Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn ở lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn ở lớp 4

. LYÙ DO CHOẽ ẹEÀ TAỉI

Mỗi môn học ở nhà trường Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn Toán là môn học có vị trí rất quan trọng vì các khái niệm, quy tắc, kiến thức, kĩ năng toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.

Môn Toán là một môn cần thiết cho người lao động, cần thiết để các em học tập các môn học khác ở các lớp trên. Bởi vậy việc giải toán góp phần bồi dưỡng củng cố kiến thức, kĩ năng toán học, rèn luyện phát triển óc sáng tạo và các phẩm chất tư duy cho học sinh. Có thể nói giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở học sinh. Toán giúp con người giải quyết các bài toán thực tế được diễn đạt bằng lời văn

 

doc 8 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHệễNG PHAÙP
HệễÙNG DAÃN HOẽC SINH GIAÛI MOÄT BAỉI TOAÙN COÙ LễỉI VAấN
ễÛ LễÙP 4
I. LYÙ DO CHOẽ ẹEÀ TAỉI
Mỗi môn học ở nhà trường Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn Toán là môn học có vị trí rất quan trọng vì các khái niệm, quy tắc, kiến thức, kĩ năng toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Môn Toán là một môn cần thiết cho người lao động, cần thiết để các em học tập các môn học khác ở các lớp trên. Bởi vậy việc giải toán góp phần bồi dưỡng củng cố kiến thức, kĩ năng toán học, rèn luyện phát triển óc sáng tạo và các phẩm chất tư duy cho học sinh. Có thể nói giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở học sinh. Toán giúp con người giải quyết các bài toán thực tế được diễn đạt bằng lời văn 
Dạy học toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng là một hoạt động trí tuệ đầy khó khăn và phức tạp, nó làm nền tảng cho việc học tiếp chương trình toán học ở các lớp trên, nhưng thực tế ỏ các trường Tiểu học hiện nay thì việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn chưa đạt kết quả cao. Cụ thể các em không có phương pháp giải và ngôn ngữ còn hạn chế nên việc hiểu nội dung, yêu cầu của bài toán có lời văn chưa được đầy đủ và chính xác; ngoài ra khả năng suy luận của học sinh tiểu học còn kém, dẫn đến việc giải toán còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó các em ít có hứng thú giải các bài toán có lời văn bằng các bài toán có phép tính sẵn chỉ việc tính toán và điền kết quả.
Chính vì những lí do đó mà tôi đã chọn đề tài: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4
II. Cễ SễÛ LYÙ LUAÄN
1. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi hướng tới hai mục đích:
+ Giúp học sinh nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải toán thích hợp để giải từng bài toán cụ thể trong quá trình học toán.
+ Giúp học sinh định hướng đúng đắn cách giải và trình bày bài giải một cách khoa học, chính xác, đầy đủ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Với mục đích nghiên cứu của đề tài, khi nghiên cứu tôi hướng tới đối tượng là các bài toán có lời văn trong sách giáo khoa lớp 4, đây cũng là năm đầu tiên thực hiện thay sách ở lớp 4.
Phạm vị nghiên cứu: Được sự nhất trí và tao điều kiện của BGH và tổ chuyên môn tôi chọn đối tượng nghiên cứu là các em học sinh khối IV và tập trung vào các em học sinh lớp 4B do tôi phụ trách với số học sinh là : trong đó có . nữ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Căn vào nội dung, mục đích của đề tài và qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp. Tôi nhận thấy cần phải đi sâu nghiên cứu phân loại và hệ thống các dạng toán có lời văn. Tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục những khó khăn mà học sinh thường gặp phải khi giải các bài toán có lời văn. 
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thống kê
+ Thực nghiệm giảng dạy
+ Phương pháp quan sát, trò chuyện, điều tra. phỏng ván
+ Trao đổi với đồng nghiệp
+ Ngiên cứu qua tài liệu, sách giáo khoa toán, qua các tập san, sách hướng dẫn.
5. Những đóng góp của đề tài.
Qua đề tài này giúp cho học sinh phân loại, nhận dạng các bài toán có lời văn; đưa ra phương pháp giải phù hợp với từng dạng toán và trình bày lời giải một cách chính xác, khoa học, đầy đủ.
6. Noọi dung choùn ủeà taứi
* Sơ lược lịch sử của vấn đề
Toán có lời văn được xem như cầu nối liền giữa kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng kiến thức táon học trong xã hội.
Thông qua việc dạy toán có lời văn ở tiểu học rèn tư duy, logic và cách diễn đạt của học sinh. Bài toán có lời văn là dạng toán phối hợp nhiều kiến thức các môn học trong nhà trường như: Tiếng Việt, tự nhiên-xã hôi.
Nó góp phần xây dựng cơ sở ban đầu cho những ước mơ và niềm say mê khoa học.
III. Cễ SễÛ THệẽC TIEÃN
Bậc tiểu học là bậc học quan trọng trong việc đặt nền máng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về khoa học tự nhiên và xã hội, phát triển nhân lực nhận thức , trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của những công dân tương lai, xứng đáng là những chủ nhân của đất nước.
Mục tiêu đó được thông qua việc dạy học các môn học đặc biệt là học toán ở tiểu học nói chung và dạy toán có lời văn nói riêng. Bài toán có lời văn khác với các dạng toán khác ở chỗ học sinh vừa phải định hướng cách giải, xây dựng phép tính vừa phải trình bày lời giải. Vì vậy nó đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy logic. Các em phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các dữ liệu với nhau, để xác định được cái đã biết và cái cần tìm.
Đối với các em học sinh lớp 4, năm học này là năm học đầu tiên thực hiện chương trình thay sách, việc giải các bài toán có lời văn gặp nhiều khó khăn. Song vấn đề cần bàn ở đây là hướng dẫn các em giải toán như thế nào 
và dạy ra sao để học sinh nắm được cách giải toán, phương pháp giải các bài toán có lời văn.
Vì vậy, rèn cho các em có kĩ năng giải toán có lời văn là việc làm rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng giảng dạy môn toán ở tiểu học.
 * Thửùc traùng
 Năm học 2009-2010 tôi được phân công phụ trách lớp 4B. Sau khi nhận lớp tôi đi vào tìm hiểu, điều tra thực trạng và nhận thấy những khó khăn và thuận lợi sau:
* Thuận lợi: Phần lớn các em trong lớp đều ngoan có ý thức vươn lên trong học tập.
Các phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc học tập của các em và quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
* Khó khăn: 
Đồng Tân là một xã miền núi, xa trung tâm, đa số các em là con nông dân nên sự tiếp xúc với xã hội còn hạn chế. Một số gia đình còn khó khăn về kinh tế nên việc đầu tư thời gian, đồ dùng học tập cho các em còn thiếu do đó dẫn đến việc học tập của các em chưa được quan tâm đúng mức gây ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.
Đây là năm đầu tiên thay sách lớp 4 nên việc vận dụng, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy môn toán và đặc biệt là các bài toán có lời văn có hạn chế.
Sau ba tuần giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng.
 Kết quả như sau: Trong tổng số học sinh có: 
- Số học sinh giải đúng bài toán có lời văn. em
- Số học sinh giải đúng nhưng chưa biết trình bày. em
- Số học sinh chưa biết trình bày một cách chính xác, đầy đủ. em.
IV. BIEÄN PHAÙP THệẽC HIEÄN
 Xuất phát từ thực tế giảmg dạy, kết quả khảo sát trên tôi đã thực hiện các bước hướng dẫn học sinh giải các bài toán có lời văn theo các bước sau.
1. Tìm hiểu đề bài.
Bước này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề bài, nhớ những dữ kiện bài toán đã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của đề bài.
Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng toán nào. Sau đó giáo viên toán tắt đề bài bằng cách đặt câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
Khi học sinh đã trả lời tôi thường giúp các em gạch chân dưới những từ quan trọng mà nhiều khi học sinh đọc không đọc kĩ đề bài nên đã bỏ sót dẫn tới làm bài sai. Tuỳ theo từng dạng bài mà có cách tóm tắt phù hợp dễ hiểu.
2. Phân tích đề bài để tìm ra cách giải.
Dựa và việc nhận dạng bài toán ở bước 1, ở bước này tôi hướng dẫn học sinh cách giải bắt đầu từ yêu cầu bài toán.
+ Muốn giải đáp những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? Những điều đó đề bài đã cho biết chưa? Nếu chưa biết thì tìm bằng cách nào? dựa vào đâu để tìm?
Cứ lần lượt như vậy cho đến khi nào học sinh có thể tìm được cách giải đáp từ những dữ kiện cho sẵn trong đề bài. Đây là bước quan trọng vì nó giúp học sinh hiểu được cách giải bài toán.
Tổng hợp lời giải.
Bước này ngược với bước 2. Dựa vào bước 2 các em vạch ra được thứ tự trình bày lời giải: “Cần tìm điều gì trước, điều gì sau”.
Tất nhiên những gì tìm được nhờ vào những dữ kiện cho sẵn trong bài sẽ được trình bày trước để làm cơ sở cho phân tích sau.
Bước này giúp học sinh trình bày lời giải một cách chặt chẽ, logic.
4. Trình bày lời giải.
Đây là bước trình bày giải một cách hoàn chỉnh dựa vào bước 3.
Trong chương trình Toán 4 tôi tập trung vào 3 dạng toán cơ bản để hướng dẫn học sinh.
* Đối với bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ tôi thực hiện như sau:ư
Ví dụ: Bài toán 2 (148).
Hai kho thóc chứa 125 tấn, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng 3/4 số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?
Bước 1: Tìm hiểu đề bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề nhiều lần dể xác định được dạng bài toán.
+ Gợi ý học sinh hiểu và toám tắt bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu tìm gì?
Bước 2: Phân tích đề bài
Đây là bài toán dạng nào? (Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ sô của hai số đó)
Xác định số lớn, số bé: Số thóc ở kho 1 là số lớn; số thóc ở kho 2 là số bé
Vậy để tìm số thóc ở mỗi kho ta phải dựa vào những dữ kiên nào? (Dựa vào tổng là 125 và tỉ số là 3/4) 
Bài tập:
Bước 2. Phân tích đềư bài để tìm ra cách giải.
Đây là bài toán dạng nào?
V. KEÁT QUAÛ ẹAẽT ẹệễẽC. 
Bằng các biện pháp dã thực hiện ở trên, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 của tôi có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết tất cả các em đã có kĩ năng giải đúng, chính xác, khoa học các bài toán có lời văn.
Học sinh có thói quen đọc kĩ đề bài, gạch chân dưới những dữ kiện của đè bài và toám tắt bài toán trước khi trình bày bài giải.
Mọi học sinh đều được hoạt động học tậpmột cách tự giác, vận dụng bài mẫu vào làm bài tập nhanh, có kết quả cao. Học sinh hứng thú học toán, 
giải toán có lời văn làm cho tiết học sôi nổi, nhẹ nhàng và tự lĩnh hội, chiếm lĩnh chi thức của bài học để đạt được kết quả cao nhất.
Cuối năm tôi khảo sát chất lượng học sinh bằng bài toán có lời văn kết quả như sau:
+ Giải đúng chính xác, đầy đủ, khoa học: em
+ Số còn lại là các em đã biết cách giải các bài toán có lời văn ngưng trình bày bài chưa dược chính xác, khoa học và đầy đủ.
VI. BAỉI HOẽC KINH NGHIEÄM 
Trong thực tế giảng dạy và qua thời gian nghiên cứu đề tài này , tôi nhận thấy; để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh người giáo viên cần phải:
+ Tận tuỵ với cộng việc, nhiệt tình vời học sinh.
+Tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên nhân khiến học sinh đạt được cũng như chưa đạt được kết quả trong học tập. Từ đó phat huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu ở học sinh. Người giáo viên không những phải có kiến thức vững chắc phương pháp giảng dạy hay mà giáo viên cần phải cho học sinh rèn luyện, thực hành nhiều; giáo viên không nên chữa hết các bài tập.
+ Luôn khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Cần phải gần gũi động viên học sinh, khích lệ các em hứng thú trong học tập.
+ Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiềm với đồng nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc: Hướng dẫn học sinh ghi đúng lời giải các bài toán có lời văn ở lớp 4. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Ninh Thaùnh Lụùi, ngaứy 20 thaựng 02 naờm 2011
Ngửụứi vieỏt

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_giai_mo.doc