Giáo án Lớp 2 tuần 20 - Phạm Thị Thu Phương

Giáo án Lớp 2 tuần 20 - Phạm Thị Thu Phương

ĐẠO ĐỨC

Lớp : 2

Tiết :20 Tuần : 20 Tên bài dạy :

TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 2)

I. Mục tiêu:

 - HS có ý thức và hành vi nhặt được của rơi thì đem trả

 - HS có thái độ quý trọng những người thật thà , không tham của rơi.

II. Đồ dùng dạy học :

Vở BT Đạo đức, một số câu chuyện viết về chủ đề trên.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2409Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 20 - Phạm Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo Đức
Lớp : 2 
Tiết :20 Tuần : 20
Tên bài dạy :
Trả lại của rơi (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - HS có ý thức và hành vi nhặt được của rơi thì đem trả 
 - HS có thái độ quý trọng những người thật thà , không tham của rơi.
II. Đồ dùng dạy học : 
Vở BT Đạo đức, một số câu chuyện viết về chủ đề trên. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3'
15'
15'
I. Kiểm tra bài cũ: 
Trả lại của rơi
II. Luyện tập: 
Hoạt động 1: Đóng vai thực hành cách ứng xử phù hợp khi nhặt được của rơi.
+ Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại.
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ: Em nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại cho người mất.
+ Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại. Em sẽ: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi.
GV kết luận: 
 Hoạt động 2: Trình bày tư liệu giúp HS củng cố nội dung bài học:
* Vấn đáp.
- Khi nhặt được của rơi em nên làm gì?
- Vì sao khi nhặt được của rơi ta nên trả lại cho người mất?
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
* Đóng vai
- GV chia lớp thành nhóm 4 và giao cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận để chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai
* Thảo luận lớp
- Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao?
- Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người mất?
- Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất.
- Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn?
* HS trình bày đan xen các hình thức kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, thông tin, ..các tư liệu đã sưu tầm được. 
* Thảo luận:
- Nội dung tư liệu
- Cách thể hiện tư liệu
- Cảm xúc của em qua các tư liệu
* GV nhận xét, đánh giá
2'
Kết luận chung: Cần trả lại của rơi khi nhặt được và nhắc bè bạn cùng thực hiện
Mỗi khi nhặt được của rơi,
Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
III. Củng cố : GV nhận xét tiết học. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Kể chuyện
Lớp: 2
Tiết:20. Tuần: 20
Tên bài dạy:
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I.Mục tiêu:
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng nội dung truyện.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện. 
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học : 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
25’
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
Chuyện bốn mùa ( theo các vai)
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Kể chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
Tranh 1(số 4): Thần Gió xô ngã ông Mạnh.
Tranh 2 (số 2): Ông Mạnh vác cây, khiêng đá dựng nhà.
Tranh 3(số 3): Thần Gió tàn phá làm cây cối xung quanh đổ rạp nhưng không thể xô đổ ngôi nhà của ông Mạnh.
Tranh 4(số 1): Thần Gió trò chuyện cùng ông Mạnh.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Kể cá nhân. 
+ 3 HS kể theo 3 vai: người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió. 
+ Bình chọn cá nhân kể hay.
3.Đặt tên khác cho câu chuyện. 
Ông Mạnh và Thần Gió.
Bạn hay thù?
Thần Gió và ngôi nhà nhỏ.
Ai thắng ai?
.
C. Củng cố – dặn dò:. 
Con người có khả năng chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
*Kiểm tra đánh giá.
- GV kiểm tra một nhóm HS phân vai dựng lại câu chuyện “Chuyện bốn mùa” theo các vai. GV đánh giá và cho điểm.
* Trực tiếp.
GV nêu yêu cầu tiết học.
* Vấn đáp, thực hành.
- HS quan sát tranh đã được đánh số và nhớ lại nội dung câu chuyện. 
- HS đọc thầm lại toàn bộ câu chuyện để xác định lại thứ tự các tranh.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các tranh ( khổ A3). Cả lớp nhận xét, tham gia sửa chữa nếu HS đó sắp xếp sai.
* Thực hành.
GV chỉ định 3 HS lần lượt kể lại toàn bộ câu chuyện, các HS khác nghe và nhận xét (từ, câu, sáng tạo, điệu bộ, nét mặt, giọng kể) và bổ sung.
- GV yêu cầu các nhóm phân vai kể trong nhóm rồi một nhóm lên trên bảng trình bày.
* Vấn đáp.
- HS suy nghĩ, từng HS bày tỏ ý kiến của mình về cách đặt tên khác cho câu chuyện. GV ghi nhanh lên bảng một số tên hay, hợp lý.. chuyện theo gợi ý.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- GV nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Luyện từ và câu.
Lớp: 2
Tiết 20 . Tuần 20.
Tên bài dạy:
Từ ngữ về thời tiết
Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Dấu chấm, dấu chấm than
I. Mục đích yêu cầu:
Mở rộng vốn từ về thời tiết.
Biết dùng các cụm từ Lúc nào, bao giờ, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ Khi nào để hỏi về thời tiết. 
Điền đúng dấu chấm, dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- 6 bảng con viết sẵn các từ ngữ ở bài tập 1; Bảng phụ, bút dạ viết nội dung bài tập 3. 
- Vở bài tập Tiếng Việt 2.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tơng ứng
Ghi chú
2’
10’
10'
10'
1'
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Tháng giêng, tháng hai, tháng ba (mùa xuân); 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1. Chọn các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
+ Mùa xuân ấm áp.
+ Mùa hạ nóng bức( oi bức, oi nồng, nóng nực, nóng bức, ).
+ Mùa thu se se lạnh (mát mẻ, dịu nắng).
+ Mùa đông mưa phùn gió bấc (giá lạnh, lạnh giá, lạnh buốt, lạnh lẽo).
Bài tập 2: Thay cụm từ Khi nào bằng cụm từ thích hợp trong các câu sau:
a) Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?
b) Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) trường bạn nghỉ hè?
c) ) Bạn làm bài tập này khi nào (bao giờ, lúc nào, [ vào] tháng mấy, mấy giờ)?
d) Bạn gặp cô giáo ) khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy)?
Bài tập 3. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào ô trống.
a) Ông Mạnh nổi giận quát:
!
!
!
.
- Thật độc ác 	 
b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến cửa, thét:
- Mở cửa ra
- Không Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào .
KL: Dấu chấm than đặt cuối câu thể hiện tình cảm, câu yêu cầu hoặc ra lệnh. Dấu chấm đặt cuối câu kể, câu tả bình thường.
C. Củng cố – dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 3.
* Vấn đáp.
- Nêu tên các tháng và các mùa tương ứng trong năm. 
* Trực tiếp.
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Thực hành.
- Một HS đọc yêu cầu của bài (cả lớp đọc thầm lại, HS trao đổi trong bàn , thực hiện yêu cầu bài tập.
- Đại diện các bàn lên trình bày. Giáo viên giơ bảng con ghi từng từ đã có sẵn. 
- GV có thể yêu cầu HS tìm thêm các từ ngữ khác để điền. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV yêu cầu HS đọc từng câu; lần lượt thay cụm từ Khi nào trong câu đó bằng cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ; Kiểm tra xem trường hợp nào thay được, trường hợp nào không thay được. 
- Vài HS trình bày, GV và các HS khác nhận xét.
- GV giúp HS phân biệt thời gian và thời điểm khi dùng cụm từ mấy giờ để hỏi.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài tập vào vở bài tập.
- 1 học sinh làm bài trên bảng phụ, đọc bài làm của mình, cả lớp và giáo viên nhận xét và bổ sung. 
- GV yêu cầu HS nêu cách sử dụng hai loại dấu câu đó. 
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết học: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... p sẵn bài 1 lên bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình. 
Bài 2:
- HS thảo luận theo bàn, điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
- GV cho HS đọc chữa bài.
- HS khác nhận xét. 
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ đoạn 2 bài Mùa xuân đến. 
2'
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
 chính tả
Lớp : 2
Tên bài dạy:
Tiết: 39 Tuần 20
Mưa bóng mây
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Mưa bóng mây
 - Tiếp tục ôn luyện viết đúng một số tiếng có âm giữa vần iêt / iêc và phụ âm đầu s /x ; làm đúng các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ viết nội dung bài 1; 2. 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
27'
I. Kiểm tra bài cũ: 
 hoa sen, cây xoan, con sáo, giọt sương
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Mưa bóng mây
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
 - Mưa bóng mây
 - Thoáng qua rồi tạnh ngay, bàn tay bé che trang vở, mưa chưa đủ ướt bàn tay.
 - Mưa dung dăng cùng đùa vui cới bạn,mưa giống như bé làm nungx mẹ, vừa khóc xong đã cười..
- có 3 khổ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ
3. Hướng dẫn HS tập viết từ khó. 
thoáng, cười, tay, dung dăng
4. HS chép bài vào vở. 
5. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
6. Luyện tập: 
Bài 1. Điền vào chỗ trống. 
a. sương mù, cây xương rồng
 đất phù sa, đường xa.
 xót xa, thiếu sót
b. iêt hay iêc?
 chiếc lá, chiết cành
 tiếc nhớ , tiết kiệm
 hiểu biết, xanh biếc
C. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
Bài tập về nhà. 
*Kiểm tra đáng giá. 
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
- HS chuẩn bị vở để viết bài.
* Vấn đáp.
- GV đọc một lần cả bài thơ.
- 2- 3 HS đọc lại.
- Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?
- Mưa bóng mây có điều gì lạ?
- Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú?
- Bài thơ có mấy khổ ?Mỗi khổ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, từ nào có vần ươi, ươt, oang, ay
 - GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc, HS chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
- GV đọc lại, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. 
Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. 
 - GV chép sẵn bài 1 lên bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở . Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình. 
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 5 dòng đoạn đầu bài Mùa xuân đến. 
1'
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Tập viết 
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 20 Tuần: 20
Chữ Q – Quê hương tươi đẹp
I. Mục tiêu :Rèn kỹ năng viết chữ :
- Biết viết chữ cái viết hoa Q theo cỡ vừa và nhỏ. 
Biết viết ứng dụng cụm từ “Quê hương tươi đẹp” cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định. 
II. Đồ dùng dạy học :
Mẫu chữ Q đặt trong khung chữ. 
Bảng phụ viết sẵn câu ứng dựng cỡ chữ nhỏ Quê hương tươi đẹp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời
gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học tương ứng
Ghi 
chú
5’
1’
10’
10’
6’
2’
1’
A.Kiểm tra bài cũ
 Chữ P. 
 B. Bài mới
Giới thiệu bài : Hôm nay cô dạy cả lớp viết chữ Q trong câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp
2. Hướng dẫn HS viết chữ Q hoa 
2.1: Hướng dấn HS quan sát và nhận xét chữ cái P hoa
Chữ Q cao 5 li, là kết hợp của 2 nét: nét 1 giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang giống như một dấu nga lớn.
Quy trình viết: 
+ Nét 1 : Viết như chữ O
+ Nét 2: từ điểm DB của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, DB trên ĐK 2.
2.2: Hướng dấn HS viết trên bảng con
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
3.1: Giới thiệu câu ứng dụng
Quê hương tươi đẹp: đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau, trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
3.2: Hướng dấn HS quan sát và nhận xét
Chữ cái cao 2 li là: p,đ.
Chữ cái cao 2, 5 li là: Q, h, g
Chữ cái cao 1, 5 li là: t
Chữ cái còn lại cao 1 li .
Nối nét: nét lượn ngang của chữ Q nối vào chũ u
3.2: Hướng dấn HS viết chữ Quê vào bảng con
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
1 dòng chữ Q cỡ vừa. 1 dòng chữ Q cỡ nhỏ.
1 dòng chữ Quê cỡ vừa. 1 dòng chữ Quê cỡ nhỏ.
2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. 
Khuyến khích HS viết kiểu chữ nghiêng.
5. Chấm, chữa bài
C. Củng cố – dặn dò: 
Luyện viết phần về nhà trong vở tập viết.
3 HS lên bảng viết chữ P hoa. 2 HS viết chữ Phong cỡ vừa. 
Cả lớp viết chữ P và chữ Phong vào bảng con.
GV nhận xét, đánh giá.
* PP giảng giải, thực hành, luyện tập.
GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
GV đưa chữ Q hoa gắn lên bảng. 
HS quan sát.
? Chữ Q hoa cao mấy li? Được viết bởi mấy nét?
HS quan sát, nêu nhận xét của mình, cả lớp bổ sung.
GV chốt lại ý đúng.
GV chỉ trên chữ mẫu, nêu cách viết, quy trình viết.
GV viết lại chữ Q trên bảng lớp, kết hợp nhắc lại 1 lần cách viết để HS theo dõi.
HS viết chữ Q hoa 2-3 lần, GV chú ý nhận xét kỹ và có sự so sánh giữa các HS.
GV đọc cụm từ ứng dụng.
1-2 HS đọc lại. 
GV giải thích.
1-2 HS nhắc lại. 
? Con chữ cao 1 li, 1,5 li là chữ nào? Con chữ nào cao 2,5 li? Con chữ cao 2 li ? khoảng cách chữ trong câu cách nhau như  thế nào? 
 GV viết mẫu chữ Quê lên bảng lớp.
HS viết chữ Quê cỡ vừa và cỡ nhỏ.
HS viết 2 lần cụm từ ứng dụng.
HS lấy vở viết. 
GV theo dõi và sửa nét (cầm tay 1 số HS viết cha chính xác các nét cong, khuyết).
Chấm 5 -> 7 bài và nhận xét. 
Nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Toán 
Lớp : 2
Tiết : .... Tuần: 20
Tên bài dạy:
Bảng nhân 3
I. Mục tiêu :Giúp HS : 
- Lập bảng nhân 3 ( 3 nhân 1, 2, 3 ...... 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
A.Kiểm tra bài cũ:
 Tính
2 l x 2 =
2 x 4 + 34 =
2 kg x 6 =
2 x 6 – 9 =
B. Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 3.
Bước 1 : Lập bảng nhân 3:
3 x 1 = 3 (đọc là 3 nhân 1 bằng 3)
3 x 2 = 6
3 x 3 = 9
3 x 4 = 12
3 x 5 = 15
..............
3 x 10 = 30
Bước 2 : Học thuộc. 
2. Thực hành:
Bài 1 : Tính nhẩm:
3 x 3 = 9
3 x 5 = 15
3 x 9 = 27
3 x 8= 24
3 x 2 = 6
3 x 1 = 3
3 x 10 = 30
3 x 6 = 18
3 x 7 = 21
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS một cột.
- Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng nhân2.
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá,
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
- GV lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu : Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm tức là 3 được lấy 1 lần, ta viết 
3 x 1 = 3.
- GV lấy 2 tấm bìa có 3 chấm tròn gắn lên bảng rồi hỏi HS.
? 3 chấm tròn được lấy mấy lần? (2 lần) => HS nêu phép tính : 3 x 2 = 3 + 3 = 6 như vậy 3 x 2 = 6.
- Tương tự, GV cho HS lập tiếp cho đến 3 x 10 = 30.
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 2.
- GV gọi 1 số HS đọc từ đầu đến cuối và đọc ngược lại từ dưới lên.
- Khi HS đã đọc nhiều lần và nhớ GV có thể cho HS thi hỏi đáp nhanh.
* HS làm vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Chữa bài.
- Thi đọc thuộc bảng nhân 3.
Bài 2 : Mỗi nhóm có 3ộhc sinh. Có 10 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả ba nhiêu học sinh ?
 Bài giải
Mười nhóm có số học sinh là :
3x 10 = 30 ( học sinh )
Đáp số: 30 học sinh
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống.
3 
6
9
12
15
18
21
24
27
30
III. Củng cố, dặn dò:
Học thuộc bảng nhân 3
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng giải bài toán trên bảng phụ.
HS cả lớp làm vào vở 
- Chữa bài.
- HS tự làm bài.
- GV chữa bài.
? Nhận xét đặc điểm của dãy số.:
(Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 3).
- HS đếm thêm 3 từ 3 -> 30.
- HS đếm bớt 3 từ 30 -> 3.
- Có thể cho HS đếm thêm 3 (bớt 3) trong phạm vi các số lớn hơn 30 (nếu còn thời gian).
* GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc