Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 2 trường tiểu học Kim Đồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 2 trường tiểu học Kim Đồng

 Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách , là nền tảng của bản chất con người . Để vươn tới sự hồn thiện , trước hết con người vươn ln về mặt đạo đức .

Con người bao giờ cũng l con người của x hội , luơn phải biết tun thủ những chuẩn mực của x hội đề ra để đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển . Giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách người công nhân tương lai của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thấm đượm đạo lý truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục .

 Do đó giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức là rất quan trọng và cần thiết . Để thực hiện được điều đó thì phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội . Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi nhận thức rằng giáo dục đạo đức cho học sinh có vị trí và vai trò hết sức to lớn đối với người giáo viên . Như câu khẩu hiệu : “Tiên học lễ – hậu họcvăn”.

 

ppt 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 2 trường tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI : SÁNG KIẾN - KINH NGHIỆM  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC  HỌC SINH LỚP 2Đ TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNGI. Lý do chọn đề tài : Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách , là nền tảng của bản chất con người . Để vươn tới sự hồn thiện , trước hết con người vươn lên về mặt đạo đức .Con người bao giờ cũng là con người của xã hội , luơn phải biết tuân thủ những chuẩn mực của xã hội đề ra để đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển . Giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách người công nhân tương lai của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thấm đượm đạo lý truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục . Do đó giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức là rất quan trọng và cần thiết . Để thực hiện được điều đó thì phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội . Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi nhận thức rằng giáo dục đạo đức cho học sinh có vị trí và vai trò hết sức to lớn đối với người giáo viên . Như câu khẩu hiệu : “Tiên học lễ – hậu họcvăn”. 	Nhận thức được điều đó trong 13 năm trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học tôi luôn trăn trở .Đồng thời luôn tìm các giải pháp , những hoạt động thực tiễn để đem những bài học đạo đức vào đời sống, sinh hoạt hàng ngày của các em .Chứ không chỉ những bài học đạo đức trên lớp .Do vậy các nôïi dung giáo dục đạo đức cần chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng gần gũi và sinh động thông qua các hoạt động đa dạng phong phú . Giáo dục đạo đức phải gắn với cuộc sống của học sinh ,thiết thực sinh động ,hiệu quả .Tôi đã thu thập được nhiều kinh nghiệm và kết quả đáng khích lệ . Mà tôi muốn chia sẽ cùng các bạn đồng nghiệp Năm học 2009- 2010 tôi được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường chủ nhiêm lớp 2 điểm lẻ thuộc vùng sâu thấy học sinh thân yêu mới chia tay với lớp 1 còn xa lạ với lớp 2 của mình tôi tự thấy cái “tâm” của riêng bản thân tôi mà còn là người mẹ thứ hai dìu dắt các em từng bước hoàn thiện mình .*Thực hiện chủ trương dạy đủ các môn học ở tiểu học .*Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2009-2010 của ngành Giáo dục huyện Bù Đăng đề ra.Chính vì những lý do nêu trên mà tơi đã chọn và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 2Đ Trường tiểu học Kim Đồng” Tôi mong được sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp các cấp lãnh đạo để tôi có thể thực hiện được ý nguyện của mình với Đề tài – Sáng kiến kinh nghiệm là “Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lơp 2 Trường tiểu học Kim Đồng” II/ Thực trạng : Để thực hiện mong muốn của mình đạt kết quả tốt . Tôi đã từng bước tìm hiểu khó khăn và thuận lợi . 1. Thuận lợi Nội dung chương trình kiến thức lớp 2 tương đối phù hợp. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường và các bậc phụ huynh .Học sinh có ý thức học tập cao .Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ . Bên cạnh đó hàng năm nhà trường cũng có nhiều phong trào như mua tăm ủng hộ hội người mù , mua vé số ủng hộ trẻ em khuyết tật , đóng góp quỹ tương thân tương trợ  những việc làm đó đã làm không ít học sinh có tấm lòng nhân ái . Là người tuyên tuyền tôi cũng làm gương để cho học sinh noi theo . Từ những việc làm đó tác động không nhỏ đến trái tim của các em .2. . Khó khăn : Tuy nhiên với điều kiện thuận lợi trên vẫn còn những khó khăn bức xúc mà bản thân tôi ,nhà trường và toàn xã hội đặc biệt quan tâm .Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chĩng chán mau quên. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều cách dạy học, như đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trị chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức vẫn còn gặp nhiều khó khăn .Với vùng nông thôn nơi tôi đang giảng dạy thuộc vùng sâu xa, hàng ngày ngoài giờ lên lớp tiếp xúc với thầy cô bạn bè còn lại thời gian ở nhà chơi hoặc phụ giúp ba mẹ làm việcøĐa số øcon nhà làm nông, vườn rẫy là vùng kinh tế mới dân di cư tự do . Kinh tế đang còn khó khăn , gia đình cha mẹ ông bà vất vả đầu tắt mặt tối lo cho cái ăn hằng ngày ,nên cũng ít thời gian quan tâm dạy bảo con cái . Bên cạnh đó một số gia đình chưa chú trọng đến việc học của con em mình .Một băn khoăn nữa là đầu năm nhận lớp ,tôi quan sát và khảo sát chất lượng đầu năm thấy rằng hầu như học sinh có hành vi đạo đức không tốt như có người lạ đến lớp không chào hỏi ,trò chuyện vói bạn bè thì xưng mày tao ,còn nghịch phá trong lớp hơn thế nữa không có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau . Chính vì điều đó cũng là một động lực thôi thúc tôi suy nghĩ về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình . Từ những thuận lợi và khó khăn trên làm nung nấu trong tôi những băn khoăn suy nghĩ làm sao để thực hiện mục đích của mình . Tôi phải tìm tòi giải pháp khắc phục khó khăn và vận dụng tất cả những kinh nghiệm mà mình tích luỹ được trong thực tế ,cùng như tham khảo sách vở để thực hiện . Sau đây tôi xin trình bày những hoạt động cụ thể để thơng qua Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 2Đ trường tiểu học kim đồng”III/ Một số giải pháp đã thực hiện Năm hoc 2009- 2010 tôi được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường chủ nhiêm lớp 2 điểm lẻ thuộc vùng sâu Muốn giáo dục đạo đức tốt một em học sinh ,người giáo viên không thể không hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình, về sở thích cá nhân, về cá tính , về thiên hướng bẩm sinh của em ấy . Vì thế việc quan trọng hàng đầu của tôi vào đầu năm học 2009- 2010. Sau khi nhận lớp làm quen với học sinh , tôi lập kế hoạch “Tìm hiểu học sinh”. 1. Tìm hiểu học sinh Bước 1: Trò chuyện với học sinh :Tìm hiểu qua tiếp xúc trực tiếp với học sinh và ghi chép vào sổ cá nhân để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình như : Gia đình có bao nhiêu người ? ông bà, cha mẹ , anh chị em , sinh sống bằng nghề gì ?  Qua những cuộc trò chuyện tiếp xúc như thế tôi đã phần nào hiểu được học sinh của mình . Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cũng cho tôi biết rằng . Mỗi em học sinh là một hoàn cảnh gia đình khác nhau , mỗi cá tính khác nhau  mỗi em là một thế giới rất riêng biệt và không có một công thức nào để áp dụng cho mọi trường hợp như nhau . Cho nên bài học từ trang sách giáo khoa , được thầy cô giảng dạy giống nhau nhưng sự tiếp thu của các em thật khác nhau vô cùng . Chỉ có sự quan tâm sát sao của giáo viên mới là bài học thiết thực , sinh động . Bước 2 : Tới thăm tại gia đình học sinh . Tôi cố gắng sắp xếp thời gian và lí do chính đáng để đến nhà từng em học sinh để nắm rõ hoàn cảnh cụ thể , qua việc tiếp xúc trao đổi như thế tôi đã tạo được tình cảm yêu mến tin cậy , thân thiết với học sinh . Có như thế khi chúng ta giảng về đạo đức các em dễ dàng tiếp thu , tin yêu nghe lời thầy cô giáo Mục đích của việc tìm hiểu học sinh là tạo được sự đồng cảm trong quan hệ thầy trò , gây được cảm tình với gia đình thì sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình càng thêm chặt chẽ . Có hiểu được học sinh của mình , mình có thể dạy bảo được các em Sau khi tìm hiểu cả lớp tôi lập tức chia nhóm -Nhóm 1: Thuộc gia đình đầy đủ cha mẹ ,anh chị em , đời sống kinh tế trung bình là : 6 em - Nhóm 2: Thuộc gia đình không may mắn chỉ có cha hoặc mẹ là 2 em - Nhóm 3 : Thuộc gia đình cha mẹ bỏ nhau sống với ông bà , chú bác bà con là: 2 em -Nhóm 4 : Thuộc gia đình hộ nghèo là: 1 em -Nhóm 5 : Thuộc gia đình khá giả là :3 em Những em có hoàn cảnh khó khăn thì đặc biệt cần quan tâm thường xuyên Tất nhiên sự chia nhóm này chỉ một mình tôi biết và được ghi chép vào sổ theo dõi cá nhân của riêng tôi mà thôi . Các em hoàn toàn không biết gì về sự phân chia này . Bởi lẽ tôi chỉ muốn quan tâm chia sẽ những khó khăn của các em một cách kịp thời , đúng lúc và không làm cho các em khó chịu hay mặc cảm . hoặc không làm hư hỏng hay kiêu hãnh những em có điều kiện tốt . Bước 3 : Trao đổi với phụ huynh học sinh Tôi đặc biệt chú trọng họp phụ huynh học sinh , vì thông qua các vị ấy ,tôi có thể hiểu về học trò của mình chính xác hơn , và tôi cũng tạo được mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh . Tôi thường gặp riêng những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn để trao đổi hiểu thêm về gia cảnh của họ . Sau mỗi lần tiếp xúc tôi đã nắm được tính nết của từng em để điều chỉnh . 2. Một số giải pháp cụ thể để giáo dục đạo đức cho học sinh * Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết tôi vận dụng tối đa những kiến thức hiện có trong các bài học ở sách đạo đức lớp 2.Tôi đã tìm tòi học hỏi chuyên môn, đồng nghiệp ,sách hướng dẫn tham khảo để rút ra những phương pháp tíct cực vào tiết dạy của mình . 2.1. Phương pháp dạy tích cực đến học sinh : Theo quy định mỗi bài đạo đức được dạy trong 2 tiết ,tiết 1 chủ yếu giúp học sinh nắm vững chuẩn mực hành vi đạo đức ,tiết 2 giúp các em hình thành kỹ năng hành vi đạo đức cần thiết cho chuẩn mực quy định . Như vậy giữa tiết 1 và tiết 2 có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tiết 1 định hướng cho tiết 2 luyện tập củng cố tri thức đạo đức mà học sinh tiếp thu được q ... a sẽ cùng bạn . .. Khi dẫn dắt các em đến với chân , thiện ,mỹ của văn chương có khả năng biến cải tâm hồn con người rất sâu sắc . Vì thế lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh qua văn chương là điều mà giáo viên nào cũng có thể thực hiện được . . * Môn Tự nhiên và xã hội : Chúng ta có thể lồng ghép giáo dục đạo đức như bài : “bài 11 Gia đình ” đó là sự ứng xử đối với người thân trong gia đình . hoặc đối với thiên nhiên như bài13 : “ Giữ gìn môi trường xung quanh sạch đẹp ” là không vứt vác bừa bãi vừa tránh ô nhiễm môi trường , vừa là văn hoá đạo đức vv. Những bài đạo đức trên các em tiếp nhận một cách hồ hỡi chân thành. Tất nhiên để khích lệ các em trau dồi khả năng sáng tạo , tư duy thẩm mỹ tôi đều chấm điểm các tấm thiệp , bài vẽ ,bài văn ,câu trả lời liên quan đến giáo dục đạo đức một cách nghiêm túc , những bài làm đẹp ,viết hay sẽ được trưng bày ở góc học tập của lớp cứ cuối tháng tuyên dương . Ngoài ra tôi còn dạy học sinh “ Biết ăn ,biết nói ,biết gói ,biết mở” 2.3. Nói lời hay làm việc tốt: Ngay từ đầu năm phát động phong trào trong lớp để cô trò cùng thực hiện . Trước tiên giải thích ý nghĩa của việc “nói lời hay” là gì? Ví dụ : trong cách xưng hô giữa bạn bè với nhau tránh đi những từ mày- tao , tránh chửi thề nói xấu bạn  thay vào đó là những từ văn hoá hơn ví dụ : bạn- mình không chửi thề vv. Nếu bạn nào vi phạm thì bạn mình nhắc nhở , nhiều lần không được thì ghi vào sổ trực , nếu bạn vào thực hiện tốt cũng ghi để cuối tuần tổng kết sẽ khen thưởng tuyên dương , hoặc ngược lại khiển trách nhẹ nhàng mang tính chất giáo dục .	Còn làm “ Việc tốt ” ví dụ : Nhặt của rơi trả lại người đánh mất hoặc trình lên thầy cô giáo , giúp bạn khi gặp khó khăn như khi bạn ốm phải nghỉ học thì chép bài, giảng bài tiếp để bạn theo kịp bài vở . Mỗi một việc tốt đều được khen thưởng cuối tháng . Tổng kết xem ai có nhiều thành tích nhất để làm gương cho các em chưa tốt noi theo . Bên cạnh đó bản thân tôi quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn, gặp riêng trao đổi , động viên tuỳ theo trường hợp cụ thể mà uyển chuyển .	Đây là phong trào kéo dài xuyên suốt năm học , cuối năm có tổng kết khen thưởng và khiển trách . 2.4. Xây dựng quỹ tấm lòng vàng Để giáo dục học sinh biết thương yêu chia sẽ nỗi khó khăn của bạn hoặc người gặp cảnh cơ nhở . thực hiện truyền thống“Lá lành đùm lá rách”Tôi vận động phụ huynh và các em xây dựng quỹ “Tấm lòng vàng”để sử dụng khi cần cứu giúp những em trong lớp gặp cảnh không may  hoặc thăm viếng động viên khi ốm đau . Thực hiện phương châm “ nói đi đôi với làm”giáo viên phải nêu gương , phải tu dưỡng thường xuyên . Tôi là người phát động cho nên hàng tháng đều trích từ lương của mình nộp vào quỹ 40000 đồng .Riêng đối với học sinh và phụ huynh thì tự nguyện bao nhiêu cũng quý ,số tiền này giao cho lớp trưởng giữ và thường xuyên công khai cho cả lớp biết . a/ Cách sử dụng quỹ : Do đã nắm được hoàn cảnh từng em học sinh của mình ,nên tôi luôn giúp đỡ động viên kịp thời .Khi các em gặp khó khăn như đau ốm phải nằm bệnh viện ,hoặc có người thân qua đời hay không đủ sách vở đồ dùng học tập vv. Chính những việc làm thiết thực hiệu quả này mà đã có sức thuyết phục phụ huynh ,học sinh . Trong năm học tôi đã thực hiện quỹ “Tấm lòng vàng”lên đến số tiền là: 850 000 đồng và đã hỗ trợ được 8 em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn viếng thăm 5 học sinh bị ốm đau . b/ Ý nghĩa của việc quyên góp viếng thăm và giúp đỡ : Cứ mỗi lần dẫn các em học sinh của mình đến thăm một gia đình nghèo khó hoặc hoạn nạn ,đau ốm tôi đều cho các em những bài học đạo đức thật có giá trị . Tự bản thân các em sẽ cảm nhận được niềm vui thánh thiện “thương người như thể thương thân” hoặc hiểu sâu sắc hơn về câu tục ngữ “Môt miếng khi đói bằng một gói khi no” . Bài học về lòng nhân ái , về tình yêu thương chia sẽ nỗi khó khăn vv. Những việc làm thiết thực này đã đi vào đời sống thực tiễn của các em .Rồi từ đời sống thực tiễn tôi lại dẫn dắt các em đến với những lí tưởng cao đẹp của sách vở Cứ như thế ngày qua ngày tự thân các em sẽ biết yêu cái thiện. Tôi đã dùng hình thức “ Mưa dầm thấm đất”, để giáo dục các em . c/ Cách thể hiện lòng quan tâm đến người khác: Trong rất nhiều bài học đạo đức dạy các em phải biết kính yêu , chăm sóc ông bà, cha mẹ , anh chị em đã chỉ cho các em cách thể hiện lòng kính yêu đó . Nhưng để biến bài học đạo đức thành một công việc thú vị , thành một nét văn hoá cao đẹp , người giáo viên phải dạy cho học sinh nhiều bài học thực tiễn sinh động hơn nữa . 2.5. Những hoạt động ngoại khoá thực tiễn : Thể hiện lời nói đi đôi với việc làm , luôn mang sức thuyết phục .Vì thế cứ đầu năm học tôi đều xây dựng kế hoạch thực hiện.Trong năm học tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian cá nhân của mình như :những ngày nghỉ cuối tuần để đến thăm một em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ,hoặc cùng tham gia nhóm các em hoạt động tự thiện,hay trích một ít tiền lương của mình để giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn vv. Từ những việc làm cụ thể thiết thực như thế mà tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó .Đối với học sinh thầy cô giáo một khi đã được học sinh quý mến ,kính trọng tin tưởng như một “thần tượng” thì mọi lời dạy bảo của thầy cô học sinh đều nghe theo Tóm lại : Là một giáo viên tôi luôn ý thức được trách nhiệm “trồng người” trong giai đoạn hiện nay là cực kì rất quan trọng .Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng là phải giáo dục một cách tỉ mĩ chu đáo thì mới hình thành được nhân cách của người công nhân tương lai ,những người sẽ làm chủ đất nước trong mai sau .Cần phải đào tạo người có tài lẫn có đức như Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.Vì vậy tôi hết sức chú ý ,uốn nắn đạo đức cho từng em một . Có như vậy trong năm học vừa qua đã thu được kết qủa hết sức tốt đẹp IV/ Kết quả thực hiện Nhờ chú ý vào giáo dục đạo đức cho học sinh một cách tỉ mĩ không bỏ qua cơ hội nào và luôn tìm ra những giải pháp mới để việc giáo dục đạo đức thành những hoạt động cụ thể , thiết thực mà học sinh có những bước chuyển biến , cụ thể như sau : BẢNG THỐNG KÊ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH NĂM HỌC 2009-2010V/ Bài học kinh nghiệm * Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung lớp 2 nói riêng là một công việc thầm lặng , đòi hỏi giáo viên hết sức kiên nhẫn, chịu khó, tìm hiểu tuỳ từng em một . Rồi áp dụng cho mỗi em một cách riêng lẽ . Việc tiếp xúc thân mật trao đổi trực tiếp , thân tình luôn luôn có kết quả tốt đẹp . * Cuộc sống riêng tư của giáo viên cũng là một tấm gương đạo đức trước mắt cho học sinh noi theo . Vì thế người giáo viên luôn cố gắng sống giản dị , mẫu mực thường xuyên trau dồi đạo đức. Cố gắng làm theo lời Bác dạy bằng chính cuộc sống hàng ngày của mình cũng là một bài học đạo đức cho học sinh , mà đây là bài học lớn nhất , khó nhất đối với thầy và trò . Cho nên việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của chính mình là việc phải quan tâm hàng đầu . * Để uốn nắn dạy dỗ học sinh rèn luyện những con người có đức , có tài thì trước hết mỗi giáo viên phải là một tấm gương mẫu mực sống động đối với học sinh về hình thức bên ngoài , cách ăn nói ,đi đứng và ứng xử .Vì thế ngoài việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức , người giáo viên còn phải luôn luôn học tập để không ngừng vươn lên và bị tụt hậu Có như thế trong mắt học sinh chúng ta mới có đủ cái “ uy” cái “tín” cái “tâm” cái “tầm” của nhà giáo . Từ đó mà việc giáo dục đạo đức cho học sinh có kết quả như mong muốn . Việc tìm tòi học hỏi nghiên cứu của mỗi cá nhân giáo viên vẫn chưa đủ .Mà còn trao đổi với đồng nghiệp ,với lãnh đạo và sách báo  để học hỏi kinh nghiệm áp dụng cho mình . Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi phải có sự đồng tâm hợp lực giữa gia đình , nhà trường và toàn xã hội . Bởi nó luôn biến đổi ,luôn phải theo dõi sát sao mà học sinh không em nào giống em nào , không có hoàn cảnh nào giống nhau nên không thể có một công thức chung . Dạy đạo đức cho học sinh lớp 2Đ đòi hỏi giáo viên phải đem hết tâm huyết , tình cảm của mình . Vì đây là công việc thiên về tình cảm nhiều hơn lý trí ,chỉ có tác động bằng tình cảm mới cảm hoá được học sinh ,phải thực sự thương yêu học sinh , đem tình thương của mình để thuyết phục thì việc dạy đạo đức mới là công việc sinh động thiết thực , chứ chỉ nói theo sách vở thì chưa đủ. Người giáo viên yêu nghề , mến trẻ luôn tìm tòi những sáng kiến mới thì việc dạy chữ dạy người mới thành công . Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ tôi đã thực hiện trong năm học 2009 – 2010. Rất mong được sự góp ý , trao đổi của các bậc phụ huynh ,quý vị đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo . Để tôi được hoàn thành tâm nguyện của mình . Xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện Vũ Thị Thanh Huyền 

Tài liệu đính kèm:

  • pptSKEH1.ppt