Sỏng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin để dạy các bảng nhân ở môn Toán lớp 2

Sỏng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin để dạy các bảng nhân ở môn Toán lớp 2

I.Lý do đề xuất SKKN :

 Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và đức tính tốt như : trung thực cần cù, chịu khó, ý chí vượt khó, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện trong thời đại mới.

 Vì thế việc cải tiến PPDH là một vấn đề cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, phát huy năng lực , trí sáng tạo của mình. Xuất phát từ yêu cầu đó để giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên, chất lượng hơn, thì người GV phải biết cải tiến PP và điều kiện học tập, đó chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học nói chung và giờ Toán nói riêng. Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh tiểu học : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”

Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin( CNTT) bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lí, một số trường thuận lợi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập như là một nhu cầu không thể thiếu, còn lại đại đa số các trường trong thị xã đang đẩy mạnh ứng dụng dụng CNTT. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế. Vì vậy, cần phải nhanh chóng nâng cao chât lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lí, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sỏng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin để dạy các bảng nhân ở môn Toán lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ KON TUM
Tr­êng tiÓu häc thùc hµnh s­ ph¹m 
------››&-----
Sáng kiến kinh nghiệm
Mét sè kinh nghiÖm vÒ øng dông CNTT
®Ó d¹y c¸c b¶ng nh©n ë m«n to¸n líp 2
PHẠM THỊ THU NGỌC
 KonTum ,tháng 2 năm 2009
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự
Kí hiệu viết tắt
Không viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
SKKN
GV
HS
SGK
PHHS
PPDH
GD – ĐT
GAĐT
CNTT
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Phụ huynh học sinh
Phương pháp dạy học
Giáo dục- đào tạo
Giáo án điện tử
Công nghệ thông tin
A.PHẦN MỞ ĐẦU :
I.Lý do đề xuất SKKN :
	Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và đức tính tốt như : trung thực cần cù, chịu khó, ý chí vượt khó, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện trong thời đại mới. 
	Vì thế việc cải tiến PPDH là một vấn đề cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, phát huy năng lực , trí sáng tạo của mình. Xuất phát từ yêu cầu đó để giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên, chất lượng hơn, thì người GV phải biết cải tiến PP và điều kiện học tập, đó chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học nói chung và giờ Toán nói riêng. Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh tiểu học : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin( CNTT) bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lí, một số trường thuận lợi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập như là một nhu cầu không thể thiếu, còn lại đại đa số các trường trong thị xã đang đẩy mạnh ứng dụng dụng CNTT. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế. Vì vậy, cần phải nhanh chóng nâng cao chât lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lí, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
Hơn nữa, đối với giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn” 
	Thực tế trong quá trình dạy học GV có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số tiết nhưng trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả tiết dạy chưa cao. Vậy làm thế nào để việc đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao trong giờ học Toán ? 
	Chính vì những lý do trên với những kinh nghiệm qua thực tế dạy học. Tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về : “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở môn Toán lớp 2”
II. Mục đích của SKKN :
	+Mục đích nghiên cứu của SKKN này là phục vụ cho việc dạy – học môn Toán lớp 2 được tốt hơn
	+Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng học sinh về nội dung dạy học các bảng nhân 2,3,4,5 ở lớp 2 để từ đó thực hiện đổi mới PPDH ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng học Toán cho học sinh 
II. Cơ sở và đối tựơng của SKKN :
	1. Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài :
	Ứng dụng CNTT trong dạy học ở bậc Tiểu học là một việc làm hết sức mới mẻ, đòi hỏi nhiều về phương tiện dạy học, trình độ giáo viên nhưng sẽ trở thành xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại . Việc thiết kế, sử dụng giáo án điện tử nhằm đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học.
	Đặc biệt trong năm học 2008 -2009 : “ Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và triển khai xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, trong điều kiện cho phép tôi đã cố gắng thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin ở một số giờ dạy Toán 2 nhằm đổi mới PPDH , nâng cao chất lượng học tập môn Toán. 
	2. Đối tượng của sáng kiến :
	Nghiên cứu quá trình ứng dụng CNTT trong một số giờ học Toán lớp 2.
 	- Học sinh lớp 2 B trường tiểu học Thực hành Sư phạm.
IV.Phạm vi thực hiện :
	Một số kinh nghiệm về vận dụng ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH dạy các bài dạng Bảng nhân Toán 2 sao cho hiệu quả cao nhất. 
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
I.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 
Vài nét về Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm:
Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm là một trong những trường điểm của thị xã Kon Tum, trường đạt chuẩn giai đoạn hai. Trường có phong trào “ Dạy tốt – học tốt”. Trường có nhiều giáo viên giỏi, có học sinh khá – giỏi chiếm tỉ lệ cao.
 Từ năm học 2007- 2008 trường là một trong những đơn vị đầu tiên được sở chọn thí điểm về dạy ứng dụng CNTT vào dạy học. Năm học 2008 -2009 nhà trường tiếp tục đẩy mạnh CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học , phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
 1. Thực trạng tình hình :
a. Thực trạng về việc dạy – học bảng nhân ở lớp 2
Trong năm học trước đây ( 2007-2008 ) khi dạy bảng nhân ở lớp hai : Giáo viên phải chuẩn bị , sử dụng đồ dùng ( các tấm bìa ) khi hướng dẫn cách lập mất nhiều thời gian trên lớp .Về phía học sinh tỉ lệ năm chắc cách lập bảng nhân , thuộc và vân dung chưa đạt kết quả cao .
Theo thống kê : Lớp 2C năm học 2007-2008- Có 34 học sinh
Sau khi học xong các bảng nhân chỉ có khoảng : 70- 80 % học sinh nắm chắc cách lập , vân dụng tốt khi thực hành .
b.Thực trạng về giáo viên và học sinh :
* THUẬN LỢI :
+ Học sinh : 
Lớp 2B có 40 học sinh ( nữ 20). Độ tuổi : 8 tuổi ( 40 em)
	 	Các em đều được sự quan tâm của cha mẹ học sinh .
 Có điều kiện học tập tốt ở lớp cũng như ở nhà 
 Đồ dùng được trang bị đầy đủ
+ Giáo viên : Giáo viên công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm 
GV bước đầu đã biết tiếp cận phương tiện kĩ thuật hiện đại vào tiết dạy
	Một số giáo án điện tử được thiết kế nội dung phù hợp tiến trình bài dạy 
Kích thích hứng thú, làm cho học sinh dễ hiểu bài qua các tranh ảnh
 hiệu ứng, màu sắc sinh động  	
GV có thể sử dụng tranh ảnh minh họa, ĐDDH đỡ tốn thời gian, tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt việc đổi mới PPDH. 
+Cơ sở vật chất : 
Mỗi lớp một phòng học , thoáng mát , bàn ghế đầy đủ 
Sự đầu tư cho GD của các cấp lãnh đạo rất kịp thời , cơ sở vật chất tương đối đầy đủ : có hai phòng máy tính. Trường đã kết nối Internet tạo điều kiện cho giáo viên truy cập những thông tin cần thiết phục vụ trong quá trình dạy học . Có hai bộ Projerter để phục vụ các tiết dạy có ứng dụng CNTT
.
* KHÓ KHĂN : 
+ Học sinh : Học sinh lớp 2 còn nhỏ ý thức học tập chưa cao.
	 Học sinh lớp quá đông.
+ Giáo viên : Kĩ năng thiết kế giáo án điện tử còn hạn chế trong việc tìm kiếm tư liệu.
 Kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại còn gặp nhiều khó khăn ( máy tính , đầu chiếu ) 
 .Một số bài giảng GV chọn hiệu ứng cho các slide chưa phù hợp
	 GV còn lạm dụng như : đưa nhiều tranh ảnh cho một tiết học
	 Một số GV còn lúng túng, lệ thuộc máy khi dạy, việc kết hợp giữa thầy, trò, hình ảnh chưa nhịp nhàng
+ Cơ sở vật chất : Chưa có phòng chức năng riêng nên mỗi lần dạy GV còn lệ thuộc vào giáo viên tin học về mặt kĩ thuật . ( Bắt máy , đầu chiếu )
2. Nguyên nhân :
Phần lớn giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì để có một giáo án tốt đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư về công sức trí tuệ.Ngoài kiến thức căn bản về vi tính , sử dụng phần mềm Powerr point, giáo viên cần có niềm đam mê với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén , tính thẩm mĩ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn . Chính vì những khó khăn trên mà giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. 
Nên thực tế năm học 2007- 2008 tôi chỉ thực hiện được 7 tiết / năm./lớp .
3.Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận :
	-Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng ĐDDH ở tiểu học qua tài liệu 
	- Triển khai dạy đủ, đúng chương trình môn Toán và đổi mới PPDH ở tiểu học (GD-ĐT)
	- Tâm lý học tiểu học ( GD-ĐT)
	- Đổi mới nội dung và PP giảng dạy ở tiểu học 
	( Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - dự án phát triển GV tiểu học)
b.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : 
	a.Phương pháp quan sát 
	Quan sát hoạt động Dạy - Học của GV & HS qua dự giờ thăm lớp (môn Toán)
	b.Phương pháp điều tra 
	Trò chuyện, trao đổi với GV trong tổ, với học sinh khối lớp 2, với PHHS, với chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. 
	c.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm :
	Tham khảo những báo cáo, tổng kết đánh giá công tác chuyên môn hàng tháng, năm của nhà trường 
	d.Phương pháp thực nghiệm :
	Áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 2, có đối chiếu và so sánh .
4. Thời gian thực hiện : Bắt đầu : 20 - 10 - 2008
 20 - 2 - 2009
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN : 
Với những thực trạng trên tôi đã tiến hành vào việc để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học các bảng nhân ở môn Toán Lớp 2 
Điều kiện cần thiết :
 Mặc dù giáo án điện tử chưa được các nhà trường đón nhận một cách rộng rãi , chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống . Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả vì chỉ cần “ click” chuột ? Thực ra , muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì cần những điều kiện sau :
	Phòng học rộng đủ tiêu chuẩn 
	Có máy vi tính và đầu chiếu ( bộ projector)
	Giáo viên có trình độ tin học A, biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint.
Biết cách truy cập Internet để tìm hình ảnh làm tư liệu cho bài giảng .
Biết cách sử dụng projecter
 b.Tìm hiểu cấu trúc, nội dung chương trình toán lớp 2
	Chương trình toán 2 gồm 175 tiết được học trong 35 tuần- mỗi tuần 5 tiết
	 ... học
	+ Giải bài toán
	Trong đó học sinh chỉ lập và ứng dụng các bảng nhân 2,3,4,5 có tích không quá 50.
Xác định mục tiêu dạy học môn Toán lớp 2 ( SGV lớp 2 )
 Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 2
Xác định mục tiêu bài dạy : Ví dụ :Bảng nhân 2
Giúp học sinh : 
- Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân 1,2,3,.,10) và học thuộc bảng nhân này .
- Thực hành nhân 2, giải toán và đếm thêm 2
 d. Xây dựng ý tưởng khi soạn giáo án điện tử 
	Trên cơ sở nắm được mục tiêu , nội dung bàì dạy tôi đã xây dựng các ý tưởng cho dạng bài lập bảng nhân như sau :
Slide 1 : Nội dung bài cũ
Slide 2 : Hướng dần HS lập bảng nhân 
Slide 3: Chủ yếu tạo hiệu ứng giúp HS học thuộc bảng nhân 
Slide ,4,5,6 : Thực hành các bài tập
 ( chủ yếu là nêu yêu cầu và chữa bài sau khi HS thực hiện )
Slide 7 : Trò chơi học tập
e. . Cơ sở để xác lập biện pháp :
Việc đổi mới PPDH ở trường tiểu học là tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Căn cứ vào thực trạng của việc ứng dụng CNTT và mục tiêu môn Toán 2. Tôi mạnh dạn tiến hành đổi mới PPDH ứng dụng CNTT dạy các dạng bài bảng nhân 2,3,4,5.
5. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
	Tiết học với việc sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học đó là một kiểu tiết học mới mà trong đó người GV phải sử dụng PPDH phù hợp với chúng. Trước hết, tôi tìm hiểu và nắm các nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học cơ bản.
a.Đảm bảo an toàn:
	+ An toàn về điện, không để học sinh tự ý sử dụng các ổ cắm điện
	+ An toàn về thị giác
	Một số phương tiện kĩ thuật (như máy chiếu) có cường độ chiếu sáng rất lớn. Vì vậy, tránh để cho ánh sáng chiếu thẳng vào mắt GV-HS trong khoảng cách gần
	+ An toàn về thính giác : Âm thanh không quá to.
b. Đảm bảo tính vừa sức :
 + Sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học đúng lúc, đúng chỗ: Chỉ sử dụng khi tiết học bắt đầu, chỉ sử dụng có nội dung phù hợp
	+ Sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học phù hợp tâm sinh lí học sinh Tiểu học .
Các điều kiện về kích thước màn hình, bàn ghế, khoảng cách, ánh sáng phù hợp với học sinh Tiểu học.
c. Đảm bảo tính hiệu quả:
	Các giờ sử dung phương tiện kĩ thuật cần được chuẩn bị không chỉ để cho tiết học hoặc giờ học thực hành thêm sinh động, phong phú mà còn nhằm hình thành kĩ năng cho học sinh. Vì vậy, mục tiêu cũng như các nội dung bài mang tính hình thành kĩ năng cao, tránh dài dòng, không tập trung.
d. Đảm bảo tính thẩm mĩ cao : Tránh lạm dụng hình ảnh, ánh sáng, màu sắc lòe loẹt trong các nội dung trình chiếu 
Trong quá trình vận dụng có hiệu quả các tiết dạy giáo án điện tử, tôi đúc kết thành một quy trình cụ thể để thiết kế bài giảng điện tử như sau : 
* Bước 1 : Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy
	Ở lớp hai có 4 bài : Lập bảng nhân 
	 Cấu tạo của các dạng bài hình thành bảng nhân
Hoạt động 1 : Lập bảng nhân 
Hoạt động 2 : Thực hành ( gồm 3 bài tập )
	Bài 1 : Tính nhẩm 
	Bài 2 : Giải toán 
	Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống 
* Bước 2 : Viết kịch bản sư phạm cho thiết kế bài giảng và thể hiện trên máy 
	 Đây là bước quan trọng trong việc thiết kế bài dạy. Khi thực hiện bước này đòi hỏi người giáo viên phải hình dung toàn bộ nội dung và hoạt động sư phạm trên lớp để khi dạy, trình chiếu đạt kết quả cao nhất. Các nội dung lí thuyết, nội dung bài tập kiến thức kĩ năng cần phải chuẩn bị một cách chính xác, sinh động hấp dẫn và đặc biệt phải thể hiện được tiến trình bài dạy.
Các slide đựoc thiết kế khi dạy bài : Bảng nhân 2
Hoạt động 1 : Bài cũ : Thừa số- tích
Slide 1 : - Giáo viên đưa ra 3 bài tập nhỏ. Học sinh chọn 1 trong 3 bài tập thực hiện – Học sinh chọn bài tập nào giáo viên kích chuột – Yêu cầu bài tập hiện. 
1. Viết các tổng dưới dạng tích rồi tính 2. Viết tích dưới dạng tổng rồi tính :
3 x 4 =
5 x 2 =
9 + 9 + 9 =
2 + 2 + 2 + 2 + 2 =
	 3. Nêu tên gọi thành phần phép tính :	
 	 5 x 4 = 20 ; 8 x 2 = 16
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 2.
Giáo viên vừa hướng dẫn cho học sinh vừa trình chiếu.
Giáo viên đưa 1 tấm bìa – hỏi : Tấm bìa có mấy chấm tròn ?
 Hai chấm tròn được lấy mấy lần ?
 2 được lấy 1 lần ta lập được phép nhân.
2 được lấy 1 lần ta viết 2 x 1 = 2
	 2 x 1 = 2
Yêu cầu học sinh lấy 2 tấm bìa có 2 chấm tròn
 2 chấm tròn được lấy mấy lần ?
 Hãy nêu phép tính tương ứng : Học sinh nêu phép tính và cách tính
 Giáo viên kết luận – trình chiếu trên màn hình.
 2 được lấy 2 lần, ta có :
 2x2=2+2=4
	 Vậy 2x2=4	2x2=4
Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh lấy 3 tấm bìa có 2 chấm tròn.
 2 được lấy 3 lần, ta có
 2x3=2+2+2=6	2x3=6
 Vậy 2x3=6
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập tiếp các công thức.
	2x3=
	2x4=
	2x5=
	2x6=
	2x7=
	2x8=
	2x9=
	2x10=
Sau khi lập xong – học sinh nêu kết quả đến đâu giáo viên kích chuột trên màn hình hoàn thành bảng nhân 2.
Slide 2 :
 2 được lấy 1 lần, ta có :	2 x1=2
 2x1=2	2 x2=4
	2 x3=6
 2 được lấy 2 lần, ta có :	2 x4=8
 2x2=2+2=4	2 x5=10
	 Vậy 2x2=4	2 x6=12
	2 x7=14
	2 x8=16
 2 được lấy 3 lần ta có	2 x9=18
 2x3=2+2+2=6	2 x10=20
 Vậy 2x3=6
Slide 3: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng nhân 2
	 Trên cơ sở sử dụng hiệu ứng ( xóa dần) thích hợp.
 HS đọc cá nhân- đồng thanh -> học thuộc
 Kiểm tra đọc thuộc
Hoạt động 3: Thực hành
Slide 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập
Bài 1: Tính nhẩm.
2x2= 2x8= 2x7= HS tính nhẩm – nêu kết quả
2x4= 2x10= 2x5 GV kích kết quả lên màn hình
2x6= 2x1= 2x9=	HS nhận xét
 2x3=
Bài 2: HS đọc đề trong sách giáo khoa hoặc có thể đọc đề trên màn hình
Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân ? 2 học sinh giải bảng phụ 
HS vận dụng bảng nhân vừa học để giải. Lớp làm vở
Hướng dẫn học sinh sửa bài HS nêu bài giải – nhận xét
Slide 5: Bài giải
	 Số chân 6 con gà là ( Hoặc 6 con gà có số chân là).
	 2x6= 12 ( chân)
	 Đáp số: 12chân
	Lưu ý cho học sinh 2 lời giải đều đúng
Slide 6: Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
2
4
6
14
20
 HS đọc yêu cầu: - Nêu cấu tạo dãy số và thực hiện vở bài tập
HS nêu kết quả
GV hướng dẫn sửa sai trên màn hình – HS đếm thêm hoặc bớt
+ GV có thể thay đổi số trên ô để HS có thể đếm thêm 2- hoặc bớt 2.
Từ 10,12,14,16,18,20,22,24,26,28,30
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
 Tổ chức trò chơi nối phép tính với kết quả
2
16
8
20
12
2x10
2x1
2x3+2
2x6
2+2
2x8
Slide 7 
A
6
10
18
4
14
2+2
2x1
2x7
2x4+2
2x3
2x9
B
HS thực hiện trò chơi tiếp sức trên 2 bảng phụ 
Kiểm tra kết quả trên màn hình- Nhận xét- ghi điểm thi đua
Vài học sinh đọc thuộc bảng nhân 2 – Nhận xét tiết học – Dặn về học thuộc bảng 
Bước 3: Xem xét điều chỉnh và thể hiện thử( dạy thử)
Giáo viên trình chiếu và kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động trước khi lên lớp 
II KẾT QUẢ
Qua việc ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH tôi nhận thấy các em học tập sôi nổi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn. Trong tiết học HS đã phát huy được tính tích cực, chủ đông sáng tạo trong học tập, tiết học diễn ra tự nhiên, hiệu quả.
 	 Khảo sát từ phía học sinh cho thấy , nếu sử dụng phương pháp dạy học : với bảng đen , phấn trắng , đố dùng thì hiệu quả chỉ có 70 - 80% . Trong khi hiệu quả của tiết dạy với ứng dụng CNTT đạt 90 -100 % . Học sinh tiếp thu nhanh , nhớ lâu , giáo viên ít giảng giải nhiều , đảm bảo thời gian, chất lượng môn Toán nâng lên rõ rệt.
Từ GAĐT bài bảng nhân 2. GV có thể thay số, các chấm bìa có chấm tròn để dạy bài bảng nhân 3,4,5Từ kết quả trên, HS được vận dụng kiến thức bảng nhân đã học vào thực hành đạt kết quả cao.
Kết quả đạt được tính đến cuối học kì 1 
Lớp 2B/40
Giỏi
Khá
Toán
TS
%
TS
%
28 
70
12
30
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy rõ ràng có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả to lớn góp phần tích cực trong việc đổi mới PPDH nâng cao hiệu quả giáo dục. Song hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH lại phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư công sức và trí tuệ của người GV. Đòi hỏi người GV phải dày công suy nghĩ, thiết kế, tìm tòi, sáng tạo, hiểu sâu nội dung và ý nghĩa bài dạy, lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng HS, thiết kế bài giảng một cách sinh động, rõ ràng, hấp dẫn, tạo sức hút cho HS trong quá trình học tập. Để thực hiện được điều này, người thầy cần phải: 
- Có kiến thức về sử dụng máy tính( bằng A tin học)
- Biết sử dụng phần mềm trình chiếu Power Point
- Biết cách truy cập Internet
- Có khả năng sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh
2. Kiến nghị:
- Tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT ở bậc tiểu học ở các cấp, Sở- Phòng- Trường.
- Nhà trường có thể tổ chức tập huấn ứng dụng PowerPoint cho toàn thể GV trong nhà trường để học có thể thiết kế một GAĐT riêng cho mình
- Theo tôi nghĩ với khả năng sư phạm vốn có công thêm sự bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng, phần đổi mới PPDH nâng cao chất lượng 
 Kon Tum ngày 20 tháng 2 năm 2009.
 Người viết
 Phạm Thị Thu Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tác giả
Tên tài liệu
1
Bộ giáo dục và đào tạo
Sách giáo khoa Toán lớp 2
2
Bộ giáo dục và đào tạo
Sách giáo viên Toán lớp 2
3
Bộ giáo dục và đào tạo
Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới .
4
Bộ giáo dục và đào tạo
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
5
Bộ giáo dục và đào tạo
Chương trình Tiểu học.
6
Bộ giáo dục và đào tạo
Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học
7
 Nhà xuất bản giáo dục 
Giáo trình Tâm lí học Tiểu học.
 MỤC LỤC 
NỘI DUNG
TRANG
Danh mục các từ viết tắt 
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 
I Lí do đề xuất SKKN 
II Mục đích của SKKN
III Cơ sở và đối tượng nghiên cứu 
Cơ sở thực tiễn 
2 Đối tượng của SKKN 
IV Phạm vi thực hiện 
 B . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 I .QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 
 1 Thực trạng tình hình 
 a.Thực trạng dạy học bảng nhân 2 
 b. Thực trạng về GV- HS 
 2. Nguyên nhân
 3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4. Điều kiện thực hiện 
 5 .Biên pháp thực hiện 
 6 .Ví dụ minh họa 
 II KẾT QUẢ 
C KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 
. Kết luận
 2 . Kiến nghị 
Tài liệu tham khảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN CNTT.doc