Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn tiếng việt lớp hai

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn tiếng việt lớp hai

Đồ dùng dạy học với tư cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh được sử dụng đúng quy trình, phù hợp với đặc trưng bộ môn. Đồ dùng dạy học không những đóng vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên mà còn cung cấp nội dung thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành được ở học sinh những phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

 Nghị quyết 40/2000 - QH 10 của Quốc Hội nước ta về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ : “Đối với nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.

 Sử dụng đồ dùng dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học và hoạt động theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá người học trong hoạt động học tập rèn luyện ; phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh.

 Đồ dùng dạy học đẩy mạnh được hoạt động nhận thức của học sinh. Giúp học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, hợp lý hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh.

 Với tầm quan trọng của ĐDDH và những thực trạng mà tôi đã nêu ra từ đồng nghiệp cũng chính là tồn tại của bản thân. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ và tìm ra “một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt lớp Hai”.

 

doc 11 trang Người đăng huyennguyen1411 Lượt xem 3710Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn tiếng việt lớp hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP HAI.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
a) Tầm quan trọng của vấn đề :
 	Đồ dùng dạy học với tư cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh được sử dụng đúng quy trình, phù hợp với đặc trưng bộ môn. Đồ dùng dạy học không những đóng vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên mà còn cung cấp nội dung thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành được ở học sinh những phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
 Nghị quyết 40/2000 - QH 10 của Quốc Hội nước ta về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ : “Đối với nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.
 Sử dụng đồ dùng dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học và hoạt động theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá người học trong hoạt động học tập rèn luyện ; phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh.
 Đồ dùng dạy học đẩy mạnh được hoạt động nhận thức của học sinh. Giúp học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, hợp lý hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh.
 Với tầm quan trọng của ĐDDH và những thực trạng mà tôi đã nêu ra từ đồng nghiệp cũng chính là tồn tại của bản thân. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ và tìm ra “một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt lớp Hai”.
b) Giới hạn và phạm vi nghiên cứu :
* Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 2B. Trường Tiểu học số 1 Duy Vinh
	* Phạm vi nghiên cứu : Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 ở các phân môn : Tập đọc - Chính tả - Kể chuyện - Tập viết.
c) Thực trạng trước khi áp dụng đề tài :
 Qua những năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng đồ dùng dạy học ở giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. 
	Về phần giáo viên qua dự giờ, thao giảng việc sử dụng đồ dùng dạy học còn một số tồn tại như sau : 
	- Việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng dạy học chưa đúng mục đích, chưa bám sát mục đích đã định của bài học, sử dụng chưa đúng lúc làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh, ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu của các em. 
	- Sử dụng đồ dùng dạy học chưa đúng chỗ, xác định vị trí của đồ dùng, trình bày ở nơi chưa hợp lí để mọi học sinh trong lớp quan sát được. 
	- Sử dụng chưa đúng mức độ, chưa phù hợp mục đích, yêu cầu bài học, chưa đúng đặc trưng bộ môn Tiếng Việt, chưa phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.
 Về phía học sinh, nhược điểm của các em quan sát không có chủ định. Nhìn vào bức tranh, ảnh các em thường không tập trung chú ý vào những nhân vật, sự vật chủ yếu thể hiện nội dung cơ bản của bài học, mà lại chú ý những đối tượng mà mình ưa thích, dù đấy chỉ là những đối tượng thứ yếu. 
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
 Sử dụng ĐDDH trong dạy - học Tiếng Việt nhằm mục đích giúp cho giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. Hoạt động học sinh tham gia quá trình sử dụng ĐDDH, điều chủ yếu là bồi dưỡng cho các em phương pháp suy nghĩ, diễn tả, nghiên cứu phương pháp, giải quyết vấn đề.
 Để phát huy hết tác dụng của ĐDDH, điều quan trọng nhất là phải xác định đúng các tình huống sư phạm, phù hợp với đặc trưng bộ môn, trong từng tiết học cụ thể. Tình huống sư phạm sẽ quy định thời điểm, phương pháp và mức độ khai thác nội dung các ĐDDH trong quá trình lên lớp. Hoạt động nhận thức của học sinh từ chưa biết đến hiểu biết, đến kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng vào thực tiễn. Lê-Nin đã từng khẳng định con đường biện chứng của nhận thức là : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của dẫn chứng chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”.
 Sử dụng ĐDDH trong quá trình dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, bằng hành động vật chất, bằng ngôn ngữ bên ngoài tác động vào cảm giác để chuyển thành ngôn ngữ bên trong phù hợp với đặc điểm của học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2. Trên cơ sở đó, hình thành các khái niệm, định luật, luận thuyết khoa học.
C. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
 Trong những năm học này, toàn ngành hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 5 nội dung mới trong đó có nội dung “Nói không với đọc - chép trong dạy học” nội dung này phù hợp với phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”. Đây là nội dung thiết yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, giúp học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách con người Viêt Nam XHCN, kích thích sự hứng thú nhận thức của học sinh. Với tầm quan trọng như thế, nhưng trong thực tiễn giảng dạy hiện nay vẫn còn một số giáo viên chưa nắm được nguyên tắc sử dụng, chưa coi trọng việc sử dụng ĐDDH, trong dự giờ đồng nghiệp vẫn còn tồn tại : sử dụng ĐDDH chưa hiệu quả, chưa phát huy tác dụng, chưa khoa học ...
 Để nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH, thực hiện nghiêm túc việc “Không đọc chép trong dạy - học” và khắc phục những tình trạng nêu trên, tôi đã suy nghĩ và tìm ra : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ĐDDH môn Tiếng Việt lớp Hai”.
D. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
 Để nâng cao hiệu quả sử dụng ĐDDH, tôi đã thực hiện một số biện pháp trong từng phân môn ở môn Tiếng Việt, đảm bảo theo các nguyên tắc cơ bản :
 + Sử dụng đúng mục đích.
 + Sử dụng đúng lúc.
 + Sử dụng đúng chỗ.
 + Sử dụng đúng mức độ.
 Cụ thể là :
a) Biện pháp 1 : Sử dụng tranh ảnh, mẫu vật trong phân môn tập đọc :
* Thời gian thực hiện :
	Sử dụng tranh ảnh minh hoạ, mẫu vật để vào bài mới, khai thác tìm hiểu nội dung, giải nghĩa từ cần thiết.
* Biện pháp thực hiện : 
 Trong phân môn tập đọc, sử dụng ĐDDH chủ yếu nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ nội dung thơ văn tốt hơn. Việc sử dụng ĐDDH trong phân môn tập đọc rất cần thiết, song tôi luôn căn cứ vào nội dung từng bài đọc cụ thể mà lựa chọn những đồ dùng dạy học cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu cần và đủ, giúp cho bài giảng đạt được mục đích đã định.
 Hầu hết các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đều có tranh ảnh minh hoạ. Đó là nguồn thông tin trực quan hình tượng quan trọng cần khai thác trong giờ tập đọc. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy tôi luôn dành thời gian thích hợp để học sinh quan sát và khai thác kĩ nội dung tranh minh hoạ nhằm dẫn dắt các em vào bài học mới được tốt hơn. Bên cạnh đó, tôi còn dùng để hướng dẫn các em tìm hiểu bài, hoặc dùng để giải thích từ ngữ cần thiết, vừa có tác dụng củng cố tri thức, kỹ năng học tập vừa góp phần tạo ra không khí học tập hứng thú sinh động.
 + Ví dụ 1 : Bài : Câu chuyện bó đũa.
 - ĐDDH : tranh minh họa trong SGK/142
 - Vật mẫu : 1 bó đũa. 
 Đây là câu chuyện khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Với bài này, tôi đã hướng dẫn học sinh quan sát tranh, tìm hiểu nội dung tranh vẽ những gì ? Sau 2 phút quan sát tranh, học sinh trả lời tranh vẽ : Một người bố cầm trong tay bó đũa và bốn người con đang đứng xung quanh người bố, nghe bố nói điều gì. GV vào bài : Để xem người bố khuyên các con điều gì, cô cùng các em tìm hiểu nội dung bài : Câu chuyện bó đũa.
 Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi vẫn sử dụng bức tranh ấy để hướng dẫn các em khai thác nội dung.
	Ví dụ : Câu1 : Câu chuyện này có những nhân vật nào ? 
	Học sinh nhìn vào tranh và nói được ngay có 5 nhân vật : ông cụ và 4 người con. Đến đoạn tìm hiểu : Một chiếc đũa được ngầm so sánh gì ? Bó đũa được ngầm so sánh gì ?
	 Để giúp các em cảm nhận được một chiếc đũa được ngầm so sánh với từng người con, với sự chia rẽ, với sự mất đoàn kết. Tôi đã sử dụng mẫu vật bó đũa, tháo bó đũa tách ra từng chiếc đũa để các em thấy rõ sự chia rẽ, sự mất đoàn kết. Tôi gộp bó đũa lại được ngầm so sánh với 4 người con, với sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, với sự đoàn kết. Tôi kết hợp giảng từ “đoàn kết” là yêu thương, đùm bọc nhau, chung sức lại để làm việc. 
 + Ví dụ 2 : Sông Hương.
 + ĐDDH : Tranh minh hoạ Sông Hương. 
 + Mẫu vật : Hoa phượng vĩ.
 Tôi cho học sinh quan sát tranh minh hoạ “sông Hương”. Học sinh quan sát trong 2 phút, nêu nội dung tranh vẽ : Tranh vẽ một dòng sông, có chiếc cầu, có những chiếc thuyền lướt trên mặt nước, có hoa phượng vĩ nở đỏ rực. Học sinh nêu xong nội dung tranh vẽ, tôi vào bài : Tranh vẽ một cảnh đẹp rất độc đáo của thành phố Huế đó là Sông Hương. Qua bài học này cô cùng các em tìm hiểu cảnh đẹp độc đáo ấy. Lời vào bài cũng gợi cho các em óc tò mò, lôi cuốn các em đi vào bài học.
 Trong phần tìm hiểu bài, tôi sử dụng tiếp nội dung tranh minh hoạ để hướng dẫn các em khai thác nội dung.
 Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu : Vào mùa hè, Sông Hương đổi màu như thế nào ? (Học sinh đọc thầm đoạn 2 trong bài để trả lời) : Vào mùa hè : Sông Hương thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Sau khi học sinh trả lời xong tôi lại đặt vấn đề cho các em suy nghĩ : Do đâu có sự thay đổi ấy ? Tôi lại treo tranh, gợi mở chỉ trên hình ảnh cho các em nhận rõ những cây phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Từ đó các em suy nghĩ trả lời : Do hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ in bóng xuống dòng nước. Kết hợp cho học sinh quan sát vật mẫu “hoa phượng vĩ” để giảng từ “đỏ rực”.
Biện pháp 2 : Sử dụng đồ dùng dạy - học trong phân môn Kể chuyện : 
 Phân môn kể chuyện có nhiệm vụ rèn luyện trí nhớ cho học sinh. Có ghi nhớ nội dung các em mới kể chuyện lưu loát, trôi chảy, diễn cảm. Ở lớp Hai, điểm khác biệt về nội dung phân môn kể chuyện là sự gắn bó chặt chẽ với phân môn tập đọc. Nội dung cả 31 tiết kể chuyện đều là kể lại những câu chuyện các em đã học trong các bài tập đọc 2 tiết mở đầu mỗi tuần, nhờ thế các em kể lại chuyện một cách tự tin.
 Điểm mới về nội dung phân môn kể chuyện là sử dụng hệ thống tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý làm điểm tựa để cho các em thực hành kể chuyện. Để phát huy hiệu quả sử dụng tranh minh hoạ, tôi đã chú trọng việc hướng dẫn, gợi mở cho các em quan sát các hình ảnh minh hoạ, hướng sự chú ý của các em vào những chi tiết quan trọng về các nhân vật ... ọc.
 Khi hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con tôi lưu ý : Học sinh luyện viết chữ trên mặt bảng con có dòng kẻ ô li. Ngồi viết đúng tư thế ; biết cách cầm phấn và trình bày chữ viết trên dòng kẻ ở bảng con đúng, đủ yêu cầu. Học sinh có thói quen giơ bảng, hạ bảng, xoá bảng bảo đảm yêu cầu, hợp vệ sinh. 
 c. Vở Tập viết :
 Vở tập viết lớp 2 do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành là phương tiện luyện tập thực hành quan trọng của học sinh. Nội dung mỗi bài tập viết được thiết kế trên 2 trang vở có chữ viết mẫu trên dòng kẻ li, cấu trúc như sau :
 (Trang lẻ) : 
 - Tập viết ở lớp ( kí hiệu l ), bao gồm các yêu cầu tập viết như sau :
 + 1 dòng chữ cái viết hoa cỡ vừa ;
 + 2 dòng chữ cái viết hoa cỡ nhỏ ;
 + 1 dòng viết ứng dụng (chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa) cỡ vừa ; 
 + 1 dòng viết ứng dụng (chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa) cỡ nhỏ ;
 + 3 dòng viết ứng dụng (cụm từ có chữ viết hoa) cỡ nhỏ.
 - Tập viết nghiêng (tự chọn) - kí hiệu «.
 (Tranh chẵn) :
 - Luyện viết ở nhà (kí hiệu n )
 - Tập viết nghiêng (tự chọn - kí hiệu «)
 Sau chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút (dấu chấm) tôi cho các em xác định rõ đó là điểm đặt bút bắt đầu viết một chữ cái, giúp các em biết viết đúng khoảng cách giữa các chữ. Trước khi bắt đầu luyện tập viết bài vào vở ở mỗi dòng tôi cho các em tô lại chữ mẫu nhằm giúp các em xác định đúng điểm đặt bút, điểm dừng bút, viết đúng quy trình viết chữ.
 - Tôi nhắc các em nắm vững yêu cầu tập viết (viết chữ gì, viết bao nhiêu dòng, mỗi chữ viêt cách nhau một con chữ “o”). 
 - Tôi yêu cầu các em nhớ lại hình dạng, quy trình viết chữ đã học và luyện tập trên bảng con, dựa vào điểm đặt bút ở dòng kẻ trên trang vở để viết cho đúng mẫu, rõ ràng, sạch sẽ. Không viết dở dang 1, 2 chữ trong cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ. 
Biện pháp 4 : Sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn Chính tả :
Phân môn chính tả nhằm rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng nghe cho học sinh. Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếngViệt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ...). Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ ...
 Đồ dùng trong phân môn chính tả gồm có : Bảng phụ, bảng con, tranh ảnh, mẫu vật, ...
Biện pháp thực hiện :
Bảng phụ :
+ Tôi dùng bảng phụ để viết các bài tập chép, các bài tập chính tả cần luyện tập trong tiết học, khi lên lớp, tôi không phải viết trên bảng nhóm, giành thêm được thời gian gợi mở, hướng dẫn học sinh làm bài tập, uốn nắn những sai sót, giúp cho việc tiến hành giờ học thuận lợi hiệu quả.
	+ Tôi dùng bảng phụ tổ chức cho các nhóm học sinh thi làm đúng, làm nhanh các bài tập trước lớp. Trong quá trình các nhóm thực hiện có thể bộc lộ những thiếu sót, đó là dịp thuận lợi để tôi phát hiện, nhận xét, uốn nắn kịp thời những sai sót đó.
b. Bảng con : 
 + Tôi cho học sinh sử dụng bảng con để luyện tập viết từ khó trước khi viết bài vào vở. Bên cạnh đó, học sinh dùng để điền âm, vần, dấu thanh ,viết từ chứa tiếng có vần đã cho trong các bài tập chính tả.
 c. Tranh ảnh, mẫu vật :
+ Hệ thống từ ngữ để học sinh luyện viết chính tả khá phong phú, đa dạng nhằm cung cấp, củng cố, mở rộng vốn từ cho học sinh. Để giúp các em hiểu và viết đúng một số từ ngữ đề cập đến những sự vật, sự việc, hiện tượng xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ ngữ của các em. Đặc biệt đối với những bài các em chưa học tập đọc, tôi đã sử dụng các loại tranh ảnh mẫu vật sau :
Ví dụ 1 : Bài Trâu ơi !
 Trong đoạn viết có từ “Cấy cày” học sinh hay viết sai là cái cầy, do các em chưa hiểu được nghĩa của từ. Để giúp các em hiểu được nghĩa của từ “Cấy cày” tôi sưu tầm tranh vẽ nghề nông, chúng tôi chỉ hình ảnh cô gái và giảng giải : Đây là hình ảnh cô gái đang cấy lúa trên ruộng. Tay trái cầm một nắm mạ chưa cấy, tay phải cầm một nắm mạ đang cấy xuống ruộng. Cô cấy lúa rất thẳng hàng (chỉ hàng mạ đang cấy). Sau đó tôi cho học sinh quan sát tiếp hình ảnh con trâu đang cày ruộng. Nhờ hình ảnh “cấy lúa”, “cày ruộng” học sinh viết đúng từ “Cấy cày”. 
 Ví dụ 2 : Con chó nhà hàng xóm. 
 Trong đoạn viết có từ “Cún Bông” chúng tôi cho học sinh xem mẫu vật con Cún Bông (đồ chơi của trẻ em được làm bằng bông) để các em quan sát, tạo được sự hứng thú trong học tập,khắc sâu vốn từ cho học sinh.
Biện pháp 5 : Tự làm thêm một số đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt : 
 Ngoài những đồ dùng dạy học sẵn có, tôi còn tự làm thêm một số đồ dùng có chất lượng nhằm phục vụ giảng dạy môn Tiếng việt đạt hiệu quả cao hơn.
 + Thẻ từ :
 . Vật liệu : bảng con cắt đôi, nam châm nhỏ.
 . Cách sử dụng : Dùng để viết sẵn các từ khó cần luyện đọc cho học sinh trong các tiết tập đọc. Ngoài ra, dùng để hướng dẫn học sinh sắp xếp các từ ở mỗi nhóm thành câu thích hợp và dùng để chơi trò chơi gắn từ thích hợp với hình vẽ tương ứng.
 Ví dụ : Trong phân môn tập đọc, khi dạy bài : Sông Hương, tôi nghiên cứu chọn ra một số từ khó để rèn đọc cho học sinh yếu như : sắc độ, thảm cỏ, trăng sáng, dát vàng, đặc ân, ... tôi viết những từ đó vào thẻ từ. Khi dạy phần luyện đọc từ khó chúng tôi gắn thẻ từ lên bảng lớp để cả lớp cùng quan sát, gọi học sinh yếu lên đánh vần - đọc trơn từ cần rèn.
 Trong phân môn Luyện Từ và Câu : Nhằm giúp các em có kĩ năng tạo câu với từ cho sẵn, tôi ghi sẵn các từ vào thẻ từ và sắp xếp như sau :
thật tươi
Cô dạy
tập viết
Chúng em
học bài
Cô mĩm cười
 Các em dùng thước nối các cụm từ ở bên trái với cụm từ ở bên phải. Chú ý làm sao để các cụm từ có cùng chung nét nghĩa thì câu tạo thành mới có nghĩa. 
 Hiệu quả sử dụng : Giảm được thời gian viết từ khó trong khi luyện đọc. Kích thích được sự hứng thú nhận thức trong học tập. Hợp lí hoá trong quá trình hoạt động dạy - học.
 + Thẻ A, B, C :
	Vật liệu : giấy trắng in chữ A, B, C dán vào ống hút. Mỗi em có ba thẻ A, B và C. 
 Cách sử dụng : Dùng để làm các bài tập thực hành trắc nghiệm trong phân môn Tập đọc, ngoài ra còn sử dụng ở các môn Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã Hội. Các em sẽ chọn ý đúng và giơ lên theo quy định của giáo viên. 
VD : Thường bài tập trắc nghiêm có ba ý (a, b, c) nếu chọn ý a, các em giơ thẻ A, nếu chọn ý b, các em giơ thẻ B, chọn ý c, giơ thẻ C.
 . Hiệu quả sử dụng : Kích thích được sự hứng thú trong học tập, tích cực hoá hoạt động học tập của các em.
E. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 Sau khi nghiên cứu,thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả. Kết quả đạt được như sau :
 + Về phía giáo viên :
 Trong quá trình nghiên cứu bài dạy, tôi đã nghiên cứu kĩ phần chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng bài khai thác hết các khía cạnh tích cực của nó, tận dụng hết các chức năng để trình bày, giảng giải, khai thác kiến thức, đồng thời tôi hướng dẫn học sinh quan sát, nghiên cứu khám phá để truyền thụ tốt nhất nội dung bài học.
 Tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học đúng vào thời điểm cần thiết để khai thác truyền thụ một cách hợp lý, giúp học sinh quan sát, tiếp nhận nội dung một cách thuận lợi. Mỗi bước lên lớp khi đồ dùng đã được sử dụng xong chúng tôi cất đi trước khi sử dụng đồ dùng dạy học khác.
 Tôi luôn xác định đúng vị trí trình bày ở một nơi hợp lý nhất trên lớp, phù hợp với góc nhìn, đảm bảo đủ ánh sáng để học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp đều có thể quan sát dễ dàng.
 Mỗi đồ dùng dạy học chứa nhiều nội dung kiến thức khác nhau. Có những kiến thức giới hạn thống nhất với nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, song cũng có những kiến thức bổ sung, mở rộng làm rõ thêm một số chi tiết, giúp cho học sinh hiểu một cách đầy đủ hơn. Vì vậy khi sử dụng tôi khai thác đúng mức độ, phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đúng đặc trưng phân môn, phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.
 Qua các tiết dự giờ của ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp, tôi được nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá cao về việc sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả, phát huy được tác dụng, đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục cao.
 Kết quả : Các em biết quan sát đồ dùng một cách có tổ chức, có kế hoạch, có suy nghĩ, biết tư duy một cách độc lập, linh hoạt, sáng tạo, biết ghi nhớ một cách hợp lí, khoa học, biết tưởng tượng một cách chính xác, đúng hướng.
 Trí tuệ các em được phát triển, đã hình thành ở các em thói quen độc lập suy nghĩ, nhìn nhận, phê phán, thói quen nhận thức vấn đề một cách có căn cứ khoa học.
 Trong giờ học Tiếng Việt các em rất hứng thú, hồ hởi khi được sử dụng đồ dùng dạy.
 Kết quả chất lượng môn Tiếng Việt của lớp như sau :
LỚP
TSHS
Thời 
Điểm
 GIỎI
 KHÁ
 T BÌNH
 YẾU
T BÌNH á
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2B
33/20
GKI
11
33,3
15
45,4
05
12,5
02
6,1
31
93,9
GKII
14
42,4
13
39,4
05
12,5
01
3.0
32
97.0
Hội thi vở sạch chữ đẹp đạt giải nhất đồng đội.
G. KẾT LUẬN :
 Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên, có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xão.
 Đối với học sinh tiểu học, đồ dùng dạy học đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xão. Như Lê Nin đã từng khẳng định con đường biện chứng của nhận thức là : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.
	Tác giả
	Lê Thị Bích Phương
H. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
 1. Nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên ở các phân môn Tập đọc - Chính tả - Kể chuyện - Tập viết. Nhà xuất bản Giáo dục.
 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên tiểu học Chu kỳ III 2003- 2007 (tập một). Nhà xuất bản Giáo dục.
 3. Chuyên để Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng việt 2 của Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất bản Giáo dục. 
 4. Chuyên đề : ''Đổi mới phương pháp dạy - học'' của bộ phận tiểu học (Phòng Giáo dục& Đào tạo Duy Xuyên).

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PHUONG 2021.doc.doc