Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao trong tiết dạy Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao trong tiết dạy Âm nhạc

Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có cách sử lý, giải quyết sáng tạo. Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu hỏi về nội dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.

 Là một giỏo viờn tôi thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học là cần thiết đối với sự tiếp thu của học sinh. Nhất là với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong tôi nảy sinh ý tưởng nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách: “ Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.” Đó là một giải pháp bước đầu, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học ở trường tôi hiện nay. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn viết đề tài:

“Sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao trong tiết dạy õm nhạc.”

 Là một trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phục vụ tốt cho dạy và học 1 buổi / ngày, nên mỗi giáo viên cần phải theo kịp và nắm bắt được một cách nhanh nhạy về đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường ngày một đi lên.

 

doc 38 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2247Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao trong tiết dạy Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng Đ D D H có hiệu quả cao trong tiết dạy	
lời nói đầu
Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có cách sử lý, giải quyết sáng tạo. Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu hỏi về nội dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.
	Là một giỏo viờn tôi thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học là cần thiết đối với sự tiếp thu của học sinh. Nhất là với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong tôi nảy sinh ý tưởng nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách: “ Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.” Đó là một giải pháp bước đầu, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học ở trường tôi hiện nay. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn viết đề tài:
“Sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao trong tiết dạy õm nhạc.”
	Là một trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phục vụ tốt cho dạy và học 1 buổi / ngày, nên mỗi giáo viên cần phải theo kịp và nắm bắt được một cách nhanh nhạy về đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường ngày một đi lên.
	Do thời gian và năng lực có hạn nên những vấn đề đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong lĩnh hội được những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bè bạn đồng nghiệp, giúp cho sỏng kiến kinh nghiệm của tôi được tốt hơn và có tác dụng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
	Xin chân thành cảm ơn!
phần 1: Những vấn đề chung
I. Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu đào tạo của tiểu học là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ hình thành những phẩm chất cơ bản của con người, với những vốn kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội làm cho trẻ học lên các cấp học trên được dễ dàng. Một yêu cầu đặt ra: Là giỏo viờn trực tiếp giảng dạy õm nhạc phải làm gì? Làm thế nào trong các hoạt động của nhà trường có chất lượng để “ Sản phẩm” của mình làm nền móng thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục không phải là mối quan tâm của cá nhân nào. Đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nghị quyết của Đảng về cải cách giáo dục năm 1979 đã ghi rõ: “ ... Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới ...”
	Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới.
	Vì thế việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều hình thức học tập là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy năng lực, trí sáng tạo của mỗi học sinh.
	Xuất phát từ yêu cầu đó mà vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được nhiều giáo viên quan tâm. Bởi học sinh tiểu học mới từ mẫu giáo chuyển lên, nên việc thu nhận kiến thức thông qua hình thức “ Học mà chơi – chơi mà học “ rất phù hợp . Mặt khác xuất phát từ nhận thức của học sinh tiểu học là :” Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng – từ tư duy trừu đến thực tiễn khách quan “.
	Vậy làm thế nào để việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả nhất trong các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ? Đó là câu hỏi mà người làm công tác giảng dạy như tôi luôn trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng . 	Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn viết đề tài : “Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy õm nhạc đạt hiệu quả cao ?”
	Qua đề tài này tôi mong muốn rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy mụn õm nhạc ở trường tiểu học trớ phải nói riêng và các trường tiểu học nói chung .
II Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu.
1 . Mục tiêu:
	Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học mụn õm nhạc ở trường tiểu học trớ phải để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần phát triển nhân cách học sinh Tiểu học .
2 . Nhiệm vụ: 
Nghiên cứu lí luận của việc sử dụng đồ dùng dạy mụn õm nhạc trong các giờ 
học đạt được kết quả như thế nào ? ( so với những giờ không sử dụng đồ dùng dạy học).
Đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả và áp dụng trong 
việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học, nhằm phục vụ đổi mới phương pháp dạy học .
Từ đó rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc chỉ 
đạo dạy học có kết quả.
III . Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Khách thể: 
Thực trạng và giải pháp cho việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học – Sử 
dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ đổi mới phuơng pháp dạy học để có hiệu quả cao nhất.
2. Đối tượng:
Nghiên cứu quá trình sử dụng đồ dùng dạy học mụn õm nhạc trong các giờ dạy học ở tất cả 5 khối lớp.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc chỉ đạo sử dụng 
đồ dùng dạy học mụn õm nhạc trong các giờ lên lớp ở khối:4.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu nghiên cứu cụ thể thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học và đề ra 
được những giải pháp phù hợp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a.Phương pháp nghiên cứu lý luận :
* Thu thập những thông tin lí luận của việc sử dụng đồ dùng dạy học ở 
tiểu học qua tài liệu .
* Triển khai dạy đủ số môn học và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Vụ giáo viên – Bộ giáo dục - Đào tạo ).
 * Tâm lý học ( Bộ giáo dục - Đào tạo ).
* Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở tiểu học ( Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 ) .
*Các tập san giáo dục Tiểu học .
b.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
*Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Dự giờ đồng nghiệp rỳt kinh nghiệm bản thõn.
*Phương pháp điều tra:
Trò chuyện , trao đổi với giáo viên , học sinh , phụ huynh học sinh. 
*Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
Tham khảo những cuộc thi triển lãm đồ dùng dạy học của các trường trong 
Quận và triển lãm đồ dùng dạy học của Quận .
*Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào việc sử dụng đồ dùng dạy học mụn õm nhạc trong các tiết dạy và học ở khối 4 
6. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu : 15 / 10 / 2009
Kết thúc : 1 / 4 / 2010
Phần II – Nội dung
I – Tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ đổi mới phương pháp dạy - học.
1 . Tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học .
	ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, khả năng tư duy trừu tượng kém. Phần lớn các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh. Do vậy trong giờ học việc sử dụng đồ dùng là không thể thiếu được. Đồ dùng dạy học không chỉ là mô hình, tranh ảnh, vật thật, mà có thể là những trang phiếu học tập , được sử dụng dưới nhiều hình thức như : Trao đổi nhóm , hoặc mỗi học sinh một phiếu trong các giờ học : Kiểm tra , ôn tập ... ở tất cả các môn học . Là phương tiện chuyển tải thông tin và nó còn là nội dung của quá trình truyền thu tri thức giáo dục tư cách , rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh . Nó điều khiển mọi hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng . Nó tác động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò. Đặc biệt sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý bao giờ cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính mĩ thuật .
	Có nhà giáo dục trẻ cho rằng : “Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán” . Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên . Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức , thường cái mới đó là đồ dùng dạy học – Trong đó nếu nội dung đồ dùng dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh thì sẽ nâng cao hiệu quả giờ dạy của giáo viên lên rất nhiều.
	Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp , linh hoạt trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên do đó góp phần đổi mới phương pháp học một cách có hiệu quả . Chính vì thế mà luật giáo dục đã quy định rất rõ về tiêu chuẩn trường , lớp . Thiết bị dạy học ở trường tiểu học như sau:
	“ ...Thiết bị giáo dục trang bị cho nhà trường phải thiết thực . Trước mắt cần tập trung trang bị những thiết bị tối thiểu , cần thiết phục vụ yêu cầu đồng bộ giữa thiết bị chứng minh của giáo viên và thiết bị thực hành của học sinh, cần kết hợp trang thiết bị truyền thông đơn giản và thiết bị hiện đại ( phương tiện nghe ,nhìn , phòng học tiếng , vi tính ...) từng bước hiện đại hoá nhà trường tiểu học theo sự phát triển của xã hội và kinh tế đất nước , khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ dùng dạy học bằng nguyên liệu địa phương giá thành thấp...”.
	Thực tế hiện nay việc sử dụng đồ dùng dạy học ở các khối lớp cũng tương đối phong phú , ở tất cả các môn học . Bên cạnh những đồ dùng phục vụ giảng dạy trong các giờ lên lớp như mô hình tranh ảnh , tranh tĩnh , tranh động , đèn chiếu còn có những nội dung của bài được sử dụng theo phiếu gây sự hứng thú học tập cho các em : Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay thì việc sử dụng phiếu và nội dung soạn phiếu vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các hình thức học .
	Chính vì vậy đồ dùng dạy học phải được đưa ra đúng lúc và phù hợp với nhận thức của học sinh, phải đảm bảo được tính chất học tập, ôn luyện, củng cố các tri thức, kĩ năng kĩ sảo là hết sức cần thiết trong các giờ học căng thẳng nhằm :
Tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (Thông qua hình thức trao đổi phiếu theo nhóm ) .
Tạo ra sự vui vẻ thoải mái ( Học mà chơi – chơi mà học ) 
Tạo ra một khôn ...  gà.
	Đồ dùng dạy học: Một đàn gà với giàn bầu nậm, một số tranh vẽ về gà.
	Xếp loại A cấp Quận.
	4) Giờ Tiếng Việt của cô giáo Nguyễn Thanh Hà - lớp 1C với bài Ôn tập
	Đồ dùng dạy học: máy vi tính, bộ cánh và đuôi bằng giấy con công
	Xếp loại A1 (vòng 1 cấp Quận)
	5) Giờ toán của cô giáo Nguyễn Thanh Hà - lớp 1C với bài 14 + 3
	Đồ dùng dạy học: Máy vi tính
	Xếp loại A1 (vòng 2 cấp Quận)
	6) Giờ Tiếng Việt của cô giáo Trần Minh Châu – lớp 1B với bài Ôn tập
	Đồ dùng dạy học: máy vi tính, tranh vẽ của bài kể chuyện: Chàng ngốc và con ngỗng vàng.
	Xếp loại xuất sắc cấp Quận.
	7) Giờ Tiếng Việt của cô giáo Nguyễn Thanh Hà - lớp 1C với bài Ôn tập
	Đồ dùng dạy học: máy chiếu hắt, tranh vẽ của bài.
	Kết quả xếp loại xuất sắc cấp Thành phố.
	8) Giờ chuyên đề: Luyện từ và câu của cô giáo Nguyễn Kim Phượng – lớp 2B. 
	Đồ dùng dạy học: Máy tính, phiếu học tập
	Kết quả xếp loại tốt.
3. Đối với học sinh:
	Với cách dạy sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy cho thấy:
Giờ học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học tập. Phát huy được trí lực học sinh.
Tạo được tính tự tin, mạnh dạn cho trẻ.
Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, chất lượng học tập có nâng cao rõ rệt.
Kết quả qua các đợt kiểm tra chất lượng:
+) Khối 3:
Lớp 3A so với lớp 3B dạy bình thường như sau:
Lớp 3A:
Các đợt kiểm tra
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Cuối học kì I
50
24
26
0
0
Giữa học kì II
50
39
11
0
0
Lớp 3B:
Các đợt kiểm tra
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Cuối học kì I
52
12
32
8
0
Giữa học kì II
52
19
26
7
0
Nhận xét: Với sự chỉ đạo chặt chẽ, kết hợp với sự động viên kịp thời của Ban 
giám hiệu trong các đợt kiểm tra (đột xuất hoặc báo trước) của ban điều hành sử dụng đồ dùng dạy học của trường trong học kì I và giữa học kì II kết quả cho thấy tỉ lệ các lớp dạy chay rất ít (có 4/26 lớp không sử dụng đồ dùng dạy học) còn lại các lớp đều thực hiện nghiêm túc.
Qua đợt kiểm tra đột xuất của Phòng giáo dục - Đào tạo chỉ có 2/26 lớp 
không sử dụng đồ dùng dạy học.
Như vậy, trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học nói chung và soạn phiếu 
học tập nói riêng ở các lớp tôi thấy: nội dung phiếu phù hợp với trình độ của học sinh, giáo viên biết kết hợp khéo léo các bước lên lớp. Nhất là các khâu kết hợp sử dụng phiếu với đồ dùng và phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu, máy vi tính, mô hình ...)Phân bố thời gian hợp lí, giờ học nhẹ nhàng. Hầu hết các em đều thích giờ học có đồ dùng dạy học vì qua các giờ học này hiệu quả học tập được tăng lên rõ rệt, góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Các em mạnh dạn, tự tin, hiểu biết lân nhau, ham mê đi học, mỗi ngày đi học thực sự là một ngày vui.
Phần III: Kết luận
Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ đổi mới phương dạy học ở trường tiểu học Khương Thượng.
	Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho hiện nay và mai sau là: “Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi”. Muốn thực hiện được yêu cầu trên thì hệ thống thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông phải được trang bị theo hướng hiện đại và đồng bộ. 
	Là một hiệu phó phụ trách chuyên môn trong giai đoạn hiện nay, tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu và cùng một số giáo viên tự thiết kế được một số đồ dùng phục vụ giảng dạy và dự thi đạt giải ở cấp Quận và Thành phố.
	 Qua đó bước đầu đã có kết quả rất đáng khích lệ. Tôi dự định sẽ nghiên cứu đưa việc sử dụng đồ dùng dạy học vào tất cả các khối lớp ở tất cả các môn.Nhằm đưa chất lượng giáo dục của trường tiểu học Khương Thượng ngày một cao hơn.
Chỉ đạo của Ban giám hiệu:
BGH cần đi sâu chỉ đạo, có định hướng cụ thể công việc của từng tuần,tháng, định kì về đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học. Cụ thể:
* Thành lập ban chỉ đạo điều hành sử dụng đồ dùng dạy học.
Đ/c Đặng Thanh Huyền – hiệu phó – Trưởng ban
Đ/c Nguyễn Xuân Lan – hiệu trưởng – Phó ban
Các uỷ viên:
Đ/c Nguyễn Thanh Hà - Khối trưởng khối 1
Đ/c Nguyễn Thanh Thương - Khối trưởng khối 2
Đ/c Nguyễn Thị Khang –Khối trưởng khối 3
Đ/c Phạm Kim Oanh - Khối trưởng khối 4
Đ/c Vũ Bảo Trâm - Khối trưởng khối 5.
Đ/c Nguyễn Văn Thiệm – phụ trách đồ dùng
* Có kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm phong phú thêm đồ dùng dạy học phục vụ các tiết dạy.
* Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc dạy và học của giáo viên và kiểm tra sổ sách, kế hoạch mượn – trả đồ dùng của giáo viên.
* Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học với giá thành rẻ có khen thưởng, động viên kịp thời đối với những giáo viên làm tốt.
* Tổ chức các chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học qua đó nhân rộng trong toàn trường.
* Hội thảo và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên theo lịch của các cấp lãnh đạo.
	Đối với tổ chuyên môn: 
Thực hiện tốt có chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (mỗi tháng 2 lần đối với khối 3,4,5; 1 tuần 1 lần đối với khối 1,2).
Qua đó thống nhất được nội dung các bài dạy (nhất là các bài dạy khó), các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học và thống nhất được cách sử dụng đồ dùng dạy học. Trong đó chú ý đến việc thiết kế các phiếu học tập phục vụ giờ học.
* Học tập bồi dưỡng nghiệp vụ qua các loại sách tham khảo, tạp chí giáo dục ...
* Thống nhất việc làm chuyên đề của tổ, cả tổ dự thảo đi đến thống nhất phương pháp giảng dạy. Cách sử dụng đồ dùng dạy học và thiết kế phiếu phục vụ giờ học.
* Giao lưu học hỏi đồng nghiệp:
Gặp gỡ trao đổi với anh chị em, qua đó học tập trao đổi mạn đàm rút kinh nghiệm trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. 
II. Những điều tâm đắc nhất trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học.
	Điều tôi tâm đắc nhất là coi phiếu học tập như là một trong những đồ dùng dạy học. Qua đó, học sinh được trao đổi dưới hình thức nhóm đã tạo nên không khí sôi nổi, thay đổi nếp học thầm lặng, tẻ nhạt mà học sinh phải học cả ngày. Nhất là phiếu lại được kết hợp linh hoạt với máy chiếu, máy vi tính ... giúp trẻ có điều kiện để nêu suy nghĩ của mình. Từ đó giúp trẻ tự tin, hiểu biết lẫn nhau. Cũng từ đó xây dựng được mối liên hệ giữa thầy và trò trong giờ học.
	Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học còn rèn được trí thông minh, sáng tạo, giúp học sinh ôn luyện, củng cố khắc sâu kiến thức đã học một cách chủ động, tự giác.
	Khi trao đổi nhóm, trẻ phát huy toàn bộ sự hiểu biết của mình, cân nhắc, phát đoán nhanh chóng, chính xác các tình huống xảy ra, tìm được nhanh nhất các câu trả lời. Sử dụng đồ dùng học tập trong các giờ dạy góp phần làm giàu thêm kiến thức cho trẻ, thúc đẩy năng lực hoạt động thực tiễn.
	Sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học giúp học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái không mang tính cưỡng ép.
	Chỉ đạo tốt việc thực hiện đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy tạo cho giáo viên tự khẳng định mình thông qua việc tự nghiên cứu phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng hợp lí để nâng cao chất lượng giảng dạy.
	Làm tốt việc chỉ đạo giáo viên tự thiết kế phiếu học tập chủ yếu là nội dung bài học giúp cho giáo viên không xa rời chuyên môn, chuyên tâm với nghề nghiệp. Tạo sự hiểu biết, tôn trọng đồng nghiệp trong các mối quan hệ ở nhà trường.
III. Những vấn đề mà đề tài chưa giải quyết được cần tiếp tục nghiên cứu:
	Những kết quả bước đầu đạt được trong quá trình nghiên cứu đưa đồ dùng dạy học vào các giờ dạy phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường tôi đã được sự ủng hộ của tập thể giáo viên. Nhờ Ban giám hiệu đoàn kết nhất trí. Hiệu trưởng hết sức tạo điều kiện, coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học là cần thiết. Tập thể giáo viên coi trọng và đồng tình, có những chuyển biến về nhận thức và việc làm cụ thể (nhất là phong trào tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên).
	Học sinh học tập có kết quả cao hơn hẳn so với trước khi không sử dụng đồ dùng dạy học. Tôi rất mừng và phấn khởi. Song bên cạnh đó tôi thấy có một số hạn chế như sau:
Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng dạy học khi phải kết hợp phiếu học tập. (máy chiếu, máy vi tính, đầu Video)
Thiết kế phiếu học tập nhiều khi còn sao chép nội dung sách giáo khoa.
Hình thức trao đổi nhóm chưa rõ rệt.
Chính vì vậy cần phải khắc phục những hạn chế trên để nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả các bộ môn và sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học.
Về phía bản thân: cần nâng cao trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, nắm vững quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ đó làm tốt hơn công tác giáo dục của nhà trường. Nhiệt tình của các đồng chí giáo viên, đồng thời cùng với sự đoàn kết nhất trí của Ban giám hiệu đã hết sức tạo điều kiện cho tôi trong việc chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học như thế nào để đạt kết quả cao.
Trên đây là một số việc làm của tôi đã làm được tại trường tiểu học Khương Thượng. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các bạn đồng nghiệp để tôi làm tốt công tác của mình và đề tài này được áp dụng phù hợp với yêu cầu và mục tiêu giáo dục hiện nay.
	Hà Nôi, ngày 20 tháng 3 năm 2004
	Người viết
	Đặng Thị Thanh Huyền
Tài liệu tham khảo
1. Luật giáo dục	Nhà xuất bản Giáo dục
2. Đổi mới phương pháp dạy học	Sách BDTX chu kì 1997 – 2000 – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Một sô bài giảng về TBDH ở trường tiểu học của thày Chu Mạnh Nguyên, Nguyễn Tấn, Nguyễn Xuân Đường.
4. Sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán cấp 1. 	
Đàm Hồng Quỳnh, Đỗ Kim Minh – Sở Giáo dục Nam Hà xuất bản 1992.
5. Chơi để học ở tuổi học sinh tiểu học – Bộ Giáo dục - Đào tạo, Vụ Giáo dục Phổ thông.
6. Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
	Trần Quốc Đắc và Đàm Hồng Quỳnh.
7. Đồ dùng dạy học và vai trò quan trọng trong giảng dạy môn kỹ thuật.
8. Từ làm TBDH góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
9. Sách Toán – lớp 1	Nhà xuất bản Giáo dục
10. Sách Mĩ thuật – lớp 2	Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Sách tự nhiên xã hội lớp 3	Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Sách Tiếng Việt lớp 1, lớp 3	 Nhà xuất bản Giáo dục
13. Sách Khoa lớp 4	Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Sách Đạo đức lớp 1	Nhà xuất bản Giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_am nhạc HIEP.doc