Một số quy tắc giúp học sinh tiểu học viết đúng dấu hỏi/ngã

Một số quy tắc giúp học sinh tiểu học viết đúng dấu hỏi/ngã

1. Quy tắc trong từ láy:

Trong các từ láy của Tiếng việt có quy luật bổng, trầm. Thanh điệu tiếng ta, căn cứ vào độ cao chia làm hai nhóm: nhóm bổng (thuộc âm vực cao) gồm các thanh: sắc - hỏi - không và nhóm trầm (thuộc âm vực thấp) gồm các thanh: huyền - ngã - nặng. Trong từ láy, tiếng thứ nhất đã mang thanh bổng thì tiếng thứ hai cũng sẽ mang thanh bổng; ngược lại tiếng này đã mang thanh trầm thì tiếng kia cũng mang thanh trầm (độ 700 từ)

Ví dụ:

a. Tương ứng giữa các thanh bổng

- Ngang + hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ.

- Sắc + hỏi: Vắng vẻ, trắng trẻ, lảnh lót.

- Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, đủng đỉnh, thủng thẳng.

b. Tương ứng giữa các thanh trầm:

- Huyền + ngã: sừng sững, rền rĩ, sẵn sàng.

- Nặng + ngã: rộng rãi, đẹp đẽ, chững chạc.

- Ngã + ngã: dễ dãi, nhễu nhão, nhõng nhẽo.

 

doc 5 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số quy tắc giúp học sinh tiểu học viết đúng dấu hỏi/ngã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ QUY TẮC GIÚP HS TIỂU HỌC VIẾT ĐÚNG DẤU HỎI / NGÃ 
1. Quy tắc trong từ láy:
Trong các từ láy của Tiếng việt có quy luật bổng, trầm. Thanh điệu tiếng ta, căn cứ vào độ cao chia làm hai nhóm: nhóm bổng (thuộc âm vực cao) gồm các thanh: sắc - hỏi - không và nhóm trầm (thuộc âm vực thấp) gồm các thanh: huyền - ngã - nặng. Trong từ láy, tiếng thứ nhất đã mang thanh bổng thì tiếng thứ hai cũng sẽ mang thanh bổng; ngược lại tiếng này đã mang thanh trầm thì tiếng kia cũng mang thanh trầm (độ 700 từ)
Ví dụ:
a. Tương ứng giữa các thanh bổng
- Ngang + hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ...
- Sắc + hỏi: Vắng vẻ, trắng trẻ, lảnh lót...
- Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, đủng đỉnh, thủng thẳng...
b. Tương ứng giữa các thanh trầm:
- Huyền + ngã: sừng sững, rền rĩ, sẵn sàng...
- Nặng + ngã: rộng rãi, đẹp đẽ, chững chạc.
- Ngã + ngã: dễ dãi, nhễu nhão, nhõng nhẽo...
* Lưu ý: Chỉ có 16 từ láy “ngã + ngã”(nhễ nhãi, nghễnh ngãng, rỗi rãi, võ vẽ, cũ kỹ, mũm mĩm, bỗ bã, dõ dễ, õng ãnh, nhũng nhẵng, chỡm chãm, chũn chĩn, lỗ lã và 3 từ trên), số còn lại (hỏi + hỏi) độ 60 từ.
Để nhớ quy tắc này, ta phải thuộc câu:
Chị Huyền, mang Nặng, Ngã đau
Anh Sắc Không Hỏi một câu gọi là
Mẹo này có nghĩa là gặp một từ láy có một tiếng mình băn khoăn không biết hỏi hay ngã thì nhìn ở tiếng đi cùng: nếu tiếng này có thanh huyền, hoặc ngã, hoặc nặng thì cứ viết ngã; nếu có thanh sắc, hoặc hỏi, hoặc không thì cứ viết hỏi. Còn gặp một từ không biết nên viết hỏi hay ngã thì tạo một từ láy; nếu tạo được thì theo luật bổng trầm như nói trên mà quyết định.
Ví dụ:
- Nó không chịu nghỉ tay.--> nghỉ (hỏi hay ngã) --> nghỉ ngơi --> viết với hỏi: nghỉ (vì ngơi thanh không, thuộc nhóm bổng - sắc, hỏi, không)
- Nó không chịu suy nghĩ --> nghĩ (hỏi hay ngã?) --> nghĩ ngợi --> viét với ngã: nghĩ (vì ngợi thanh nặng thuộc nhóm trầm - huyền, ngã, nặng)
Có một vài ngoại lệ cần nhớ: ngoan ngoãn, se sẽ (khe khẽ) , ve vãn, nông nỗi, bền bĩ, niềm nở, phỉnh phờ, hẳn hoi,  luồn lỏi, nài nỉ, hồ hởi, xài xể,  mình mẩy, bẽ bàng, lẳng lặng, vẻn (vơn) vẹn (16 từ)
 2. Quy tắc trong từ Hán Việt
Với từ Hán Việt để giải quyết vấn đề hỏi, ngã có thể dựa vào mẹo sau:
Mình nên nhớ viết là dấu ngã.
Câu này thể hiện quy luật là một yếu tốt Hán Việt bắt đầu bằng m (mình), n (nên), nh (nhớ), v (viết),l (là), d (dấu), ng(ngã) thì viết là dấu ngã đúng như mẹo đã nêu trên. Ví dụ:
- Bắt đầu băng m: mã lực, mẫn cảm, giờ mão...
- Bắt đầu bằng n: Truy nã, nỗ lực, trí não...
- Bắt đầu bằng nh: nhẫn nại, nhũng nhiễu, nhãn hiệu..
- Bắt đầu bằng v: vũ khí, vĩ tuyến, vũ lực..
- Bắt đầu bằng l: lãnh đạm, lãng phí, lễ độ...
- Bắt đầu bằng d: dã man, dũng khí, dĩ vãng...
- Bắt đầu bằng ng: nghĩa vụ, hàng ngũ, ngưỡng mộ...
Ngoại lệ: ngải cứu (tên một cây thuốc)
Ngoài 7 phụ âm đã nêu, từ Hán Việt đi với phụ âm đầu khác hoặc không có phụ âm đầu (bắt đầu bằng nguyên âm thì viết là dấu hỏi. Trường hợp viết dấu ngã có khoảng 30 từ ngoại lệ, được tác giải Phan Ngọc trình bày trong một bài thơ như sau để ta dễ nhớ:
Kỹ tài, bãi bỏ, bĩ đen
Hữu bạn, phẫu mổ, tĩnh yên, cữu hòm
Tiễn đưa, tiễu diệt, trẫm vua
Trĩ trẻ, trữ cất, huyễn mê, hỗ cùng.
Hỗn loạn, hãm hại, đãng buông
Quẩn khốn, hữu có, đãng đường thênh thang
Xã xã, hoãn chậm, quỹ rương
Suyễn suyễn, quỹ giấu, tiễn tên, tiễn làm
Hữu phải, cưỡng ép, trĩ chim
Tuẫn chết, kỹ hát, dễ em, sĩ trò
Chú thích:
- Kỹ: kỹ thuật, kỹ xảo
- Bãi: bãi khoá, bãi công
- Bĩ: bĩ cực, vận bĩ
- Phẫu: phẫu thuật, giải phẫu
- Hữu: bằng hữu, hữu nghị, hữu ích, tư hữu.
- Tiễn: tiễn biệt, tống tiễn, thực tiễn
- Hỗn: hỗn loạn, hỗn chiến
- Đãng: phóng đãng, quang đãng
- Xã: xã hội
- Quỹ: công quỹ, thủ quỹ
- Suyễn: hen suyễn
- Hoãn: trì hoãn
- Cưỡng: cưỡng bức
- Hỗ: hỗ trợ
- Hãm: hãm hại
- Sĩ: tiến sĩ, bác sĩ
- Trĩ:  ấu trĩ
- Trữ: tích trữ, dự trữ
- Quẫn: khốn quẫn
- Huyễn: huyễn hoặc
- Cữu: linh cữu
- Trẫm: vua
Học thuộc bài thơ trên, có thể viết đúng hỏi, ngã cho vài nghìn từ Hán Việt.
3. Quy tắc ngữ nghĩa:
Những từ song thức (từ mà âm, nghĩa giống nhau vì có cùng nguồn gốc) về mặt thanh điệu cũng được phân bố theo quy luật bổng trầm. Từ đó ta có hai mẹo sau:
- Lãi - lời - lợi
- Tản - tán - tan
Những mẹo này chỉ rõ khi ta đứng trước một từ không biết nên viết hỏi hay ngã mà tìm được một dạng song thức viết với ngã, hoặc huyền, hoặc nặng (lãi - lời - lợi) thì cứ viết dấu ngã; ngược lại, nếu tìm được một dạng song thức viết với hỏi, hoặc sắc, hoặc không (tản - tán - tan) thì cứ viết dấu hỏi. Ví dụ:
*  Mẹo lãi - lời - lợi:
- Lãi - lờ: chĩa - chìa; cõi - còi; đẫy - đầy...
- Lãi - lợi: đỗ - đậu; lưỡi - lợi...
- Lãi - lãi: bẻn lẻn, rữa - vữa; quẫy - vẫy...
* Mẹo Tản - tán - tan:
- Tản - tán: bảo - báo, bản - vốn...
- Tản - tan: quẳng - quăng, tủa - tua, vểnh - vênh
- Tản - tản: bổ - mổ, phỏng - bổng, rủ - nhủ...
Tiếng Việt có độ 1.900 chữ mang dấu hỏi, 900 chữ mang dấu ngã. Khi phân biệt, ta cần vận dụng những quy tắc trên. đối với những chữ không quy tắc, ta phải ghi nhớ máy móc. Ví dụ: Trừ 4 phó từ khởi đầu bằng ch (chẳng, chả, chửa, chỉ), các phó từ còn lại đều mang dấu ngã (11 từ): mỗi, những, bỗng, cũng, vẫn, hãy, hẵng, đã sẽ, mãi, nữa.
Kết bài
Qua quá trình giảng dạy, vận dụng và thực hiện các quy tắc phân biệt hỏi - ngã cho học sinh. Tôi nhận thấy chất lượng đọc, viết chính tả được nâng cao rõ rệt. Tuy kinh nghiệm chưa nhiều, song tôi cũng xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến để các bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng trong quá trình giảng dạy đó là:
1. Muốn học sinh có kỹ năng vận dụng và thực hiện đúng lỗi hỏi, ngã thì điều đầu tiên là người giáo viên phải kiên trì, chịu khó dẫn dắt học sinh thuộc và nắm được luật “hỏi - ngã”
2. Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn, chính xác, rõ ràng khi đọc tiếng mang dấu hỏi - ngã
3. Phải biết thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em trong mọi họat động học tập. đặc biệt giáo viên phải rèn cho mình kỹ năng phân biệt hỏi - ngã tốt.
4. Phải biết kết hợp các biện pháp, phwong pháp và hình thức dạy học một cách khéo léo, phù hợp để phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh nắm và vận dụng tốt, làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội giúp học sinh học tập tốt hơn nhằm thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục trong quá trình dạy học.

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so quy tac giup hoc sinh tieu hoc viet dungchinh ta.doc