QUY TRÌNH DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2 - 3.
1/ Ổn định lớp : - Cho HS hát .
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nghe - viết bảng con , bảng lớp một số từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả bài chính tả đã viết ở tiết trước).
- Gọi HS nhận xét , sửa sai
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
- Nhận xét.
3/ Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tên bài (đoạn viêt) và yêu cầu của các bài tập chính tả.
- GV ghi tựa bài lên bảng , HS nhắc lại tựa bài.
b. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết .
- Đọc mẫu bài - đoạn viết:
+ Chính tả nghe - viết, tập chép :
GV đọc mẫu đoạn viết. Khi đọc cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện để HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Kết hợp giải nghĩa từ mới (nếu là bài chính tả chọn ngoài HS chưa đựơc tìm hiểu nội dung ở các tiết Tập đọc).
QUY TRÌNH DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2 - 3. 1/ Ổn định lớp : - Cho HS hát . 2/ Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nghe - viết bảng con , bảng lớp một số từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả bài chính tả đã viết ở tiết trước). - Gọi HS nhận xét , sửa sai - Kiểm tra việc sửa lỗi của HS. - Nhận xét. 3/ Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tên bài (đoạn viêt) và yêu cầu của các bài tập chính tả. - GV ghi tựa bài lên bảng , HS nhắc lại tựa bài. b. Bài mới : * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết . - Đọc mẫu bài - đoạn viết: + Chính tả nghe - viết, tập chép : GV đọc mẫu đoạn viết. Khi đọc cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện để HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Kết hợp giải nghĩa từ mới (nếu là bài chính tả chọn ngoài HS chưa đựơc tìm hiểu nội dung ở các tiết Tập đọc). + Chính tả nhớ - viết : - GV đọc mẫu thuộc lòng đoạn nhớ viết. - 1 - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn nhớ - viết, các HS khác nhẩm theo. - Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả thông qua một hoặc hai câu hỏi gợi ý. - HS nhận xét - GV nhận xét. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm từ khó trong bài. - HS đọc thầm bài viết . - Hướng dẫn HS nêu những từ ngữ dễ viết sai chính tả ( cá nhân , nhóm đôi ...).GV ghi bảng, cho HS nêu điểm khó (âm đầu, vần, thanh) của các từ ngữ đó, GV dùng phấn màu gạch dưới. - GV lưu ý lại điểm khó của các từ cần luyện viết (nếu từ nào GV xác định không phải là lỗi sai phổ biến của lớp thì lưu ý riêng cho HS đó và xoá bỏ). * Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện viết từ khó . - HS đọc lại các từ khó. - Cho HS viết bảng con các từ khó, GV mời 1 HS lên bảng viết . - GV nhận xét bảng con và cả lớp. - HS nhận xét bài viết của bạn trên bảng lớp. ( Nếu HS viết sai, GV cho HS phân tích, so sánh, hoặc giải nghĩa từ để HS không nhầm lẫn. Khi so sánh cặp tiếng đúng/sai nên cho HS tìm từ chứa tiếng đúng, hạn chế tìm từ chứa tiếng sai. Ví dụ: mặt (đúng)/ mặc (sai) nên tìm các từ chứa tiêng đúng : khuôn mặt, mặt bàn,...). - Cho HS đọc lại các từ khó 2 lần. - GV xoá bảng phần luyện viết trên bảng lớp. * Hoạt động 4 : HS viết bài . - Tập chép: + GV nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,... Sau đó, các em nhìn bảng (ở HK I)/ SGK (từ HK II lớp 2 và lớp 3) để chép bài. + GV đọc toàn bài cho HS soát lại. - Chính tả nghe - viết: + Nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết,cách cầm viết ... + GV đọc lại bài một lần nữa để HS tập trung bài viết. + Đọc cho HS nghe - viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hay từng cụm từ được đọc 2 - 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1-2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định của từng khối lớp (theo từng giai đoạn). + Khi viết bài xong .GV đọc toàn bài cho HS soát lại. - Chính tả nhớ - viết: + 1 HS đọc thuộc lòng bài viết. + Tổ chức cho HS nhớ - viết lại bài theo tốc độ quy định (GV có thể quy định cách viết cho lớp mình, chẳng hạn: viết theo nhịp thước của GV,...). + GV nhìn sách đọc toàn bài cho HS soát lại. * Hoạt động 5 : Chấm và chữa bài chính tả. - GV hướng dẫn HS chữa bài từng câu một ( dựa vào bài viết trên bảng phụ hoặc ở SGK) và lưu ý các từ khó viết có trong câu để HS sửa (hoặc HS tự đổi vở chéo nhau, soát lỗi chính tả). - GV theo dõi, giúp đỡ HS chữa lỗi và chấm một số vở ( 1/3 số vở cả lớp). - GV tổng kết lỗi, nhận xét sự tiến bộ của HS. * Hoạt động 6 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - Các dạng bài tập chính tả âm - vần: + Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ : GV căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của từng HS hoặc từng nhóm HS của lớp mình mà chọn bài tập thích hợp. + Bài tập bắt buộc: Đây thường là một số bài tập ôn luyện quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh; phân biệt phụ âm đầu ch/tr, s/x, các vần có âm cuối n/ng, c/t,... hoặc yêu cầu chữa lỗi trong bài tập chính tả, ghi sổ tay lỗi chính tả. - Cách hướng dẫn HS làm bài tập chính tả âm - vần: + Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . + Hướng dẫn HS làm mẫu một phần bài tập. + Tổ chức cho HS làm bài ( cá nhân , nhóm ) và báo cáo kết quả. + Chữa bài. + GV lưu ý những hiện tượng chính tả có trong bài tập (nếu có) giúp cho HS nắm vững các quy tắc chính tả, có kỹ năng viết tốt hơn. 4/ Củng cố - dặn dò: - Qua chấm bài và thống kê lỗi GV chọn ra những lỗi sai tiêu biểu, điển hình của cả lớp hướng dẫn lại để HS khắc phục lỗi sai đó. Cho HS viết lại vào bảng con những lỗi sai phổ biến đã chữa lỗi (nếu cần). - Đưa ra các bài tập để mở rộng vốn từ, củng cố quy tắc chính tả cho HS thông qua việc tổ chức cho HS làm các bài tập hoặc các trò chơi thi đua. - Liên hệ thực tế, giáo dục HS. - GV nhận xét tiết học, lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà: sửa bài mỗi chữ viết sai viết lại một dòng. Nếu bài viết dưới trung bình thì viết lại cả bài. - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Tài liệu đính kèm: