Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 25 năm 2012

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 25 năm 2012

TUẦN 25 Thứ hai , ngày 27 tháng 02 năm 2012

TẬP ĐỌC TIẾT : 73

 SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1)

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong truyện.

- Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.

- Học sinh biết tính kiên cường của nhân dân ta trong việc phòng chống lũ lụt.

II/ CHUẨN BỊ :

- Tranh : Sơn Tinh Thủy Tinh.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 25 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai , ngày 27 tháng 02 năm 2012
TẬP ĐỌC TIẾT : 73
 SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1)
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong truyện.
- Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
- Học sinh biết tính kiên cường của nhân dân ta trong việc phòng chống lũ lụt.
II/ CHUẨN BỊ : 
- Tranh : Sơn Tinh Thủy Tinh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
.BÀI CŨ :
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài “Voi nhà”
+Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
+ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe ?
+ Con voi đã giúp họ như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
 2. BÀI MỚI : 
- Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1 : Luyện đọc 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết.
* Đọc câu:
- Kết hợp luyện phát âm từ khó : tuyệt trần, cuồn cuộn, lễ vật, ván, dãy, chặn lũ
* Đọc đoạn .
- Giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc:
 +Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh,/ vua vùng nước thẳm.//
+Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.//
+Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
+Từ đó,/năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh,/ gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.//
- Hướng dẫn đọc chú giải SGK.
 Kén : lựa chọn kĩ.
- Chia nhóm đọc trong nhóm.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu bài .
 - Gọi 1 em đọc. 
+ Những ai đến cầu hôn Mị Nương ? 
+ Em hiểu chúa miền non cao là thần gì ? Vua vùng nước thẳm là thần gì ?
- GV : Sơn Tinh là thần núi, Thủy Tinh là thần nước.
+ Vua Hùng phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
+ Lễ vật gồm những gì ?
- Goị 1 em đọc đoạn 3 .
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần ?
+ Cuối cùng ai thắng ?
+ Người thua đã làm gì ?
- GV gọi 1 em đọc câu hỏi 4.
- GV hướng dẫn đi đến kết luận : Câu chuyện nói lên một điều có thật “Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường”, còn ý a Mị Nương xinh đẹp, ý b Sơn Tinh tài giỏi là đúng với điều kể trong truyện, nhưng chưa chắc đã là điều có thật, mà do nhân dân tưởng tượng nên.
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện đọc lại.
- Thi đọc trong nhóm. 
-Nhận xét , tuyên dương.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Gọi 1 em đọc lại bài.
-Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” nói lên điều gì có thật ?
-Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét giờ học
- 3 em học thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa
-Theo dõi đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
- HS luyện đọc .
- Nối tiếp nhau đọc đoạn.
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
- Luyện đọc câu
-HS đọc chú giải.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh.
-1 em đọc đoạn 1-2.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
-Thần núi, thần nước.
- Vua giao hẹn : ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- 1 em đọc đoạn 3.
- Thần hô mưa gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa ruộng đồng.
- Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao.
- Sơn Tinh thắng.
- Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.
- Cả lớp đọc thầm. Suy nghĩ
- HS thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS thi đọc lại truyện.
-1 em đọc bài.
- Nhân dân ta chiến đấùu chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm nay.
-Tập đọc bài.
GHI CHÚ
..
TOÁN TIẾT : 121
MỘT PHẦN NĂM
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5.
- Biết thực hành chia 1nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
- Nội dung điều chỉnh : Chỉ yêu cầu nhận biết một phần năm, biết đọc, viết 1/5 và làm bài tập 1.
II/ CHUẨN BỊ :
- Các tấm bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.BÀI CŨ : 
- Cho HS làm phiếu.
- Tổ một lớp HaiA trồng được 40 cây, như vậy mỗi bạn trồng được 5 cây. Hỏi Tổ một có bao nhiêu bạn ?
-Nhận xét.
2 BÀI MỚI : 
- Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu “Một phần năm”
- Cho HS quan sát hình vuông.
- Giáo viên dùng kéo cắt hình vuông ra làm năm phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông, chia làm năm phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình vuông”
- Giáo viên hướng dẫn tương tự với hình tròn .
- Có một hình tròn, chia làm năm phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình tròn.
-Nhận xét.
- Để thể hiện một phần năm hình vuông, hình tròn, người ta dùng số “Một phần năm”, viết 1
 5
HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét.
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài vào phiếu .
-1 em lên bảng .Lớp làm phiếu.
-Một phần năm.
- Quan sát.
- Có một hình vuông chia làm năm phần.
- Lấy một phần được một phần năm hình vuông.
- Có một hình tròn chia làm 5 phần.
- Lấy một phần được một phần năm hình tròn .
- Học sinh nhắc lại.
-Đã tô màu 1 hình nào ?
 5
-Suy nghĩ tự làm bài.
-Các hình đã tô màu 1 là hình : a.c.d 5
-HTL bảng chia 5.
GHI CHÚ
..
ĐẠO ĐỨC TIẾT : 25
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ 2
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đã học : Trả lại của rơi; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Có ý thức thực hiện và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II/ CHUẨN BỊ :
•- Các tình huống để HS xử lí.
- Phiếu bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.BÀI CŨ : 
+ Như thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
+ Vì sao cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Nhận xét, đánh giá.
2.BÀI MỚI :
- Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1 : Xử lí tình huống
+ Giờ ra chơi em nhặt được 5000 trong lớp, em sẽ làm gì?
+ Em muốn nhờ bạn lấy hộ quyển vở, em nói thế nào ?
+ Khi có người gọi nhầm số điện thoại nhà em,
 - Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 2 : HS làm phiếu bài tập.
Hét vào điện thoại
Nói vừa đủ nghe, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng.
Nói lời lịch sự là nhút nhát.
Không cần hỏi mượn cần thì cứ lấy,
3/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Trò chơi “ Văn minh, lịch sự”
- Khi quản trò nói lời lịch sự thì mọi người làm theo. Nói lời không lịch sự thì không làm,
 Trò chơi “ Gọi điện thoại” :
- A lô, Mai gọi Lan – A lô, Lan gọi Nam – A lô, Nam gọi Hà,
- Nhận xét tiết học.
- Nêu.
- Nhận xét.
- Thực hành giữa học kì 2
- Nêu cách xử lí 
- Ghi Đ vào ô trống ý kiến mà em tán thành.
- Giải thích lí do.
- Thực hiện
GHI CHÚ
Thứ ba , ngày 28 tháng 02 năm 2012
THỂ DỤC TIẾT : 49
ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB.
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Ôn một số bài tập RLTTCB. Ôn trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” Yêu cầu HS biết và thực hiện đúng động tác. 
- Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi một cách nhịp nhàng.
II/ CHUẨN BỊ : 
- Vệ sinh sân tập, còi. Kẻ vạch chuẩn bị.
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.PHẦN MỞ ĐẦU : 
- Phổ biến nội dung 
- Giáo viên theo dõi:
- Ôn các động tác của bài thể dục.
2.PHẦN CƠ BẢN :
- Vừa làm mẫu vừa hô nhịp 
- Sửa tư thế của hai bàn chân đặt theo vạch kẻ.
- Nhắc nhở: đưa tay tay dang ngang và đi thẳng hướng.
- Chia nhóm thi một trong hai động tác trên.
-Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
3.PHẦN KẾT THÚC :
- Giáo viên hệ thống lại bài.
 Nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
-Tập hợp 3 hàng dọc
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông (1-2 lần) 10m.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang (1-2 lần) 10m.
- Đi kiễng gót, hai tay chống hông (1-2 lần) 10- 15m.
- Đi nhanh chuyển sang chạy (1-2 lần) 18-20m.
- Cán sự lớp điều khiển (tập nhiều đợt, mỗi đợt 5-6 em ),
- Chia 2 nhóm thi : Đi nhanh chuyển sang chạy
- Thực hiện trò chơi.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Một số động tác thả lỏng.
-Trò chơi. Nhảy thả lỏng .
KỂ CHUYỆN TIẾT :25
SƠN TINH , THỦY TINH 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh “Sơn Tinh Thủy Tinh”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.BÀI CŨ : 
- Gọi 3 HS phân vai (người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ) kể lại chuyện “ Quả tim Khỉ”
- Cho điểm từng em -Nhận xét.
2. BÀI MỚI : 
- Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1 : Sắp lại thứ tự tranh theo nội dung câu chuyện.
-Treo 3 tranh theo thứ tự 3 tranh trong SGK.
+ Nội dung từng tranh nói gì ?
- HS lên bảng xếp lại thứ tự 3 tranh.
- Nhận xét.
- HS nhìn tranh tập kể 3 đoạn của câu chuy ... hải âu đang chao lượn.
- Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang dần trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời
-Làm bài vào vở. 
GHI CHÚ
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT : 25
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả 1 số loài cây sống trên cạn.
- GDKNS: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.
 - Kĩ năng ra quyết định.
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
 - Phát triển kĩ năng hợp tác.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh sưu tầm tranh ảnh về các loài cây ở môi trường trên cạn.
- PP: Thảo luận nhóm, trò chơi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.BÀI CŨ :
+ Nêu tên các loại cây sống ở xung quanh nhà? 
+ Trên đường phố em thấy có những loại cây nào? 
-Nhận xét, đánh giá.
2. BÀI MỚI : 
- Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát cây cối xung quanh sân trường, vườn trường.
- GV phân chia khu vực quan sát cho học sinh.
- Giáo viên phân 2 nhóm : nhóm cây ở sân trường, nhóm cây vườn trường.
- Giáo viên phát phiếu hướng dẫn quan sát.
- Giáo viên bao quát các nhóm.
- Giáo viên báo hết thời gian quan sát. Nhóm quay trở lại lớp.
- Giáo viên khen nhóm quan sát nhận xét tốt.
HOẠT ĐỘNG 2 : Làm việc với SGK
- Tranh ảnh về các loài cây sống trên cạn.
+ Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình ?
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm.
- Gọi một số em chỉ và nói tên từng cây trong hình.
+ Trong các loài cây trong hình cây nào là cây ăn quả ? cây cho bóng mát, cây lương thực thực phẩm, cây làm thuốc, cây gia vị, cây lấy gỗ ?
- Nhận xét, chấm điểm nhóm.
*Kết luận : 
- Có rất nhiều loài cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác.
* Trò chơi.
-Nhận xét trò chơi.
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Giáo dục tư tưởng.
 -Nhận xét tiết học
- Cây mai, cây cau, dừa ..
- Cây đa, bàng, phượng, tùng .
-1 em nhắc tựa bài.
-HS tập trung theo khu vực quan sát.
- Chia nhóm : 
 Nhóm cây ở sân trường. 
 Nhóm cây vườn trường.
-2 nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây.
- Nhóm trưởng cử thư kí ghi chép theo phiếu hướng dẫn quan sát.
1.Tên cây ?
2.Đó là loại cây có bóng mát hay cây hoa, cây cỏ?
3.Thân cây và cành lá có gì đặc biệt 4.Cây đó có hoa hay không ?
5.Có thể nhìn thấy rễ cây không ?Vì sao ?Đối với những cây mọc trên cạn rễ có gì đặc biệt?
6.vẽ lại cây quan sát được.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
-Làm việc theo cặp.
- Quan sát tranh và TLCH.
- HS nhận dạng và nêu : cây mít, cây phi lao, cây ngô, cây đu đủ, cây thanh long, cây sả, cây lạc.
-HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình/ Vài em
- Chia nhóm thảo luận :
- Đại diện nhóm trình bày :Cây mít, đu đủ, thanh long là cây ăn quả. Cây mít, cây bàng, cây xà cừ là câycho bóng mát. Cây ngô, cây lạc là cây lương thực, thực phẩm. Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng là cây làm thuốc. Cây hồ tiêu là cây gia vị. Cây pơmu, bạch đàn, thông là cây lấy gỗ.
-Nhóm khác bổ sung.
-Thi kể tên các loài cây sống trên cạn.
GHI CHÚ
TOÁN TIẾT :125
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6)
- Biết đơn vị đo thời gian : giờ phút
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
II/ CHUẨN BỊ : 
- Mô hình đồng hồ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.BÀI CŨ : 
- Gọi 2 em lên bảng làm bài .
- Tính x : x + 5 = 45 x x 5 = 45
- Nhận xét, cho điểm.
2. BÀI MỚI : 
- Giới thiệu bài.
* Luyện tập.
* Bài 1 : Cho học sinh xem tranh.
+ Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút ?
* Kết luận : 
- Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút. Nếu kim phút chỉ vào số 6 em đọc là 30 phút.
* Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu .
- Hướng dẫn HS đọc từng câu trong bài, khi đọc xong1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.
+ 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là mấy giờ ?
+ Vì sao em chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối.
* Bài 3 :
- GV chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ.
- GV hướng dẫn cách chơi (STK/ tr 108)
- GV hô một giờ nào đó.
-Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhận xét.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Gọi vài em nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hành xem giờ trên đồng hồ.
-. Lớp làm nháp.
-Thực hành xem đồng hồ.
- Quan sát tranh vẽ rồi đọc giờ trên đồng hồ.
- vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút chỉ vào số 3
-Học sinh nhắc lại.
-Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào ?
- HS thực hành theo cặp.
-1 em làm bài theo cặp (1 em đọc từng câu, 1 em tìm đồng hồ)
-Một số cặp trình bày trước lớp.
- Là 17 giờ 30 phút.
- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.
- Trò chơi “Thi quay kim đồng hồ”
- Các em trong đội quay kim đến vị trí đó. Sau một lần quay em khác lên thay.
-Thực hành xem giờ hàng ngày.
GHI CHÚ
 MÔN : SINH HOẠT LỚP TIẾT : 23
A/ Ổn định :
 - Lớp hát tập thể .
 - GV giới thiệu nội dung , chương trình của tiết sinh hoạt .
 B/ Nội dung :
 I/ Đánh giá hoạt động trong tuần :
 1/ Lớp trưởng báo cáo hoạt động về nề nếp :
 - Xếp hàng ra vào lớp:...........................:..........................................................................
 - Trang phục:....................................................................................................................
 - Chuyêncần:....................................................................................................................
 - Văn nghệ đầu giờ , giữa giờ:.........................................................................................
 - Thể dục giữa giờ:...........................................................................................................
 - Vệ sinh cá nhân,lớp:.......................................................................................................
 2/ Lớp phó học tập báo cáo về tình hình học tập :
 - Học bài, làm bài ởnhà:..................................................................................................
 - Chú ý nghegiảng:..........................................................................................................
 - Phát biểu xây dựng bài:.................................................................................................
 - Đạt nhiều điểmkhá,giỏi:................................................................................................
 - Sách vở và dụng cụ họctập:...........................................................................................
 3/ Bình xét thi đua : tuyên dương, phê bình :
 a/ Tuyên dương :
 - Cá nhân : 
 - Tổ ................................................................... .......................... ................................... 
 b Phê bình 
- Cá nhân:............................................................................................................................
..............................................................................................................................................
 - Tổ:...................................................................................................................................
4/ GV tổng kết , nhận xét chung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... II/ Tổng kết các hoạt động thi đua theo từng chủ điểm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 III/ Sinh hoạt văn nghệ :
 - Cho HS đọc thơ , hát hoặc kể chuyện : 
4/ Phương hướng tuần tới : 
 - Kiểm tra giữa HKII . Môn Toán , Tiếng việt . Thứ hai và thứ ba .
TT kí duyệt :  
 - Đọc lại các bài tập đọc đã học .
 - Có đủ dụng cụ học tập .
 - Giữ vệ sinh chung . Ra tập thể dục kịp thời .
 - Chào cờ nghiêm túc không nói chuyện . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25(3).doc