Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011- Lộc Thị Thanh

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011- Lộc Thị Thanh

Tập đọc

Chuyện quả bầu

I- Mục đích, yêu cầu

1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

2- Rèn kỹ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ đợc chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nơng, tổ tiên.

- Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nớc Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó bồi dỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.

- HS trả lời được cỏc cõu hỏi 1,2,3,5.HSKG TL được cõu hỏi 4.

3- Giáo dục HS biết yêu thơng, giúp đỡ lẫn nhau.

II- Đồ dùng

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết các câu văn cần luyện đọc

 

doc 30 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011- Lộc Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Chào cờ 
Tập đọc
Chuyện quả bầu
I- Mục đích, yêu cầu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2- Rèn kỹ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
- Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.
- HS trả lời được cỏc cõu hỏi 1,2,3,5.HSKG TL được cõu hỏi 4.
3- Giáo dục HS biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II- Đồ dùng
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết các câu văn cần luyện đọc
III- Các hoạt động dạy- học
Tiết 1
GV
HS
A-Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc bài Bảo vệ như thế là rất tốt và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
2- Luyện đọc
- Đọc mẫu 
Bài đọc với giọng kể chậm rãi ở đoạn 1, đoạn 2 đọc với giọng nhanh hơn, hồi hộp, căng thẳng, đoạn 3 : ngạc nhiên
+ Giải nghĩa từ
Tiết 2
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu1: Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt ?
+ Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì ?
Câu2: Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ?
+ Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt ?
Câu 3 : Có chuyện lạ gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ?
+ Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào ?
Câu 4 : Kể thêm một số dân tộc trên đất nước ta (mà em biết)
+ Đặt tên khác cho câu chuyện
4- Luyện đọc lại
- Cho HS thi đọc cả bài
- Nhận xét, đánh giá
5- Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam giúp em hiểu điều gì ?
+ Là anh em một nhà chúng ta cần phải làm gì ?
- Nhận xét giờ học 
- VN chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
a) Nối tiếp đọc từng câu.
- Luyện đọc từ
-Luyện đọc câu
b) Đọc từng đoạn nối tiếp.
+ Đọc chú giải 
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm(ĐT từng đoạn, CN cả bài)
e) Đọc ĐT đoạn 1
+ Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật.
+ Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt.
+ Làm theo lời khuyên của dúi : lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
+ Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
+ Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp, lấy bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra.
+ Khơ - mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê - đê, Ba – na, Kinh,
+ Nhiều HS kể : Kinh, Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ me,
+ Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam./ Cùng là anh em./ Anh em cùng một tổ tiên./ Anh em cùng một mẹ. 
- 5 HS đọc thi
- Nhận xét, bình chọn
+ ND : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
+ Phải thương yêu, giúp đỡ nhau.
- Quan sát tranh
a) Nố
Thể dục: GVBM 
Toán
Luyện tập(tr 164)
I- Mục tiêu
Giúp HS : 
- Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số đo đơn vị là đồng và rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bỏn đơn giản.
- HS làm được cỏc bài tập 1,2,3.HSKG làm hết BT 4 trang 164.
- Ham thích giải toán. 
II- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng Tính :
500 đồng + 200 đồng = 
900 đồng - 300 đồng =
100 đồng + 500 đồng =
800 đồng – 200 đồng =
+ Đơn vị của tiền Việt Nam được gọi là gì ?
- Nhận xét đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2 - Thực hành
Bài 1: 
- Các em cần xem trong mỗi túi có chứa các tờ giấy bạc loại nào 
+ Muốn biết mỗi túi có bao nhiêu tiền ta phải làm gì ?
- Hướng dẫn mẫu ý a
+ Túi a có chứa những tờ giấy bạc loại nào ?
- Em hãy tính số tiền chứa trong túi a
- Cho HS tính vào nháp và nêu miệng các ý còn lại
Bài 2 :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Tóm tắt
Mua rau : 600 đồng
Mua hành : 200 đồng
	Phải trả tất cả : ? đồng
Bài 3 : 
+ An có bao nhiêu tiền thể hiện ở cột nào ?
+ An tiêu hết bao nhiêu tiền thể hiện ở cột nào ?
+ An còn lại bao nhiêu tiền thể hiện ở cột nào ?
+ Muốn biết An còn bao nhiêu tiền ta làm thế nào ?
- Hướng dẫn mẫu dòng 1
* Trò chơi “Tiếp sức”
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên thi tiếp sức
- Nhận xét, khen ngợi
Bài 4 : Viết số thớch hợp vào ụ trống theo mẫu.
3- Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- VN hoàn thành các bài tập
- 2 HS lên thực hiện, lớp làm vào nháp, nhận xét
+ 1 HS trả lời
- Quan sát nhận biết
+ Thực hiện phép tính cộng
+ Nêu
- Tính và nêu : Túi a) có 800 đồng
- 4 HS lần lượt nêu
- 2 HS đọc yêu cầu
+ Trả lời
+ Nêu
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở
Bài giải
Mẹ phải trả tất cả là :
600 + 200 = 800 (đồng)
Đáp số : 800 đồng
- Nhận xét
- Đọc kĩ yêu cầu
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Ta phải làm phép tính trừ
- Điền vào SGK
- 2 nhóm lên chơi
- Nhận xét, bình chọn
- HS tự làm bài 
số tiền
Gồm cỏc tờ giấy bạc loại
100 đ
200 đ
500đ
800 đ
1
1
1
900 đ
2
1
1
1000 đ
3
1
1
700 đ
2
1
- Chữa bài - nhận xột 
Chiều thứ 2
LT: Tập đọc
Chuyện quả bầu
I- Mục tiêu
- Củng cố kỹ năng đọc trơn cả bài và đọc hiểu nội dung bài.
II- Các hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện đọc ( Cho HS luyện đọc lại bài theo các bước của tiết chính)
3- Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS trả lời lại các câu hỏi trong bài.
4- Luyện đọc lại
Cho nhiều HS thi đọc cả bài
5- Củng cố dặn dò
- HS nêu nội dung của bài.
- Nhận xét giờ học.
LT: : ( Tập chép )
Chuyện quả bầu
I- Mục tiêu
- Chép lại chính xỏc bài : Chuyện quả bầu . Biết viết hoa các chữ đầu dòng .
II- Các hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2-Hướng dẫn tập chép
- GV đọc bài 1 lần, 2 HS đọc lại
+ Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa ?
- Cho HS tìm và viết chữ khó.
- Cho HS chép bài
3- Chấm 1 số bài nhận xét
4- Nhận xét giờ học
LT: Toán
 ễn tọ̃p vờ̀ cụ̣ng trừ có nhớ trong phạm vi 100
I- Mục tiêu
Giúp HS củng cố về cách thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
II- Các hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài
2- Thực hành
Cho HS lần lượt làm các bài tập và chữa bài
Bài 1 : Tính :
 49 29 57 58 36 50
 + + + + + + 
 	 5 9 29 32 17 19 
 51 31 52 53 54 50
 - - - -	 - - 
 	 27 7 32 17 36 19 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
38 + 8 55 + 16 82 – 16 54 – 25
Bài 3 : Tính :
a) 36 – 5 – 19 = 28 – 9 – 13
b) 5 + 18 – 21 = 42 + 3 – 29
Bài 4 : Bạn Hạnh nhận được 12 quyển vở, bạn Phúc được nhận thưởng ít hơn 3 quyển vở. Hỏi cả hai bạn Hạnh và Phước nhận được bao nhiêu quyển vở ?
3- Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học
 Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
 Toán
Luyện tập chung( tr 165)
I- Mục tiêu
Giúp HS :
- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Xác định một phần năm của một nhóm đã cho.
- Giải bài toán với quan hệ ‘nhiều hơn” một số đơn vị.
- HS làm được các bài tọ̃p 1,3,5.HSKG làm hờ́t bài tọ̃p 2,4.
- Ham thích học toán.
II- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm
Viết số : 579, 889, 699, 799
- Yêu cầu 1 HS đọc số : 797 , 905, 810 
- Nhận xét đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2 - Thực hành
Bài 1: Hướng dẫn cách làm dòng mẫu
Bài 2 : sụ́?
Bài 3 : 
+ Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số có ba chữ số
Bài 4 :Hình nào khoanh vào 1/5 sụ́ hình vuụng?
- Cho HS làm bảng con
+ Vì sao em biết hình a đã khoanh vào một phần năm số hình vuông ?
Bài 5 :
+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
Tóm tắt
Bút chì : 700 đồng
Bút bi nhiều hơn bút chì : 300 đồng
Bút bi :  đồng ?
4- Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số có ba chữ số
- Nhận xét giờ học
- VN hoàn thành các bài tập
- 2 HS lên thực hiện, lớp làm vào nháp, nhận xét
- 1 HS đọc
- HS làm vào SGK
- 2 HS lên bảng viết vào bảng
- Nhận xét
- Hs tự làm vào vở.
298 – 299- 300
899 – 900 – 901 
998 – 999 – 1000
- Chữa bài – nhọ̃n xét 
Đọc yờu cõ̀u bài : Điờ̀n dṍu >,<,= ?
875>785 321 >298 
697<699 900+90 +8 < 1000
599 <701 732 = 700 +30 +2
- Làm vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
Hình a khoanh vào 1/5 sụ́ hình vuụng
- HS Giải thích
- Làm bảmg con
- 1 HS trả lời miệng
+ Giải thích
- 2 HS đọc yêu cầu
+ Trả lời
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét
Bài giải
Giá tiền một chiếc bút bi là :
700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số : 1000 đồng
Âm nhạc: GVBM 
Kể chuyện
Chuyện quả bầu
I- Mục tiêu
1- Rèn kỹ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng thích hợp. HSKG biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
2- Rèn kỹ năng nghe : 
Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện ; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3- HS biết yêu thương, giúp đỡ nhau.
II- Đồ dùng
- 2 Tranh minh hoạ (SGK), bảng phụ viết sẵn những gợi ý để HS kể lại đoạn 3.
III- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Nhận xét, đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn kể chuyện
2.1. Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh) ; đoạn 3 (theo gợi ý)
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nội dung tranh
Nội dung các tranh :
 Tranh 1 : Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi.
Tranh 2 : Khi hai vợ chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
- Nhận xét
2.2- Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu
- Đây là một cách mở đầu giúp các am hiểu câu chuyện hơn
- Nhận xét, tuyên dương
3- Củng cố dặn dò
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học.
- VN kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
- 3 HS lên kể và nêu nội dung câu chuyện
-  ... g 67 và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp
+ Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng ?
+ Phương Đông ở đâu ?
+ Phương Tây ở đâu ?
+ Phương Bắc ở đâu ?
+ Phương Nam ở đâu ?
 Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì :
Tay tay trái của ta sẽ chỉ phương Đông
Trước mặt ta là phương Bắc
Sau lưng ta là phương Nam
Bước 3 : Chơi trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời”
- Cho HS ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm ít nhất có 7 HS ). Các nhóm sử dụng 5 tấm bìa để chơi
- Nhóm trưởng phân công : một bạn đứng làm trục, một bạn đóng vai Mặt Trời, bốn bạn khác, mỗi bạn là một phương. Người còn lại trong nhóm sẽ làm quản trò.
- Khi người quản trò nói : “ò ó o.. Mặt Trời mọc”, bạn HS làm Mặt Trời sẽ chạy ra đứng ở 1 chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục sẽ chạy theo và đứng dang tay như hình vẽ trang 67, các bạn còn lại ai cầm tấm bìa ghi tên phương nào sẽ đứng đúng vào vị trí phương đó.
- Bạn nào đứng sai vị trí là thua, sẽ phải ra ngoài để bạn khác vào chơi.
- Cuộc chơi được lặp lại, lần chơi sau quản trò sẽ hô : “Mặt Trời lặn”HS tiếp tục xác định các phương còn lại.
- Cho 1 nhóm 7 HS lên chơi thử
- Chia lớp làm 4 nhóm (mỗi nhóm 8 HS)
3- Củng cố dặn dò
Cuối tiết học, GV tập hợp cả lớp và lần lượt cho từng nhóm lên thể hiện cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
- GV tuyên dương các nhóm làm đúng
+ Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào ?
+ Muốn xác định được 4 phương ta làm thế nào ?
- Nhận xét giờ học
- VN tập xác định phương hướng bằng Mặt Trời
- 3 HS trả lời
- 1HS đọc câu hỏi
+ Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm và lặn vào lúc trời tối.
+ Trả lời
+ Mặt Trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây
- Quan sát tranh thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Đứng giang tay
+ ở bên tay phải
+ ở bên tay trái
+ ở phía trước mặt
+ ở phía sau lưng
- 1 nhóm lên chơi thử
- Các nhóm ra sân chơi
- Các nhóm khác quan sát và nhận xét
Buổi chiều thứ năm 
Tập đọc ( Bổ trợ )
Quyển sổ liên lạc
I- Mục tiêu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài . Biết ngắt, nghỉ hơi đúng. 
- Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, cảm động : bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Trung, bố Trung)
2- Rèn kỹ năng đọc- hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc.
- Hiểu tác dụng của sổ liên lạc : ghi nhận xét của GV và kết quả học tập và những ưu, khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nàh trường, động viên, giúp đỡ con em mình học tập tốt. Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sổ liên lạc như 1 kỷ niệm về quãng đời học tập.
II- Đồ dùng
- Sổ liên lạc của từng HS
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc bài Bảo vệ như thế là rất tốt 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài.
- Nhận xét đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Luyện đọc
Đoạn 1 : từ đầu đến tập viết thêm ở nhà
Đoạn 2 : tiếp đến cần luyện viết nhiều hơn
Đoạn 3 : còn lại
3- Tìm hiểu bài
Câu 1 : Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì ?
+ Vì sao tháng nào cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà ?
Câu 2: Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ (của bố) cho Trung xem để làm gì?
Câu 3 : Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ?
Câu 4 : Trong sổ liên lạc, thầy (cô) nhận xét em như thế nào ? Em làm gì để thầy (cô) vui lòng ?
+ Sổ liên lạc có tác dụng như thế nào đối với các em ?
+ Em phải giữ gìn sổ liên lạc như thế nào ?
4- Luyện đọc lại
- Cho HS thi đọc theo vai
5- Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
+ Tháng nào cô cũng nhắc Trung tập viết thêm ở nhà.
+ Vì chữ của Trung còn xấu.
+ để Trung biết ngày nhỏ, giống như Trung, chữ của bố rất xấu. Nhờ nghe lời thầy, luyện viết nhiều chữ bố mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều như bố ngày nhỏ, chữ Trung cũng sẽ đẹp.
+ Bố của Trung buồn vì thầy đã hi sinh. Bố tiếc là thầy không thấy HS của thầy ngày nào nhờ nghe lời thầy rèn luyện đã viết chữ đẹp.
+ Nhiều HS nói
+ Sổ liên lạc ghi nhận xét của thầy (cô) về kết quả học tập và những ưu, khuyết điểm của em, giúp cha mẹ biết em học ở trường như thế nào. Sổ liên lạc vừa động viên, vừa giúp em sửa chữa thiếu sót.
+ Em phải giữ sổ liên lạc cẩn thẩn. Bố bạn Trung đã giữ sổ liên lạc như giữ một kỉ niệm quý để lại cho con trai. 
- Nhiều nhốm đọc thi
LT: LTVC
Từ ngữ về bác hồ. Dấu chấm, dấu phẩy.
I- Mục tiêu
1- Mở rộng vốn từ : từ ngữ về Bác Hồ.
2- Tiếp tục luyện tập về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
3- Kính yêu Bác Hồ.
II- Các hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài
2- Thực hành
- Cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 trong VBT sau đó lần lượt chữa bài.
Bài 1: 
+ GV cho hs đọc yêu cầu của bài.
+ HS tự làm bài và chữa bài.
+ Nhận xét bài.
Bài 2, 3, cho hs thực hiện tương tự như bài 1.
- HS làm xong bài mời vài HS đọc chữa bài và nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
 3- Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại bài vừa học.
- Nhận xét giờ học
LT : Toán
Kiểm tra Giải toán có phép cộng hoặc phép trừ
I- Mục tiêu
Giúp HS củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
II- Các hoạt động dạy – học
1- Giới thiệu bài
2- Thực hành
- Cho HS làm các BT sau :
Bài 1 : Một cửa hàng lần đầu bán được 46 kg gạo, lần sau bán được kém hơn lần đầu là 19 kg gạo. Hỏi cả hai lần cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam gạo ?
Bài 2 : Bạn Bảo có 248 viên bi, bạn Cường có ít hơn bạn Bảo 35 viên bi. Hỏi bạn Cường có bao nhiêu viên bi ?
 Bài 3 : Một vườn cây có 55 cây dừa, số cây cam có nhièu hơn số cây dừa 28 cây. Hỏi vườn cây này có bao nhiêu cây cam ?
3- Nhận xét giờ học
 Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2011
Toán
Kiểm tra
I- Mục tiêu
Kiểm tra HS :
- Kiến thức về thứ tự các số.
- Kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.
- Kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
II- Đề bài
1- Số ?
255,  , 257, 258,  , 260,  ,  .
2- > , < , = ?
357  400 301  297
601  563 999  1000
238  259
3- Đặt tính rồi tính :
432 + 325 251 + 346 872 – 320 786 – 135
4- Tính :
25 km + 17 m = 700 đồng – 300 đồng =
900 km – 200 km = 
63 mm – 8 mm = 200 đồng + 5 đồng =
5- Tính chu vi hình tam giác ABC có độ dài các cạnh lần lượt là : 24 cm , 32 cm và 40 cm.
III- Cách đánh giá
Câu 1 : (2 điểm) Điền đúng mỗi số được 0,5 điểm
Câu 2 : (2 điểm) Điền đúng mỗi dấu được 0,4 điểm
Câu 3 : (2 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm
Câu 4 : (2 điểm) Tính đúng mỗi phép tính được 0,4 điểm
Câu 5 : (2 điểm) Viết được câu lời giải đúng 0,5 điểm
 Thực hiện đúng phép tính được 1 điểm
 Viết đúng đáp số được 0,5 điểm
Tập làm văn
đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc
I- Mục tiêu
1- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
2- Biết thuật lại chính xác nội dung 1 trang sổ liên lạc.
II- Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ BT1 SGK – Sổ liên lạc - VBT
III- các hoạt động dạy – học
GV
HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS nói lời khen ngợi và đáp lời khen ngợi
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn ngắn về ảnh Bác Hồ
- Nhận xét, đánh giá
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 ( miệng)
- Các em cần nói với thái độ nhã nhặn, lịch sự
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: (miệng)
- Nhận xét
Bài 3 : (miệng)
+ Ngày cô viết nhận xét
+ Nhận xét của cô
+ Vì sao có nhận xét đó, suy nghĩ của em
- Nhận xét, cho điểm
3- Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- VN làm lại các BT
- 2 HS lên nói
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc yêu cầu và các tình huống
- Quan sát tranh, đọc thầm lời đối thoại giữa ha nhân vật
- 3 cặp HS lần lượt thực hành đối đáp
- Nhận xét, bình chọn 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Từng cặp SH thực hành
- Nhận xét, bình chọn
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mở sổ liên lạc, chọn 1 trang mình thích và nói nội dung
- 1 HS đọc lại nội dung sau đó nói suy nghĩ của mình.
- Làm việc theo bàn
- Thi nói về nội dung
- Lớp nhận xét
 Âm nhạc: GVBM
Thủ công
Làm con bướm (tiết 2 )
I-Mục tiêu
- HS biết cách làm con bướm bằng giấy.
- HS làm được con bướm.
- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS.
II- Chuẩn bị
- Mẫu con bướm bằng giấy - Quy trình làm con bướm
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán, dây đồng dài khoảng 15 cm, chỉ.
III – Các hoạt động dạy – học
GV
HS
A- Kiểm tra bài cũ
+ Em hãy nêu lại các bước làm con bướm
- Nhận xét 
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn HS thực hành
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm con bướm
Ghi bảng
Bước 1 : Cắt giấy
Bước 2 : Gấp cánh bướm
Bước 3 : Buộc thân bướm
Bước 4 : Làm râu bướm
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm
3- Đánh giá kết quả 
- Chọn 1 số sản phẩm cho cả lớp nhận xét về kích thước các nan giấy và quy trình gấp.
- Nhận xét, đánh giá
4 - Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm con bướm
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ của HS . 
- VN tập làm và chuẩn bị giấy thủ công cho giờ học sau học tiếp.
+ 2 HS nêu
- 2 HS nêu lại
- Thực hành
- Nhận xét đánh, giá sản phẩm
 Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 32
I- Yêu cầu
- Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm trong tuần.
- Rèn thói quen học tập có nền nếp, đi học đều đúng giờ.
- Có ý thức giữ vệ sinh chung
- Đề ra phương hướng tuần tới
II- Nội dung
1- Nhận xét chung
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo.
- Lớp trưởng báo cáo nền nếp học tập, thể dục vệ sinh.
- GV nhận xét chung về ý thức học tập, nền nếp xếp hàng đầu giờ, vệ sinh trường lớp, cá nhân.
2- Nhận xét cụ thể
- Lớp bình chọn các bạn được tuyên dương và nêu tên những bạn bị phê bình ( Lý do)
- GV tổng hợp lại
- Tuyên dương 1 số hs có ý thức tốt và nhắc nhở 1 số hs có ý thức chưa tốt.
- Giúp HS nhận ra những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục.
3- Phương hướng tuần tới : - Tiếp tục thực hiện tốt việc đi học đều, đúng giờ, xếp hàng đầu giờ và TD, VS đều đặn. - Thi đua học tập tốt, dành 
 LT: Tập làm văn
đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc
I- Mục tiêu
1- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
2- Biết thuật lại chính xác nội dung sổ liên lạc.
II- Các hoạt động dạy – học
1- Giới thiệu bài
2- Thực hành
Cho HS làm bài trong vở bài tập Tiếng Việt sau đó nhiều HS đọc bài làm của mình
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
3- Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2010_2011_loc_thi_tha.doc