Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức lớp linh hoạt buổi chiều cho học sinh lớp 3, 4 và 5

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức lớp linh hoạt buổi chiều cho học sinh lớp 3, 4 và 5

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU .

I. Lý do chọn đề tài.

 II.Phạm vi nghiên cứu.

 III. Đặc điểm của đơn vị năm học 2008 – 2009.

B. NỘI DUNG.

I. Cơ sở lý luận của kinh nghiệm .

II. Hệ thống giải pháp .

 1.Nghiên cứu các hướng dẫn của ngành.

 2. Quán triệt chủ trương tổ chức lớp linh hoạt trong đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh.

 3. Kiểm tra các điều kiện cần để tổ chức lớp linh hoạt.

 4. Triển khai các nội dung tổ chức lớp linh hoạt.

 a. Ổn định biên chế lớp ngay từ đầu năm.

 b. Khảo sát chất lượng đầu năm.

 c. Sử dụng kết quả khảo sát để phân lớp theo trình độ.

 d. Thiết kế thời khóa biểu và định hướng nội dung giảng dạy lớp linh hoạt.

 

doc 26 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức lớp linh hoạt buổi chiều cho học sinh lớp 3, 4 và 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DĨ AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI : 
TỔ CHỨC LỚP LINH HOẠT BUỔI CHIỀU 
CHO HỌC SINH LỚP 3, 4 VÀ 5
 Người thực hiện : Phan Thanh Sơn
 Đơn vị : Trường Tiểu học Đông Hòa ,
 huyện Dĩ An , tỉnh Bình Dương.
 ĐT : 0908 466 286
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .
I. Lý do chọn đề tài.
 II.Phạm vi nghiên cứu.
 III. Đặc điểm của đơn vị năm học 2008 – 2009.
NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận của kinh nghiệm .
II. Hệ thống giải pháp .
 1.Nghiên cứu các hướng dẫn của ngành.
 2. Quán triệt chủ trương tổ chức lớp linh hoạt trong đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh.
 3. Kiểm tra các điều kiện cần để tổ chức lớp linh hoạt.
 4. Triển khai các nội dung tổ chức lớp linh hoạt.
 a. Ổn định biên chế lớp ngay từ đầu năm.
 b. Khảo sát chất lượng đầu năm.
 c. Sử dụng kết quả khảo sát để phân lớp theo trình độ.
 d. Thiết kế thời khóa biểu và định hướng nội dung giảng dạy lớp linh hoạt.
 đ . Tài liệu giảng dạy và thiết kế bài dạy . 
 C. KẾT LUẬN .
 I. Kết quả thực hiện .
 II. Kết luận trong quá trình nghiên cứu.
 III. Đề xuất . 
MỞ ĐẦU : 
I. Lý do chọn đề tài : 
 Tổ chức dạy hai buổi trên ngày, tăng cường thời gian học trên lớp cho học sinh phổ thông từ lâu đã là giải pháp quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục của nhiều nước trên thế giới . Ở nước ta vấn đề này đã được triển khai và thực hiện . Việc tổ chức học 2 buổi / ngày đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của xã hội hiện nay , khắc phục được tình trạng quá tải trong mỗi buổi học , là cơ hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường , nhà trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ đồng thời tạo nguồn thu nhập chính đáng cho giáo viên để giải quyết những khó khăn về đời sống do chính sách tiền lương bất cập như hiện nay . 
 Việc học sinh học 2 buổi / ngày không còn là sự kiện mới , nó đã được nhiều tỉnh thành triển khai thực hiện . Học 2 buổi / ngày đã mang lại hiệu quả tích cực , nâng cao được chất lượng học tập và giáo dục rõ rệt . Tuy nhiên , hiện nay hầu hết các trường đều dừng lại ở mức độ học 2 buổi / ngày theo hình thức tổ chức buổi sáng học lớp nào thì buổi chiều học theo lớp đó . Cách thức tổ chức như vậy chỉ giải quyết nhu cầu gửi trẻ cả ngày cho phụ huynh học sinh và nhà trường có điều kiện tăng tiết để ôn tập , củng cố kiến thức cho học sinh , chống lại việc học thêm , dạy thêm không đúng quy định , hạn chế học sinh ngồi nhầm lớp,nhưng vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn mục đích của ngành đề ra là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học, cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường , hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện. Tôi nhận thấy rằng , mục tiêu tổ chức cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường đang dừng lại ở mức độ là tổ chức bán trú , đến lúc thực hiện mục tiêu này hoàn chỉnh hơn , đó là đi sâu vào các hình thức tổ chức học buổi thứ hai , đa dạng hóa hoạt động học tập cho học sinh . Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu thực hiện tổ chức lớp linh hoạt buổi chiều cho học sinh . 
 II. Phạm vi nghiên cứu : 
 Phạm vi nghiên cứu cách thức tổ chức các lớp linh hoạt buổi chiều cho học sinh lớp 3,4 và 5 tại trường Tiểu học Đông Hòa , huyện Dĩ An , Bình Dương. Nội dung đề tài chỉ giới hạn ở công tác tổ chức buổi học chiều cho học sinh lớp 3,4 và 5 . Bước đầu đa dạng hóa hoạt động học tập , rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức lớp linh hoạt cho toàn cấp ở những năm tiếp theo . 
 III. Đặc điểm tình hình của đơn vị năm học 2008 – 2009 : 
Thuận lợi : 
 - Năm học 2008 – 2009 , trường Tiểu học Đông Hòa được UBND tỉnh Bình Dương công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I . Nhà trường có 28 lớp ( Khối lớp 1 có 7 lớp , khối lớp 2 có 6 lớp , các khối 3,4,5 mỗi khối có 5 lớp ) . Tổng số cán bộ , giáo viên và nhân viên là 45 người , với số giáo viên là 33 giáo viên , trong đó có 2 giáo viên môn Mỹ thuật , 1 giáo viên Thể dục , 1 giáo viên môn Âm nhạc , một giáo viên Tiếng Anh (trong 5 giáo viên bộ môn này chỉ có 2 giáo viên được đào tạo chuyên ngành là Mỹ thuật và Tiếng Anh ).
 - Về cơ sở vật chất : Có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng cho công tác giảng dạy và học tập .
 + Có đủ phòng học cho mỗi lớp ( 33 phòng học , trong đó có 3 phòng lý thuyết) .
 + Có thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 + Có đầy đủ các phòng chức năng : Văn phòng , phòng Hiệu trưởng , phòng Hiệu phó , phòng y tế , phòng Đội , phòng họp , phòng vi tính , phòng nghe nhìn , phòng hội họa , phòng âm nhạc, phòng nghỉ giáo viên , nhà đa năng  Tất cả các phòng chức năng đều có trang thiết bị đầy đủ . 
 - Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% , trong đó có 15/33 giáo viên đạt trên chuẩn ( Đại học 8 người , cao đẳng 7 người ). Hầu hết giáo viên có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ , nhiệt tình trong công tác . Có phẩm chất đạo đức tốt , yêu nghề , có trách nhiệm trong công tác , nhiều giáo viên đã đạt giáo viên dạy giỏi các cấp . Không có giáo viên nào yếu kém về chuyên môn. 
 - 100% lớp học 2 buổi có bán trú tạo thuận lợi cho công tác tổ chức các lớp linh hoạt. 
 2. Khó khăn : 
 - Do địa phương thuộc vùng nông thôn và đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , trên địa bàn và lân cận có nhiều công ty xí nghiệp thu hút lượng lớn dân nhập cư ( chiếm khoảng 50% ) đến làm công nhân và các dịch vụ khác .Đa số học sinh xuất phát từ thành phần công nhân nhập cư , điều kiện kinh tế khó khăn , thường xuyên di chuyển chỗ ở , phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em và nhiều em bị gián đoạn việc học khi cha mẹ thay đổi chỗ ở , vì vậy trình độ học sinh yếu kém do mất căn bản khá nhiều .
 - Mặc dù đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn 100% nhưng năng lực thực tế có chênh lệch nhiều ở vài giáo viên , năng lực chuyên môn chỉ ở mức trung bình . Số giáo viên chuyên trách các môn năng khiếu thiếu trầm trọng , hiện nay chỉ có 2 / 5 giáo viên dạy bộ môn được đào tạo chuyên ngành ( Tiếng Anh và Mỹ thuật). So với tiêu chuẩn còn thiếu 2 giáo viên Thể dục , 1 giáo viên Âm nhạc , 1 giáo viên Mỹ thuật , 1 giáo viên Tin học . Đây là khó khăn lớn nhất làm ảnh hưởng đến ý đồ đa dạng hóa hoạt động học tập của nhà trường vì không tổ chức được các lớp năng khiếu . 
 B. NỘI DUNG : 
 I. Cơ sở lý luận của kinh nghiệm : 
 Việc tổ chức học 2 buổi / ngày đã được ngành giáo dục triển khai từ lâu . Đặc biệt với tỉnh Bình Dương , huyện Dĩ An là nơi có lớp học 2 buổi nhiều nhất , tất cả các trường tiểu học đều có tổ chức lớp 2 buổi bán phần hoặc toàn phần kết hợp với bán trú . Tất cả các trường hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ làm giảm sự quá tải của chương trình học buổi sáng , bằng việc sắp xếp thời khóa biểu theo thời lượng 4 tiết buổi sáng và 3 tiết buổi chiều , đưa một số tiết buổi sáng theo phân phối chương trình lên giảng dạy buổi chiều để giảm tải cho học sinh . Còn lại các tiết khác trong các buổi chiều thì tổ chức ôn tập , củng cố kiến thức và bồi dưỡng học sinh. Học sinh không phải đi học thêm nơi khác . Tổ chức học tập như vậy là chưa đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu, chưa thể hiện được việc “Lấy học sinh làm trung tâm”, chưa đa dạng hóa hoạt động dạy và học để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện . Tổ chức lớp học như vậy còn tồn tại một nhược điểm nữa là , nếu giáo viên ôn tập , củng cố kiến thức và bồi dưỡng chung cho các đối tượng ( trong lớp thường có 3 đối tượng : Giỏi – khá , trung bình và yếu ) thì học sinh tiếp thu khó khăn và miễn cưỡng . Nếu giáo viên chọn một nội dung phù hợp cho đối tượng học sinh trung bình – yếu , thì các học sinh khá – giỏi không thích nghe, bởi vì những kiến thức đó quá thấp đối với học sinh khá giỏi , các em không cần tập trung , không hứng thú trong học tập. Nếu giáo viên chọn giảng một nội dung phù hợp cho đối tượng học sinh khá – giỏi thì các đối tượng học sinh khác không thể tiếp thu được , ngồi nghe một cách miễn cưỡng không hiểu gì cả , chán nản , mệt mỏi . Đây là mâu thuẩn mà người giáo viên cần phải nghiên cứu khắc phục .
 Trên đây là một số cơ sở lý luận cũng là thực trạng giảng dạy tại đơn vị trong những năm qua . Vì vậy để khắc phục tình hình trên , nhằm nâng cao chất lượng học tập cho từng đối tượng học sinh là điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm .
 II. Hệ thống giải pháp : 
Nghiên cứu hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp : 
 Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp là cơ sở về mặt pháp lý để tiến hành thực hiện những thay đổi trong công tác tổ chức hoạt động dạy và học . Năm học 2008 – 2009 , Sở Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ chung cho giáo dục tiểu học là : “Tiếp tục triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép với cuộc vận động nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục . Chú trọng rèn luyện phẩm chất , đạo đức nhà giáo , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục . Tập trung dạy học theo chuẩn kiến thức , kỹ năng của chương trình; đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy , đổi mới quản lý chỉ đạo ổn định chất lượng giảng dạy”. 
 Trong nhiệm vụ cụ thể , sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã hướng dẫn rất chi tiết đối với các trường lớp dạy 2 buổi trên ngày . Dạy 2 buổi / ngày là mục tiêu hàng đầu của các địa phương cần phải phấn đấu . Sở cũng đã nhấn mạnh buổi học thứ hai tập trung vào các nội dung : Thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán , Tiếng Việt , Âm nhạc , Mỹ thuật , Thể dục ; dạy các môn học và nội dung tự chọn Ngoại Ngữ , Tin học ; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp . 
 Các nội dung trên định hướng cho công tác chỉ đạo của trường phải phấn đấu thực hiện . Đây là cơ sở pháp lý để nhà trường quán triệt chủ trương tổ chức lớp linh hoạt cho phụ huynh học sinh và đội ngũ giáo viên . 
 2. Quán triệt chủ trương tổ chức lớp linh hoạt trong đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh : 
 Bât cứ một chủ trương thay đổi nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh, đều cần phải có sự nhất trí cao trong phụ huynh học sinh , bởi vì phụ ... u cây cau ? 
 Môn Tiếng Việt 
 Đọc đoạn văn sau : 
 Trời nắng gắt . Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỏ , lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất  Nó dừng lại , ngước đầu lên , mình nhúng nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên , đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc, đi ngang, sục sạo , tìm kiếm .
 Vũ Tú Nam
Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn trên ?
Những từ ngữ này cho thấy con ong ở đây là con vật như thế nào ?
 Khối 4 : 
Nội dung dạy ngày 22 / 10 / 2008 – dành cho lớp trung bình .
 Môn Toán
Tính giá trị của biểu thức .
4852 – 3852 : ( 465 : 6 – 67 )
3684 : 6 + 78 x 4 
 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất .
 a. 11 + 13 + 5 + 17 + 19 + 25
 b. 6 + 12 + 8 + 14
 c. 765 + 245 + 655
 3. Một đoàn ghe chở gạo : 4 ghe lớn mỗi ghe chở 5 tấn gạo và 5 ghe nhỏ mỗi ghe chở 41 tạ . Hỏi trung bình mỗi ghe chở bao nhiêu tạ gạo ? 
 Môn Tiếng Việt
 Câu 1 : Bài Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca .
 Trên đường đi mua thuốc cho ông An-đrây-ca đã làm gì ? 
Chơi bắn bi.
Chơi đá bóng.
Chơi đá cầu.
 Câu 2 : Từ nào là là danh từ riêng ?
Ông
Mẹ
An-đrây-ca
 Câu 3 : Trong câu “Học sinh trường em chăm học” từ nào là danh từ chung ?
Học sinh .
Trường em.
Chăm học .
 Câu 4 : Từ trái nghĩa với từ chậm chạp là : 
Khéo léo.
Nhanh nhẹn
Sẵn sàng 
 Câu 5 : Thành ngữ nào dưới đây có nghĩa “không bằng lòng với cái hiện có mà lại mơ ước đến cái khác chưa phải của mình” :
Cầu được ước thấy.
Đúng núi này trông núi nọ .
Ước sao được vậy .
Nội dung dạy ngày 24 / 12 / 2008 - dành cho lớp yếu .
 Môn Toán 
Tính theo cách thuận tiện nhất .
32 x 48 + 48 x 68
96 : 4 + 104 : 4 
 2. Nếu a = 7468 , b = 3584 và c = 56 thì giá trị của biểu thức : 
 ( a – b ) x c = 
 a : 2 + b =
 3. Chu vi hình chữ nhật là 72 cm . Chiều dài hơn chiều rộng 6 cm . Tính diện tích hình chữ nhật ? 
 Môn Tiếng Việt
 Tập làm văn : Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích . 
Khối 5 : 
Nội dung dạy ngày 2/ 10 /2008 – dành cho lớp khá giỏi .
 Môn Toán
 1. Tổng của 3 số bằng 175 , số thứ nhất gấp đôi số thứ hai và bằng nửa số thứ ba . Tìm ba số đó ? 
 2. Ba lớp tham gia trồng cây . Số cây của lớp 5A trồng được bằng số cây của lớp 5B , bằng lớp 5C . Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ? Biết rằng 3 lớp trồng được 240 cây .
 Môn Tiếng Việt 
 1. Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ , tục ngữ dưới đây : 
 Một con . đau , cả tàu chê cỏ .
 . mắm xem màng màng , thành hoàng xem cờ quạt.
 Thâm đông , hồng tây dựng may chẳng ..dây cũng bảo giật.
 Thân . ưu nặng .
Các từ sau có thể xếp thành mấy nhóm : Chung lưng đấu cật , thủy chung, chung sống hòa bình, chung kết , chung quy, chung khảo .
 - Nội dung dạy ngày 11/12 / 2008 – dành cho lớp yếu .
 Môn Toán
Viết vào chỗ chấm : 
0,09 đọc là ..
112,307 đọc là .
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : 
 6 tạ 8 kg = . tạ
 a. 68 b. 6,8 c. 6,08 d. 608 
 3. Số bé nhất trong các số 3,445 ; 3,454 ; 3,455 ; 3,444 là ; 
 a. 3,445 b. 3,454 c . 3,444 d . 3,455
 4. Đặt tính rồi tính : 
 35,76 + 23,52 5,26 x 2,4
 48,53 – 25 , 28 157,25 : 3,7 
 Môn Tiếng Việt
Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ “Hạnh phúc” ‘
Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon ngủ yên .
Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn thành được ý nguyện .
Hồ hởi , hào hứng sẵn sàng làm mọi việc .
Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “Hạnh phúc”.
Tìm ba từ có tiếng phúc ? 
 Trên đây là nội dung một số tiết dạy cho các lớp linh hoạt buổi chiều , để minh họa thêm cho nội dung giảng dạy các lớp linh hoạt trong năm qua.
 C. KẾT LUẬN .
I. KẾT QUẢ :
 Trong suốt quá trình thực hiện , ban giám hiệu thường xuyên theo dõi , giúp đỡ cho giáo viên về nội dung , hình thức , phương pháp giảng dạy , tổ chức kiểm tra hàng tháng để theo dõi sự tiến bộ của học sinh để rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo và giảng dạy của giáo viên . Đến cuối học kỳ Một , kết quả thống kê học lực hai môn Toán và Tiếng Việt của các lớp linh hoạt như sau : 
Khối
Lần 
K. tra
TS
HS
MÔN TOÁN
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
3
Đầu năm
175
24
13.7
78
44.7
47
26.8
26
14.8
GK I
174
92
52,9
51
29.3
20
11.5
11
6.3
HK I
174
80
46.0
62
35.6
25
14.4
7
4.0
4
Đầu năm
197
37
18.8
52
26.4
55
27.9
16
8.1
GK I
196
93
47.4
59
30.1
28
14.3
16
8,2
CK I
194
70
36.1
75
36.7
37
19.1
11
5.6
5
Đầu năm
150
16
10.7
49
32.3
34
22.8
51
34.2
GK I
149
69
46.3
42
28.2
27
18.1
11
7.4
CK I
149
45
30.2
48
32.2
53
35.6
3
2.0
Tổng cộng
Đầu năm
522
166
31.8
169
32.3
120
30.2
30
5.7
GK I
519
254
48.9
152
29.3
75
14.5
38
7.3
CK I
517
195
37.7
186
35.9
115
22.3
21
4.1
Khối
Lần KT
TS
HS
MÔN TIẾNG VIỆT
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
3
Đầu năm
175
36
20.6
45
25.7
78
44.5
16
9.2
GK I
174
137
78.7
35
20.1
2
1.1
0
0
CK I
174
126
72.4
39
22.4
8
4.6
1
0.6
4
Đầu năm
197
37
18.8
52
26.4
98
49.8
10
5.0
GK I
196
105
53.6
77
39.3
13
6.6
1
0.5
CK I
194
75
38.7
94
47.9
24
12.4
1
0.5
5
Đầu năm
150
36
24.0
54
36.0
54
36.0
6
4.0
GK I
149
76
51.0
51
34.2
20
13.4
2
1.3
CK I
149
75
50.3
56
37.6
16
10.7
2
1.3
Tổng cộng
Đầu năm
522
89
17,4
145
27,8
210
40,2
78
14,9
GK I
519
318
61,2
163
31.4
35
6,7
3
0,5
CK I
517
276
453,3
189
36.5
48
9,3
4
0,7
 Qua thống kê , phân tích số liệu kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ I , so với kết quả khảo sát đầu năm , nhận thấy kết quả học tập có chuyển biến mặc dù biểu đồ chuyển biến ở một số lớp còn chậm. Nhưng nhìn chung , kết quả học tập chung của 15 lớp linh hoạt ở hai môn Toán và Tiếng Việt có nhiều tiến bộ .
Môn Toán lớp 3 : So sánh tỷ lệ chất lượng đầu năm và cuối kỳ I , số điểm giỏi tăng từ 13,7% lên 46.0 % , số điểm trung bình giảm từ 26,8% xuống 14,4 % , điểm yếu giảm từ 14,8 % xuống 4.0% .
Môn Tiếng Việt lớp 3 : So sánh tỷ lệ chất lượng đầu năm và cuối kỳ I , số điểm giỏi tăng từ 20,6 % lên 72,4 % , điểm trung bình giảm mạnh từ 44,5 % xuống 4,6 % , điểm yếu giảm từ 9,2% xuống 0,6 % . 
Môn Toán lớp 4 : So sánh chất lượng đầu năm và cuối kỳ I , số điểm giỏi tăng từ 18,8% lên 36,1 % , điểm khá tăng từ 26,4% lên 36,7% , điểm trung bình giảm từ 27,9% xuống 14,3% , điểm yếu giảm từ 8,1% xuống 5,6%. 
Môn Tiếng Việt lớp 4 : So sánh chất lượng đầu năm và cuối kỳ I , điểm giỏi tăng từ 18,8% lên 38,7% ,điểm khá tăng từ 26,4 % lên 47,9 % , điểm trung bình giảm từ 49,8 % xuống 12,4 % ; điểm yếu giảm từ 5.0% xuống 0,5 %. 
Môn Toán lớp 5 : So sánh chất lượng đầu năm và cuối kỳ I , điểm giỏi tăng từ 10,7 % lên 30,2 % , điểm khá không tăng vẫn giữ 32,3 % , điểm trung bình có cao hơn từ 22,8% lên 35 ,6 % , điểm yếu kém giảm mạnh từ 34,2 % xuống 2,0% .
Môn Tiếng Việt lớp 5 : So sánh chất lượng đầu năm và cuối kỳ I , điểm giỏi tăng từ 24.0 % lên 50,3 % , điểm khá tăng từ 36.0 % lên 37,6 % , điểm trung bình giảm từ 36.0 % xuống 10,7 % , điểm yếu giảm từ 4.0 % xuống 1,3 % . 
II. KẾT LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN.
 Buổi sáng học theo lớp bình thường , buổi chiều học theo lớp cùng trình độ là một trong những nội dung đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường . Giáo viên có thời gian để tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng cũng như ôn tập , củng cố , mở rộng kiến thức cho học sinh một cách chuyên biệt . Mỗi một giáo viên chỉ dạy một lớp có cùng trình độ như nhau, giúp cho giáo viên có điều kiện nghiên cứu , đầu tư hình thức tổ chức , phương pháp giảng dạy chuyên sâu cho một đối tượng duy nhất . Giáo viên không phải lúng túng khi phải suy nghĩ để làm sao trong cùng lúc giúp cho cả ba đối tượng giỏi – khá, trung bình , yếu kém tiếp thu được bài học . 
 Việc nâng cao chất lượng học tập , giảm tải thời lượng học tập trong ngày , học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng , tinh thần phấn khởi , thoải mái , có niềm vui khi đến trường  đó là mục tiêu hàng đầu hiện nay . Do đó nội dung của đề tài này bước đầu chỉ gói gọn trong việc tổ chức các lớp cùng trình độ buổi chiều để tạo thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy , trọng tâm là nâng cao chất lượng học sinh trung bình và yếu , đây là đối tượng học sinh chiếm số đông trong nhà trường . Ngoài ra cũng tạo điều kiện cho một số học sinh có năng khiếu về Toán và Tiếng Việt phát triển năng lực của mình . 
 Việc tổ chức lớp linh hoạt hiện nay đối với nhà trường mang tính chất thí điểm để rút kinh nghiệm cho những năm sau , nên chưa có điều kiện tổ chức cho các lớp 1 và 2. Đồng thời cũng chưa tổ chức được các lớp năng khiếu Mỹ thuật , Âm nhạc , Thể dục vì nhà trường không có giáo viên được đào tạo chính quy các bộ môn này . 
 Tổ chức lớp linh hoạt là hình thức tổ chức mới , mang tích chất thí điểm từng bước để rút kinh nghệm, nên chắc chắn trong quá trình tổ chức cũng như nội dung ghi nhận, trình bày lại trong đề tài này có nhiều sơ sót hoặc chưa hợp lý , rất mong sự góp ý của quý đồng nghiệp cho đề tài được hoàn chỉnh hơn. 
III. ĐỀ XUẤT .
 Để thực hiện tốt chủ trương học 2 buổi / ngày của ngành và cũng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của học sinh hiện nay , đồng thời thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hóa hoạt động học tập của nhà trường . Tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo một số vấn đề như sau : 
 - Chủ trương học 2 buổi / ngày cần được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để phụ huynh học sinh thấy rõ sự cần thiết phải có hình thức tổ chức học tập như vậy, tránh sự hiểu lầm giữa dạy thêm học thêm có tổ chức.
 - Tạo điều kiện về nhân lực cho các trường đang tổ chức lớp và thời khóa biểu linh hoạt , như cung cấp giáo viên được đào tạo chính quy các môn năng khiếu như Âm nhạc , Mỹ thuật, Thể dục để nhà trường tổ chức các lớp năng khiếu cho học sinh. 
 - Bồi dưỡng , nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để hoạt động này thực sự hữu ích và có hiệu quả .
 - Tăng cường thêm cơ sở vật chất cho các hoạt động năng khiếu , như nhà thi đấu , sân bóng đá , bóng chuyền , hồ bơi  
 Dĩ An , ngày 15 tháng 02 năm 2009.
 Người thực hiện
 PHAN THANH SƠN

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_lop_linh_hoat_buoi_chieu_cho_h.doc