Giáo án Tiếng việt lớp 2 tuần 29

Giáo án Tiếng việt lớp 2 tuần 29

TẬP ĐỌC:( t85 ,86 ) NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nét các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các CH trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 15 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3410Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt lớp 2 tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008
TẬP ĐỌC:( t85 ,86 )	NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nét các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS lên bảng đọc TL bài: “ Cây dừa “ Kết hợp trả lời các câu hỏi ở SGK.
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: 
- GV cho HS xem tranh minh hoạ và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được nghe một câu chuyện về lòng nhân hậu của một cậu bé đối với bạn của mình qua câu chuyện: “Những quả đào ”.
2. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài .
a. Đọc từng câu :
- Gọi HS nối tiếp đọc từng câu . 
* Luyện phát âm từ khó: làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn .
- Gọi HS đọc chú giải 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
- GV cùng lớp nhận xét – Tuyên dương .
- Đọc đồng thanh .
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ Người ông dành những quả đào cho ai ?
+ Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
+ Nêu nhận xét của ông về từng cháu. Vì sao ông nhận xét như vậy ?
* GV giảng từ :
Nhân hậu: Thương người, đối xử có tình có nghĩa với mọi người.
+ Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
4. Luyện đọc lại :
- Yêu cầu các nhóm thi đọc lại chuyện .
- Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương 
5. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
Dặn : Về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện
- 3 học sinh lên bảng
- HS lắng nghe .
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS phát âm cá nhân - đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc theo nhóm đôi .
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn .
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần .
+ Cho vợ và các cháu .
+ Xuân đem hạt trồng .
 Vân ăn hết và vứt hạt đi .
 Việt tặng Sơn đang bị ốm .
+ Mai sau Xuân sẽ là làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây .
.Vân còn thơ dại quá vì còn háu ăn 
.Việt có tấm lòng nhân hậu vì đã nhường miếng ngon cho bạn .
+ HS tự chọn và nêu nhân vật mà mình thích nhất .
- Các nhóm tự phân vai và đọc lại truyện .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
KỂ CHUYỆN:( t29 ) 	NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đàu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từhoặc một câu (BT1).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt (BT2). 
II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện .
- 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên nối tiếp kể lại từng đoạn câu chuyện: “Kho báu “
* Giáo viên nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tập kể lại câu chuyện: “Những quả đào”.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Kể tóm tắt nội dung từng đoạn truyên: 
+ Em hãy tóm tắt nội dung từng đoạn bằng lời của mình .
+ Nội dung đoạn 3 là gì ?
+ Nội dung đoạn cuối là gì ?
- Lớp nhận xét .
b) Kể lại từng đoạn theo gợi ý tranh :
- Yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý của tranh .
- Yêu cầu các nhóm kể .
- GV cùng lớp nhận xét.
c. Kể toàn bộ câu chuyện:
- GV yêu HS K-G phân vai dựng lại câu chuyện. 
( Lưu ý: HS thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật.)
- GV nhận xét, tuyên dương những HS kể chuyện hay, tự nhiên.
3. Củng cố - dặn dò :
- GV gọi HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện 
 - Nhận xét tiết học .
Dặn: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. 
- 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện .
- HS lắng nghe .
- HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập .
M: Đoạn 1 : Chia đào .
 Đoạn 2 : Chuyện của xuân .
- Chuyện của Vân . 
- Chuyện của Việt . 
- HS tập kể trong nhóm từng đoạn truyện dựa theo nội dung từng tranh.
- Các nhóm cử đại diện lên kể .
- HS K-G tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét .
CHÍNH TẢ: (T57)	NHỮNG QUẢ ĐÀO	
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Chép chính xác bài CT, trình bàyđúng hình thức bài văn ngắn. 
- Làm được BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập chính tả .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS viết tên các loài cây có âm đầu là s/x 
- GV nhận xét .
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn tóm tắt truyên Những quả đào và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x , in/inh . 
2. Hướng dẫn chính tả :
a. Ghi nhớ nội dung bài viết :
- Gọi HS lần lượt đọc đoạn văn .
+ Người nông dân chia gì cho các cháu của mình ?
+ Ba người cháu đã làm gì với quả đào ông cho ?
+ Người nông dân nhận xét gì về các 
cháu ?
b. Hướng dẫn cách trình bày :
+ Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
+ Ngoài những chữ đầu cầu trong bài này còn có những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ : trồng, quả đào, bé dại, nhân hậu .
- Y/c HS chép bài vào vở.
d. Chấm chữa bài :
- GV thu , chấm chữa bài .
3. Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 2a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS nhận xé, chữa bài .
Bài 2b: GV đọc yêu cầu cho HS tìm từ .Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc bài thơ .
- Yêu cầu HS đọc thầm để tìm các tên riêng .
+ Tên riêng phải viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài .
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học . 
Dặn : Luôn luôn nhớ qui tắc viết hoa tên riêng .
- 2 em viết ở bảng lớp còn lại viết ở bảng con .
- HS lắng nghe .
- 3 HS đọc .
- Mỗi cháu 1 quả đào .
- Xuân đem hạt trồng. Vân ăn vẫn còn thèm. Việt cho bạn bị ốm .
- Xuân thích làm vườn. Vân còn bé dại. Việt là người nhân hậu .
- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa .
- Viết hoa tên riêng của các nhân vật Xuân, Vân, Việt .
- HS viết bảng con .
- HS chép bài vào vở .
- HS nộp vở theo yêu cầu .
- HS đọc đề bài trong SGK .
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở .
- HS tìm từ : số chín - chín – thính 
- 1 em đọc, cả lớp ĐT thầm 
- Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên .
- Phải viết hoa .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
TẬP ĐỌC: (t87)	 CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài; Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài .
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. TL đượ CH 1,2,4)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trongbài đọc ở SGK .
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ: 	
- Gọi 3 HS đọc từng đoạn bài: “Những quả đào” kết hợp trả lời các câu hỏi SGK.
- GV nhận xét ghi điểm .
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ở làng quê Việt Nam , ngoài cây tre còn có một loại cây rất phổ biến đó là cây đa. Cây đa có nhiều bóng mát nên rất gần gũi với trẻ em. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy cây đa gần gũi với trẻ em làng quê như thế nào.
2. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài .
a. Đọc từng câu :
- Gọi HS nối tiếp đọc từng câu .
* Luyện phát âm từ khó: không xuể, cột đình, chót vót, gẩy lên, thơ ấu, cổ kính, lững thữn.
b. Đọc từng đoạn trước lớp :
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn .
* Hướng dẫn HS đọc câu dài :
- Trong vòm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang nói .
- Gọi HS đọc chú giải .
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Đọc đồng thanh .
- GV cùng lớp nhận xét – Tuyên dương .
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
+ Những từ ngữ , câu văn nào cho biết cây đa đã sống lâu ?
+ Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bẵng những hình ảnh nào ? 
+ Hãy nói đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ .
+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả đã thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
4. Luyện đọc lại :
- Yêu cầu HS đọc lại bài .
- Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương 
5. Củng cố - dặn dò :
+ Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học .
Dặn : Về nhà đọc kĩ bài.
- 3 học sinh lên bảng
- HS lắng nghe .
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS phát âm cá nhân - đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- HS đọc cá nhân - > đồng thanh
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc theo nhóm đôi .
- Các nhóm thi đọc .
- Cả lớp đọc lại một lần .
+ Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là một thân cây .
+ Thân cây: là một toà cổ kính chín mười đứa bé nắm tay nhau ôm không xuể.Cành cây: lớn hơn cột đình. Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh. Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ .
- HS tự nêu . 
Chẳng hạn: Thân cây rất to. Cành cây rất lớn. Ngọn cây rất cao. Rễ cây ngoằn ngoèo
+ Tác giả thấy lúa vàng gợn sóng , đàn trâu lững thững ra về , bóng sừng trâu dưới dưới ánh chiều.
- 4 em đọc lại bài .
+ Tác giả yêu cây đa , yêu quê hương , luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương .
LTVC( t29 ) TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI 
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ ? 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1,BT2).
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cum từ để làm gì? (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh 3 ,4 loại cây ăn quả .
- Bảng phụ phục vụ bài tập 2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng 
HS1: Viết tên các cây lấy gỗ .
HS2: Viết tên các cây lương thực , thực phẩm .
- 2 HS thực hành đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì”
- GV nhận xét – Ghi điểm .
B. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: 
- Trong tiết Luyện từ và câu tuần này , các em sẽ được mở rộng vốn từ về cây cối , sau đó chúng ta cùng ôn luyện cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì? ”
2. Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài tập 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV treo tranh vẽ cây ăn quả yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi .
- Lớp cùng GV nhận xét . 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu .
- GV: Các từ chỉ bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận .
- Yêu cầu các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình .
- Lớp kiểm tra , nhận xét .
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
* Hỏi :
+ Bạn gái đang làm gì ?
+ Bạn trai đang làm gì ?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo nhóm .
- Gọi vài nhóm lên hỏi đáp trước lớp theo nội dung tranh .
- GV cùng lớp nhận xét và tuyên dương 
các nhóm hỏi đáp tốt .
3. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chú ý dùng dấu phẩy khi viết câu.
- 4 học sinh lên bảng.
- HS lắng nghe .
- Kể tên các bộ phận của cây ăn quả:
+ Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn.
- 1 HS đọc yêu cầu .
- Các nhóm thảo luận ghi vàp phiếu: 
+ Rễ cây : sần sùi , dài , uốn lượn , xù xì , gồ ghề .
+ Gốc cây : To, sần sùi, thô cứng.
+ Thân cây: To, cao, chắc, bạc phếch, khẳng khiu, gai góc, cao vút 
- Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khô héo.
- Lá: Xanh biếc, xanh tươi, úa vàng, héo quắt .
- Hoa: Vàng tươi, rực rỡ, đỏ thẳm, vàng rực, thơm ngát .
- Qủa: Vàng rực, vàng tươi, đỏ ối, chín mọng, chi chít.
- Ngọn: Cao, chót vót, thẳng tắp, mập mạp.
- 1 HS đọc yêu cầu .
+ Bạn gái đang tưới nước cho cây .
+ Bạn trai đang bắt sâu cho cây .
- HS hỏi đáp theo nhóm đôi .
- HS hỏi đáp theo nội dung tranh .
Tranh 1 :
Hỏi: Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì ?
Đáp: Bạn gái tưới nước cho cây khỏi khô héo, để cây được tươi tốt ...
Tranh 2 :
Hỏi: Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì?
Đáp: Bạn trai bắt sâu cho để bảo vệ cây, giúp cây khỏi bị sâu bệnh ...
TẬP VIẾT:( t29 )	 	CHỮ HOA A ( KIỂU 2 )
I. Mục đích yêu cầu :
 Rèn kĩ năng viết chữ :
- Biết viết chữ hoa A kiểu 2 (1dòng cỡ chữ vừa và 1dòng cỡ nhỏ).
- Biết viết ứng dụng từ: “Ao liền ruộng cả” (3lần) theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ A kiểu 2 đặt trong khung chữ.
- Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng. Yêu cầu HS viết các chữ Y, Yêu.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài:
 Các em đã được học viết chữ A hoa. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em một cách viết chữ A hoa nữa.
2. Hướng dẫn tập viết :
a. Hướng dẫn viết chữ hoa :
Hỏi:+ Chữ A cao mấy li , rộng mấy li?
+ Chữ A gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Yêu cầu HS nêu cách viết nét cong kín .
- GV giảng quy trình viết nét móc ngược phải :
 - Đặt bút trên ĐKN6 viết 1 nét sổ thẳng, cuối nét đổi chiều bút viết nét móc dừng bút trên ĐKN 2.
- Yêu cầu HS viết bóng .
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Gọi 1 HS đọc cụm từ ứng dụng .
+ Em hiểu cụm từ: “Ao liền ruộng cả” nghĩa là gì ?
+ Cụm từ: “Ao liền ruộng cả” có mấy chữ ? 
+ Những chữ có cjiều cao như thế nào?
- Yêu cầu HS viết chữ: “Ao” vào bảng con.
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
 - GV nêu yêu cầu 
+ 1 dòng chữ A cỡ vừa .
+ 1 dòng chữ A cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ A o nhỏ.
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng cở nhỏ .
- Thu , chấm bài, nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
Dặn: Về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết .
- 1 HS lên bảng viết .
- Cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe .
+ Chữ A cao 5 li rộng 5 li.
+ Chữ A gồm 2 nét nét cong kín và nét móc ngược phải .
- HS trả lời .
- HS quan sát .
- Cả lớp viết bóng .
- Cả lớp viết bảng con.
- “Ao liền ruộng cả”
- Ý nói sự giàu có ở thôn quê.
- Có 4 chữ
- A, l, g cao 2,5 ly; r cao 1,25 li. Các chữ còn lại cao 1li. 
- Cả lớp viết ở bảng con .
- HS viết vào vở theo yêu cầu của GV.
- HS nộp vở theo yêu cầu .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
CHÍNH TẢ:( t58)	 HOA PHƯỢNG . 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ.
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC::
A.Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc HS viết các từ : xâu kim, củ sâm, mịn màng 
* GV nhận xét ghi điểm .
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em sẽ nghe đọc để viết lại một bài thơ Hoa phượng và làm các bài tập vhính tả phân biệt s/x ; n/l .
2. Hướng dẫn viết chính tả :
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết . 
- GV đọc bài chính tả .
+ Bài thơ cho biết điều gì ?
+ Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng ?
b. Hướng dẫn trình bày. 
+ Bài thơ có mấy khổ ? mỗi khổ có mấy câu thơ , mỗi câu có mấy chữ ?
+ Những chữ đầu dòng thơ được viết ntn? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc từ khó để HS viết: lấm tấm, lửa thẫm, mắt lử , rừng rực.
d. Giáo viên đọc bài
- GV lần lượt đọc từng câu cho HS viết .
- Thu, chấm bài. Nhận xét .
3. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2a : Gọi 1 HS yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS nhận xét , chữa sai .
 Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng. Cây sung già trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đọt nhiên trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng. Nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng ngầu đục .
Bài 2 b : Gọi HS đọc đề .
- Yêu cầu HS làm bài .
- GV cùng lớp nhận xét , chữa sai .
 Chú Vinh là thương binh . Nhờ siêng năng biết tính toán , chú đã có một ngôi nhà xinh xắn , vườn cây trái chín thơm lừng . Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình , làng xóm tin yêu , kính phục .
3. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
Dặn : Về nhà tự làm bài tập 2a, 3b
- 2 em viết ở bảng lớp còn lại viết ở bảng con .
- HS lắng nghe .
- 2 em đọc lại
+ Bài thơ tả Hoa phượng .
+ Hôm qua còn lấm tấm .
 Chen lẫn màu lá xanh .
 Sáng nay bừng lửa thẫm .
 Rừng rực cháy trên cành 
 ... Phượng như nghìn mắt lửa
 ... Một trời kia phượng đỏ .
 + Có 3 khổ thơ . Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ . Mỗi câu thơ có 5 chữ.
- Viết hoa. Viết sụt vào cách lề đỏ 3 ô.
- HS viết bảng con .
- HS viết bài chính tả
- HS nộp vở theo yêu cầu .
- Điền s hay x?
- HS làm vào VBT .
- HS đối chiếu và chữa lại bài . 
- Điền in hay inh ?
- HS làm bài vào SGK . 
- HS đối chiếu và chữa lại bài .
 HS lắng nghe và ghi nhớ .
TẬP LÀM VĂN: (t29) 	ĐÁP LỜI CHIA VUI . 
 NGHE , TRẢ LỜI CÂU HỎI .
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống cụ thể (BT1).
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Câu hỏi gợi ý bài tập 2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi ở bài tập 2. 
* Giáo viên nhận xét .
B. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: 
Tiết tập làm văn tuần này , các em sẽ được học tiếp về cách đáp lời chia vui của người khác, sau đó nghe và trả lời câu hỏi về nội dung truyện Sự tích hoa dạ lan hương . 
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc các tình huống được ra trong bài .
- Gọi 2HS thực hành và đáp lại tình huống a
- Gọi HS đáp lại tình huống b
- Gọi HS đáp tình huống c
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV kể chuyện 1 lần
- Kể lần 2 giới thiệu tranh
- Kể lần 3
+ Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
+ Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
+ Về sau, cây hoa xin trời điều gì?
+ Vì sao Trời lại ban cho hoa hương thơm vào ban đêm ?
- Yêu cầu HS thưc hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên
3. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe .
- 2 HS lên bảng . 
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau .
- 1HS đọc 
- Chúc mừng bạn tròn 8 tuổi .
- Rất cảm ơn bạn .
- Chúc mừng ngày sinh của bạn .
- Cảm ơn bạn đã đến dự buổi sinh nhật của mình .
- Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc hai bạn sang năm mới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc ạ.
- Chúng em rất cảm ơn cô. Nhờ cô 
dạy bảo mà lớp đã được những thành tích này .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ .
- HS quan sát tranh đọc 4 câu hỏi 
dưới tranh 
+ Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và 
hết lòng chăm sóc nó.
+ Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
- Cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão .
+ Trời cho hoa có hương vào ban đêm là lúc yên tĩnh ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- HS trình bày trước lóp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN_29.doc