SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH GIẢI TỐT BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2
I. Lý do chọn đề tài, mô tả nội dung:
Chương trình toán Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Trong đó Toán ở lớp 2 góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Và nhất là giải toán có lời văn là bước đầu phát triển năng lực khái quát hóa, kích thích sự hứng thú học tập toán; phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt bằng lời văn, các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc tính toán có khoa học sáng tạo. Trong dạy học Toán ở lớp 2, Việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể nói, Toán 2 là nền tảng cho các em bước lên lớp trên một cách vững vàng. Để giúp học sinh tư duy một cách tích cực, linh hoạt và có kỹ năng thành thạo trong việc giải toán có lời văn, tôi quyết định chọn đề tài nầy. Nhằm giúp cho các em giải tốt các bài toán có lời văn. Đó cũng là góp phần vào việc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
* Thực trạng đầu năm học, khi tôi vừa nhận lớp. Thấy các em làm Toán có lơi văn không chịu tìm hiểu kĩ dề bài. Cũng như chưa biết cách đặt lời giải dẫn đến làm sai. Bên cạnh đó, các em không ham thích giải toán, thiếu tập trung, dẫn đến không tích cực học tập.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI TỐT BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2 I. Lý do chọn đề tài, mô tả nội dung: Chương trình toán Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Trong đó Toán ở lớp 2 góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Và nhất là giải toán có lời văn là bước đầu phát triển năng lực khái quát hóa, kích thích sự hứng thú học tập toán; phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt bằng lời văn, các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc tính toán có khoa học sáng tạo. Trong dạy học Toán ở lớp 2, Việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể nói, Toán 2 là nền tảng cho các em bước lên lớp trên một cách vững vàng. Để giúp học sinh tư duy một cách tích cực, linh hoạt và có kỹ năng thành thạo trong việc giải toán có lời văn, tôi quyết định chọn đề tài nầy. Nhằm giúp cho các em giải tốt các bài toán có lời văn. Đó cũng là góp phần vào việc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. * Thực trạng đầu năm học, khi tôi vừa nhận lớp. Thấy các em làm Toán có lơi văn không chịu tìm hiểu kĩ dề bài. Cũng như chưa biết cách đặt lời giải dẫn đến làm sai. Bên cạnh đó, các em không ham thích giải toán, thiếu tập trung, dẫn đến không tích cực học tập. - Qua kiểm tra chất lượng đầu năm, ở loại toán này kết quả như sau: Xếp loại KHẢ NĂNG KN phân tích đề Thiết lập các dữ kiện Nêu lời giải đúng Trình bày phép tính đúng, đẹp SL % SL % SL % SL % G 8 20 10 25 9 22,5 9 22,5 K 12 30 11 27,5 10 25 10 25 TB 17 42,5 16 40 18 45 18 45 Y 3 7,5 3 7,5 3 7,5 3 7,5 - Trước thực trạng trên, tôi nhận thấy cần thiết phải có phương pháp dạy học phù hợp, sao cho nâng cao chất lượng giải toán Từ đó, tôi luôn mong muốn các em nắm được trình tự giải toán có lời văn một cách vững vàng hơn, tự tin hơn, nói chung là giải tốt hơn. Đồng thời rèn thêm cho các em đức tính cẩn thận, bền bỉ trong giải toán. Vì vậy, tôi đưa ra các giải pháp thực hiện như sau: II. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm: 1. Một số điểm lưu ý để hướng dẫn học sinh * Giải toán có lời văn theo hướng phát huy tích cực - Giáo viên luôn là người khéo léo tổ chức cho học sinh luôn hoạt động, chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như trong giải toán . - Rèn luyện thêm kỹ năng: Nói-đọc-viết là yếu tố “đòn bẫy” giúp học sinh hiểu rõ đề và tìm ra cách giải hợp lý. - Học sinh phải tự mình tìm hiểu được mỗi quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Mô tả mối quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể. Dùng thước gạch chân những từ hoặc thuật ngữ quan trọng. - Thực hiện phép tính phù hợp với lời giải bài toán. - Để đạt điều đó, người giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau: + Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính + Tìm hiểu kỹ các thuật ngữ toán học (chuẩn bị cho việc giải toán) + Rèn luyện năng lực khái quát hóa giải toán + Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán * Đối với bài toán có lời văn lớp 2, tôi luôn suy nghĩ, chuẩn bị bài giảng chu đáo, kiến thức vững vàng để tìm ra các giải pháp giúp các em theo dõi chăm chú mang tính cẩn thận, chính xác, khoa học nhằm rèn luyện và phát triển năng lực tư duy của các em. Đồng thời rèn luyện phưởng pháp suy luận, tự phát hiện, giải quyết vấn đề, nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp. 2. Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán * Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài toán - Cho học sinh đọc kỹ đề toán - Đọc bài toán ( đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm bằng mắt ) - Cần để ý, tập trung suy nghĩ vào tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bì toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu phải tìm gì ? bài toán hỏi gì ? * Bước 2: Tóm tắc bài toán - Tóm tắt bằng lời, bằng hình vẽ, bằng sơ đồ - Các em ghi ngắn gọn, diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt * Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán - Xác định trình tự giải bài toán - Thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán – Giáo viên hỏi học sinh đưa ra cách giải và tìm cách đặt lời giải cho bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn tìm cái chưa biết ta dựa vào yếu tố nào ? - Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm. * Bước 4: Thực hiện giải bài toán và trình bài lời giải. - Dựa vào kết quả phân tích bài toán. Xuất phát từ những điều đã cho và yêu cầu của bài toán đưa ra cách giải hợp lý và tìm cách đặt lời giải cho bài toán. - Viết câu lời giải (đầu câu viết hoa-cuối câu có dấu hai chấm) - Viết phép tính tương ứng - Viết đáp số * Bước 5: Kiểm tra bài giải - Kiểm tra số liệu - Kiểm tra tóm tắt - Kiểm tra phép tính - Kiểm tra kết quả 3. Ví dụ bài toán * Ví dụ 1: Có 40 học sinh chia đều cho các tổ mỗi tổ có 8 học sinh. Hỏi có mấy tổ ? - Tổ chức cho học sinh giải toán: Bước 1: Cho hoc sinh đọc kỹ đề bài Bước 2: Tóm tắc đề bài 40 học sinh các tổ Mỗi tổ : 8 học sinh ? tổ Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán - Bài toán cho biết gì ? Có 40 học sinh chia đều cho các tổ - Cho biết thêm gì nữa ? Mỗi tổ có 8 học sinh - Bài toán hỏi gì ? Hỏi có mấy tổ ? Muốn tính được có mấy tổ ta phải làm phép tính gì ? ( Ta làm phép tính chia vì có tất cả 40 học sinh chia đều cho các tổ. Vậy có số tổ là: 40 : 8 = 5 tổ ) Bước 4: Trình bày bài giải Giải Số tổ có là 40 : 8 = 5 (tổ) Đáp sô: 5 (tổ) Bước 5: Kiểm tra bài giải * Ví dụ 2: Mỗi xe ôtô có 4 bánh xe. Hỏi 5 xe ôtô như thế có bao nhiêu bánh xe ? Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung - Đọc kĩ đề bài: ( Đọc to, đọc nhỏ.) để nhận biết ban đầu về bài toán - Cho học sinh tìm hiểu kĩ các thuật ngữ - Nắm bắt được nội dung bài toán. - Học sinh tóm tắt đề toán Mỗi xe ---- 4 bánh xe 5 xe ---- ? bánh xe - Cho học sinh diễn đạt đề toán thông qua tóm tắt - Học sinh tự nêu bài toán thông qua sự hiểu biết và ngôn ngữ của từng em. - Lập kế hoạch giải toán: Gạch 1 gạch dưới cái đã cho, gạch 2 gạch dưới câu hỏi bài toán - Để giải được bài toán nầy, học sinh cần phải tìm mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. - Hướng dẫn cho học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý: + Bài toán cho biết gì? (Mỗi xe ô tô có 4 bánh xe) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi 5 xe như thế có bao nhiêu bánh xe) + Muốn biết có 5 xe như thế có bao nhiêu bánh xe em làm phép tính gì? (tính nhân) + Lấy mấy nhân mấy? (4x5) + 4x5 bằng bao nhiêu? (20) Bài giải Số bánh xe của 5 xe ô tô như thế có là: 4 x 5 = 20 (bánh xe) Đáp số: 20 bánh xe Ở lớp 2 có các dạng toán đơn về cộng hoặc trừ. Khi giải các bài toán nầy trong đó có toán về “nhiều hơn” hoặc ‘ít hơn” Ví dụ 3: Bài toán về nhiều hơn Xuân có 10 quả cam. Thu có nhiều hơn Xuân 5 quả cam. Hỏi Thu có bao nhiêu quả cam? 10 quả cam Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: 5 quả cam Xuân Thu ? quả Bài giải Số quả cam của Thu có là: 10 + 5 = 15 (quả cam) Đáp số: 15 quả cam Ví dụ 4: Bài toán về ít hơn Thùng thứ nhất có 36 lít dầu. thùng thứ hai có ít thùng thứ nhất 2 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? 36 lít Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: 2 lít Thùng 1 ? lít Thùng 2 Bài giải Số lít dầu thùng thứ hai có là: 36 - 2 = 34 (lít dầu) Đáp số: 34 lít dầu * Trong thực tế cho thấy việc đạt câu lời giải sau cho phù hợp là một bước vô cùng quan trọng và khó đối với lớp 2. Chính vì lẽ đó, người giáo viên cần phải rèn luyện tư duy cho học sinh hiểu rõ các vấn đề để tránh nhầm lẫn, sai sót. Ví dụ 5: Bạn Hoa có 30 cây bút và số bút của bạn ít hơn số bút của bạn Hồng là 5 cây. Hỏi bạn Hồng có bao nhiêu cây bút? 30 cây bút Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: 5 cây bút Bạn Hoa Bạn Hồng ? cây bút Bài giải Số cây bút của bạn Hồng có là: 30 + 5 = 35 (cây) Đáp số: 35 cây 4. Các hoạt động trò chơi trong một tiết học là cần thiết Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được 85 kg đường. Buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 15 kg đường. Hỏi: Buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg đường ? - Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” - Mục đích trò chơi: là biết giải toán theo tóm tắt với một phép tính cộng. * Cách chơi: GV phát cho học sinh thẻ ghi câu các bước giải bài toán. Đaị diện 2 đội: Mỗi đội có 3 học sinh nối tiếp nhau đính các bước trình bày bài giải: Bài giải Buổi chiều cửa hàng đó bán được là: 85 + 15 = 100 ( kg đường ) Đáp số: 100 kg đường - Sau khi các em tham gia trò chơi học tập. Lúc sửa bài, tôi thấy các em tự tin hơn, tôi tạo điều kiện cho các em cùng tham gia chơi và cổ vũ bạn. Các em nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn và thích thú say sưa học tập – Học sẽ tích cực hơn. - Khi tổ chức trò chơi, tôi thấy lớp sinh động hẳn lên. - Đó là bước chuyển biến rõ rệt, các em được chủ động tiếp thu bài học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn. 5. Tổ chức rèn kỹ năng giải toán - Sau khi học sinh đã biết cách giải bài Toán có lời văn ( có kỹ năng giải toán có lời văn ) - Để rèn luyện kỹ năng ấy nên cho học sinh luyện tập và vận dụng kỹ năng vào giải nhiều bài toán khác nhau về hình thức, nâng dần mức độ lên - Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng xảy ra để chọn được khả năng thích hợp nhất. - Từ đó tôi theo dõi giúp đỡ, các em tăng dần tinh thần phấn khởi, rất tự tin mỗi khi giải toán có lời văn, kết quả học tập cao hơn IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Trải qua quá trình vận dụng các phương pháp đổi mới, tôi vô cùng phấn khởi vì thấy các em chú ý bài hơn, tự tin hơn, có sự say mê ham thích học toán. Đồng thời tôi luôn động viên khuyến khích các em. Kết quả cuối năm: Xếp loại KHẢ NĂNG KN phân tích đề Thiết lập các dữ kiện Nêu lời giải đúng Trình bày phép tính đúng, đẹp SL % SL % SL % SL % G 27 67,5 26 65 30 75 34 85 K 10 25 9 22,5 9 22,5 4 10 TB 3 7,5 5 12,5 1 2,5 2 5 Y 0 0 0 0 Lớp tôi không còn học sinh yếu về toán-học sinh giỏi tăng lên rõ rệt. Giỏi: 34HS-85%; Khá: 4HS-10%; TB: 2HS-5% V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Trình tự giải một bài toán có lời văn đã được thực hiện theo từng bước ở lớp tôi đang dạy mang lại một kết quả khả quan. Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng trong tổ chuyên môn 2-3 và được đồng nghiệp đồng tình áp dụng có hiệu quả cao. VI. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận: Hướng dẫn và giúp học sinh giải toán có lời văn nhằm giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, rèn luyện tốt phương pháp suy luận logic. Bên cạnh đó đây là dạng toán rất gần gũi với đời sống thực tế. Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở lớp 2, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn nại, sự ham muốn, say sưa với việc nghiên cứu. * Đề xuất - kiến nghị: Qua cách dạy đã nêu trên, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh lớp tôi, các đồng nghiệp của Tổ CM cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả. Đề xuất áp dụng cho toàn trường. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ về “Giúp học sinh giải tốt bài toán có lời văn lớp 2”, mà tôi đã áp dụng trong thực tiễn dạy học bước đầu thu được kết quả khả quan, giảm bớt học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà. Tuy nhiên, không tránh khỏi thiếu sót mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thấy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm trên hoàn chỉnh hơn. Đông Thuận, ngày 26 tháng 5 năm 2013 Người Viết Trần Thị Lệ Ngọc Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN . . . Tổ chuyên môn xếp loại: Tổ trưởng Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG . . . . HĐKH nhà trường xếp loại: TM.HĐKH trường HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: