Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo để sinh hoạt tổ khối chuyên môn bậc tiểu học có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo để sinh hoạt tổ khối chuyên môn bậc tiểu học có hiệu quả

I- Lí do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, giáo dục tiểu học đang thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ về cả nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Luật giáo dục 2005 xác định :" Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tụệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng độngvà sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" . " Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng khác để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

 

doc 30 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo để sinh hoạt tổ khối chuyên môn bậc tiểu học có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần A: Mở đầu
Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, giáo dục tiểu học đang thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ về cả nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Luật giáo dục 2005 xác định :" Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tụệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng độngvà sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" . " Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng khác để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. 
Khẩu hiệu: " mỗi ngày đến trường là một niềm vui" đang được các nhà trường phấn đấu thực hiện nhằm làm theo lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu" Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" . Thấu suốt và nắm vững những quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng , chính sách pháp luật nhà nước về giáo dục đào tạo người cán bộ quản lí cần lãnh chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên , thúc đẩy năng lực học tập của học sinh nhằm đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào công cuộc đổi mới. Qua năm năm thực hiện chương trình thay sách ở bậc tiểu học chúng ta có thể khẳng định rằng: Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Đảng và nhà nước ta đã đề cao chiến lược phát triển giáo dục và khảng định: "Giáo dục và đạo tạo là quốc sách hàng đầu". Văn kiện đại hội đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII ( tháng 6 năm 1996) đã chỉ rõ: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc hội nhập".
 Quan điểm ấy đã được mọi tầng lớp trong xã hội ta; Ngành giáo dục, các nhà giáo thấm nhuần sâu sắc và thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiệm vụ cơ bản trọng tâm để phát triển giáo dục theo định hướng và mục tiêu trên cốt lõi là vấn đề dạy và học, đồng thời "học thực chất dạy thực chất" nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Để có được điều đó, việc quản lí chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn của các nhà quản lí trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Trong thực tế không phải công việc chỉ đạo chuyên môn ở các trường đều tốt, cũng không phải người quản lí nào cũng giỏi. Hơn nữa người quản lí không thể thay thế, và làm thay công việc của người giáo viên đứng lớp mà trách nhiệm là ở chỗ vận hành công việc chuyên môn dạy và học theo hệ thống, quy tắc, và những quy định quy chế chuyên môn của ngành giáo dục ban hành trong phạm vi cả nước một cách sáng tạo đạt hiệu quả cao. 
Trong các hoạt động của trường học, việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối là một công việc thường xuyên, thành định lệ . Khác với các ngành khác Tổ ,khối chuyên môn trường học có đặc thù riêng và chiếm thời lượng cũng như vị trí then chốt ,quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường từng năm học , từng kì , từng tháng, từng tuần . Việc sinh hoạt tổ khối chuyên môn trường tiểu học đạt kết quả tốt sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề cần thết của của chất lượng nhà trường dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu.
Ngoài những quy định trên sinh hoạt chuyên môn tổ khối góp phần chính trong việc thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với bậc Tiểu học hiện nay. Đồng thời sinh hoạt chuyên môn góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng giáo viên nhằm bồi dưỡng ,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một yêu cầu hết sức quan trọng và bức thiết vì đội ngũ có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ thì mới tạo ra được chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội mới thực hiện thành công việc chấn hưng giáo dục & đào tạo. Với tầm quan trọng như vậy tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo để sinh hoạt tổ khối chuyên môn bậc tiểu học có hiệu quả". Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trường tiểu học hiện nay.
II . Mục đích nghiên cứu: 
Tôi viết đề tài này với mục đích:
- Làm quen với việc nghiên cứu khoa học, gắn liền giữa lí luận và thực tiễn trong công tác quản lí nhà trường và thực tế sinh động ở các nhà trường tiểu học.
- Tìm hiểu vận dụng lựa chọn phương pháp chỉ đạo thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối trong trường tiểu học phục vụ cho việc dạy và học đạt chất lượng cao .
- Tìm hiểu việc tổ chức quản lí hiệu quả linh hoạt, sáng tạo, có chất lượng cao trong nội dung sinh hoạt chuyên môn trường tiểu học nói chung. - Nhằm đúc rút kinh nghiệm trong việc quản lí của bản thân từ đó có biện pháp quản lí đạt hiệu quả ở đơn vị mình công tác.
 III . Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi tập trung nêu và giải quyết một số vấn đề sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận: Dựa trên cơ sở những nghiên cứu về sinh hoạt chuyên môn tổ khôí trong các nhà trường tiểu học hiện nay. 
- Tìm hiểu nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở các trường Tiểu học Hải thanh A hiện nay
Khái quát bài học kinh nghiệm việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối tổ khối trong trường Tiểu học.
IV . Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối của trường Tiểu học Hải thanh A - xã Hải thanh - Huyện Tĩnh gia - Tỉnh Thanh hoá . 
V . Phương pháp nghiên cứu: 
Trong phạm vi đề tài này để tìm ra những biện pháp phù hợp, tích luỹ được bài học kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Phương phápphân tích tổng hợp
- Dựa vào các bài viết chuyên đề về chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối của chuyên môn cấp học và tập san giáo dục tiểu học.
- Tham khảo công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của một số đơn vị tiên tiến để đối chiếu so sánh. 
- Đối thoại trực tiếp với các giáo viên , cùng tham gia sinh hoạt định kì với tổ, khối chuyên môn trong trường
 - Trao đổi cùng các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm có năng lực trong chỉ đạo quản lí sinh hoạt chuyên môn tổ khối các nhà trường trong huyện
VI . Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nhận đề tài từ ngày 22 tháng3 năm 2008.
- Thời gian viết bản thảo từ 23 tháng 3 đến 14 tháng 5 năm 2008.
- Thời gian hoàn thành từ 15 tháng 5 năm 2008 . 
Phần B: Nội dung
 Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề sinh hoạt chuyên môn tổ khối trong nhà trường
I – Cơ sở lí luận chung
Luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua năm 2005 đã đặt cơ sở pháp lí để phát triển nền giáo dục một cách bền vững. Mục tiêu của giáo dục tiểu học được quy định:" Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". Để thực hiện được mục tiêu giáo dục thì các nhà trường phải tập trung làm tốt có hiệu quả thực chất nội dung dạy và học hay còn gọi là hoạt động chuyên môn .Hoạt động chuyên môn chi phối toàn bộ các hoạt động giáo dục khác trong trường . Nó chiếm hầu hết thời gian lao động của mọi thành viên trong nhà trường . Chất lượng giáo dục tuỳ thuộc ở chất lượng giảng dạy và năng lực của người thầy giáo. Người quản lí trường học là con chim đầu đàn của đội ngũ những người thầy . vì vậy việc quản lí tốt hoạt động chuyên môn trong trường là tiêu chí đánh gía năng lực quản lí của hiệu trưởng trường học cho nên người quản lí mà cụ thể là hiệu trưởng cần quan tâm làm tốt các hoạt động sau:
Hiệu trưởng cần nắm được mục tiêu giáo dục
Vì có nắm được mục tiêu giáo dục thì người hiệu trưởng mới đề ra được kế hoạch hoạt động thiết thực, sát đúng, phù hợp để chỉ đạo thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình từng khối lớp và quản lí tốt việc thực hiện chương trình
Bởi thực hiện đúng chương trình là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục, là pháp lệnh của nhà nước về thực hiện công tác giáo dục . 
Thực hiện chương trình ở đây là nói về cả độ đúng , độ đủ, cả về thời gian và chất lượng thực hiện chương trình.
Hiệu trưởng cần quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp
Vì soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của người dạy học là khâu bắt buộc và quyết định thành công của giờ lên lớp. Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên, tổ khối chuyên môn tổ chức , thực hiện khâu soạn bài, giúp đỡ giáo viên soạn các bài khó và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giờ lên lớp ( cả lí thuyết và thực hành).
Hiệu trưởng cần phải quản lí tốt việc thực hiện thời khoá biểu.
Vì giờ lên lớp đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học. Giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường đều quan tâm đầu tư thích đáng cho giờ lên lớp . Biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác này là xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò băng việc xây dựng thời khoá biểu.
Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo và quản lí tố tviệc đánh giá giờ dạy cũng như phân tích đánh giá các hoạt động dạy học.
Trong công tác quản lí của mình việc dự giờ thăm lớp là công việc bắt buộc định lệ có chương trình kế hạch cụ thể. Khi dự giờ lên lớp của giáo viên hiệu trưởng phát hiện những ưu điểm, những sáng tạo trong giờ dạy phổ biến cho tập thể vận dụng. Đồng thời chỉ ra những nhược điểm để giáo viên khắc phục bổ khuyết cho bản thân họ nhằm giúp giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học một cách hợp lí, chất lượng.
Hiệu trưởng cần phải quản lí phương pháp dạy học và chỉ đạo , tổ chức việc thống nhất phương pháp dạy học.
Vì : Phương pháp dạy học là một thành tố của quá trình dạy học. Trong bất cứ tiết dạy nào giáo viên phải lựa chọn và sử dụng hợp lí, sáng tạo , linh hoạt các phương pháp phù hợp với đặc trưng môn học , giờ dạy. Công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt trọng yếu.Hiệu trưởng phải là người quan tâm đầy đủ và chỉ đạo thật tốt nhiệm vụ này qua sinh hoạt chuyên môn tổ khối trong trường mình.
Hiệu trưởng cần chỉ đạo quản lí việc chấm ch ... a các kì kiểm tra hồ sơ sổ sách cần kiểm tra kĩ các nội dung sinh hoạt của các tổ khối thể hiện trong biên bản , đối chiếu với báo cáo của phó hiệu trưởng và tự theo dõi của hiệu trưởng để điều chỉnh uốn nắn kịp thời hợp lí . Đây là khâu cực kì quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn . Bên cạnh đó việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn tuần ; không để sinh hoạt các tuần lặp lại ,nhàm chán. Thực tế giảng dạy và giáo dục trong nhà trường thường sinh động ,đa dạng tuỳ thuộc khối lớp hay đối tượng học sinh . Cách thực hành giảng dạy giáo dục của giáo viên cũng đa dạng vì phương pháp dạy học là những nội dung luôn đổi mới và luôn cần sự sáng tạo không ngừng. Ngoài ra phương tiện dạy học , các phương tiện hỗ trợ tạo ra cho giáo viên tìm tòi được nhiều cách thực hiện phong phú hiệu quả . Chính vì vậy nên nội dung sinh hoạt chuyên môn tổ khối càng cần được thay đổi cho phù hợp . Người quản lí chúng tôi phải luôn theo sát thực tiễn đó , tiếp cận và kiểm soát, cập nhật được các hoạt động giáo dục của giáo viên trên lớp nhằm có những chỉ đạo kịp thời và đúng đắn. Đây là một yêu cầu khó trong công tác quản lí đồng thời là khâu giữ vai trò quyết định đến kết quả của công tác này.
5 – Ngoài công việc chung BGH chúng tôi thường xuyên giao ban đầu tuần trao đổi thống nhất các công tác trong tuần, nghe các phó hiệu trưởng thông qua kế hoạch cấ nhân vv đặc biệt chú ý kiểm điểm đánh giá việc chỉ đạo và chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ, khối trong tuần trước . Hiệu trưởng chủ động bố trí tham gia sinh hoạt với những khối, tổ chuyên môn có vấn đề cần chỉ đạo, cần uốn nắn hoặc có những thông tin cần xác minh vvqua kiểm tra, dự giờ , kiểm định chất lượng, hoặc kiểm tra thường nhật. Thường xuyên gặp gỡ trao đổi nắm bắt tình hình giáo viên qua đánh giá của tổ, khối trưởng và tạo các cơ hội cho tổ , khối trưởng thực thi nhiệm vụ của mình một cách chủ động và đúng chức năng.
6 – Trong việc bình xét thi đua hàng kì, hàng năm hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường có tiêu chí riêng cho việc bình xét tổ lao động xuất sắc trong trường như: Danh hiệu của tổ viên đạt được( chú ý ưu tiên thành tích cao, học sinh giỏi ) chất lượng văn hoá, đạo đức học sinh do tổ , khối phụ trách các công tác và hoạt động giáo dục khác, chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ, khối.Có khen thưởng động viên hợp lí kịp thời chính xác công minh vào cuối năm học.
 C – Phần Kết luận:
Kết luận:
Từ năm học 2005-2006 đến nay tại trường mình chúng tôi đã thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên và thu được kết quả như sau:
1 – Về chất lượng và chuyển biến tiến bộ:
Trước hết các tổ ,khối chuyên môn đều sinh hoạt thường kì, nghiêm túcđầy đủ có chất lượng, tạo được nề nếp không khí sôi nổi trong đơn vị góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường.
Do có sự chỉ đạo sát sao của BGH, sự cố gắng của đội ngũ cán bộ tổ ,khối cùng với năng lực ngày một được nâng lên qua thực tiễn điều hành và thực hiện của họ nội dung sinh hoạt chuyên môn ngày một sinh động , luôn đổi mới , thiết thực và ngày càng đạt kết quả cao hơn.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn không bị nhàm chán và gây được hứng thú cho giáo viên khiến họ tự giác thật sự trong hoạt động này đồng thời tạo cho hoạt động chuyên môn nhà trường có nhiều đổi mới nhất là việc thực hành thay sách và đổi mới phương pháp dạy học làm và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các khối lớp .
Thời lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn hợp lí , nội dung buổi sinh hoạt được chuẩn bị chu đáo nên không gây tăng tải đối với giáo viên và đang dần dần thành nhu cầu tự thân của mỗi người vả lại vẫn cân đối được các công việc khác của người dạy như soạn, chấm , chữa , dự giờ, thao giảng. v. v và các công việc giáo dục khác.
Nhà trường đã thay đổi được một số thực trạngchung của việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối trong trương tiểu học , tránh đượcviệc chỉ đạo chung chung hiệu quả không cao. Việc sử dụng những giải pháp, biện pháp trên đã giải quyết được những vấn đề chuyên môn cần thiết, hỗ trợ đắc lực việc giảng dạy của giáo viên. Kết quả quá trình dạy học được đánh giá công bằng công khai. Sinh hoạt chuyên môn đảm bảo tính nguyên tắc nhưng vẫn thể hiện được sự gắn kết, tinh thần tương trợ, thân thiện cởi mở tạo được chuyển biến về chất lượng chung của nhà trường.
Bài học trong công tác phụ đạo bồi dưỡng học sinh là sự chủ động, tự giác của thầy cô giáo trong việc quan tâm chăm sóc đến mhững học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập , những học sinh yếu kém chán học.. Những thầy côtâm huyết với nghề dạy học sẽ tự giác kèm cặp rèn giũa để không còn những học sinh thiệt thòi trong học tập.
Công tác chỉ đạo của ban giám hiệuphải đồng bộ. Có chương trình mục tiêu cụ thể hợp líkhông hô hào suông , đánh trống bỏ dùi. Người quản lí cũng phải nêu cao tâm đức người thầy giáo để thực thi công việc này. 
Vai trò của cha mẹ học sinh trong việc nhắc nhở con em và động viên thày cô là hết sức quan trọng và cần thiết. Đồng thời giáo viên là người thường xuyên khích lệ nh]ngx học sinh yếu kém cố gắng vươn lên không chán nản, không mặc cảm, tự ti trong học tập hàng ngày.
Kết quả đạt được của việc bồi dưỡng phụ đạo học sinh:
Trong nhiều năm chúng tôi cùng đội ngũ luôn quan tâm thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành và chủ trương chung của bậc học. Đây cũng là việc làm và là hiện tượng có từ lâu và thực hiện chưa có hiệu quả cao. Từ thực tế và cách làm của mình hai năm học qua chúmg tôi đã thu nhận được kết quả đáng kể như sau:
Năm học
Khối1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5
2006- 2007
HSinh kém, nhầm lớpkỳ I
09
07
05
07
08
HSinh kém, nhầm lớp cuối năm
04
03
02
05
05
2007 -2008
HSinh kém, nhầm lớpkỳ I
10
06
05
02
07
HSinh kém, nhầm lớp cuối năm
03
02
02
01
03
Đầu năm học 2006 – 2007có 36 học sinh yêu và nhầm lớp cuối năm nâng bậc được 18 em đạt 50% . Đầu năm học 2007 – 2008có 33 em học sinh yếu và nhầm lớp cuối năm nâng bậc được 22 em tỉ lệ 66,6% . Số còn lại là những học sinh chưa đạt yêu cầu do nhiều lí do . Trong đó là những học sinh thực sự khó khăn trong học tập theo tiêu chí mà Bộ giáo dục đã ban hành .
2 – Những thiếu sót , tồn tại cần khắc phục:
 Chúng tôi tự thấy nội dung và chất lượng sinh hoạt chuyên môn của đơn vị mình còn có một số nội dung cần cải tiến và làm tốt hơn đó là việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học chưa đạt kết quả tốt. Trong sinh hoạt chuyên môn tổ, khối chưa được bàn bạc nhiều, thiếu cách thực hiện sáng tạo, tiện lợi và linh hoạt, đa số giáo viên còn cứng nhắc máy móc trong thực hành.
Rút kinh nghiệm giờ dạy còn nể nang và chưa thật sự có chiều sâu , ít đề xuất được những cải tiến đổi mới hay , sáng tạo. 
II – Kiến nghị , đề xuất:
Trong phạm vi nghiên cứu của mình thuộc phạm vi đề tầi bản thân tôi xin có một số y kiến đề xuất như sau:
Cần tăng biên chế giáo viên cho việc dạy buổi hai và để có thể bố trí tổ trưởng không phải dạy buổi hai để họ đầu tư tốt hơn cho việc hoạt động phụ trách tổ chuyên môn. Đồng thời cần có chính sách ưu đãi thêm đối với những giáo viên kiêm nhiệm công việc này. 
Nên có việc tổ chức hội thảo trao đổi chuyên đề về công tác sinh hoạt chuyên môn tổ khối tổ trên diện rộng để trao đổi học tập kinh nghiệm tốt hơn cần có tuyên dương khen thưởng ở cấp huyện cho những cá nhân làm tôt công tác này.
Bên cạnh những cố gắng chung chúng tôi thấy cần có sự chỉ đạo cụ thể hơn của các cấp quản lí giáo dục và cần đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn cuộc vận động" hai không" để chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao..
Hải thanh ngày 15 tháng5 năm 2008
 Lời cảm ơn!
Đề tài được hoàn thành là sự kết hợp hài hoà sự nỗ lực của bản thân, công sức giảng dạy của các thầy cô khoa tại chức Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh Thanh Hoá. Sự hướng dẫn tận tình của cô: Nguyễn Thị Lý, sự giúp đỡ của tập thể giáo viên trường Tiểu học Hải Thanh A – Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
Trước hết em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Khoa, đặc biệt là sự hướng dẫn đóng góp ý kiến của cô: Nguyễn Thị Lý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hải Thanh A đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp tôi có đủ luận cứ để hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. 
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều đồng thời vốn kiến thức của bản thân ít nhiều còn hạn chế, tài liệu và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn ít ỏi và đây cũng là lần đầu tiên bản thân làm đề tài về vấn đề quản lí nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy cô trong hội đồng Khoa học thuộc Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Thanh Hoá để đề tài này được hoàn thành hơn và được áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.
 Xin chân thành cảm ơn
 Người viết đề tài
 Lê Thị Quý
 Những tài liệu tham khảo:
Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tài liệubồi dưỡng cán bộ quản lí trường Tiểu học
Một số vấn đề đổi mới quản lí giáo dục vì sự phát triển bền vững
- Điều lệ trường tiểu học năm 2000.
- Điều lệ trường tiểu học năm 2007
 - Kế hoạch năm học 
 - Các văn bản chỉ thị của đảng và nhà nước liên quan đến giáo dục 
- Các chuyên san giáo dục có liên quan
- Phương pháp nghiên cứukhoa học giáo dục
 Mục lục:
Phần mở đâu ( Từ trang1 đến trang 4)
Lí do chọn đề tài ;
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nhiên cứu
Thời gian nghiên cứu
 Chương I: : ( Từ trang05 đến trang 10)
 I ; Cơ sở lí luận của vấn đề sinh hoạt tổ khối chuyên môn
 II-Thực trạng chung của việc chỉ đạo và sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở các trường Tiểu học
Chương II: ( từ trang11 đến trang 17 )
 Thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở tường tiểu học Hải thanh A
I Đặc điểm tình hình chung
1 -Đặc điểm tình hình địa phương
2 –Tình hình nhà trường
II - Thực trạng của vấn đề sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học Hải Thanh
III -Kết qủa
IV -Nhận xét, đánh giá bải học kinh nghiệm
Chương III: ( từ trang 18 đến trang 23 )
 Một số biện pháp và các giải pháp thực hiệncho những năm sau
C – phần kết luận ( Từ trang24 đến trang 26)
Kết luận chung về việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối
Đề nghị kiến nghị
 Các phụ lục kèm theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_de_sinh_hoat.doc