Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học: 2011-2012

Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học: 2011-2012

Tuần 20

Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2011

Tập đọc

Ông Mạnh thắng Thần Gió

I. MỤC TIÊU

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ : đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung:Con người chiến thắng thần gió tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động,nhưng cũng biết sống nhân ái, hòa thuận với thiên nhiên

( trả lời được câu hỏi 1,2,3,4)

KNS: Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

- 1 học sinh đọc bài : Thư Trung thu

- 1 HS đọc thuộc lời thơ bài Thư Trung thu

- GV nhận xét đánh giá .

 

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ : đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung:Con người chiến thắng thần gió tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động,nhưng cũng biết sống nhân ái, hòa thuận với thiên nhiên
( trả lời được câu hỏi 1,2,3,4)
KNS: Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh đọc bài : Thư Trung thu
- 1 HS đọc thuộc lời thơ bài Thư Trung thu 
- GV nhận xét đánh giá .
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài học 
- GV nêu mục tiêu yêu cầu giờ học
2.Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài. HS đọc tiếp nối câu.
-Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: hoành hành, ngạo nghễ, lồm cồm, vững chãi, quật
- Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: lồng lộn, đồng bằng, hoành hoành, ngạo nghễ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc lần lượt các đoạn, GV nêu câu hỏi, HS trả lời:
+ Ngày xưa, con người sống ở đâu?
+ Thần Gió thường hoành hành ở đâu?
+ Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
+ Kể lại việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió?
+ Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
+ Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
+ Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho cái gì?
- GV : Ông Mạnh tương trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Nhờ quyết tâm và lao động con người đã chiến thắng thiên nhiên, làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình.
4. Luyện đọc lại:
- 2, 3 nhóm HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, Thần Gió, ông Mạnh
5.Củng cố dặn dò:
- Để sống hòa thuận với thiên nhiên em phải làm gì?
- Nhận xét giờ học .
_______________________________________
Toán
Bảng nhân 3
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng nhân 3
- Nhớ được bảng nhân 3
- Biết giải bài toán có một phép nhân(trong bảng nhân 3)
- Biết đếm thêm 3 
 Bt : bài 1,2,3
II. Đồ dùng dạy học :
 10 tấm bìa. Mỗi tấm bìa 3 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. 
2.Hướng dẫn lập bảng nhân 3
- Giáo viên giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm bìa 3 chấm tròn
- Lấy 1 tấm bìa, mỗi tấm bìa 3 chấm tròn. 3 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Ta có phép nhân nào? 
- Học sinh nêu. Giáo viên ghi bảng 3 x 1 = 3
- Lấy hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Vậy 3 được lấy mấy lần?
Ta có: 3 x 2 = 3+ 3 = 6.Vậy 3 x 2 = 6
- Học sinh lập các phép nhân còn lại của bảng nhân 3
- Học sinh đọc thuộc bảng nhân 3
3. Thực hành :
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài
- Giáo viên nêu các phép tính gọi bất kì học sinh nêu kết quả.
Bài 2: 
- HS đọc bài toán.
+Bài toán cho biết gì? 
+Bài toán hỏi gì?
- Học sinh giải vào vở, 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
Bài 3: Học sinh nối tiếp điền nhanh vào dãy số. Nhận xét dãy số vừa điền được
 3, 6, 9, 12, 15, 18
4.Củng cố dặn dò:
 2 học sinh đọc bảng nhân 3
- GV nhận xét giờ học
_______________________________________
Đạo đức
Trả lại của rơi (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi,
II. Hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài :
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Đóng vai:
- Các nhóm thảo luận bài tập 4 
- GV phân công: 
+ Tổ 1: Thảo luận và đóng vai tình huống a
+ Tổ 2: Thảo luận và đóng vai tình huống b
+ Tổ 3: Thảo luận và đóng vai tình huống c
- Các nhóm thảo luận đóng vai tình huống của nhóm mình.
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai. Cả lớp thảo luận
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu
- Cả lớp trình bày các câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV Kết luận: Nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính bản thân mình.
- HS đọc hai câu thơ ghi nhớ:
Mỗi khi nhặt được của rơi,
Em luôn tìm trả cho người, chẳng tham
2.Cũng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học nhắc học sinh thực hiện những điều đã học
_______________________________________
Thứ ba, ngày 18 tháng 1 năm 2011
Thể dục
Bài 40
I. Mục tiêu
- Ôn hai động tác RLTTCB. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
Trên sân trường. Chuẩn bị một còi, kẻ vòng tròn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu (7 - 8p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- HS tập bài thể dục 1 lần, mỗi động tác 1 nhịp theo đôị hình vòng tròn.
- Đi thưòng theo vòng tròn và hít thở sâu
2. Phần cơ bản (20p)
* Ôn đứng liéng gót, hai tay chống hông: 4 – 5 lần
- Lần 1: Gv làm mẫu, vừa giải thích để Hs tập theo.
- Lần 2 trở lên, Cán sự lớp điều khiển 
 1 – 2 HS lên thực hiện động tác, cả lớp quan sát, nhận xét.
* Ôn động tác đứng kiễng gót, hai tay dang ngang bàn tây sấp: 4 – 5 lần
* Ôn phối hợp 2 động tác trên: 3 – 4 lần
* Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
- GV nêu tên trò chơi. Cho 1 đôi Hs làm mẫu. 
- GV tổ chức cho HS chơi 6 – 8p
3. Phần kết thúc (3 - 5p)
- HS làm động tác thả lỏng người. 
- Cả lớp vỗ tay và hát 1 bài.
- GV và HS hệ thống bài. 
Nhận xét giờ học.
___________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân 3)
 BT: bài 1,3,4
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gv hướng dẫn HS tự làm bài. HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3, 4: HS tự đọc bài toán rồi giải và chữa bài 
Bài 2: GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân 3 để tìm thừa số thứ 2 thích hợp trong mỗi phép nhân.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng lớp. Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV chấm 1 số bài và nhận xét
- Nhận xét giờ học.
_______________________________________
Kể chuyện
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I. Mục tiêu: 
- Biết sắp xếp thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện
- Dựa vào tranh kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp, điệu bộ cử chỉ, nét mặt.
II. Đồ dùng dạy học:
4 tranh minh họa câu chuyện
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1:Sắp xếp tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 1
- Một học sinh kể tóm tắt câu chuyện
- Các nhóm sắp xếp tranh và nêu nội dung chính của 4 tranh theo thứ tự
Bài 2:Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện
- Các nhóm kể lại câu chuyện theo vai: Người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió
- Đại diện một số nhóm kể lại. Cả lớp bình chọn người đóng vai tốt nhất
3. Đặt tên cho câu chuyện
- Cho HS lần lượt nêu ý kiến – GV đánh giá.
4.Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện em biết được điều gì?
- Nhận xét giờ học.
Chính tả (nghe viết)
Gió
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác bài chính tả,biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ.
- Làm được các bài tập 2a,3b
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn viết chính tả:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại
+ Em hãy nêu các từ chỉ ý thích, hoạt động của gió?
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ?
+ Chữ nào được viết hoa trong đoạn văn trên?
+ Những chữ nào bắt đầu bằng r/ d/ gi?
- Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con
b. Học sinh chép bài vào vở
 Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2a: 
- Một học sinh nêu yêu cầu: 
Hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính.
Bài 3: Các nhóm thi viết nhanh viết đúng: mùa xuân, giọt sương, chảy xiết, tai điếc
4.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà luyện viết
_______________________________________
Thứ tư, ngày 19 tháng 01 năm 2011
Toán
Bảng nhân 4
I. Mục tiêu: 
- Lập bảng nhân 4 
- Nhớ được bảng nhân 4
- Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân 4) 
- Biết đếm thêm 4
 BT: bài 1,2,3
II. Đồ dùng dạy học:
 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa 4 chấm tròn 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
- Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 3
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn bảng nhân 4:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 4 chấm tròn. GV lấy 1 tấm gắn lên bảng: 4 chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết: 4 x 1 = 4
- GV gắn 2 tấm bìa lên bảng: 4 được lấy 2 lần, ta viết: 4 x 2 = 4 + 4 = 8
- GV gắn 3 tấm bìa lên bảng: 4 được lấy 3 lần, ta viết: 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
- Tương tự đến phép nhân : 4 x 10 = 40
- GV giới thiệu bảng nhân 4, yêu cầu HS học thuộc lòng bảng này.
2. Thực hành 
Bài 1: HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 2: HS đọc bài toán. Gv hướng dẫn HS tóm tắt.
- HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng làm. Chữa bài
Bài 3: HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV chữa bài trên bảng
3. Củng cố
- GV chấm 1 số bài và nhận xét
- GV nhận xét giờ học
_______________________________________
Tập đọc
Mùa xuân đến
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mach đươc bài văn.
 - Hiểu nội dung : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân ( trả lời được câu hỏi 1,2;câu hỏi 3 mục a)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh một số loài cây, loài hoa, loài chim có trong bài
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió
+Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?
- GV nhận xét, ghi điểm .
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu . 1 học sinh đọc 
- Học sinh luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp câu, đọc câu khó, Giải nghĩa từ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm..
- Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc theo nhóm bàn
-Thi đọc giữa các nhóm( cá nhân, đồng thanh)
3. Hướng dẫ ... 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung .
Hoạt động 2: Quan sát tranh .
- HS quan sát các hình 4, 5, 6, 7,tr43 trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV
- Một số học sinh nêu một số điều cần lưu ý khi đi trên các phương tiện giao thông 
Hoạt động 3:Vẽ tranh :
- Học sinh vẽ một số phương tiện giao thông và nói rõ phương tiện đó đi trên loại đường nào? Những điều cần chú ý khi đi trên các phương tiện đó. 
- 1 số HS trình bày trước lớp. G V và cả lớp nhận xét. 
 _______________________________________
Buổi chiều
L Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 4 qua thực hành tính và giải toán
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Thực hành:
Học sinh lần lượt nêu yêu cầu các bài tập ở VBT
Học sinh làm bài tập vào vở. Giáo viên hướng dẫn thêm
Bài 2: Hướng dẫn mẫu: 4 x 5 + 10 = 20 + 10 
	 = 30
-	Chấm chữa bài: 
Bài 1: Nêu miệng kết quả. Nhận xét cá phép tính trong từng bài
Bài 2: 2 học sinh chữa bài ở bảng
Bài 3: Học sinh đọc bài giải.
Bài 4 : Nhận xét từng dãy số:
a, Đếm thêm 4
b, Đếm bớt đi 4
4.Củng cố dặn dò:
	2 học sinh đọc thuộc bảng nhân 4
 _______________________________________
Luyện chữ
Luyện viết chữ hoa Q
I. Mục tiêu:
-Biết viết chữ cái viết hoa Q theo cở vừa và nhỏ.
-Viết đúng, sạch đẹp cụm từ : Quê hương tươi đẹp theo cở chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ hoa Q
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh viết chữ hoa Q.
-Giáo viên nhắc lại quy trình viết.
-Học sinh viết vào bảng con giáo viên nhận xét.
-Học sinh viết vào vở 2 hàng chữ hoa Q cở vừa, 2 hàng chữ hoa Q cở nhỏ,hai hàng câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp
-Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài.
-Chấm bài và nhận xét.
3. Nhận xét dặn dò:
- GV tuyên dương học sinh viết chữ đẹp có tiến bộ, nhắc nhở học sinh chữ viết còn xấu về nhà luyện viết thêm.
 _______________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện kể chuyện: ông mạnh thắng thần gió
I. Mục tiêu
- Giúp HS luyện kể câu chuyện Ông Mạnh thắng thần Gió theo từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
II. Hoạt động dạy học
1. GV tổ chức hướng dẫn HS kể câu chuyện Ông Mạnh thắng thần Gió
- HS quan sát tranh kể lại nội dung từng tranh
- Gọi nhóm 4 HS kể nối tiếp nội dung 4 bức tranh
- Nhận xét nhóm kể tốt nhất
2. GV tổ chức cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Gọi 1 số HS kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Dựng lại câu chuyện bằng cách phân vai
- HS chia nhóm 3, phân vai dựng lại câu chuyện
- Cá nhóm biểu diễn. Cả lớp nhận xét, đánh giá
4. Nhận xét
- GV tuyên dương những HS tích cực tham gia kể chuyện và kể tốt.
Thứ sáu, ngày 21 tháng 01 năm 2011
Tập làm văn
Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu: 
- Đọc đoạn văn Xuân về, Trả lời câu hỏi về nội dung bài văn ngắn(BT1).
- Dựa vào gợi ý, viết một đoạn văn đơn giản từ 3- 5 câu nói về mùa hè(BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số tranh ảnh về cảnh mùa hè
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- 2 học sinh đọc bài Xuân về
- HS trao đổi thảo luận nhóm bàn, trả lời các câu hỏi:
a. Dấu hiệu báo mùa xuân về?
b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp và Gv nhận xét
Bài 2: 
- Một học sinh nêu yêu cầu và câu hỏi gợi ý
- Dựa vào gợi ý viết lại đoạn văn.Cả lớp viết vào vở
- 3 học sinh đọc đoạn văn viết về mùa hè. Cả lớp nhận xét
4.Củng cố dặn dò:
- GV Tuyên dương những học sinh viết tốt 
___________________________________
Toán
Bảng nhân 5
I. Mục tiêu: 
- Lập bảng nhân 5. Học thuộc bảng nhân 5
- Thực hành nhân 5. Giải toán đếm thêm 5
II. Đồ dùng dạy học:
 Các tấm bài, mỗi tấm bìa 5 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
a. bài cũ
- Gọi 1 số HS đọc bảng nhân 4
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 5:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 5 chấm tròn. GV lấy 1 tấm gắn lên bảng: 5 chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết: 5 x 1 = 5
- GV gắn 2 tấm bìa lên bảng: 5 được lấy 2 lần, ta viết: 5 x 2 = 5 + 5 = 10
- GV gắn 3 tấm bìa lên bảng: 5 được lấy 3 lần, ta viết: 5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15
- Tương tự đến phép nhân : 5 x 10 = 50
- GV giới thiệu bảng nhân 5, yêu cầu HS học thuộc lòng bảng này.
2. Thực hành
Bài 1: 
- HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 2: 
- HS đọc bài toán. Gv hướng dẫn HS tóm tắt.
- HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng làm. Chữa bài
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV chữa bài trên bảng
3. Củng cố
- GV chấm 1 số bài và nhận xét
- GV nhận xét giờ học 
_______________________________________
 Chính tả(nghe viết)
Mưa bóng mây
I. Mục tiêu: 
- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài : Mưa bóng mây
-Làm được bài tập 2a,3b 
II. Hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc mẫu bài .Hai học sinh đọc lại. 
+ Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?
+Mưa bóng mây có đặc điểm gì lạ?
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng ? Mỗi dòng có mấy chữ?
- Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: thoáng, cười, dung dăng
- Giáo viên đọc, học sinh nghe chép bài vào vở
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu bài 2. Cả lớp làm bài tập vào vở
- 3 HS lên bảng thi điền đúng, điền nhanh: Sương mù, cây xương rồng, đất phù sa, đường xa, xót xa, thiếu sót
4.Củng cố dặn dò:
_______________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Đánh giá công tác tuần 20.
- Thảo luận phương hướng kế hoạch tuần 21 .
II. Hoạt động chủ yếu
1. Nhận xét công tác tuần 20 
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp; lớp trưởng báo cáo lên GVCN.
- GV nhận xét chung :
 + ưu điểm: 
- Lớp đi học đều không có HS vắng học.
- Khu vực vệ sinh sạch sẽ.
- Nề nếp lớp học tốt . 
 - Một số HS tích cực trong học tập.
- Chữ viết nhiều em tiến bộ rõ rệt
+Tồn tại: Một số em luyện chữ ở nhà đang còn ít.Còn có HS đang lười học, ý thức tự giác chưa cao
* Cho HS bình bầu thi đua :
+Tuyên dương HS (có ý thức xây dựng bài tốt.)
+ GV nhắc nhở một số em còn lười học, tính tự giác học tập chưa cao như Cường , Minh, Thành Trung
2. Phố biến kế hoạch tuần 21
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt vệ sinh trực nhật, nề nếp lớp học .
- Phát động phong trào xây dựng bài tốt, luyện đọc to rõ ràng, chữ viết đẹp .
- Tiếp tục công tác rèn chữ viết trong học sinh.
- GV tiếp tục kiểm tra đột xuất 10-15 phút thường xuyên .
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ về không sử dụng, tàng trữ các chất cháy nổ .( Pháo, súng diêm )
*Giáo viên nhận xét tiết học
Buổi chiều Luyện Toán
 Luyện bảng nhân 5
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Củng cố về bảng nhân 5.
- Học thuộc bảng nhân 5.
- Giải được bài toán có lời văn có một phép nhân trong bảng nhân 5.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi học thuộc bảng nhân 5.
- GV gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 5. Giáo viên cùng lớp nhận xét ghi điểm.
- GV cho học sinh chơi trò chơi đố bạn (câu hỏi là các phép tính trong bảng nhân 4)
2.Hướng dẫn HS làm tập:
a. Đối với học sinh trung bình:
a1.Tính:
 4 x 2 = 5 x 6 = 5 x 5 =
 4 x 8 = 5 x 10 = 5 x 9 =
a Mỗi cây cam có 5 quả .Hỏi 7 cây cam như thế có bao nhiêu quả?
b.Đối với học sinh khá giỏi:
b1. Tính theo mẫu:
Mẫu: 5 x 3 + 4 = 15 + 4
 = 19
 4 x 7 + 3 =. 5 x 8 + 39 =.
 =. =..
 5 x 5 + 20 = 5 x 7 + 31 =
 = =. 
b 2.Viết phép cộng và phép nhân thích hợp vào ô trống:
Cho hai số
 5 và 9
 5 và 5
 5 và 3
 Tổng
 ....+ .....=
 Tích
 .....x.....=
b 3. Mỗi bàn có 4 bạn .Hỏi 8 bàn có bao nhiêu bạn?
- HS tự đọc bài và làm bài. GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV giúp đỡ HS yếu làm bài
3. Chấm, chữa bài
- GV chấm 1 số bài và nhận xét.
_______________________________________
VSCN(tiết 1)
Tự học
Luyện tập làm văn: Tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý, viết một đoạn văn đơn giản từ 3- 5 câu nói về mùa em yêu thích.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2. Cũng cố kiến thức.
- Học sinh 3 đến 4 em nói về mùa hè 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét ghi điểm.
3. Thực hành:
Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về một mùa trong năm mà em thích theo gợi ý sau :
a)Mùa ấy bắt đầu và kết thúc từ tháng nào đến tháng nào trong năm?
b) Thời tiết có gì đáng chú ý? (mặt trời, ánh nắng, mưa, gió,.)
c) Cây trái, hoa lá trong vườn như thế nào?
d) Em thường làm việc gì vào dịp đó?
-Học sinh dựa vào gợi ý viết bài 
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ một số học sinh. 
- Giáo viên chấm một số bài nhận xét bài viết của từng em.
- 3 học sinh đọc bài trước lớp 
- Cho cả lớp nhận xét.GV đánh giá .
4. Cũng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học tuyên dương một số học sinh có ý thức.
Luyện tiếng Việt
Tự học
Hoàn thành bài tập
I. mục tiêu
- HS tự hoàn thành các bài tập. Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
- HS luyện viết chữ đẹp, đúng kích cỡ.
II. Hoạt động dạy học
1. HS tự hoàn thành các bài tập đã học
- HS kiểm tra các bài tập chưa làm và tiếp tục thực hiện để hoàn thành bài tập
- HS theo nhóm bàn, đổi chéo vở, kiểm tra bài tập của bạn
2. HS luyện viết.
- GV hướng dẫn HS luyện viết bài Đoạn 1 bài Ông Mạnh thắng thần gió
3. Chấm bài và nhận xét.
- GV chấm 1 số bài viết của HS yếu, nhận xét.
Thứ ba, ngày 20 tháng 1 năm 2009
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố bảng nhân 3, giải bài toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
1. Gv tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT
- HS đọc yêu cầu BT, GV lần lượt tổ chức cho HS làm bài và chữa bài trên bảng.
2. Bài tập luyện thêm
Bài 1: Mỗi xe mô tô có 2 bánh xe. Hỏi 6 xe mô tô có tất cả mấy bánh xe?
Bài 2: Tính:
a. 3 x 2 + 16
b. 3 x 7 + 29
c. 3 x9 - 18 
d. 3 x 6 – 17
3. Chấm và chữa bài
- GV chữa bài tập. HS đổi chéo vở BT để kiểm tra. Nhận xét bài làm của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_cac_mon_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2011_2012.doc