Nội dung giảng dạy tích hợp môn Tiếng việt - Tuần 24

Nội dung giảng dạy tích hợp môn Tiếng việt - Tuần 24

+Hoạt động đọc câu ứng dụng.

Liên hệ: Qua câu hỏi gợi ý: Tại sao phải thu gom giấy vụn, sắt vụn làm kế hoạch nhỏ? Từ đó GV GDHS: Cần phải biết tiết kiệm, Hiện nay có nhiều bạn đang gặp khó khăn khi đến trường còn thiếu tập vở, vì vậy ta không nên xé tập vở, sử dụng xong mình có thể bán giấy vụn, sắt vụn có tiền và giúp đỡ người khác.

(G)

 

doc 20 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1172Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung giảng dạy tích hợp môn Tiếng việt - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP VÀO MÔN TIẾNG VIỆT
TUẦN 24 : TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 5
LỚP
PHÂN MÔN
BÀI DẠY
NỘI DUNG TÍCH HỢP
BVMT
HCM
KNS
NL
1
***
2
***
3
***
4
***
5
Học vần
*******
Tập đọc 
Kể chuyện
Tập đọc
LT&C: 
Chính tả 
Tập làm văn 
******
TĐKC 
Chính tả
LT&C: 
Tập đọc 
Chính tả 
TLV
******
Tập đọc
Kể chuyện 
Tập đọc
TLV
LT&C
TLV
*******
Tập đọc
Chính tả 
LT&C
Kể chuyện
Tập đọc 
TLV
LT&C
TLV
Bài 95: oanh - oach 
Bài 96 : oat - oăt
Bài 97 : Ôn tập
Bài 98 : uê - uy
Bài 99 : uơ - uya
***********
Bác sĩ Sói
Dựa tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói
Nộiquy Đảo Khỉ
Từ ngữ về muôn thú - Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Đáp lời khẳng định . Viết nội quy
**********
Nhàảo thuật
Nghe nhạc
Nhân hóa. Ôn cách đặt và TLCH Như thế nào?
Chương trình xiếc đặc sắc
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
**********
Hoa học trò
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
MRVT: Cái đẹp
Đoạnvăn trong bài văn mêu tả cây cối
**********
Phân xử tài tình
Nhớ viết: Cao Bằng
MRVT: Trật tự - An ninh
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Chú đi tuần
Lập chương trình hành động
Nối các vế câu ghép bắng quan hệ từ
Trả bài văn kể
Ngoài ra thu gom giấy vụn, sắt vụn còn góp phần bảo vệ môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm.( liên hệ thực tế : bỏ rác đúng nơi quy định, biết phân loại rác.) 
Hoạt động luyện nói: Câu hỏi gợi ý: Khi nhà máy chạy thì thải ra môi trường gì vậy các con ? ( khói )- Từ đó liên hệ giáo dục ( ngay sau khi giải thích HCM)
(G)
+Hoạt động đọc câu ứng dụng.
Liên hệ: Qua câu hỏi gợi ý: Muôn thú sống ở đâu? Từ đó GV GDHS: Rừng chính là ngôi nhà sinh sống của muôn thú, rừng còn giúp cho khí hậu mát mẻ, hạn chế lũ lụt Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, không được săn bắt các thú rừng.
(T)
+Hoạt động đọc câu ứng dụng. 
Liên hệ GDHS: Hoa đào, hoa mai vừa đẹp, vừa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp và cuộc sống của con người thêm ý nghĩa. Vì vậy, ta phải biết giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên cũng là góp phần giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. 
(G)
+Hoạt động luyện nói. 
Tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy khi chạy bằng xăng dầu thải ra một loại khí rất có hại cho môi trường sống của chúng ta. Lấy vd.
 (T)
Từ khóa:hươ vòi +Tranh voi
GV liên hệ GDHS: Voi là một động vật quý hiếm cần được bảo vệ, như: không được săn bắt voi, thả voi về rừng, không chặt phá rừng làm mất môi trường sống của voi.
(G)
*********************
Sau khi rút ra ý nghĩa câu chuyện.
Tuy cáo có xảo quyệt nhưng cáo và ngựa là hai con vật rất quý ( nhất là cáo). Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ : không được chặt phá rừng làm mất ngôi nhà sinh sống, không săn bắt, ăn thịt
(G)
Khỉ sống ở đâu các con?: Từ đó GD Không chặt phá rừng làm mất đi ngôi nhà sống của khỉ, không săn bắt khỉ, ăn thịt khỉ.
(G)
Sau khi làm bài tập 1: Xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp. 
Liên hệ: Qua câu hỏi gợi ý: Các con vật dưới đây có quý và hiếm không? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng? Từ đó GV GDHS: Những động vật rất quý và hiếm hiện nay còn rất ít. Vì vậy mà chúng ta cần phải bảo vệ chúng như : không chặt phá rừng làm cho chúng không có nơi sinh sống, không được săn bắt, ăn thịt..
(G)
*********************
*********************
*********************
( Định hướng trước khi học sinh làm bài hoặc sau khi kết thúc bài học)
Từ lợi ích của cây như vậy thì thái độ các con như thế nào? Các con phải biết rút ra cách giải quyết phù hợp ( Tự học sinh rút ra thái độ - thông qua YC đoạn văn ).
(G)
+Hoạt động đọc câu ứng dụng.
Liên hệ: Qua câu hỏi gợi ý: Tại sao phải thu gom giấy vụn, sắt vụn làm kế hoạch nhỏ? Từ đó GV GDHS: Cần phải biết tiết kiệm, Hiện nay có nhiều bạn đang gặp khó khăn khi đến trường còn thiếu tập vở, vì vậy ta không nên xé tập vở, sử dụng xong mình có thể bán giấy vụn, sắt vụn có tiền và giúp đỡ người khác.
(G)
Sau khi giải nghĩa từ huy hiệu + tranh Vậy các con muốn được tặng huy hiệu thì phải làm, gì?
- Từ cách trả lời của HS GVGD học chăm học, chăm làm, biết giúp đỡ bạn bè, cha mẹ.
(G)
*********************
Liên hệ sau khi rút ra ý nghĩa nội dung bài học.
Phải sống thành thành thật, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, VD thực tế trong lớp, trường.
(G)
. 
Sau khi HS thực hiện yêu cầu 3
GV liên hệ GDHS: Để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ các con phải thực hiện tốt các nội quy của nhà trường. Phải rèn luyện cho mình những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Lấy VD
(G)
*********************
Bác Hồ có một câu nói khuyên các bạn là :
 -Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình.
Phải biết làm những việc phù hợp với sức mình, không làm phiền người khác.
(G)
Lúc Bác Hồ còn sống:Bác rất quý trọng thời gian không chỉ của mình mà còn của người khác vì thời gian qua đi không bao giờ quay trở lại. – Từ đó GV liên hệ qua phần ở KNS
(G)
*********************
Sau khi tìm hiểu nội dung bài câu 2,3,4
Liên hệ qua câu hỏi: Lòng yêu nước đã được người mẹ thể hiện qua những hành động cụ thể nào? Theo con tuổi nhỏ thì lòng yêu nước thể hiện bằng những việc làm gì? Từ đó GV GDHS: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và thể hiện tinh thần trách nhiệm của người học sinh đối với trường học – gia đình - XH bằng những việc làm cụ thể, thiết thực:.. chính là thể hiện lòng yêu nước.
(G)
*********************
Sau khi tìm hiểu nội dung bài học và rút nội dung chính của bài.
Liên hệ qua câu hỏi: Người làm quan phải như thế nào ? Vì sao ? Từ đó GV GDHS: Quan tốt là phải biết lo cho dân, xử phạt phải công minh. Những người quan tốt sẽ làm cho dân giàu, nước mạnh và ngược lại những kẻ quan tham là sâu mọt chỉ làm hại dân , hại nước đáng bị trừng trị. 
(G)
Hoạt động luyện tập:
Sau khi làm xong bài tập 2
Liên hệ qua câu hỏi: Xuất phát từ đâu mà Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi và Bế Văn Đàn lại có những hành động cao cả đó, sẵn sàng huy sinh bản thân mình? Từ đó GV GDHS: Lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm,..sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân cho độc lập dận tộc .
Vậy theo con các con thể hiện tinh thần yêu nước như thế nào? GD cụ thể thông qua việc làm phù hợp với các em.
(G)
Sau khi học sinh trình bày ý nghĩa câu chuyện.
GV liên hệ GDHS: Tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân cho sự bình yên của mọi người.
 Yêu cầu học sinh lấy VD về hành động chia sẻ, giúp đỡ người khác phù hợp với lứa tuổi các em. ( 5 điều Bác Hồ dạy)
(G)
Sau phần tìm hiểu nội dung bài từ câu 1 đến 3.
Liên hệ qua câu hỏi: Em hãy nêu các đức tính tốt đẹp của các chú công an ? Từ đó GV GDHS: Các chú công an là những người ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, cho mọi người. Tuy nhiệm vụ rất vất vả nhưng các chú luôn nghĩ đến các em thiếu nhi và dành những tình cảm yêu thương nhất cho các em. Mong các em chăm học, sống có trách nhiệm và làm tốt nhiệm vụ của người học sinh ngoan để không phụ lòng các chú.
Có thể nhớ lại thư Bác Hồ gửi HS thêm nếu có thời gian
(G)
*********************
Liên hệ sau khi rút ra ý nghĩa nội dung bài học - 
KNXĐGT ( Đ – S) - GV GDHS phân biệt điều ác, thiện để có thái độ ứng xử hợp lý.
( G)
Liên hệ sau khi tìm hiểu nội dung câu 2: KN XĐGT - Tại sao các con phải tuân thủ nội quy? Lấy VD. Từ đó GV GDHS: Khi tham gia bất cứ hoạt động nào ở nơi công cộng các con phải chấp hành tốt các quy định, nội quy ở nơi đó để không gây phiền hà, ảnh hưởng đến người khác, đó cũng là thể hiện sự văn minh lịch sự.
(G)
Sau khi tìm hiểu nội dung bài viết - KNXĐGT (Trách nhiệm ):
GV liên hệ GDHS: Nét đẹp văn hóa riêng của vùng Tây Nguyên. Chúng ta cần giữ gìn và giới thiệu cho mọi người cùng biết. ..Đồng thời phải biết tôn trọng các nét văn hóa đặc trưng của vùng miền. 
(G)
*********************
Sau khi HS đã tìm hiểu nội dung bài - KNXĐGT ( ra QĐ )
Liên hệ qua câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai chị em Xô – phi và Chú Lý? Từ đó GVGDHS Quan sát để hiểu được hoàn cảnh, cuộc sống của gia đình mình, hiểu những khó khăn của cha mẹ để có những hành vi sống cho phù hợp như : cảm thông với cha mẹ, chia sẻ, giúp đỡ những công việc vừa sức trong gia đình. Như vậy các em sẽ được mọi người yêu quý, cha mẹ và thầy cô sẽ rất vui và tự hào về các em.
(G)
Sau khi tìm hiểu nội dung bài - KNXĐGT
Liên hệ qua câu hỏi: Các con có thích nghe nhạc không ? Tại sao? Từ đó GV GDHS: Hiểu được ý nghĩa của âm nhạc đối với đời sống tinh thần. Âm nhạc sẽ giúp cho con người được thoải mái, thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng. Đối với các em sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Tuy nhiên ở lứa tuổi các em nên nghe và hát các bài hát phù hợp với tuổi của mình. Như:
(G).
Sau khi học xong bài thơ - KNQL thời gian
GV liên hệ GDHS: Phải biết quý trọng thời gian, một học trò tốt phải biết làm việc đúng giờ, giờ nào việc nấy, không để người khác chờ đợi mình. VD:.. (G)
Sau khi tìm hiểu nội dung bài - KN XĐGT &KN ra QĐ
Liên hệ qua câu hỏi: Các em thích chương trình quảng cáo nào nhất? Từ đó GV GDHS: Các chương trình quảng cáo rất quan trọng, giúp cho người tiêu dùng tìm hiểu về thông tin và nội dung cần thiết. Tuy nhiên, khi xem quảng cáo và mua đồ dùng cũng cần phân biệt để tránh mua nhầm sản phẩm vì có đôi lúc quảng cáo không đúng sự thật.
 (G)
Sau khi tìm hiểu nội dung bài - KNXĐGT ( Đ – S )
Liên hệ qua câu hỏi: Khi nghe hát Quốc ca các em phải như thế nào? Từ đó GV GDHS: Phải bỏ mũ, đứng nghiêm, không đùa nghịch khi chào cờ. Điều đó thể hiện sự kính trọng, đồng thời thể hiện sự văn minh.
(G)
Sau hoạt động bài tập 2 - KN ra QĐ ( Tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin : cách sắp xếp các thông tin )
Liên hệ qua câu hỏi: Khi kể lại một buổi biểu diễn , hay một câu chuyện nào đó các con phải kể như thế nào ? Từ đó GV GDHS: muốn kể tốt các con phải biết rõ, chính xác về nội dung và kể theo một trình tự hợp lý mới thu hút, thuyết phục người nghe.
(G)
*********************
Sau khi tìm hiểu nội dung bài - KNXĐGT ( Đ, S, trách nhiệm, tư duy, sáng tạo )
KNRQĐ ( tìm thông tin – xử lý thông tin )
Liên hệ qua câu hỏi: Nhờ đâu mà tác giả lại tả được vẻ đẹp tuyệt vời của cây phượng? Từ đó GV GDHS: Như vậy để tả hay cảm nhận hết cái đẹp của sự vật hiện tượng các em cần phải kết hợp nhiều giác quan khi quan sát, đồng thời cảm nhận vẻ đẹp bằng cả con tim và tình cảm của mình.Từ đó biết trân trọng, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên cũng là góp phần giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. 
(G)
Dựa vào gợi ý nội dung kể chuyện nêu sau khi kể chuyện : Ý nghĩa của câu chuyện - KNXĐGT, KNRQĐ
GV liên hệ từ đó GDHS: lòng can đảm, đấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Biết phân biệt cái xấu - cái tốt, cái thiện – cái ác- phê phán cái xấu , làm theo điều tốt.
(T)
Sau khi các em làm xong yêu cầu bài 1 - KNXĐGT 
KNRQĐ ( tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, lựa chọn )
Liên hệ qua câu hỏi: Để đánh giá chính xác cách miêu tả của tác giả, hay của một ai đó về một sự vật các em phải làm sao? Từ đó GV GDHS: Để nhận xét đúng các con cần quan sát, phân tích, đánh giá sự vật hiện tượng với nhiều giác quan hay nhiều tình huống, ND, khía cạnh khác nhau. Từ đó các em sẽ thấy và cảm nhận được hết cái đẹp của cảnh, sự vật,..Có như vậy mới thấy quý và trận trọng, giữ gìn.
(G)
 Sau khi làm bài tập 1,2 - KNXĐGT (Đ,S), 
Liên hệ qua câu hỏi: Tại sao nói phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài? Hãy cho VD. Từ đó GV GDHS: Biết phát huy cái đẹp, trân trọng, giữ gìn. GV có thể nêu thêm cái đẹp bao gồm đẹp cả nội dung và hình thức. VD: Để cái đẹp luôn tồn tại chúng ta phải không ngừng trao dồi học tập.
(G)
Thực hiện sau khi học sinh xác định yêu cầu bài 2 - KNXĐGT,KNRQ -
Để viết tốt yêu cầu đề bài:
- cần thu thập các thông tin về loại cây , lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, lựa chọn từ ngữ và sắp xếp các ý hợp lý thì các con sẽ có đoạn văn hay. ( HS làm bài) (G)
*********************
Sau khi học sinh làm bài tập 2 - KNNT: kiềm chế , tự nhận thức.
KNXĐGT:Đ,S,tư duy phê phán., trách nhiệm.
Liên hệ qua câu hỏi: Theo các con hiện nay tai nạn GT của nước ta xảy ra nhiều hay ít? Và nguyên nhân chủ yếu do đâu?
 Từ ý kiến HS, GV đặt tiếp vấn đề tác hại của việc vi phạm LATGT. Từ đó GD thái độ , trách nhiệm phải nghiêm túc chấp hành luật GT . lấy VD cụ thể
(T)
-Thực hiện trước khi học sinh làm bài và sau khi trả bài - KNRQĐ : xác định thu thập thông tin – xử lý thông tin,
KNGT : thương lượng, giải quyết vấn đề., tự nhận thức là XĐ năng lực khả năng của mình và của người khác, quản lý thời gian.
KN xác định MT ( MĐ)
GV căn cứ vào các yêu cầu về kĩ năng trên để đặt vấn đề cho HS.
VD: MĐ của thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về ATGT để làm gì?
 hình thành các kĩ năng cho học sinh chính là GD.
(G)
Sau khi làm bài tập 2 - KNTNT,KNXĐGT,KNRQĐ
Liên hệ qua câu hỏi: Theo các con việc làm người lái xe gây ra hậu quả gì ? Từ đó GVGDHS: cần kiểm tra cẩn thận khi báo các chú công an vì như vậy sẽ gây phiền cho các chú và có thể trong lúc các chú đi thì có sự cố thật xảy ra không có người để giải quyết 
(G)
Bài 2 - KNXĐGT : Đ, S
KN RQĐ : tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin.
KNNT: biết lắng nghe, tự tin, , thương lượng, giải quyết VĐ.
 GVGDHS: Tự phát hiện cái sai và tự mình sửa sai, khắc phục sẽ giúp các em mau tiến bộ hơn, nhớ lâu và sẽ hạn chế sai lầm về sau , không chỉ viết văn mà trong tất cả vấn đề: nhận sai và sửa sai là một đức tính rất đáng quý.
Bài 3: Để bổ sung cho hạn chế của mình cách tốt nhất là tự học và học từ cái hay của bạn để bổ sung vốn hiểu biết cho mình. Vì vậy cô mong các con thật sự tập trung nghe, thảo luận để tìm ra cái hay và học tập.
(G)
Hoạt động luyện nói. 
Liên hệ: Qua câu hỏi gợi ý: Tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy chạy bằng gì? Từ đó GV GDHS: xăng dầu là năng lượng phải mua rất nhiều tiền và ngày một ít đi vì vậy chúng ta sử dụng cần phải tiết kiệm.
(G)
****************
*****************
*****************

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH HOP MON TIEN VIET TUAN 24.doc