RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kể chuyện là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình nhằm phát triển kĩ năng nói và nghe cho học sinh. Quá trình này diễn ra chậm khi học sinh mới bắt đầu làm quen, nhưng khi lên lớp quá trình này lại diễn ra rất nhanh. Quá trình kể chuyện bao gồm : Độc thoại, đối thoại và nghe. Như vậy nếu trong giờ kể chuyện mà các em chỉ chú ý đến một kĩ năng khác thì chưa đạt được yêu cầu của bài.
Kể chuyện cũng nhằm củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy trìu tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện.
Qua đó kể chuyện cũng nhằm mục đích bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập.
Mặc dù hiện nay chất lượng giáo dục tiểu học nói chung củng như chất lượng giáo dục trường tiểu học ĐL nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, song trong thực tế vẫn còn một số học sinh còn yếu kém. Đặc biệt là đối với phân môn kể chuyện lớp 2. Nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến tình trạng này là ở lớp 2 các em mới bắt đầu làm quen với các kỹ năng kể chuyện nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong bước đầu. Mà kỹ năng kể chuyện của giáo viên đạt chưa cao,dẫn đến kỹ năng kể chuyện của học sinh chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa, kể chuyện ở lớp 2 còn yêu cầu các em kể một cách sáng tạo như : Kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp với từng nhân vật trong câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra còn yêu cầu học sinh biết đưa vào câu chuyện một số câu chữ của bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấp dẫn ( Tức là yêu cầu HS kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình ).
rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 A. Lý do chọn đề tài I. Cơ sở lý luận Kể chuyện là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình nhằm phát triển kĩ năng nói và nghe cho học sinh. Quá trình này diễn ra chậm khi học sinh mới bắt đầu làm quen, nhưng khi lên lớp quá trình này lại diễn ra rất nhanh. Quá trình kể chuyện bao gồm : Độc thoại, đối thoại và nghe. Như vậy nếu trong giờ kể chuyện mà các em chỉ chú ý đến một kĩ năng khác thì chưa đạt được yêu cầu của bài. Kể chuyện cũng nhằm củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy trìu tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện. Qua đó kể chuyện cũng nhằm mục đích bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập. Mặc dù hiện nay chất lượng giáo dục tiểu học nói chung củng như chất lượng giáo dục trường tiểu học ĐL nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, song trong thực tế vẫn còn một số học sinh còn yếu kém. Đặc biệt là đối với phân môn kể chuyện lớp 2. Nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến tình trạng này là ở lớp 2 các em mới bắt đầu làm quen với các kỹ năng kể chuyện nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong bước đầu. Mà kỹ năng kể chuyện của giáo viên đạt chưa cao,dẫn đến kỹ năng kể chuyện của học sinh chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa, kể chuyện ở lớp 2 còn yêu cầu các em kể một cách sáng tạo như : Kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp với từng nhân vật trong câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra còn yêu cầu học sinh biết đưa vào câu chuyện một số câu chữ của bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấp dẫn ( Tức là yêu cầu HS kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình ). Như vậy ta có thể hiểu được kể chuyện là một quá trình nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe. II. Cơ sở thực tiễn Xã hội ngày nay phát triển thì giáo dục có sự đổi mới để phù hợp với sự phát triển đó. Bậc tiểu học là bậc nền tảng, việc học tập của học sinh cần phải chú trọng, trong đó có việc rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Song việc rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh chưa được các giáo viên thực sự quan tâm. Nhiều học sinh chưa có thói quen kể chuyện mà chỉ mới dừng lại ở đọc truyện . Qua thực tế khảo sát đầu năm học 2008 - 2009 của lớp 2A, tôi chủ nhiệm thu được kết quả như sau : Tổng số học sinh 28 em, trong đó : Chưa thuộc truyện Kể bằng hình thức đọc Chưa thể hiện được vai diễn Kể và nhập vai tốt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 7 25 11 39,3 8 28,6 2 7,1 Qua thực tế hiện nay và qua khảo sát đầu năm cho thấy việc rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh là hết sức cần thiết. Do đó bài viết này tôi muốn đề cập đến việc “ Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2”, để nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của nhiệm vụ năm học cũng như nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước là giáo được những con người phát triển toàn diện. B. Một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh Chất lượng học môn tiếng việt nói chung và kỹ năng kể chuyện của học sinh nói riêng phụ thuộc nhiều yếu tố như kiến thức, mức độ thuộc chuyện của từng học sinh, song có một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng là kỹ năng kể chuyện của giáo viên. Khi hướng dẫn học sinh kể chuyện thì giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh thì lớp học sẽ có nhiều em học tốt. để tổ chức rèn kỹ năng cho các em kể chuyện tốt thì bản thân tôi đã thực hiện các biện pháp sau : 1. Chuẩn bị kỹ cho việc dạy tiết kể chuyện . Để rèn cho học sinh có kỹ năng kể chuyện được tốt thì ngay từ lúc dạy tập đọc tôi đã chuẩn bị kỹ ( Vì tiết kể chuyện ở lớp 2 kể lại câu chuyện đã được học trong tiết tập đọc trước) .Tôi phải đọc và tìm hiểu kỹ câu chuyện như : Tìm xem câu chuyện đó có những nhân vật nào, lời của nhân vật đó thể hiện ra sao, câu chuyện đó cần kể với kỹ năng độc thoại hay đối thoại, hay là phải kết hợp cả hai kỹ năng trên để hướng dẫn học sinh kể chuyện cho hấp dẫn, làm sao để lôi cuốn được sự chú ý của người nghe. Bên cạnh đó tôi luôn bám sát mục tiêu của từng bài dã đề ra để hướng dẫn học sinh kể chuyện . Ơ lớp 2 trong tiết kể chuyện thì yêu cầu phải rèn cho học sinh được mục đích của từng câu chuyện là : - Kể theo tranh : Các tranh minh hoạ nhằm giúp cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi các tranh này được đảo lộn thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học (Như câu chuyện : Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ; Chiếc rễ đa tròn ; Bóp nát quả cam ; ...). Trong trường hợp này tôi luôn hướng dẫn học sinh trước hết cần phải sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đúng rồi mới kể (Để làm được diều này yêu cầu học sinh phải thuộc chuyện). Đây cũng là một biện pháp nhằm giúp học sinh nhớ lại câu chuyện trước khi kể Đối với hình thức kể theo tranh thì tôi luôn pô tô phóng to tranh để học sinh dễ thực hiện khi kể ở trên lớp. Tranh sử dụng trong giờ kể chuyện cũng có hai loại : Tranh kèm theo lời gợi ý như những câu chuyện : Có công mài sắt, có ngày nên kim ; Phần thưởng ; Bạn của Nai Nhỏ (Dùng trong 4 tuần đầu năm học) và tranh không kèm theo lời gợi ý như những câu chuyện : Chiếc bút mực; Mẫu giấy vụn; ... ( Dùng trong những tuần sau ). Đối với tranh không kèm lời gợi ý thì trong giờ kể chuyện tôi luôn hướng dẫn học sinh nêu và nắm nội dung của từng tranh rồi mới kể. Ví dụ : Câu chuyện “Chiếc bút mực”. Tôi hướng dẫn HS làm như sau : + Cho từng nhóm quan sát tranh ở SGK, phân biệt các nhân vật ( Mai, Lan, cô giáo). + Nêu tóm tắt nội dung mỗi bức tranh vẽ gì ? Ví dụ : Tranh 1 : Cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực. Tranh 2 : Lan khóc vì quên bút ở nhà. Tranh 3 : Mai đưa bút của mình cho Lan mượn. Tranh 4 : Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn. + Sau đó HS tập kể từng đoan, cả chuyện. - Kể theo dàn ý cho sẵn : Trong tiết kể chuyện sau bài tập đọc, SGK có thể cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng câu hỏi hay những tên đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học ( Ví dụ như bài : Kho báu, Những quả đào ,....đây là một hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh, có yêu cầu cao hơn hình thức giúp học sinh kể bằng tranh minh hoạ. Với hình thức này tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ phần gợi ý để nhớ lại từng đoạn của truyện rồi mới tập kể theo gợi ý của từng đoạn, rồi dựa vào đó mới kể lại toàn bộ câu chuyện. Bên cạnh đó tôi luôn sử dụng câu hỏi gợi ý tưởng tượng, gợi nhận xét, cảm nghĩ của học sinh về nhân vật hoặc về câu chuyện. - Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện, học sinh rất thích đóng vai ( Đặc biệt là học sinh lớp 2) dù đó không phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. Sách giáo khoa sử dụng hình thức này để rèn kỹ năng nói, kỹ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học. Với hình thức này thì chủ yếu là dựng lại câu chuyện theo đối thoại là chính. Tôi hướng dẫn học sinh làm thế nào để HS phải nắm cho được cách thể hiện lời nói, cử chỉ,...của từng nhân vật ( Ví dụ như trong truyện “ Quả tim khỉ ” thì người dẫn chuyện phải thể hiện được là : Đoạn 1 vui vẻ, đoạn 2 hồi hộp, đoạn 3,4 hả hê. Giọng khỉ thì chân thật, hồn nhiên. ở đoạn kết bạn với cá sấu, giọng cá sấu giả dối ). Bên cạnh đó tôi hướng dẫn học sinh phải làm thêm các yếu tố phụ trợ như nét mặt cử chỉ, điệu bộ...cho thích hợp với từng nhân vật, phải hoà mình vào nhân vật đó, tưởng tượng mình là nhân vật đó thì câu chuyện mới sinh động. Ngoài ra nếu bài đó có điều kiện thì giáo viên có thể chuẩn bị đồ sắm vai cho học sinh. Ơ hình thức này hoạt động chính của giáo viên là : + Hướng dẫn các em lập nhóm, dựng lại câu chuyện theo vai yêu cầu trong sách giáo khoa. Tôi đã hướng dẫn học sinh tự lập nhóm theo ký hiệu của giáo viên, HS tự nhận vai (Phân vai), dựng lại câu chuyện theo nhóm. Nhóm nhận xét, bổ sung, sau đó tôi cho các nhóm thi kể chuyện với nhau. + Khi học sinh kể tôi hướng dẫn, nhắc nhở các nhóm theo dõi để góp ý cho các vai diễn +Tôi cũng theo dõi học sinh dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa tốt của các em để góp ý kịp thời. +Tôi không thể quên lập tổ trọng tài để chấm điểm thi đua giữa các tổ. Với hình thức này đã tạo cho các em được sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu hơn trong giờ kể chuyện. 2. Tăng cường rèn luyện kĩ năng kể chuyện trên lớp cho học sinh Ơ lớp 2 nội dung tiết kể chuyện là kể lại câu chuyện mà đã được học ở tiết tập đọc trước đó , đây là điều kiện thuận lợi. Nhưng không phải vì thế mà giáo viên làm sơ sài trong tiết kể chuyện. Khi lên lớp giáo viên cũng phải thực hiện linh hoạt các hình thức, biện pháp lên lớp để đạt đựơc đích cuối cùng là học sinh kể chuyện tốt và nắm được ý nghĩa của chuyện. Để làm được điều này bản thân tôi đã thực hiện lên lớp tiết kể chuyện như sau : a. Kiểm tra bài cũ : Tuỳ vào nội dung của tiết kể chuyện trước để kiểm tra . Có thể có câu chuỵên phải gọi một nhóm học sinh lên đóng vai, có câu chuyện thì các em nối tiếp nhau kể mỗi em một đoạn chuyện ... và yêu cầu các em phải nêu được nội dung ý nghĩa của đoạn truyện và cả câu chuyện đó. Những học sinh lung túng, lời kể chưa thể hiện được thái độ, cử chỉ của nhân vật thì tôi nhắc nhở, sửa chữa kịp thời. b. Các hoạt động trên lớp : Tuỳ vào mục tiêu từng bài để hướng dẫn các em hoạt động cho phù hợp . Nếu là câu chuyện kể lại từng đoạn theo tranh như câu chuyện “ Bím tóc đuôi sam” thì trước hết tôi cho các em nêu nội dung của từng tranh, rồi cho các em kể từng đoạn theo tranh trong nhóm .Sau đó giáo viên treo tranh lên bảng lớp rồi cho đại diện các nhóm lên thi kể lại từng đoạn truyện theo tranh.Sau mỗi lần bạn kể yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. Còn nếu là câu chuyện yêu cầu các em sắp xếp lại thứ tự các tranh rồi mới kể như những câu chuyện : Ông Mạnh thắng Thần Gió; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; ... thì tôi gợi ý cho các em nhớ lại nội dung truyện, sắp xếp lại các tranh cho đúng thứ tự rồi mới kể lại câu chuyện,(Thực hiện như trên). Phần kể lại toàn bộ câu chuyện củng dựa vào mục tiêu của bài để hướng dẫn các em thực hiện. Nếu là câu chuyện kể theo độc thoại thì tôi hướng dẫn các em phải thực hiện được sắc thái từng chi tiết trong truyện như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười,... và cũng có thể là thêm, bớt lời trong truyện mà nội dung truyện không được thay đổi. Ngoài ra thì giọng kể phải khác với giọng đọc truyện. Còn với câu chuyện yêu cầu sắm vai thì tôi đã tạo cho các em có thói quen từ ban đầu là tự lập nhóm, phân vai kể lại câu chuyện trong nhóm để các em góp ý, bổ sung cho nhau rồi mới đóng vai trước lớp. tiết nào tôi củng không quên nhắc nhở các em là thế nào nhập vai mình vào nhân vật đó thì khi kể mới diễn xuất tốt được. ở bước này lúc đầu thì cũng gặp nhiều khó khăn nhưng lâu dần rèn luyện nhiều nên các em cũng làm tốt. Tôi củng luôn bồi những em có năng khiếu để các em phát huy được hết khả năng của mình. Còn những em có phần nhút nhát, chưa mạnh dạn hoặc yếu hơn thì tôi cũng thường xuyên động viên, khuyến khích và nhắc nhở để các em được thể hiện các khả năng của mình trước lớp. Đặc biệt là khi các em kể dù sai, chưa thể hiện được nội dung, sác thái của câu chuyện thì tôi cũng không bao giờ ngắt lời khi các em đang kể, mà phải để các em kể xong rồi mới cho lớp nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung và nhắc nhở, uốn nắn cho các em. C. Những kết quả đạt được Trong năm học 2008 - 2009, tôi đã áp dụng những biện pháp trên để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Cuối năm, khảo sát kết quả kể chuyện của học sinh lớp tôi cho thấy kêt quả như sau : Chưa thuộc truyện Kể bằng hình thức đọc Chưa thể hiện được vai diễn Kể và nhập vai tốt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 3,6 3 10,7 5 17,9 19 67,8 Như vậy kỹ năng kể chuyện của học sinh lớp 2 tôi chủ nhiện đã nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó phát huy được hết khả năng của các em, tạo cho các em được tính mạnh dạn, ham học hỏi để các em học tập tốt không chỉ phân môn kể chuyện mà cả những môn học khác nữa. Ngoài ra còn bồi dưỡng cho các em được những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống. D, Những bài học kinh nghiệm Từ thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu đây : * Để góp phần rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh được tốt thì trước hết người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng kể chuyện cho bản thân, từ đó tạo tiền đề cho việc kỹ năng kể chuyện cho học sinh. * Công tác rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh phải được tổ chức thường xuyên, không chỉ rèn ở phân môn kể chuyện mà còn rèn ở phân môn tập đọc, tập làm văn.... * Luyện kỹ năng kể chuyện có nhiều hình thức trong một câu chuyện, nhưng không nhất thiết bắt buộc em nào cũng phải diễn xuất tốt được với tất cả các hình thức. * Luyện kỹ năng kể chuyện được thực hiện tốt khi các em đã được học tập tốt trong gời tập đọc. * Học sinh cũng phải chuẩn bị trước cho nội dung câu chuyện trước giờ lên lớp. * Khi luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh giáo viên cần nắm được mục tiêu của bài để hướng dẫn học sinh thể hiện được đúng mục tiêu và diễn xuất câu chuyện hấp dẫn hơn. * Trong khi rèn kể chuyện cho học sinh giáo viên cần bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú kể chuyện để dem lại niềm vui tuổi thơ hoạt động học tập của các em. E, Kết luận Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đã áp dụng vào việc “Rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 ” Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên sẽ còn nhiều hạn chế, tôi kính mong hội đồng khoa học và các đồng nghiệp góp ý bổ sung cho bản kinh nghiêm của tôi được hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao kỹ năng kể chuyện cho học sinh nói riêng và chất lượng dạy học nói chung để đápốưng yêu cầu thực hiện chưong trình lớp 2 cũng như sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới . Tôi chân thành cảm ơn./.
Tài liệu đính kèm: