QUY TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
DẠY PHẦN ÂM, VẦN
Tiết 1 (40’)
I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- cho học sinh đọc từ, câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên.
- cho học sinh viết lại âm, tiếng, từ trên bảng con của mình.
Giáo viên nhận xét, đánh giá, sửa sai.
II. Dạy bài mới:
1> Giới thiệu bài (1 phút)
2> Dạy chữ ghi âm vần mới.
2.1. Dạy âm vần mới thứ 1: (8-10 phút)
a) Nhận diện âm, vần mới.
- Giáo viên giới thiệu vần mới viết lên bảng đọc mẫu - HS đọc ĐT + CN (đọc trơn)
- Phân tích âm, vần.
+ Ví dụ : - GV hỏi học sinh vần im gồm mấy âm ghép lại ? âm nào đứng trước ? âm nào đứng sau ?
QUY TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 DẠY PHẦN ÂM, VẦN Tiết 1 (40’) I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - cho học sinh đọc từ, câu ứng dụng trong sách giáo khoa. Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên. - cho học sinh viết lại âm, tiếng, từ trên bảng con của mình. Giáo viên nhận xét, đánh giá, sửa sai. II. Dạy bài mới: 1> Giới thiệu bài (1 phút) 2> Dạy chữ ghi âm vần mới. 2.1. Dạy âm vần mới thứ 1: (8-10 phút) a) Nhận diện âm, vần mới. - Giáo viên giới thiệu vần mới viết lên bảng à đọc mẫu - HS đọc ĐT + CN (đọc trơn) - Phân tích âm, vần. + Ví dụ : - GV hỏi học sinh vần im gồm mấy âm ghép lại ? âm nào đứng trước ? âm nào đứng sau ? - So sánh: + Ví dụ : Cho học sinh so sánh vần im với vần am bài hôm trước học. * Lưu ý: So sánh vần mới học với vần đã học trước nếu học sinh đọc sai mới cần cho học sinh so sánh. * Ghép vần: - Yêu cầu học sinh ghép vần im. - Yêu cầu học sinh đọc CN + ĐT đánh vần i - mờ - im đọc trơn im GV nhận xét + chỉnh sửa * Ghép tiếng: - GV hỏi: Có vần im để có tiếng chim ta phải thêm âm và dấu gì ? - HS phải thêm âm ch đứng trước vần im. - Yêu câu học sinh ghép tiếng chim - HS ghép tiếng chim. GV nhận xét + chỉnh sửa - HD học sinh phân tích tiếng chim (gồm âm ch đứng trước vần im đứng sau) - GV nhận xét ghi bảng : chim - Yêu cầu học sinh đánh vần : chờ - im - chim CN + ĐT * Ghép từ khóa: - GV giới thiệu tranh rút ra từ khóa hỏi: + Bức tranh vẽ gì ? - HS trả lời chim bồ câu. - GV giảng từ. - Ghi bảng : Ví dụ : chim bồ câu - Yêu cầu học sinh đọc CN + ĐT GV nhận xét + chỉnh sửa - GV chỉ bảng cho học sinh đọc tổng hợp: Âm, vần, tiếng, từ. GV nhận xét + chỉnh sửa 2.2. Dạy âm vần mới thư 2: (8-10 phút, quy trình tương tự) * Củng cố 2 vần và so sánh. - GV hỏi bài hôm nay các em học được mấy vần ? là những vần nào - (Hôm nay học 2 vần im - um). - GV viết 2 vần lên đầu bài. - Yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 vần. - GV có thể ghi lên góc bảng HD học sinh so sánh. Theo sơ đồ sau: I m u 3. HD hs viết bảng con vần mới, từ ứng dụng. (6 phút) - GV hướng dẫn hs viết vần im - um và từ ứng dụng đúng quy trình. * Hướng dẫn âm, vần nào cho hs viết bảng con âm, vần đó. GV viết mẫu vừa viết vừ HD học sinh viết. * Lưu ý: - Viết từ ứng dụng (Tuỳ theo đối tượng học sinh) - HD học sinh viết nét nối ở phần vần nếu học yếu thì GV hướng dẫn. Nếu HS giỏi thì GV không cần HD (Vì phần âm, chữ ghi âm GV đã dạy) 4. Đọc từ ngữ ứng dụng. (5 phút) - GV giới thiệu từ ứng dung viết lên bảng. - Y/c học sinh đọc thầm tìm tiếng có vần mới học. - Gọi hs lên bảng tìm tiếng chứa vần mới - GV hoặc HS gạch chân tiếng có vần mới. - Cho hs đọc CN + ĐT. - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ. - HS đọc CN 3 - 5 em + ĐT. * Chơi trò chơi: (5') - VD: Y/c HS tìm tiếng trong bài, ngoài bài có vần mới học. - Ghép từ chứa vần mới học theo tổ, nhóm lên trình bày. Tiết 2 (40’) III. Luyện Tập: 1. Luyện đọc trên bảng lớp: (5 - 6 phút) - GV hỏi học sinh tiết một chúng ta học những vần gì ? - HS vần im - um - GV cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp ( Bài T1) Đọc ĐT + CN - GV nhận xét - chỉnh sửa. 2. Đọc câu ứng dụng: (5 - 6 phút) - Cho hs quan sát tranh minh họa của câu ứng dụng - Rút ra câu ứng dụng ghi bảng. - Y/c HS đọc thầm tìm tiếng có vần mới học. - Cho hs đọc câu ứng dụng CN + ĐT ; Tổ ; Nhóm. (đọc đánh vần, đọc chơn) - GV HD học sinh cách đọc và đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ. - Gọi 2-3 hs đọc bài CN + ĐT. 3. Luyện viết: ( 10 - 12') - Y/c HS mở vở tập viết. - Gọi HS đọc bài viết - HS 1 -2 em đọc. - HD học sinh tư thế ngồi viết. - Cho hs viết bài trong vở tập viết. - GV quan sát- uốn nắn. - Nhận xét 2 - 3 bài viết của HS. 4. Luyện nói: (8 - 10') - Luyện nói theo chủ đề. * Lưu ý: Tùy đối tượng hs Gv đặt câu hỏi phù hợp. + Quy trình tổ chức cho HS luyện nói (tham khảo) - HD học sinh quan sát bức tranh và đọc chủ đề - HS nêu chủ đề GV ghi bảng. - Y/c HS đọc ĐT 1 lượt. - GV nêu yêu cầu thảo luận nhóm (2 - 3 em) Hình thức 1 em hỏi 1 em trả lời. Thời gian ? phút ( Tuỳ theo ND bài). - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - HS đại diện các nhóm trình bày - HS nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chốt lại nội dung và liên hệ thực tế GD nếu có. 5. Đọc bài SGK (5 - 6 phút) - Cho hs mở SGK đọc bài trong SGK - HS đọc bài trong SGK. - GV nhận xét HS đọc. - GV cho hs đọc bài trên bảng lớp 1 lần. IV. Củng cố - dặn dò: (2 phút) - Nhắc lại ND bài học. - Dặn HS về học bài và nêu yêu cầu CB bài sau.
Tài liệu đính kèm: