào vở nháp 
 - Sau khi chữa bài hỏi : Hai đơn vi diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ( hs K- G trả lời, hs yếu nhắc lại )
Bài 3: ( Dành cho HS K, G)
-1 hs K đọc đề bài, cả lớp đọc thầm 
 - 1 hs K nêu cách tính diện tích hình CN ?( điện tích hình CN =chiều dài x chiều rộng
 - 1 hs G lên bảng làm bài.
Bài 4 :Y/c hs đọc kĩ đề bài và tự làm sau đó báo cáo k/q trước lớp.
3/ củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn hs về nhà làm bài tập (trong VBT).
Đạo đức
Kính trọng và biết ơn người lao động (T1)
I-Mục tiêu.
 *Học xong bài này hs biết :
	- Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
	- Bước đầu biết cư xử lễ phép với người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. 
II-Đồ dùng dạy học. 
III-Các hoạt động dạy- học. 
1- Bài cũ : Những biểu hiện của yêu lao động là gì ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Phân tích truyện : Buổi học đầu tiên
M ục tiêu: thông qua câu chuyện hs hiểu được: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thường nhất cũng cần được tôn trọng 
CTH : 1 hs K/G đọc truyện : Buổi học đầu tiên
 - HS thảo luận theo hai câu hỏi sgk 
LK: Cần phải kính trọng người lao động, dù là người lao động bình thường nhất.
*HĐ2 : Những nghề nghiệp của người lao động 
Mục tiêu : HS phân biệt được người lao động và những người không phải là người lao động .
CTH:Y/c hs thảo luận nhóm đôi BT1 
 - GV nêu y/c BT.( HS : các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày k.q )
KL: - Nông dân, bác sĩ,...là những người lao động (trí óc hoặc chân tay)
- Những người ăn xin, kẻ buôn bán ma túy,...không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại .
(hsTB,Y nhắc lại )
*HĐ3: Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu : hs biết được mọi của cải trong xã hội có được đều là nhờ người lao động .
CTH : hs thảo luận nhóm (6 nhóm), mỗi nhóm 1 tranh trong bài tập 2
 -Y/c hs q/s tranh trong sgk thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
 + Người lao động trong tranh làm nghề gì? Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào ?
KL: (như mục tiêu của HĐ)
*HĐ4: Kính trọng người lao động 
Mục tiêu: hs nhận biết được những việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động .
CTH : HS làm việc cá nhân gv nêu y/c của bài tập .h/s trình bày ý kiến .
KL :Phần trả lời đúng của câu hỏi trên .
 ? Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? (HS : K-G trả lời, hs TB-Yđọc ghi nhớ sgk.)
3. Hoạt động nối tiếp : Chuẩn bị BT 5, 6 .
Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì?
I-Mục đích yêu cầu :
 - H/S hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? 
( ND ghi nhớ).
	- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đạt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3). 
II-Đồ dùng dạy học. 
 - Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập (phần luyện tập)
III-Các hoạt động dạy học. 
1/ Kiểm tra bài cũ : 
2/ Bài mới :
* Giới thiệu bài : ( Giới thiệu trực tiếp )
*HĐ1: Hình thành kiến thức mới về : Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì ?
+ Phần nhận xét 
 - 1H/S đọc TTnội dung bài tập, cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi (viết vào vở)
 - G/Vdán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời 3h/s lên bảng làm bài.
 - H/S k/giỏi trả lời miệng câu hỏi 3, 4 cả lớp và g/v nhận xét, g/v chốt lời giải.
 - 2h/s đọc ghi nhớ sgk
 - 1 h/s phân tích 1 vd minh họa n/d ghi nhớ .
HĐ2: Luyện tập .
Bài tập 1:(Cách tổ chức tương tự như bài trên )
LK: Củng cố kĩ năng xác định câu kể ai làm gì?,kĩ năng xác định CN.
Bài 2: 1h/s đọc TT n/d và y/c Bài 2 .Mỗi h/s tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ 
 -Từng cặp h/s đổi bài sửa lỗi cho nhau.
 - H/S tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. cả lớp cả g/v nhận xét. 
KL:Củng cố kiến thức đặt câu. 
Bài tập 3: 1h/s đọc y/c bài tập 3 cả lớp theo dõi .
 - Y/c h/s quan sát tranh minh họa bài tập .
 - 1h/s k/giỏi làm mẫu : nói 2-3 câu về h/đ của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh. Cả lớp suy nghĩ làm việc cá nhân.
 - H/S tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và g/v nhận xet, bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất.
3/ Củng cố – dặn dò :
 - 1 h/s nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Nhận xét chung tiết học 
 - Y/c h/s về nhà hoàn chỉnh đoạn văn bài tập 3, viết vào vở.
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
I/Mục tiêu:
 ... lời câu hỏi sau:
 ? Hãy nêu những dấu hiệu khi trời có giông? (h/s T B,Y trả lời:..gió mạnh kèm theo mưa to )
 ? Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? 
 +Tác hại do bão gây ra? ( dấu hiệu đặc trưng :Gío mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy ; Tác hại :làm hại tài sản, về người và của .)
 ? Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết ? (g/v giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn)
KL:Các hiện tượng giông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa ,....chúng ta cần phải đề phòng tai nạn do bão gây ra.
(2h/s TB nhắc lại )
*HĐ3 : Trò chơi ghép chữ vào hình 
Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của h/s về các cấp độ của gió : gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió giữ.
CTH : G/v phô tô 4 hình minh họa các cấp của gió trang 76 sgk ,viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời các nhóm h/s thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp . Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc .
3 . Củng cố – dặn dò
 +Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại người và của ? (h/s K/G trả lời ) 
 - Nhận xét chung tiết học .
 - Dặn h/s không đi ra ngoài khi có gió giông, bão .
mĩ thuật
thường thức mĩ thuật: xem tranh dân gian việt nam
i. mục tiêu:
	- Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức. 
ii. chuẩn bị :
GV: - SGK, SGV.
 - Một số tranh dân gian, chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
HS: - SGK.
Sưu tầm thêm tranh dân gian.
iii. các hoạt động dạy học: 
* Giới thiệu bài ( Bằng lời)
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian.
 - Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam. Trong đó tranh dân gian Đông Hồ( Bắc Ninh) và Hàng Trống ( Hà Nội )là hai dòng tranh tiêu biểu.
 - Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh tết.
 - Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế.
 - Sau khi giới thiệu sơ lược về tranh dân gian, Gv cho HS xem một số bức tranh ở trang 44, 45 SGK để các em nhận biết : tên tranh, xuất xứ, hình vẽ và màu sắc .
Hoạt động 2: Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt ( Hàng Trống) và Cá chép ( Đông Hồ).
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 45 SGK và gợi ý:
+ Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
+ Tranh cá chép có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh?
+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu?
+ Hình hai con ca chép được vẽ như thế nào?
+ Hai bức tranh có gì giống, khác nhau?
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
Gv nhận xét tiết học và khen ngợi những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài.
Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội của Việt Nam.
 Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010
 Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I-Mục đích yêu cầu. 
	- Nắm vững hai cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
	- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). 
II-Đồ dùng dạy học. 
 - Bút dạ, một số tờ giấy trắng để hs làm BT2
III-Các hoạt động dạy học .
1-Bài cũ : Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật?(hs K,G trả lời)
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: hướng dẫn hs luyện tập. 
Bài 1: 1 hs đọc n/d bài tập 1, cả lớp theo dõi sgk
 - H/s đọc thầm bài cái nón, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
 - H/s phát biểu ý kiến . Cả lớp và gv nhận xét , chốt lại ý đúng .
KL: Củng cố kiến thức về hai cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật 
Bài 2 : 1 hs đọc 3 đề bài .cả lớp đọc thầm
 - H/s chọn đề tài . 
 - HS làm vào vở. gv phát bút dạ và giấy trắng cho 3 hs K/G
 - HS tiếp nối nhau đọc bài viết.g v nhận xét 
 - Những hs làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc đoạn kết bài đã viết .
 - Cả lớp n/x và bình chọn bạn viết kiểu bài mở rộng hay nhất .
3 / Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Y/C những hs viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết.
 âm nhạc
học hát : bài chúc mừng 
i.mục tiêu:
	- Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài.
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca. 
ii. chuẩn bị:
Giáo viên.
Nhạc cụ quen dùng. 
Tập hát và đàn thành thạo bài hát.
Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ.
Bản đồ và một vài tranh ảnh về nước Nga.
Băng đĩa nhạc. 
Học sinh.
Nhạc cụ gõ.
Đọc trước lời ca trong SGK.
iii. các hoạt động dạy học.
1.Phần mở đầu.
Giới thiệu bài hát. Gv giới thiệu bằng lời
2.Phần hoạt động .
 a) Nội dung 1: Dạy bài hát Chúc mừng.
Hoạt động 1: Dạy hát từng câu ngắn.
Hoạt động 2:
GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
Gv chỉ huy cho HS hát, chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất.
Hoạt động 3: 
Gv cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3.
b) Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát.
 - GV cần cho các em biết ý nghĩa các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như: đôn ca, song ca...
3. Phần kết thúc.
 - Gv gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Toán
Luyện tập
I-Mục đích yêu cầu. 
 Giúp học sinh :
	- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
	- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. 
II-Đồ dùng dạy học .
III-Các hoạt động dạy học. 
1 . Bài cũ : 1 h/s nêu qui tắc tính diện tích của hình bình hành .
2 . Bài mới : Gíơi thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: G/v vẽ bảng hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ 
- 3 h/s TB lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình ( Mỗi hs 
một hình )
 	+ G/v hỏi thêm ; Những hình nào có các cặp đối diện song song và bằng nhau?
 	- Hình C/N cũng là h. bình hành theo em đúng hay sai? vì sao?(hs K/G trả lời)
KL: Củng cố kiến thức phân biêt hình bình hành với các hình đã học 
Bài 2: Y/c hs đọc thầm bài 2 và suy nghĩ cách làm 
 	- 1 hs TB nêu cách làm .
 	- 1 hs TB lên bảng làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở nháp (g/v giúp đỡ hs yếu )
+KL:Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành .
Bài 3 a: G/v vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a,b rồi hướng dẫn hs viết công thức tính chu vi hình bình hành 
P=(a+b) x 2
 	- 2 hs TB, Y nhắc lại công thức ( diễn đạt thành lời )
 	- 1 hs lên bảng áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành a,b .Cả lớp làm vào vở nháp.
KL: 1 hs TB,Ynhắc lại công thức tính chu vi hình bình hành.
Bài 4: ( Dành cho HS K,G)
- 1hs đọc đề bài, cả lớp đọc thầm .
 	- 1 hs K/G lên bảng làm.
KL:Củng cố cách tính diện tích hình bình hành
3. Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
thể dục
đi vượt chướng ngại vật thấp –
trò chơi “ thăng bằng”
i. mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
ii. địa điểm-phương tiện: 
+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch. Dụng cụ BTRLTTCB, kẻ sân trò chơi.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
1. Phần mở đầu
- G/viên nhận lớp, HS khởi động
 	+ Xoay các khớp.
 	+ Bài thể dục.
- Cán sự điều hành HS k/động. 
2. Phần cơ bản
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Học trò chơi “Thăng bằng”.
+ Mục đích: Rèn luyện khéo léo, khả năng giữ thăng bằng, phát triển sức mạnh chân.
+ Cách chơi: Vẽ 4 - 5 vòng tròn có đường kính 1,2m. Tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc, sau đó chia thành các cặp đứng quay mặt vào nhau trong vòng tròn, co một chân lên, một tay đa ra sau nắm lấy cổ chân mình, tay còn lại nắm lấy tay bạn và giữ thăng bằng. Khi có lệnh chơi, từng đôi dùng tay để co, kéo, đẩy nhau, sao cho đối phương bật khỏi vòng hoặc không giữ được thăng bằng. Từng đôi chơi với nhau 3 lần, ai thắng 2 là thắng cuộc, hết lượt đến đôi khác.
- GV nhắc lại kĩ thuật động tác, Làm mẫu lại. Tổ chức tập luyện.
+ Lần 1: GV điều hành. 
+ Lần 2: Chia tổ CS điều hành,
- GV quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Các tổ trình diễn. GV cùng HS quan sát nhận xét.
- (HS: thực hiện tương đối thuần thục động tác.)
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, chơi mẫu. Tổ chức chơi.
- (HS: bước đầu biết tham gia chơi).
3. Phần kết thúc
- Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học.
- H/sinh thả lỏng cùng GV nhận xét bài học.
Địa lí
Đồng bằng nam bộ
I-Mục tiêu:
 Học xong bài này h/s biết:
 - Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền , sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
 - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ .
II-Đồ dùng dạy học.
 - G/V: Các bản đồ : địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - H/S :Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ .
III-Các hoạt động dạy – học. 
*HĐ1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta
 - 1h/s đọc mục 1 sgk trang 116 , cả lớp theo dõi (h/s làm việc cả lớp)
trả lời câu hỏi 1 sgk trang 118 
 ? Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ( về diện tích địa hình đất đai)?(h/s k/giỏi trả lời, h/s yếu nhắc lại nd :..diện tích lớn nhất nước ta ; đất đai : đất chua mặn , đất phù sa .)
 - Y/c 1 h/s K, G lên chỉ trên bản đồ đia lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch 
KL: Đồng bằng Nam bộ nằm ở phía nam nước ta đây là đòng bằng lớn nhất của đất nước 
*HĐ2: Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt 
 - H/s làm việc cá nhân. Y/c h/s quan sát kênh hình và kênh chữ trong sgk trả lời câu hỏi của mục 2.
 - Nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? (hs K ,G trả lời :..sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa )
 - Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch, em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của đồng bằng Nam Bộ ?
LK: Đồng bằng ....đất mặn.phải cải tạo.
 - H/s thảo luận nhóm 4 h/s trả lời câu hỏi sau: 
 + Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
 + Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì ?( hs :Cung cấp phù sa cho đồng ruộng là đường giao thông ,....)
 + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
 - Đại diện nhóm trình bày k/q
 + Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? (2 h/s đọc bài học tronh sgk trang 118. 
3 / Củng cố – dặn dò 
 + So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi đất đai.( h/s K/G trả lời)
+ Nhận xét chung tiết học. 
 - Dặn h/s về nhà đọc trước bài 18.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19- LAN 2009.doc