Đề tài Dạy – học Luyện từ và câu ở các trường Tiểu học

Đề tài Dạy – học Luyện từ và câu ở các trường Tiểu học

 Ngay từ những ngày đầu tiên được cắp sách đến trường phổ thông các em học sinh đã được làm quen với bộ môn Tiếng Việt. Các em được chơi và học thông qua Tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ tạo ra ở các em năng lực sử dụng tiếng việt văn hoá để suy nghĩ, giao tiếp và học tập mà còn giúp các em tham gia học tập các bộ môn khác. Do đó mà bộ môn Tiếng Việt đã góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học từ trước đến nay.

 Quá trình dạy học tiếng việt ở trường tiểu học được chia làm nhiều phân môn, trong đó là một phân môn độc lập có nhiệm vụ là phong phú, chính xác và tích cực hoá vốn từ của học sinh cũng như cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về từ vựng giúp các em hiểu thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo, tính chất của chúng như thế nào và đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ vào trong các hoạt động như ; giao tiếp, học tập,

 

doc 21 trang Người đăng duongtran Lượt xem 5743Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Dạy – học Luyện từ và câu ở các trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI CảM ƠN
	Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới các thầy cô giáo khoa Tiểu học trường Đại học sư phạm Hà Nội II, cũng như các thầy cô giáo khoa Tiểu học trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang đã trang bị cho em vốn kiến thức khoa học và lí luận về phương pháp dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi cho em đợc nghiên cứu và hoàn thiện bài tập nghiên cứu khoa học của mình.
	Tôi xin trân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trờng, ban chỉ đạo thực tập sư phạm, tập thể cán bộ - giáo viên và học sinh trờng phổ thông cơ sở xã Thắng Mố, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Luyện từ và câu ở tiểu học’’	Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân thành tới tới các quí thầy, cô giảng viên đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đầy đủ nhất tạo điều kiện để cá nhân em hoàn thiện đợc chuyên đề này.
	Thực tế bài tập nghiên cứu khoa học tôi thực hiện trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp tại một trường Tiểu học vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới với nớc bạn Trung Quốc, có điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội thấp kém, lạc hậu. Hơn thế cá nhân tôi còn không ít những hạn chế về vốn tri thức, vốn kinh nhiệm, về ngôn ngữ, câu - từ hay kĩ năng sử dụng máy vi tính... Nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng nh hình thức trình bày. Tôi tha thiết kính mong quí thầy cô giáo, ban chỉ đạo thực thực tập sư phạm cùng bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện bài tập nghiên cứu khoa học của mình hơn, sớm được áp dụng vào quá trình dạy học của cá nhân tôi nói riêng đồng thời được đưa vào áp dụng trên diện rộng, mang tính khả thi cao hơn. 
	Tôi xin trân thành cảm ơn !
 Thắng Mố, ngày 28 tháng 04 năm 2010
	 Người cảm ơn
Phần I
Mở đầu.
1- Lý do chọn đề tài.
 Ngay từ những ngày đầu tiên được cắp sách đến trường phổ thông các em học sinh đã được làm quen với bộ môn Tiếng Việt. Các em được chơi và học thông qua Tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ tạo ra ở các em năng lực sử dụng tiếng việt văn hoá để suy nghĩ, giao tiếp và học tập mà còn giúp các em tham gia học tập các bộ môn khác. Do đó mà bộ môn Tiếng Việt đã góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học từ trước đến nay.
 Quá trình dạy học tiếng việt ở trường tiểu học được chia làm nhiều phân môn, trong đó là một phân môn độc lập có nhiệm vụ là phong phú, chính xác và tích cực hoá vốn từ của học sinh cũng như cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về từ vựng giúp các em hiểu thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo, tính chất của chúng như thế nào và đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ vào trong các hoạt động như ; giao tiếp, học tập,
 Tuy nhiên hiện nay ở hầu hết các trường Tiểu học thì chất lượng dạy và học Luyện từ và câu còn nhiều hạn chế nhất là các trường vùng sâu vùng xa trường có nhiều học sinh dân tộc. Một mặt do các em học sinh chưa có hứng thú học tập tích cực phân môn này,các em vẫn cho rằng từ ngữ là một phân môn khó cho nên việc tiếp thu vốn từ và kiến thức từ vựng của các em diễn ra một cách thụ động, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Mặt khác sự hạn chế đó còn xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa hơn là ở phía các nhà giáo dục. Cụ thể là đứng trước một giờ từ ngữ giáo viên vẫn còn gặp nhiều lúng túng mà nguyên nhân là chưa hiểu rõ vai trò của phân môn, đồng thời những tri thức về từ vựng học còn thấp, cộng với phương pháp giảng dạy chưa có tính hiệu quả cao. Giáo viên chỉ căn cứ vào nhữg gợi mở mang tính áp đặt được nêu ra trong sách hướng dẫn ( sách bài soạn) khiến cho người dạy không có sự năng động, tư duy, tích cực, sáng tạo trong phương pháp dạy. Điều đó đã khiến cho giờ học từ ngữ trở nên khó khăn, nhàm chán, không gây được ấn tượng học tập cho người học dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao.
 Những thực trạng về dạy – học Luyện từ và câu ở các trường Tiểu học nêu trên đã khiến tôi bắt tay vào công việc nghiên cứu phương pháp dạy – học Luyện từ và câu (chủ yếu là bài lý thuyết về từ ngữ lớp 4 ,5 ) nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh Tiểu học hiện nay.
 2- Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về vấn đề dạy học Luyện từ và câu ở tiêủ học đã có nhiều công trình đề cập đến. Do không có điều kiện và thời gian tìm hiểu và nghiên cứu nên chúng tôi chỉ nêu khái quát tên của một số công trình nghiên cứu của các tác giả viết về vấn đề này như sau:
- Các tác giả: Nguyễn Như ý, Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn với công trình nghiên cứu: “ Từ điển giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học”, NXB Giáo dục 1995. Cuốn từ điển này là một kho tàng từ vựng, ở đây tác giả thu thập và giải nghĩa các từ ngữ khó trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 thuộc các phân môn: Tiếng Việt, Địa lý, Lịch sử đang dùng trong nhà trường hiện nay.
+ Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của dạy Luyện từ và câu các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học là cung cấp cho học sinh một số kiến thức về: Cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, giúp các em phong phú, chính xác hoá và tích cực hoá vốn từ. Đây mới chỉ là những kiến thức phục vụ cho phần thực hành của bài Luyện từ và câu 
+ Chương trình và sách giáo khoa cải cách có nêu cả những ưu điểm và một số hạn chế còn tồn tại.
+ Cơ sở khoa học của dạy Luyện từ và câu cũng được trình bày ở công trình này với hai cơ sở là cơ sở tâm lý học, giáo dục học và cơ sở ngôn ngữ học.
+ Phương pháp dạy Luyện từ và câu Đây là vấn đề cuối cùng mà các nhà nghiên cứu nhắc đến trong giáo trình này. ở đây dạy học Luyện từ và câu được chia ra làm hai phần, ứng với hai kiểu bài lý thuyết và thực hành cụ thể là. 
+ Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học .
+ Vài suy nghĩ về việc dạy Luyện từ và câu ở lớp 2,3 theo chương trình cải cách giáo dục.
+ Vài nghiên cứu về các khái niệm từ đơn, từ láy, từ ghép được dạy ở Tiểu học.
+ Vấn đề “ Dạy nghĩa của từ láy” ở Tiểu học.
+ Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng Luyện từ và câu cho học sinh tiểu học.
- Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh với công trình “ Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học” NXB Giáo Dục, lại đi theo hướng khác hẳn với những hướng nghiên cứu ở trên. Hệ thống bài giảng Luyện từ và câu trong cuốn này được chia làm hai kiểu bài, cụ thể đó là dạng bài lý thuyết về Luyện từ và câu và dạng bài thực hành Luyện từ và câu Như vậy cùng đi vào con đường nghiên cứu về phương pháp dạy học Luyện từ và câu Tiểu học đã có nhiều hướng đi khác nhau. Có người nghiên cứu ở phương diện lý thuyết về từ, có người lại nghiên cứu về chương trình sách giáo khoaTiếng Việt ở Tiểu học, có người lại đi vào nghiên cứu phương pháp dạy học Luyện từ và câu thông qua cả hai kiểu bài lý thuyết và thực hành.
Nhìn lại một cách tổng quát ta thấy những chương trình nghiên cứu đã kể trên đều xem xét đến vấn đề dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học một cách tương đối cụ thể.
Dựa trên thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu vấn đề dạy học những bài lý thuyết về Luyện từ và câu theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh để từ đó góp phần phục vụ cho công việc dạy học Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nói chung đạt hiệu quả cao.
 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
 3.1- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các bài lý thuyết về từ ngữ lớp4, 5 ở tiểu học. Trong đó các bài lý thuyết sẽ giới thiệu cho các em học sinh một số vấn đề về cấu tạo của từ Tiếng Việt (bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy), về nghĩa của từ và sự phân loại các từ về mặt nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa).
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu đến kiểu bài lý thuyết về Luyện từ và câu , chứ không đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ các bài Luyện từ và câu ở Tiểu học.
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đến kiểu bài luyện từ và câu ở lớp 4 mới. Từ đó đề xuất ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh.
 4- Nhiệm vụ nghiên cứu.
 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về các hình thức dạy bài luyện từ và câu ở chương trình mới .
- Thông qua đó đề xuất một số giải pháp thể nghiệm khắc phục tình trạng dạy- học Luyện từ và câu hiện nay ở trờng Tiểu học. Đặc biệt chúng tôi chú ý đếncác hình thức dạy học tích cực để phát huy tính tích cửc trong hoạt động học tập của học sinh.
 5. Các phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
 5.1 – Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp này giúp chúng tôi nắm được một cách cơ bản về cơ sở lý luận về từ và dạy từ ở Tiểu học .
 5.2- Phương pháp quan sát, điều tra.
Phương pháp này là công cụ giúp chúng tôi thâý được những hiện trạng về tình hình dạy và học từ ngữ ở các trường Tiểu học thuộc phạm vi tỉnh Hà Giang hiện nay.
 5.3 – Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp này giúp chúng tôi thấy được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của chương trình dạy học Luyện từ và câu hiện nay. Từ đó định hướng ra các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh.
 5.4 – Phương pháp phân tích tổng hợp
Nhờ có phương pháp này mọi người nghiên cứu có cái nhìn cụ thể, chi tiết, vừa khái quát, toàn diện, vừa tránh cách nhìn phiến diện, chủ quan trong nghiên cứu khoa học.
 5.5 – Phương pháp thực nghiệm.
Đây là phương pháp được sử dụng sau cùng, giúp chúng tôi thấy được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học thông qua một số bài giảng thể nghiệm về bài lý thuyết Luyện từ và câu ở chương trình lớp 4.
Phần II:
Nội dung
Chương I:Cơ sơ lý luận
 1. Khái niệm về từ Tiếng Việt.
Đã có nhiều công trình đi theo con đường nghiên cứu về từ của Tiếng Việt. ở đó các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, thừa nhận tính chất cơ bản, trung tâm của từ trong ngôn ngữ. Để trả lời câu hỏi “Từ là gì?” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên ở đề tài này chúng tôi chấp nhạn định nghĩavề từ của tác giả Đỗ Hữu Châu như sau: “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiếtcố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong nh ... thuyết học sinh chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức cần lĩnh hội. Do đó muốn đạt được mục đích hay mục tiêu của dạy lý thuyết về Luyện từ và câu là cung cấp cho học sinh các khái niệm thuộc từ vựng – ngữ nghĩa học Tiếng Việt, thì chúng ta cần phải có sự đièu chỉnh hợp lý về chương trình, nội dung, cách viết sách giáo khoa, phương pháp dạy học phân môn, phương tiện dạy học
 Do đặc trưng của phân môn, do đặc điểm về trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học, chúng tôi thấy giáo viên cần phải tìm mọi biện pháp, mọi hình thức tổ chức cho học sinh học tập để nâng cao chất lượng giờ dạy lý thuyết về Luyện từ và câu .Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số hình thức học tập của học sinh Tiểu học trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ( đặc biệt là dạy kiểu bài lý thuyết về Luyện từ và câu ở lớp 5) như sau:
 - Hoạt động sử dụng phiếu bài tập Luyện từ và câu
 - Hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm có thể gồm 3,4 bạn cùng bàn hay hai bàn liền nhau). 
 - Hoạt động tổ chức các trò chơi học tập ( ở đây chúng tôi sử dụng các trò chơi ngôn ngữ như: câu đố, ô chữ,).
 - Hoạt động sử dụng đồ dùng học tập ( được dựa trên nguyên tắc dạy học trực quan).
 Muốn thực hiện được như vậy thì giáo viên phải thể hiện những hoạt động này trong giáo án cụ thể của mình. Giáo viên phải biết cách tổ chức từng hoạt động học tập của học sinh (cá nhân, nhóm, lớp) một cách có khoa học để đạt hiệu quả cao.
 Trên cơ sở những biện pháp kỹ thuật ở trên chúng tôi đã vận dụng thiết kế bài dạy luyện từ và câu của bài “ Từ đơn, từ phức”.
 Luyện từ và câu
Baứi:.Từ đơn và từ phức
I. Mục đíh yêu cầu.
 - Hieồu vaứ nhaọn bieỏt ủửụùc sửù khaực nhau giửừa tieỏng vaứ tửứ, phân biệt được từ đơn và từ phức( nội dung ghi nhớ).
 - Nhaọn bieỏt ủửụùc tửứ ủụn vaứ tửứ phửực trong đoạn thơ (BT1, mục 3); bước đầu làm quen với từ điển hoắc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ ( BT2,3)
II. đồ Dùng Dạy học.
Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn nội dung cần ghi nhớ.
Phiếu bài tập.
Từ điển Tiếng Việt hoặc từ điển học sinh ( có thể là một vài trang phô tô).
III. Các hoạt động dạy học.
ND – Tg
Hđ của gv
Hđ của hs
1. Kieồm tra bài cũ 
2. Baứi mụựi
*Hẹ1:Laứm baứi taọp 1
*Hẹ2:Laứm baứi taọp 2 4’
*Hẹ3 :Ghi nhụự 
*Hẹ4: Laứm baứi taọp 1
*Hẹ 5:Laứm baứi taọp 2
*Hẹ 6:laứm baứi taọp 3
3.Củng cố, dạn dò
-Em haừy nêu laùi phaàn ghi nhụự veà daỏu hai chaỏm đã hoùc
-Nhaọn xeựt cho ủieồm
- Gt bài – ghi đầu bàI bảng
-ẹoùc vieỏt baứi
+phaàn nhaọn xeựt
-Cho HS ủoùc caõu trớch: moói naờm coừng baùn ủi hoùc
-ẹoùc yeõu caàu 
-Giao baứi
-Cho HS laứm baứi theo nhoựm
-Cho caực nhoựm trỡnh baứy
-Nhaọn xeựt choỏt laùi lụứi giaỷi ủuựng
-Cho HS ủoùc yeõu caàu
-Giao vieọc
-Cho HS laứm baứi
-Cho HS trỡnh baứy
+Phaàn ghi nhụự
-Cho HS ủoùc
-ẹửa baỷng phuù ghi saỹn phaàn ghi nhụự
+Phaàn luyeọn taọp 3 baứi
-Cho HS ủoùc yeõu caàu
-Giao vieọc
-Cho HS laứm baứi theo nhoựm
-Cho HS trỡnh baứy
-Nhaọn xeựt choỏt laùi lụứi nhaọn xeựt
-Cho HS ủoùc laùi yeõu caàu BT 2
-Giao vieọc
-Cho HS laứm theo nhoựm
-Trỡnh baứy keỏt quaỷ
-Nhaọn xeựt choỏt laùi lụứi giaỷi ủuựng
-Cho HS ủoùc yeõu caàu baứi taọp
-Giao vieọc
Cho HS laứm baứi
-Cho HS trỡnh baứy
-nhaọn xeựt choỏt laùi
-nhaọn xeựt tieỏt hoùc
-Daởn HS veà tỡm tửứ ủieồn vaứ ủaởt caõu vụựi moói tửứ tỡm ủửụùc
-Hs nêu
-Caực nhoựm trỡnh baứy vaứo nhaựp
-Nhoựm naứo xong daựn leõn baỷng trửụực lụựp laứ thaộng
-Lụựp nhaọn xeựt
-1 HS ủoùc
-HS laứm baứi
-Tieỏng duứng ủeồ caỏu taùo tửứ 1 tieỏng coự nghúa taùo neõn tửứ ủụn
2 HS ủoùc thaàm
-Caực nhoựm trao ủoồi thaỷo luaọn 
-ẹaùi dieọn nhoựm leõn trỡnh baứy
-Lụựp nhaọn xeựt
-1 HS ủoùc to caỷ lụựp laộng nghe
-HS laứm baứi theo nhoựm
-ẹaùi dieọn caực nhoựm trỡnh baứy keỏt quaỷ
-Lụựp nhaọn xeựt
-HS laứm baứi caự nhaõn
-1 Soỏ HS laàn lửụùt ủaởt cau mỡnh ủaởt
-lụựp nhaọn xeựt
 ở bài giảng này chúng tôi chủ yếu tổ chức hoạt động dạy học Luyện từ và câu theo nhóm, hoạt động sử dụng phiếu bài tập, hoạt động cá nhân, tổ chức chơi trò chơi, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
 Điểm khác biệt trong bài soạn của chúng tôi là:
 Phần tìm hiểu ngữ liệu mẫu thì chúng tôi cho học sinh làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu một đơn vị kiến thức của bài một cách trọn vẹn. Đến phần thảo luận cả lớp thì hệ thống câu hỏi của chúng tôi đã có sự chọn lọc từ hệ thống câu hỏi của các nhóm. Chúng tôi làm như vậylà bởi vì mục đích phần thảo luận cả lớp là để cung cấp kiến thức toàn bài cho học sinh trên cơ sở các nhóm đã tìm hiểu kỹ từng nội dung của bài học. Còn hệ thống câu hỏi trong nhóm ở các phiếu học tập thường là chi tiết hơn, mục đích của câu hỏi trong nhóm là để rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp và phán đoán trên cơ sở các ngữ liệu mẫu.
 Trên cơ sở thiết kế giáo án dựa trên một hệ thống câu hỏi gợi ý như vậy thì chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm bài luyện từ và câu với chủ đề “Từ đơn, từ phức”. 
 Kết quả là trong giờ dạy thử nghiệm này, chúng tôi thấy đã diễn ra một không khí học tập sôi nổi. Tất cả học sinh trong nhóm được bàn bạc, trao đổi, thảo luận giúp đỡ và hợp tác với nhau. Điều đó tạo nên một môi trường học tập cởi mở. Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của các bạn, các thành viên trong nhóm được tự do hỏi nhau những chỗ mình còn chưa hiểu. Các em không chỉ có trách nhiệm với việc học của mình mà còn có trách nhiệm với việc học của các bạn khác. Với cách học tập như vậy, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng, thoải mái, những học sinh khá sẽ giúp đỡ được những học sinh yếu hơn. Do có thời gian làm việc độc lập, tự giải quyết các vấn đề và tự do lựa chọn cách học của riêng mình nên học sinh sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn trong học tập.
 Phương pháp dạy học này của chúng tôi được dạy thử nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh chúng tôi thấy các em không chỉ học tập hứng thú mà kết quả nhận thức của học sinh tăng rõ rệt, các em có khả năng học tập sáng tạo, khả năng suy nghĩ và làm việc một cách tự chủ hơn. Do đó mà chúng tôi tin rằng nếu phương pháp dạy học này được áp dụng thường xuyên, hợp lý thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh, phát huy được tính tích cực trong hoật động học tập, phát triển được tính độc lập, tư duy, sáng tạo của học sinh làm cho tiết dạy – học Luyện từ và câu ở Tiểu học hiện nay trở nên sinh động và đạt hiệu quả.
PHầN III
KếT LUậN
 Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Qua quá trình khảo sát chương trình và nội dung sách giáo khoa chúng tôi thấy việc dạy kiểu bài lý thuyết trong các tiết luyện từ và câu ở Tiểu học vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc. Hệ thống câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa vẫn còn có chỗ chưa hợp lý. Điều đó khiến các em học sinh có khi đã trả lời hết cả hệ thống câu hỏi đó lại trình bày nội dung kiến thức một cách áp đặt dẫn đến không tạo ra được tính tích cực trong học tập ở các em học sinh.
 Giải pháp mà chúng tôi đưa ra chỉ là những đề xuất bước đầu về sự nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa của việc dạy học kiểu bài lý thuyết về Luyện từ và câu theo hướng phát huy tính tích cực ở học sinh Tiểu học. Tức là dạy học đi từ cái cụ thể đến khái quát. Trong quá trình học tập học sinh sẽ làm việc theo những quy trình nhất định và qua đó tư duy của học sinh sẽ phát triển.
 Có thể nói dạy học kiểu bài lý thuyết Luyện từ và câu theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh Tiểu học đang là vấn đề cần thiết đặt ra trong nhà trường phổ thông. Giải quyết tốt vấn đề này cần kết hợp được nhiều yếu tố: huy động được công sức và suy nghĩ của nhiều người mà trước hết là đổi mới trong nhận thức của các nhà làm công tác giáo dục. Đồng thời đối với mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp thì vai trò của họ cũng là vô cùng quan trọng. Họ phải tự tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp. Mỗi giáo viên phải tạo ra sự sáng tạo tích cực trong từng tiết dạy chứ không được chỉ dừng lại ở phạm vi sách giáo khoa hay sách bài soạn dù rằng sách bài soạn là định hướng cơ bản của bài dạy. Chính vì vậy mà khi làm đề tài này chúng tôi vẫn hi vọng là thông qua dề tài của chúng tôi thì các giáo viên cũng như các nhà viết sách sẽ chú ý hơn nữa đến phương pháp mà chunga tôi nêu ra và đưa việc sử dụng trong chương trình giảng dạy. Chúng tôi tin rằng, nếu giáo viên và học sinh quan tâm sử dụng phương pháp tích cực này và kết hợp một cách hợp lý nhuần nhuyễn với các phương pháp khác thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao trong các giờ học Luyện từ và câu ở Tiểu học hiện nay.
 Đề tài của chúng tôi còn rất nhiều vấn đề cần tới sự quan tâm đóng góp của các thầy, cô giáo, đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học để đề tài có tính thiết thực. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp của quý thầy cô.
 Người viết 
 Mai Thị Nhẫn
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
Lời cảm ơn.
1
2
Phần I mở đầu
2
3
1. Lí do chọn đề tài
2
4
2. Mục đích nghiên cứu
2
5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
7
5. Phương pháp nghiên cứu
4
8
Phần II nội dung
5
9
Chương 1: Cơ sở lí luận 
5
10
Chương II: Kết qủa điều tra khảo sát thực tiễn
14
11
Chương III: Một số giải pháp
15
12
Phần III kết luận
19
13
Mục lục
20
14
Đánh giá bài tập nghiên cứu koa học
21
đánh giá bài tập nghên cứu khoa học
	Nhận xét và đánh giá bài tập nghiên cứu khoa học qua các mặt sau:
	- Vấn đề trong bài tập nghiên cứu khoa học đã phù hợp với tình hình hiện nay ở trờng phổ thông không?
	- Cách lập luận, giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học có hợp lí, thoả đáng không?
	- Các phơng pháp nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin có phù hợp với chuyên đề không?
	- Các biện pháp sử lí các thông tin, số liệu, tài liệu, kết quả điều tra có khách quan và chính xác không?
	- ý nghĩa thực tiễn của bài tập nghiên cứu?
	- Hình thức trình bày?
..........
	Điểm bài tập nghiên cứu khoa học ( Chấm theo thang điểm 10): ..
 .. , ngày tháng năm 2010
	 Ban chỉ đạo thực tập
 (Kí tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap khoa hoc.doc