Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 1 - Tuần 6 đến tuần 11

Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 1 - Tuần 6 đến tuần 11

I. MỤC TIÊU

ã Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, nổi lên.

ã Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

ã Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật (cô giáo, bạn trai, bạn gái)

ã Hiểu nghĩa các từ chú giải.

ã Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.

ã GDBVMT: Ý thức giữ gìn trường, lớp luôn luôn sạch đẹp.( Khai thác trực tiếp )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ã Bảng phụ chép câu dài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (Tiết 16 )

 

doc 212 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 1 - Tuần 6 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn:20/9/2009
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
 Tiết 16+17: Mẩu giấy vụn
I. Mục tiêu
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, nổi lên.
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật (cô giáo, bạn trai, bạn gái)
Hiểu nghĩa các từ chú giải.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp.
GDBVMT: ý thức giữ gìn trường, lớp luôn luôn sạch đẹp.( Khai thác trực tiếp )
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép câu dài
III. Các hoạt động dạy học (Tiết 16 ) 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 em.
- Nhận xét ghi điểm.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Tiếp tục chủ điểm trường học, trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ đọc một chuyện thú vị - Mẩu giấy vụn, truyện này thú vị như thế nào, các em sẽ đọc truyện sẽ biết.
2. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu
- Đọc đúng ngữ điệu của các câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến; đọc phân biệt lời các nhân vật; lời cô giáo nhẹ nhàng , dí dỏm, lời bạn trai hồn nhiên, lời bạn gái vui tính, nhí nhảnh.
b) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nghĩa các từ
Đọc từng câu.
- Gọi mỗi em đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc từ khó.
Đọc từng đoạn
- Bài có 4 đoạn.
- Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
HD đọc ngắt giọng.
- Giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ chú giải.
+ Em hiểu tiếng xì xào là nhu thế nào?
+Vậy đánh bạo là ntn?
+ Hưởng ứng là gì?
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Cho lớp dọc đồng thanh đoạn 4.
- 2 em đọc bài mục lục sách.
- Trả lời câu hỏi 2, 3, 4.
- Hs nhắc lại đầu bài.
- Nghe và nhẩm thầm theo.
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp.
- Cá nhân đồng thanh các từ khó:rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, nổi lên.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc các câu:
- Lớp học rộng raĩ, sáng sủa và sạch sẽ/ nhưng không biết ai /vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào.
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! (giọng khen ngợi)
- Nào! Các em hãy lắng nghe/ và cho cô biết/ mẩu giấy đang nói gì nhé! (giọng nhẹ nhàng dí dỏm)
- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác! (giọng vui đùa, dí dỏm)
- HS lần lượt nêu nghĩa các từ chú giải.
+ Là tiếng bàn tán nhỏ của các bạn trong lớp.
+ Bạn ấy dám vượt qua e ngại để nói trước lớp.
+ Cùng đồng ý, nhất trí ủng hộ.
- Đọc bài trong nhóm đôi.( mỗi em 2 đoạn )
- 4 nhóm thi đọc .
- Bình chọn nhóm đọc hay
Tiết 17
3. Tìm hiểu nội dung bài
1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
2. Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
3. Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì?
+ Có thật đó là tiếng nói của mẩu giấy không? Vì sao?
* Đó là ý nghĩ của bạn gái. Bạn thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng ngay giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
4. Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì?
* GDBVMT: Muốn trường học sạch đẹp, mỗi HS phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Các em phải thấy khó chịu với những thứ làm xấu, làm bẩn trường lớp. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm. Mỗi HS đều có thức giữ gìn vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.
4. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
IV. Củng cố dặn dò
- Bài học muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS đọc kĩ bài. CB cho giờ sau kể chuyện.
- Dặn kĩ những em đọc còn yếu trong lớp về rèn nhiều thêm ở nhà.
* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
- Mẩu giấy vụn nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ nhìn thấy.
* Đọc thầm đoạn 2 và trả lời.
- Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì.
- Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- Đó không phải là tiếng của mẩu giấy vì giấy không biết nói.
- Phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
- 4 nhóm đọc theo vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, 1 bạn gái.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- Học sinh nêu theo ý hiểu của mình.
- Phước, ánh, Phạm Tuấn, Nguyễn Chiến.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
 Tiết 26 : 7 cộng với một số
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 7+5.
Tự lập và học thuộc bảng cộng thức 7 cộng với một số.
áp dụng phép tính cộng có nhớ dạn 7+5 để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
Que tính , bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau.
- Nhận xét cho điểm HS.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 7+5
Bước 1: Giới thiệu
- GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Bước 2: Đi tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- 7 que tính thêm 5 que tính nữa là bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nêu các cách làm của mình.
- GV hướng dẫn HS : 7 với 3 là 1 chục que tính, 1 chục que tính với 2 que tính là 12 que tính.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tự đặt tính và thực hiện phép tính. Hãy nêu cách đặt tính của em.
- Em tính như thế nào?
* Lập bảng cộng thức 7 cộng với một số và học thuộc lòng
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính:
7+4=
7+5=
7+6=
7+7=
7+8=
7+9=
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả các phép tính. GV ghi bảng kết quả.
- Cho lớp đọc đồng thanh 1 lượt.
-> Em có nhận xét gì về các số trong các công thức mà ta vừa lập.
* Gv chốt và ghi tên đầu bài lên bảng.
- Xoá dần các công thức cho HS học thuộc.
3. Thực hành (SGK-26)
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự làm bài và ghi kết quả bài làm vào SGK bằng bút chì.
Bài 2: Tính 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính các phép tính.
Bài 3: ( Có thể bỏ)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS so sánh kết quả của 7+8 và 7+3+5.
Kl: Khi biết 7+8=15 có thể viết ngay kết quả 7+3+5=15.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài sau đó lên bảng ghi tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tự trình bày bài giải.
- Tại sao lại lấy 7+5?
- Đây là dạng toán nào đã học?
Bài 5: ( Có thể bỏ)
- Gọi 1 em đọc đề bài.
- Viết lên bảng 7...6=13 và hỏi: Cần điền dấu ‘+’ hay dấu (-) Vì sao?
- Yêu cầu HS đọc lại phép tính.
- Viết lên bảng7...3...7 11 và yêu cầu HS suy nghĩ để điền được dấu thích hợp
- Yêu cầu HS làm bài.
IV. Củng cố dặn dò
- Gọi 1 số HS đọc lại bảng công thức cộng 7 với một số.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò: về nhà học thuộc công thức. CB bài sau
- HS1: Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau.
Hà cao : 88cm
Ngọc cao hơn Hà: 5cm
Ngọc cao :....cm?
- HS2: tính
 48+7+3=58
 29+5+4=38
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng.
- Thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- Là 12 que tính.
- Trả lời.
- Đặt tính.
- Viết 7 rồi viết 5 dưới 7, viết dấu cộng kẻ vạch ngang.(3 HS trả lời)
- Tính từ phải sang trái: 7 cộng 5 bằng 12 viết 2 thẳng 7 và 5, viết 1 ở cột chục. (3 HS trả lời)
- Thao tác trên que tính.
- HS nối tiếp nhau nêu
7+4=11
7+5=12
7+6=13
7+7=14
7+8=15
7+9=16
- Học sinh đọc
- Số hạng thứ nhất đều là 7..
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Thi học thuộc các công thức.
- Tự làm bài, sau đó đổi chéo để kiểm tra bài nhau.
 7+4= 7+6= 7+8 = 7+9=
 4+7 = 6+7= 8+7 = 9+7=
- Tự làm bài.
- Nhận xét bài bạn.
*Tính nhẩm
- Làm bài, nhận xét bài bạn.
7+5 = 12 7+6 =13
7+3+2 = 12 7+3+3=13
7+8 = 15 7+9 =16
7+3+5 = 15 7+3+6=16
Tóm tắt
Em :7 tuổi
Anh hơn em:5 tuổi
Anh.... : tuổi?
Bài giải
Số tuổi của anh là:
7+5=12 (tuổi)
Đáp số: 12 tuổi
- Vì em 7 tuổi, anh lại hơn em 5 tuổi, muốn tính tuổi anh ta phải lấy tuổi em cộng với phần hơn.
- Dạng toán nhièu hơn.
* Đọc đề bài.
- Điền dấu + vì 7+6=13.
- Đọc 7+6= 13
- Suy nghĩ và trả lời 7-3+7=11
- 3 đến 5 em đọc lại bài.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
An toàn giao thông
Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn
I. Mục tiêu
HS biết đi bộ biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau.
HS biết quan sat phía trước khi đi đường.
HS biết chọn nơi qua đường an toàn.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh SGK.
Phiếu học tập ghi các tình huống của HĐ3
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng
HĐ2: Quan sát tranh.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ SGK thảo luận nhận xét các hành vi đúng sai trong mỗi bức tranh.
- Treo tranh.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày và giải thích lý do.
Kl: Khi đi bộ trên đường, các em cần thực hiện đi trên vỉa hè, luôn nắm tay người lớn.
HĐ3: Thực hành theo nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 câu hỏi tình huống. Các nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết tình huống đó.
- Gọi các nhóm trình bày
KL:Khi đi bộ các em cần quan sát đường đi, không mải nhìn quầy hàng hoặc vật lạ hai bên đường, chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn. Cần quan sát kĩ xe qua lại khi qua đường, nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ.
IV. Củng cố dặn dò
- Luôn nhớ và chấp hành đúng ngững quy định khi đi bộ và qua đường.
- Hs nhắc lại tên bài
- 4 nhóm quan sát 4 tranh và thảo luận để đưa ra hành vi đúng sai.
- Hs quan sát và thực hiện thteo yêu cầu của giáo viên
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- 4 nhóm thảo luận 4 tình huống
- Các nhóm trình bày.
TH1: Đi sát bên lề đường, đường hẹp  ...  và quất nhẹ vào lưng bạn. Bạn này nhanh chóng đứng lên chạy 1 vòng rồi về ngồi vào vị trí cũ.
- HS chơi thử và chơi chính thức.
- Tập trong nhóm.
- Trình diễn trước lớp.
- Thực hiện cùng học sinh
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2009
Toán
 Tiết 55 : Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về:
Các phép trừ có nhớ dạng 12- 8, 32- 8, 52-28.
Tìm số hạng trong một tổng.
Giải bài toán có lời văn. Biêu tượng về hình tam giác.
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài tập5.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chữa bài
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu 3 em lên bảng làm bài, mỗi em làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Gọi HS chữa bài và nêu cách đặt tính và cách tính các phép tính đó.
Bài 3:
_ Yêu cầu HS nhắc lại cáh tìm một số hạng
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 1 em lên tóm tắt bài.
- Gọi 1 em lên bảng làm bài các em khác làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 5:
- Vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác trắng.
- Yêu cầu HS dếm số hình tam giác xanh.
- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác ghép nửa xanh nửa trắng.
- Có tất cả bao nhiêu hình tam giác?
- Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng.
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS ôn lại bài
-HS1: Đặt tính rồi tính:
82- 44, 72- 26.
- HS2: Tìm x: x+16=42, 51+x=72.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả.
12-3= 12-5= 12-7= 12-9=
12-4= 12-6= 12-8= 12-10=
- Đặt các số đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Làm bài cá nhân.
- Nhận xét bài bạn.
- 6 em lần lượt nêu cách trừ.
 Giảm tải
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Làm bài cá nhân.
x+18=52 x+24=62 27+x=82
 x=52-18 x=62-24 x=82- 27
 x=34 x=38 x=55
- Chữa bài và tự kiểm tra bài mình.
Tóm tắt
Gà và thỏ:42 con
Thỏ :18 con
Gà :...con?
Bài giải
Số con gà có là:
 42- 18= 24 (con)
 Đáp số: 24 con
- 4 hình.
- 4 hình.
- 2 hình.
- Có tất cả 10 hình tam giác.
- Khoanh vào chữ D.
2- 4 em nhắc lại. và nhận xét cho nhau.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Chính tả
 Tiết 20 : Cây xoài của ông em
I. Mục tiêu
Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn Ông em trồng.......bàn thờ ông.
Phân biệt g/gh, s/x, ; ươn/ ương.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét bài trên bảng.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn nghe viết
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GVđọc đoạn cần chép.
- Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp?
- Mẹ làm gì đến khi mùa xoài chín?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn trích có mấy câu?
- Gọi HS đọc đoạn trích.
c) Viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ: trồng, lẫm chẫm, nở, quả, những.
d) Viết chính tả
- Đọc bài lại một lần. Đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho HS viết.
g) Soát lỗi.
- Chấm bài.Chấm 5- 6 bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm nhanh các tiếng có âm đầu g/ gh.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 bảng nhóm. Trong 5 phút các đội phải tìm và ghi các tiếng, từ ngữ tìm được có tiếng mang âm đầu g/ gh.
- Tổng kết cuộc chơi, đội nào tìm nhiều tiếng hơn là đội đó thắng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài, sau đó cho các em tự làm bài, 1 em lên bảng làm.
4. Củng có dặn dò
- hôm nay học những nội dung gì? co cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về nhà viết lại bài.
- Viết các từ có g, gh, s, x đứng đầu
- Cả lớp viết vào nháp.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- 1 em đọc lại, lớp nhẩm theo
- Hoa nở trắng cành, chùm quả to, đu đưa theo gió mùa hè, quả chín vàng.
-Mẹ chọn những quả chín vàng thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông.
- 4 câu.
- 2 HS đọc.
- Đọc và viết bảng con các từ khó.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát bài: Tự soát và đổi vở
Nghe rút kinh nghiệm.
- Mỗi đội 4 em làm bài ghi các từ tìm được vào bảng nhóm.
VD: gà, gạo, gáo, gối, gánh, gội...
ghép, ghềnh, ghi, ghé, ghét......
- Làm bài:
- Đáp án: sạch, sạch, xanh, xanh, thương, thương, ươn, đường.
- Hs nêu lại và nhận xét cho nhau.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Tập làm văn
 Tiết 11 : Chia buồn, an ủi
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng nghe và nói.
Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác.
Biết nói an ủi.
Viết bức thư ngăn để hỏi thăm ông bà.
Biết nhận xét bạn.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2 tuần 10.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Khi thấy người khác buồn em phải làm gì?
- Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay dạy các em biết nói lời an ủi với ông bà hay những người già xung quanh mình.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Em sẽ hỏi thăm ông bà của em bị mệt ra sao?
- Em sẽ hỏi ông bà cần uống thuốc nghỉ ngơi hay bồi dưỡng thế nào để sức khoẻ mau chóng bình phục?
- Em có thể giúp được việc gì để ông bà vui và quên đi sự mệt nhọc? (chú ý những công việc đơn giản mà em có thể làm được như lấy nước uống, pha sữa, bóc cam, quạt mát...
+ Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói.
Bài 2:
- Treo tranh và hỏi tranh vẽ gì?
- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà?
- Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì sảy ra với ông?
- Nếu em là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông?
- Nhận xét tuyên dương HS nói tốt.
Bài 3:
- Phát bảng nhóm cho HS.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm bài.
- Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS nghe.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của HS .
- Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe.
3. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì? con cần ghi nhớ nội dung gì? qua bài hôm nay?
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS viết bưu thiếp thăm hỏi người thân ở xa. CB bài mới
- Đọc bài tập 2.
- Hs nêu theo ý hiểu và bổ xung cho nhau
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi, ông mệt à cháu lấy nước cho ông uống nhé.
- Hs nêu theo ý hiểu và bổ sung cho nhau
- Hai bà cháu đứng cạnh 1 cây non đã chết.
- Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác.
- Ông bị vỡ kính.
- Ông ơi, kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới.
- Hs nêu theo ý hiểu
- Nhận bảng nhóm.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 5 em đọc bài làm.
Móng cái ngày 24 tháng 11 năm 2008
Ông bà kính mến!
 Hôm nay, bố mẹ cháu về quê, cháu viết mấy dòng này gởi về thăm ông bà. Dạo này ông bà có khoẻ không? Cơn bão vừa qua ở quê có làm nhà cửa cây cối bị làm sao không ạ?
Cháu mong đến hè lại được về quê thăm ông bà. Cháu xin kính chúc ông bà luôn luôn mạnh khoẻ.
Cháu của ông bà
Thảo
- Học sinh nêu và nhận xét cho nhau
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
...................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Sinh hoạt
Nhận xét chung tuần 11
I. Đánh giá chung về mọi hoạt động
 1) Nề nếp:
 - Nhìn chung các em đã thực hiện một số nề nếp của lớp tương đối tốt : Như đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối đẹp, trong lớp trật tự chăm chú nghe giảng. Thực hiện mặc đồng phục đều. Có đầy đủ sách vở.
2) Học tập:
Có nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài như em Thảo, Tâm Phước, Hương, Ngọc Anh, Ng.Tú
Phê bình các em còn lười học: P.Tú, Chiến, ánh
- Hay nói chuyện trong giờ học: Chiến, Chúc, Ngọ
 3) Đạo đức:
Nhìn chung các em có đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người HS. Nói năng lễ phép.
- Còn một số em có tư thế tác phong chưa nhanh nhẹn, viết bài còn chậm, đôi khi còn nói chuyện trong lớp. Chưa biết giữ gìn vệ sinh lớp yêu cầu các em cần khắc phục ngay.
- Một số em chữ viết còn xấu: 2 Chiến, Dũng, ánh, Tú, đã tiến bộ nhưng chưa nhiều.
4) Thể dục, vệ sinh:
- Các em đã có nhiều tiến bộ, tự giác làm trực nhật lớp sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân đã có tiến bộ hơn tuần qua.
II. Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục ổn định mọi nề nếp
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Soạn sách vở đầy đủ.
- Tham gia giữ vệ sinh chung.
- Phát động phong trào thi đua chào mừng 20/11

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6,7,8,9,10.11..doc