Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy Tiếng Việt Lớp 2 - Trần Thị Nguyệt

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy Tiếng Việt Lớp 2 - Trần Thị Nguyệt

- Trong nhà trường phổ thông , đặc biệt là nhà trường tiểu học càng cần cho học sinh phát âm đúng Tiếng Việt là yêu cầu cấp thiết hàng đầu,bởi vì các em học sinh có phát âm đúng,phát âm tốt thì không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà các em còn hiểu và tiếp thu tốt các môn học khác.Yêu c ầu đó càng cao tùy theo lớp học và cấp học.Đối với học sinh lớp 2 là lớp ,

việc rèn đọc bao gồm :

- Phát âm đúng

- Đọc đúng

-Đọc hay

Xuất phát từ cơ sở trên, cộng với thực tế tình hình địa phương t ooi công tác,các em học sinh còn phát âm sai và đọc sai rất nhiều , chưa nói đến đọc diễn cảm.Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này với một mong muốn là khắc phục được việc phát âm sai ,đọc sai tiến tới đọc diễn cảm để nâng dần chất lượng học môn Tiếng Việt , làm cơ sở để học tốt các môn học khác.

 Đối tượng nghiên cứu là 20 h/s lớp tôi đang chủ nhiệm.Công với sự hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu : so sánh,tổng hợp, phân tích và các loại sách giáo khoa, vở giáo khoa lớp 2 do bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

 

doc 11 trang Người đăng huyennguyen1411 Lượt xem 1805Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy Tiếng Việt Lớp 2 - Trần Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện giao thuỷ 
 Trường tiểu học giao hương
*******************************************
 Sáng kiến dự thi cấp huyện
 Báo cáo sáng kiến
Kinh nghiệm dạy phân môn 
cho học sinh lớp 2
Tên tác giả: Trần Thị Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ : Giáo viên
Nơi công tác : Trường tiểu học Giao Hương
 Giao H ư ơng , th ỏng 3 n ăm 2012
 Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: kinh nghiệm dạy chính tả nghe đọc 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến HS l op 2C trường tiểu học Giao Hương
3. Thời hạn áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2011 đến ngày 15 tháng 3 năm 2012.
4. Tác giả: 
 Họ và tên: Trần Thị Nguyệt
 Năm sính: 24/06/74
 Nơi thường trú: Giao Hương- Giao Thuỷ- Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Cu nhan cao dang 
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường tiểu học Giao Hương
 Địa chỉ liên hệ: Trường tiểu học Giao Hương
 Điện thoại: 0976.555.220
 Kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 2
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 
- Trong nhà trường phổ thông , đặc biệt là nhà trường tiểu học càng cần cho học sinh phát âm đúng Tiếng Việt là yêu cầu cấp thiết hàng đầu,bởi vì các em học sinh có phát âm đúng,phát âm tốt thì không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà các em còn hiểu và tiếp thu tốt các môn học khác.Yêu c ầu đó càng cao tùy theo lớp học và cấp học.Đối với học sinh lớp 2 là lớp , 
việc rèn đọc bao gồm :
- Phát âm đúng
- Đọc đúng
-Đọc hay
Xuất phát từ cơ sở trên, cộng với thực tế tình hình địa phương t ooi công tác,các em học sinh còn phát âm sai và đọc sai rất nhiều , chưa nói đến đọc diễn cảm.Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này với một mong muốn là khắc phục được việc phát âm sai ,đọc sai tiến tới đọc diễn cảm để nâng dần chất lượng học môn Tiếng Việt , làm cơ sở để học tốt các môn học khác.
 Đối tượng nghiên cứu là 20 h/s lớp tôi đang chủ nhiệm.Công với sự hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu : so sánh,tổng hợp, phân tích và các loại sách giáo khoa, vở giáo khoa lớp 2 do bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
II. Thực trạng
Khi tiếp nhận lớp, tôi thấy các học sinh đọc còn sai nhiều. Điều này khiến tôi rất băn khoăn và chú ý. Tôi quyết định chọn học sinh đọc yếu, đọc sai và khảo sát trên 20 đối tượng kết quả thu được như sau:
+ Phát âm đúng: 2/20 đạt tỉ lệ 10%
+ Đọc đúng :1/20 đạt tỉ lệ 5%
+ Đọc diễn cảm : 1/20 đạt tỉ lệ 5%.
Để thực hiện đề tài của mình sau khi khảo sát, nắm được thực chất học sinh, tôi đã tiến hành các bước sau:
III. các giải pháp
Từ sau khi khảo sát học sinh để lấy đối tượng tôi bắt đầu đi sâu vào việc rèn đọc cho học sinh.
 1, Luyện phát âm đúng
Tức là học sinh phải phát âm đúng, to và rõ các âm tiết. Như vậy là phải đảm bảo đọc đúng các phụ âm đầu, các vần và các thanh. Thực tế, đối tượng tôi khảo sát chủ yếu học sinh phát âm sai các phụ âm đầu khó đọc, dễ nhầm như:
 tr- ch s- x l-n gi- d- r.
 * Nguyên nhân phát âm sai.
- Do các con học sinh còn tự ti, do thói quen của địa phương và do ngại khó, không chịu tự rèn. ở các lớp dưới, các đồng chí giáo viên chưa chú ý đến khía cạnh này để rèn cho h/s ngay từ đầu.
 Về vần các em h/s còn đọc sai ở một số vần sau :
"ươu" đọc thành" iêu "( Trong tiếng hươu)
 "ưu" đọc thành "iu" (trong tiếng cừu) 
Và cũng cần xét tới nguyên nhân nữa là do bẩm sinh.Con số này chiếm số lượng rất nhỏ ( do nói ngọng)
* Biện pháp:
Trước hết, giáo viên phải hết sức mẫu mực về mặt phát âm vì h/s sẽ không học tập ai khác ngoài giáo viên.Không chỉ mẫu mực trong giờ tập đọc mà giáo viên cần phải mẫu mực rèn luyện ở tất cả mọi giờ học,ở mọi nơi,mọi chỗ.
- Rèn luyện h/s thường xuyên,lâu dài,nhất là trong các giờ tập đọc để các em tự phát hiện ra cách phát âm sai của nhau để từ đó h/s có ý thức tự sửa cho đúng.
- Xây dựng các nhóm tự quản theo đơn vị xóm, đội sản xuất để các em tự theo dõi,sửa cho nhau khi về gia đình vì chủ yếu thời gian ngoài giờ tới lớp là các em sống tại gia đình.
- Trong các giờ học,giáo viên cần tạo không lớp thật thoải mái để tránh hiện tượng tự ti, xấu hổ,không giám phát âm đúng .
-Có kiểm tra đôn đốc,bình thi đua giữa các tổ ,nhóm.
 VD: ở địa phương tôi,chủ yếu các em sai phụ âm l
 Khi dạy bài "... Vố chim............"
 Tôi cho các em tự phát hiện các tiếng có phụ âm l -Tự các em sẽ phát hiện ra cách phát âm đúng hay sai ở bạn.Khi tôi yêu cầu phát âm lại .
 - H/s trên đọc lần thứ 3 mới đúng.
 - H/s thứ 2,3 đọc lần thứ 2 là đúng.
 - Từ h/s thứ 4 chỉ đọc một lần là đúng.
 Đồng thời cho h/s hiểu,nếu như các em đọc sai phụ âm đầu có nghĩa là làm sai nghĩa của từ có trường hợp làm sai hoàn toàn nghĩa của câu.
 VD:Từ lo và từ no.
 -Lo:là lo l ắng,diễn tả tâm trạng sợ sệt,không yên.
 -No : no bụng, no đủ.
 -Tôi chú ý cho h/s nhận xét đầu lưỡi khi phát âm n và l.
 -Cần tổ chức các trò chơi học mà vui,vui mà học, đòi hỏi sự nhanh trí như:
 + Một tổ tìm 5 từ có phụ âm đầu tr
 + Một tổ tìm 5 từ có phụ âm đầu s
Cho học sinh tham gia chơi như chạy tiếp sức yêu cầu phải tìm đúng từ và phát âm đúng có tính điểm sẽ tạo không khí lớp học sôi nổi. Các em giải quyết tốt bài tập tôi ra một cách dễ dàng, nhanh chóng.
 Đối với 3 học sinh phát âm sai quá nhiều tôi phải kết hợp cùng với gia đình cùng dạy các em.
 Kết quả 3 tuần đầu thật đáng khích lệ, học sinh phát âm đúng là 18/20 em, đạt tỉ lệ 90%
 Tiếp sau là đọc đúng và đọc diễn cảm
 2, Đọc đúng và đọc hay
 * Đọc đúng 
 Yêu cầu đọc đúng bao gồm đọc đúng cụm từ, đọc đúng câu, đọc đúng đoạn văn, đọc đúng bài. Đọc đúng phải đảm bảo tốc độ, độ cao, ngữ điệu thích hợp với nội dung bài văn
 * Nguyên nhân đọc sai:
 Do học sinhchưa hiểu đúng được nội dung của văn bản và do chưa biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng, chưa biết ngữ điệu thích hợp với nội dung bài văn.
 Ví dụ: Bài "Chuyen bon mua" (Tiếng việt 2-tậpII) 
 Câu cuối cần ngắt giọng
 " C ú em/ m ới co b ap bung bep lua nha san/ co giac ngu am trong chan//".
 Hay đối với những bài có giọng văn đối thoại, cần phải thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với giọng văn đối thoại của từng nhân vật.
 - Việc rèn đọc đúng cho chủ yếu thực hiện trong giờ tập đọc. Ngoài ra các giờ học khác, khi đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ hơi đúng cũng có tác dụng rất tốt, giúp cho lời văn mạch lạc. Học sinh dễ dàng tìm ra hướng giải quyết yêu cầu của bài văn hoặc bài toán.
 - Cho học sinh tự phát ra hướng đọc, cách đọc, đọc đúng đối với một từ, một ngữ, một đoạn văn. Giáo viên chỉ là người bổ sung, hoàn thiện và tổng kết lại cách cho học sinh dễ dàng nắm bắt hơn thôi.
 Trong giờ tập đọc, học sinh đọc bài, các em tự nhận xét bài đọc của bạn để từ đó tìm ra cách đọc tốt nhất.
 - Tự các em thấy tầm quan trọng của việc nghỉ hơi đúng chỗ, các em sẽ cố gắng đọc tốt hơn. 
 - Cần tạo không khí sôi nổi, thi đua trong giờ tập đọc.
 - Cần đọc đúng các từ ngữ mà sách giáo khoa đã yêu cầu. Ngoài ra giáo viên phải xem thực tế tình hình học sinh của lớp còn có gì cần bổ sung , uốn sửa trong bài tập đọc.
 - Mở rộng cho các em tự tìm các từ ngữ mà bản thân cảm thấy khó để luyện đọc.
 VD:bài:"Thác Y-a-li" ( Tiếng Việt 5 Tập 1)
 Ngoài việc đọc đúng các từ ngữ trong sách h/s còn phát hiện ra một số từ sau:
 -Qua khảo sát áp dụng cách này từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 đã đạt được kết quả sau.
 Tỉ lệ h/s đọc đúng là : 15/20 em đạt 75%.
 3, Đọc hay :
 Đọc hay thể hiện được hai mặt của việc đọc: 
* Một là truyền đạt đúng nhất , đủ nhất, cao nhất nội dung tình ý của văn bản tới người nghe,
* Hai là tự bộc lộ thụ cảm của mình đối với văn bản.
 Đọc hay không phải là yêu cầu chính của chính âm nhưng công việc chính âm trong nhà trường phải đi tới mục tiêu đọc hay.
- Giáo viên phải tìm hiểu kĩ nôi dung bài văn,bài thơ,bởi vì có cảm nhận sâu sắc bài văn ,bài thơ thì bản thân giáo viên mới có thể đọc hay được , để từ đó mới hướng dẫn cho h/s đọc diễn cảm đúng nội dung bài văn.
- Giáo viên cần nêu để các em tự tìm ra cách đọc diễn cảm.
Vd:Bài:"Bài học quý"
 "Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên..." Ta phải đọc giọng nói như thế nào ?
 ( Giọng vui vẻ)
Câu trả lời của Sẻ 
Đọc nhấn giọng các từ ngữ mà sách h/s yêu cầu.
- Đầu giờ tốt nhất là chọn em h/s đọc mẫu có giọng đọc thật tốt nếu không có thì giáo viên đọc mẫu cho h/s.
-Giáo viên chú ý cách đọc từng thể loại : văn vần ,văn xuôi,kể chuyện ,miêu tả, mỗi loại đều có cách đọc khác nhau.
-Giáo viên chú ý nghe để sửa sai cho h/s.
-Giáo viên thường xuyên kể chuyện cho h/s nghe vì theo tôi nghĩ,kể chuyện là hình thức tốt nhất,thể hiện diễn cảm nội dung câu chuyện.Thực tế tình hình lớp tôi nếu cùng một nội dung câu chuyện thì kể các em vẫn hứng thú hơn đọc câu chuyện đó rất nhiều.
-Trong những điều kiện cho phép có thể cho các em đóng một vài tiểu phẩm kịch ngắn.
VD:"Chuyen Ong Manh thang Than Gio"
-Hàng tuần tôi thường tổ chức cho các em thi kể chuyện,đọc thơ để rèn luyện cho các em tính bạo dạn,tự khẳng định mình,bớt đi thói tự ti.
-Kết quả cho thấy các em hứng thú và say mê rất nhiều đối với môn tập đọc.
Đến tuần thứ 16 thì kết quả h/s đọc diễn cảm đã đạt 10/20 em,đạt tỉ lê 50%.
Cùng với việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt,chất lượng các môn học khác cũng nâng lên rõ rệt.
*Chú ý:Trong quá trình dạy ,tôi không tách rời 3 quá trình:Hướng dẫn phát âm đúng,đọc đúng,đọc hay và luôn luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn các khâu,vì đối tượng 20 h/s tôi chọn gồm đủ mọi đối tượng h/s:Khá, trung bình, yếu nên khả năng tiếp thu và mức độ sai lầm của mỗi em cũng rất khác nhau:
 Cụ thể khi dạy bài : Chau nho Bac Ho"
Tôi hỏi:Theo em trong bài có từ gì khó đọc?
H/s tìm được: O Lau, bang khuang
-Gọi h/s khá đọc và hỏi:
Khi đọc hai từ này phải chú ý điều gì?
( Uốn lưỡi phụ âm đầu l)
Và tôi bổ sung thêm từ phải đọc liền mạch.
Thế là tự các em đã giải quyết được từ khó.Đây là bài thơ: khi đọc các em phải đọc đúng nhịp thơ.( Giáo viên hoăc h/s khá đọc mẫu ) Qua quá trình tìm hiểu h/s đã thấy rõ nội dung của từng doan thơ. 
 Bai tho đọc với giọng như thế nào ? 
 ( cam dong, thiet tha) Vì sao ? Vì nó nói lên tinh cam cua cac chau thieu nhi doi voi BH
Như thế vừa khắc sâu được nội dung bài vừa hướng cho các em đọc hay.
-Cứ như thế gọi từng h/s đọc từng khổ thơ theo từng đoạn,cuối cùng một h/s đọc tốt nhất đọc tot toàn bài thơ,nếu cảm thấy chưa hoàn hảo thì giáo viên mới đọc mẫu để định hướng cho những em đọc yếu về nhà luyện đọc.
IV: Hiệu quả do sáng kiến đem lại
 1. Luyện phát âm phải kiên trì, dài lâu,uốn nắn cụ thể từng cái sai của từng h/s.
Phải luôn luôn so sánh phát âm bằng độ há của miệng,bật hơi của môi,độ cong của lưỡi.
Phải so sánh nghĩa của từng âm khác nhau,nếu đọc sai âm thì sẽ sai nghĩa.
 2.Đọc đúng và đọc diễn cảm cũng phải nâng dần từ thấp tới cao và rèn cho h/s một cách kiên trì bền bỉ, phải luôn luôn cho h/s hiểu nội dung văn bản mới đọc đúng văn bản.H/s phải cảm thụ bài văn, bài thơ mới đọc diễn cảm để bộc lộ đúng ý nghĩa của nó.
3.Phải sử dụng nhiều phương pháp rèn đọc:Đọc to,đọc thầm,đọc ở lớp, đọc ở nhà,thi đọc diễn cảm,đọc phân vai, đọc kết hợp kể chuyện,ngâm thơ. Phải bồi dưỡng h/s đọc tốt làm hạt nhân, đồng thời phải hết sức chú trọng rèn h/s kém,cụ thể, tỉ mỉ.
4.Bản thân giáo viên phải đạt chuẩn mực về đọc. Giáo viên phải rung cảm thực sự với tác phẩm luyện cho mình có ngữ điệu đọc hay có sức cuốn hút h/s. Giáo viên phải đọc trước ở nhà nhiều lần để thâm nhập tác phẩm và tự luyện đọc diễn cảm.
V. đề xuất kiến nghị
 Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi ,mặc dù đã đạt được kết quả nhưng tôi tin rằng còn rất nhiều hạn chế và khuyết điểm. Tôi không có tham vọng báo cáo kinh nghiệm vì chắc chắn có nhiều đồng chí khác có những biện pháp hay hơn mà tôi còn phải học tập .Tôi mong có sự hợp tác và giúp đỡ của các đồng chí giáo viên để tôi có thể làm tốt được đề tài tôi đã chọn.
 Cuối cùng,tôi xin cảm ơn các đồng chí giáo viên trường Tiểu học Giao Hương giúp tôi hoàn thành đề tài này.Cảm ơn ban thanh tra phòng giáo dục đào tạo Giao Thuỷ đã quan tâm, theo dõi và đóng góp ý kiến cho tôi.
 Giao Hương ngày 25 tháng 03 năm 2011
 Người làm đề tài :
 Trần Thị Nguyệt
Trường tiểu học giao hương
 (xác nhận đánh giá xếp loại)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 phòng gd- đt giao thuỷ
 (xác nhận,đánh giá, xếp loại)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh nghiem day tap doc.doc