Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì II - Tuần 22

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì II - Tuần 22

TUẦN 22

Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012

(Dạy bài thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012)

Tiết 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN

CHỦ ĐIỂM: "MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN"

I. Mục tiêu:

- Lớp 3 trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 21 của toàn khu.

- Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần 22:

 + Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 22.

 + Học bài và làm bài trớc khi đến lớp.

 + Tăng cường phụ đạo HS yếu.

 + Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

 + HS đi học đầy đủ, đúng giờ.

 + Thực hiện đảm bảo công tác bán trú.

 + Chăm sóc bồn hoa được giao.

 + Mặc đủ ấm trước khi đến lớp.

 + Ổn định nề nếp sau tết.

II. Thời gian, đối tượng:

 

doc 28 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
(Dạy bài thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012)
Tiết 1: hoạt động đầu tuần
CHủ ĐIểM: "mừng đảng, mừng xuân"
I. Mục tiêu:
- Lớp 3 trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 21 của toàn khu.
- Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần 22:
 + Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 22. 
 + Học bài và làm bài trớc khi đến lớp.
 + Tăng cường phụ đạo HS yếu.
 + Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 + HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
 + Thực hiện đảm bảo công tác bán trú.
 + Chăm sóc bồn hoa được giao.
 + Mặc đủ ấm trước khi đến lớp.
 + ổn định nề nếp sau tết. 
II. Thời gian, đối tượng:
- 7 giờ 30 tại khu Trung Tâm.
- HS cả khu. 
III. Chuẩn bị: 
- HS lớp 3 trực tuần kê bàn ghế.
IV. Tiến hành hoạt động:
- Lớp 3 nhận xét hoạt động trong tuần 22.
V. Kết thúc hoạt động:
 * Phần lễ:
- Chào cờ.
- Triển khai các nội dung chủ yếu.
 * Phần hội:
- Lớp tham gia tiết mục văn nghệ: bài Hoa lá mùa xuân.
- Nhận xét tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 + 3: Tập đọc
Tiết 64 + 65 : Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục đích, yêu cầu.
- Biết ngắt, nghỉ hơI đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minhcuar mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác.
- Giáo dục học sinh ý thức học .
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài học thuộc lòng ''Vè chim”
- Em thích nhất loài chim nào ? Vì sao ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới: 
1, Giới thiệu bài:
2, Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
a, Đọc từng câu: 
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu. 
- GV sửa lỗi PÂ của HS.
b, Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Cho HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài.
- HD HS đọc 1 số câu dài và nhấn giọng. c, Đọc từng đoạn trong nhóm.
d, Thi đọc giữa các nhóm.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: 
- Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà rừng ?
Câu 2: 
- Khi gặp nạn chồn như thế nào ?
Câu hỏi 3:
- Gà rừng nghĩ ra điều gì để cả hai cùng thoát nạn ?
Câu hỏi 5:
-Em chọn tên khác cho truyện theo gợi
 ý ?
4/ Luyện đọc lại: 
- Thi đọc toàn câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học,
- Về nhà xem tranh minh hoạ và chuẩn bị tiết kể chuyện.
- Học sinh đọc bài - và trả lời câu hỏi .
- Học sinh khác nhận xét đánh giá 
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc tiếp sức câu 
- Đọc đúng các từ : cuống quýt, nấp, reo lên, lấy, bình tĩnh, thình lình.
- Học sinh đọc tiếp sức đoạn + giải nghĩa từ..
- Học sinh đọc đoạn trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn: ít thế sao? Mình có hàng trăm.
- Khi gặp nạn chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra điều gì.
- Gà rừng giả vờ chết rồi vùng dậy chạy để đánh lạc hướng người đi săn tạo thời cơ cho chồn vọt khỏi hang.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc. 
- Các nhóm học sinh khác nhận xét. 
- HS chú ý.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Tiết 106 : Kiểm tra 
I/ Mục tiêu:
- Nhằm giúp học sinh khắc sâu kiếm thức về bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
- Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học.
 Đề BàI
Câu 1 : Tính .( 2 điểm)
 2 x 9 =
4 x 6 =
 5 x 7 =
3 x 5 =
Câu 2: Tính. (2 điểm) 
3 x 2 + 19 = 5 x 6 - 10 =
Câu 3: Tìm x. ( 2 điểm)
 	X + 5 = 32 x - 12 = 18
Câu 4 : (3 điểm)
Mỗi xe ôtô có 4 bánh xe. Hỏi 5 xe ôtô nh thế có bao nhiêu bánh xe ?
Câu 5 Tính độ dài đường gấp khúc sau. (1 điểm)
 5 cm 6 cm
 4 cm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Đạo đức
Tiết 22: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sưu tranh các tài liệu.
- Phiếu bài tập, bìa 3 màu.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Em nói lời yêu cầu, đề nghị khi nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Tự liên hệ
- Những em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được người khác giúp đỡ. Em hãy kể các bạn cùng nghe ?
- Khen học sinh biết thực hiện bài học.
Hoạt động 2: Đóng vai
Tình huống 1: Em muốn được bố mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật
Tình huống 2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà người quen.
Tình huống 3: Em muốn nhờ 1 em bé lấy hộ chiếc bút
Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của người khác. em cần có lời nói và cử chỉ phù hợp
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS thực hiện lời nói yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ và nhắc nhở anh em cùng thực hiện.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời trước lớp.
- HS tự liên hệ và kể.
- HS trao đổi về đề nghị của bạn.
- HS thảo luận nhóm đóng vai và nói lời yêu cầu, đề nghị.
- Lần lượt các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều
(Học bài thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012)
Tiết 1: Thể dục
Bài 43. Ôn một số bài tập đi thường theo vạch kẻ thẳng.
Trò chơi Nhảy ô.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và yham gia chơi được trò chơi nhảy ô.
II/Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Còi 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Đ/Lượng
PP và TC
1/ Phần mở đầu 
- Phổ biến ND yêu cầu giờ học.
- Chuyển đội hình, khởi động. 
- Ôn bài thể dục 8 động tác. 
2/ Phần cơ bản 
a/ Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
- Giáo viên hướng dẫn 
- Học sinh thực hiện.
b/ Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang.
- HS tập theo đội hình trên.
c/ Chơi trò chơi “Nhảy ô”
- Giáo viên nêu tên trò chơi phổ biến luật chơi.
- Cho học sinh chơi thử.
- Học sinh chơi chính thức.
3/ Phần kết thúc 
- Thả lỏng
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
( 9 phút )
1 phút
2 phút
2Lx 8N
(18 phút)
 2 lần
4 phút
2 - 3 lần
(8 phút)
3 lần
1 phút
2 phút
ĐHTT
+ + + + + +
+ + + + + +
HS tập, lớp trưởng điều khiển
- HS tập theo đội hình 2 hàng ngang.
- Học sinh chơi thử 
- Học sinh chơi chính thức .
 x x
 x x 
 x x
 x x
 ĐHTT
Tiết 2: Toán
Tiết 107. Phép chia
I/Mục tiêu :
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia. 
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra đầu giờ.
- Gọi HS đọc bảng nhân 4, 5.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
a, Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6
- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có mấy ô ?
3 x 2 = 6
b, Giới thiệu phép chia cho 2.
- 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau , mỗi phần có mấy ô?
- GV: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia “Sáu chia hai bằng ba”
- GV viết: 6 : 2 = 3. Dấu : gọi là dấu chia.
c, Giới thiệu phép chia cho 3.
- 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô?
- Ta có phép chia 6 : 3 = 2
- Đọc là sáu chia ba bằng hai. 
- Viết là là 6 : 3 = 2
- GV nêu nhận xét quan hệ phép nhân và phép chia.
3/ Thực hành:
Bài 1: Cho phép nhân, viết phép chia (theo mẫu):
- HD tìm hiểu mẫu:
4 x 2 = 8
8 : 2 = 4
8 : 4 = 2
- HS làm bài. Từ 1 phép nhân viết thành 2 phép chia tương ứng.
Bài: Tính 
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Nhận xét và sửa.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Giao BTVN.
- HS đọc trước lớp.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời : 3 x 2 = 6
- Mỗi phần có 3 ô.
- HS đọc phép chia 6 : 2 = 3
- Để mỗi phần có 3 ô thì 6 ô chia thành 2 phần.
- Nhiều HS nêu
- Học sinh nêu nhận xét 
 6 : 2 = 3
3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2
- HS nêu yêu cầu bài.
- Học sinh làm BC - BL
 3 x 5 = 15 2 x 5 = 10 4 x 3 = 12 
10 : 2 = 5 12 : 4 = 3 12 : 3 = 4
10 : 5 = 2 12 : 3 = 4 12 : 4 = 3
- HS đọc lại phép nhân phép chia vừa thực hiện.
- Học sinh nêu yêu cầu và làm bài. 
3 x 4 = 12 4 x 5 = 20
12 : 3 = 4 20 : 4 = 5
12 : 4 = 3 20 : 5 = 4
- HS đọc lại phép tính.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tiết 3: Chính tả (nghe viết) 
Tiết 43: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục đích - yêu cầu.
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật.
- Làm được BT(3) a. 
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
- HT: Cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ: 
- Yêu cầu HS viết: mướt, chuột.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu bài: 
- Nêu MĐYC của tiết học. 
2, HD nghe viết 
a, HD HS chuẩn bị 
- GV đọc bài 
- Tìm câu nói của người thợ s ... - yêu cầu.
- Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2).
- Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3).
- Giáo học sinh yêu quý vốn tiếng việt.
II.Đồ dùng dạy - học.
- Bảng nhóm ghi nội dung bài tập 2.
- HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III .Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ:
 - Gọi HS đọc bài viết về loài chim mà em thích.
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
B/ Bài mới 
1, Giới thiệu bài: 
2, Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Đọc lời các nhân vật:
- Chia nhóm 2 giao nhiệm vụ 
- Quan sát tranh hai nhân vật trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
- Nên đáp lại lời xin lỗi với thái độ như thế nào ?
- GV nêu: Tuỳ theo lỗi có thể nói lời đáp khác nhau: vui vẻ, buồn phiền, trách móc. . . Nhưng cần thái độ lịch sự, biết thông cảm, biết kiềm chế bực tức vì người mắc lỗi đã nhận ra lỗi và xin lỗi mình
Bài 2 : Em đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào? 
- GV HD cách làm.
- Từng cặp làm theo các ý a, b, c, d và đáp lại các tình huống.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
Bài 3 : Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn.
- Đoạn văn gồm 4 câu a, b, c, d
- Nếu được sắp xếp 4 câu này sẽ tạo thành 1 câu văn hoàn chỉnh. Em đọc kỹ và xắp xếp lại cho đúng thứ tự để tạo tành 1 đoạn văn hợp lý
- GV phân tích lời giải.
Câu b: Mở đầu
Câu a: Tả hình dáng
Câu d: Tả hoạt động
Câu c: Câu kết
- Nhận xét khen ngợi, động viên.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Giao BTVN.
- HS đọc trước lớp. 
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Hai cặp thực hành nói:
- Khi làm sai điều gì không phải với người khác
- Khi làm phiền người khác
- Khi muốn người khác nhường cho mình một việc gì . . .
- Nói với thái độ chân thành, lịch sự
- HS chú ý.
- Học sinh nêu yêu cầu.
Mẫu: Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút./ Mình vội đi trước bạn một chút nhé/
Mời bạn/ Xin mời bạn./ . . .
- HS thực hành nói theo cặp. 
- Học sinh trình bày 
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc các ý.
- Học sinh sắp xếp.
- Một số học sinh đọc trước lớp. 
 Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi trên từng gốc rạ. Thỉnh thoảng chú cất tiếng gáy (cúc cù . . .cu. . .) làm cho cánh đồng quê êm ả.
- HS lắng nghe.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tiết 4: Thủ công
Tiết 22: Gấp, cắt, dán phong bì (t2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phng bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Có thể chưa cân đối.
II/ Chuẩn bị:
- Mẫu phong bì có trang trí, giấy, kéo, hồ . . .
III/ Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra đồ dùng dạy học.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu phong bì mẫu.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì.
- GV nhận xét, nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV khen sản phẩm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về thực hành gấp, cắt phong bì.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS nhắc lại.
- Bước 1: Gấp phong bì 
+ Giấy gấp 2 phần theo chiều rộng mép dưới, mép dưới cách mép trên khoảng2 ô
+ Gấp 2 bên vào khoảng 1,5 ô lấy đường dấu gấp
+ Mở ra gấp chéo 4 góc
- Bước 2: Cắt phong bì.
- Bước 3: Dán thành phong bì.
- Tuỳ thuộc từng thiếp được trang trí khác nhau.
- HS thực hành trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều
Tiết 1: Tập làm văn
ôn luyện
I. Mục đích - yêu cầu.
- Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2).
- Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3).
- Giáo học sinh yêu quý vốn tiếng việt.
II.Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ: 
B/ Bài ôn.
1, Giới thiệu bài: 
2, Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Miệng 
- Chia nhóm 2 giao nhiệm vụ 
- Quan sát tranh hai nhân vật trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
- Nên đáp lại lời xin lỗi với thái độ như thế nào ?
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc thầm
- Từng cặp làm theo các ý a, b, c, d và đáp lại các tình huống.
- Giáo viên nhận xét khết luận 
Bài 3 : Đọc yêu cầu và các câu văn tả con chim gáy.
- Đoạn văn gồm 4 câu a, b, c, d
- GV phân tích lời giải 
Câu b: Mở đầu
Câu a: Tả hình dáng
Câu d: Tả hoạt động
Câu c: Câu kết
Nhận xét khen ngợi, động viên.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh nêu yêu cầu 
- Hai cặp thực hành nói:
+ Khi làm sai điều gì không phải với người khác
+ Khi làm phiền người khác
+ Khi muốn người khác nhường cho mình một việc gì . . .
+ Nói với thái độ chân thành, lịch sự
Tuỳ theo lỗi có thể nói lời đáp khác nhau: vui vẻ, buồn phiền, trách móc. . . Nhưng cần thái độ lịch sự, biết thông cảm, biết kiềm chế bực tức vì người mắc lỗi đã nhận ra lỗi và xin lỗi mình
- Học sinh nêu yêu cầu 
Mẫu: Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút./ Mình vội đi trước bạn một chút nhé/
Mời bạn/ Xin mời bạn./ . . .
- Học sinh trình bày 
- Học sinh đọc đoạn văn
- Học sinh sắp xếp 
- Một số học sinh đọc trước lớp.
- HS chú ý. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
 Luyện tập 
I/ Mục tiêu: 
- Thuộc bảng chia 2.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2).
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
- Giáo dục học sinh ý thức hoc.
II/ Chuẩn bị.
- HT : Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Bài mới:
1, Giáo viên giới thiệu bài 
2, Hướng dẫn học sinh thực hiện .
Bài 1: Tính nhẩm 
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chữa bài và nhận xét.
- Giáo viên chữa bài nhận xét 
Bài 2: Tính nhẩm:
- Hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Nhận xét và sửa.
Bài 3: Bài toán.
- 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt:
2 tổ: 18 lá cờ
1 tổ: ... lá cờ?
- Nhận xét và sửa
Bài 5: Hình nào có số con chim đang bay? 
- Hướng dẫn học sinh làm bài
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh nghe.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm miệng. 
 8 : 2 = 4
14 : 2 = 7
16 : 2 = 8
20 : 2 = 10
10 : 2 = 5
18 : 2 = 9
 6 : 2 = 3
12 : 2 = 6
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài miệng 
2 x 6 = 12
2 x 8 = 16
12 : 2 = 6
16 : 2 = 8
2 x 2 = 4
2 x 1 = 2
4 : 2 = 2
2 : 2 = 1
- HS đọc kết quả.
- Học sinh đọc bài toán. 
- 1 HS tóm tắt - phân tích đề - bài giải 
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
18 : 2 = 9 (lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
- Học sinh nêu yêu cầu 
- Học sinh làm bài vào bảng con 
- Hình a , c 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động cuối tuần
Sinh hoạt lớp Tuần 22
I/. Muc tiêu:
	 - HS biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần.
 - Đề ra phương hướng tuần sau.
* Sinh hoạt sao: 
 - Ôn các bài hát của đội.
II/. Thời gian, địa điểm: 
 - Vào 10 giờ 40 phút ngày 30 tháng 1 năm 2012 - Tại lớp 2 a
III/. Đối tượng:
 - HS lớp 2 a . Số lượng : 19 HS 
Vắng: ..........................................................................................................................
IV/. Chuẩn bị:
*Phương tiện: - Sổ theo dõi của lớp. 
 - Bài hát chuẩn bị cho hoạt động đầu tuần
* Hình thức: - Tổ, cả lớp.
V. Nội dung:
- Ban cán sự lớp nhận xét những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần vừa qua
- GV tổng kết tuần 22 và kết quả học tập trong tuần, đề ra phương hướng tuần 23.
VI.Tiến hành hoạt động:
1, ổn định tổ chức - hát đầu giờ.
 	 - Sinh hoạt theo tổ. 
 	 - Lớp trưởng nhận xét chung.
	 - GV chủ nhiệm nhận xét. 
 	 + Các em có ý thức làm bài, học bài: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Đi học đều, đúng giờ:......................................................................................
 	 + Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài :.......................................................
 	 + Thể dục nhanh nhẹn - vệ sinh sạch sẽ :............................................................
 2, Tồn tại :
 - .........................................................................................................................
3, Thực hiện chủ điểm: Mừng Đảng, mừng xuân.
 - Ôn Bài hát chuẩn bị cho hoạt động đầu tuần: ..
4, Phương hướng tuần 23:
 	 - Thực hiện tốt các nề nếp theo quy định của lớp, trường. 
 	 - Thi đua học tập tốt,chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 	 - Tích cực luyện viết chữ đẹp. 
 	 - Tham gia thực hiện tốt các chuyên hiệu do đội tổ chức.
	- Mặc đủ ấm khi tới trường.
 VII.Tổng kết - dặn dò
 - Chuẩn bị bài cho tuần học mới.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc