Một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán lớp Hai - Hồ Thị Hòe

Một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán lớp Hai - Hồ Thị Hòe

II. LÍ DO VÀ CƠ SỞ VIẾT ĐỀ TÀI:

1.Lí do viết đề tài:

 Năm học 2002 – 2003 toàn ngành giáo dục chúng ta bước vào công tác thay sách đầu tiên. Đánh dấu một bước ngoặc cho sự phát triển của nền giáo dục hiện đại nước nhà. Bản thân tôi cảm thấy chắc chắn thuận lợi nhưng khó khăn cũng không phải là ít đối với ngành giáo dục của chúng ta. Là những người giáo viên đứng trên bục giảng, nhiệm vụ của giáo viên là làm thế nào cho các em hiểu và nắm chắc được kiến thức tốt để các em có thể tiếp tục lên lớp trên tiếp thu một cách thuận lợi nhất.

 Việc chúng ta cung cấp cho các em nắm chắc kiến thức đã khó thì việc hướng dẫn cho các em hình thành kĩ năng về tính toán lớp một lại càng khó hơn. Vì thế đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp thích hợp thì việc giảng dạy của chúng ta mới có hiệu quả cao thực sự. Môn toán ở lớp một chính là nền tảng cho các em học tốt các lớp trên. Làm thế nào để nâng cao chất lượng học môn toán cho các em lớp 2, đó là một việc làm tôi đã trăn trở suy nghĩ từ trong thời gian hè khi bắt đầu học thay sách về kiến thức . Tôi thấy môn toán có phần nâng cao hơn kiến thức cũ khá nhiều, kể cả loại toán đơn, toán giải, toán nâng cao.

 

doc 37 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán lớp Hai - Hồ Thị Hòe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN 
LỚP HAI
Họ và tên: HỒ THỊ HÒE
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Khuyến- Bảo Lộc
Công tác được giao: Chủ nhiệm lớp 2A1 - Năm học 2011- 2012
II. LÍ DO VÀ CƠ SỞ VIẾT ĐỀ TÀI:
1.Lí do viết đề tài:
 Năm học 2002 – 2003 toàn ngành giáo dục chúng ta bước vào công tác thay sách đầu tiên. Đánh dấu một bước ngoặc cho sự phát triển của nền giáo dục hiện đại nước nhà. Bản thân tôi cảm thấy chắc chắn thuận lợi nhưng khó khăn cũng không phải là ít đối với ngành giáo dục của chúng ta. Là những người giáo viên đứng trên bục giảng, nhiệm vụ của giáo viên là làm thế nào cho các em hiểu và nắm chắc được kiến thức tốt để các em có thể tiếp tục lên lớp trên tiếp thu một cách thuận lợi nhất.
 Việc chúng ta cung cấp cho các em nắm chắc kiến thức đã khó thì việc hướng dẫn cho các em hình thành kĩ năng về tính toán lớp một lại càng khó hơn. Vì thế đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp thích hợp thì việc giảng dạy của chúng ta mới có hiệu quả cao thực sự. Môn toán ở lớp một chính là nền tảng cho các em học tốt các lớp trên. Làm thế nào để nâng cao chất lượng học môn toán cho các em lớp 2, đó là một việc làm tôi đã trăn trở suy nghĩ từ trong thời gian hè khi bắt đầu học thay sách về kiến thức . Tôi thấy môn toán có phần nâng cao hơn kiến thức cũ khá nhiều, kể cả loại toán đơn, toán giải, toán nâng cao.
VD: Ở lớp 2 cũ các em chỉ học cộng trừ trong phạm vi 100. Song ở lớp 2 mới các em đã học cộng trừ khôngù nhớ trong phạm vi 1000 ., và cộng trừ ø có nhớ trong phạm vi 100 
 Trong thời gian qua bản thân tôi vừa trực tiếp giảng dạy vừa giành thời gian nghiên cứu các bài học, bài làm, bài kiểm tra trong sách bài tập gợi ý cho các em. Phần kiến thức thì bao gồm kênh hình và kênh chữ.Nếu chúng ta không đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp thì tôi chắc rằng chất lượng sẽ có phần hạn chế không cao như mong muốn . Từ những suy nghĩ trên mà bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài này hy vọng sẽ giúp cho bản thân tôi và đồng nghiệp có thêm giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn toán và ngày một hiệu quả hơn năm sau cao hơn năm trước . 
Giới hạn đề tài :Nghiên cứu những biện pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp một.
2. Cơ sở viết đề tài :
a. Cơ sở lý luận : 
- Chương trình toán lớp 2 có những yêu cầu cao hơn hẳn so với toán lớp một 1 . Các em phải tiếp xúc với khá nhiều “khái niệm” toàn học khá mới mẻ. Nếu chúng ta truyền đạt cho các em không chuẩn, không chính xác thì chúng ta dễ gây tâm lý cho các em chán học toán. Từ chỗ các em chán học toán dẫn đến việc học của các em có phần giảm sút, chất lượng học tập không cao. 
-Đặc điểm tâm sinh lý của các em còn nhỏ , các em thích chơi hơn là thích học. Trong học tập các em thích học những kiến thức, đơn giản gọn nhẹ, thích trực quan sinh động, không thíc dài dòng văn tự. Ở các lớp nhỏ thích giải các bài toán đơn hơn giải bài toán có văn .
Ý nghĩa của việc nghiên cứu này :
Theo tôi việc nghiên cứu này thành công sẽ có một số biện pháp thích hợp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của các em học sinh lớp 2 .
*Khách thể nghiên cứu:
-Gồm 34 học sinh lớp tôi 2A1 trường Nguyễn Khuyến .
b. Cơ sở thực tiễn :
Bước vào công cuộc đổi mới giáo dục toàn ngành . Năm 2002-2003 cho đến nay tôi được phân công dạy học lớp 2 A1 trường Nguyễn Khuyến.Tôi thấy chương trình mới cao hơn chương trình cũ , chính vì thế một số em tiếp thu rất nhanh nhưng cũng có một số không ít tiếp thu chậm . Để khắc phục tình trạng đó là việc tôi cứ day dứt rồi đi đến quyết định, đây là nhiệm vụ của tôi và của tất cả giáo viên giảng dạy khi đứng trên bục giảng phải thực hiện bằng mọi cách . Và đây cũng là động lực thúc đẩy tôi mạnh dạn chọn đề tài này làm giải pháp cho mình để nâng cao hiệu quả môn toán .
3 .Tài liệu môn toán cần nghiên cứu :
- Sách giáo khoa chương trì nh môn toán 2.
-Sách toán giáo viên 
-“Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán “ của nhà xuất bản giáo dục .
- Các bài toán khó lớp 2 
- Một số đề kiểm tra lớp 2
-“ Các phương pháp giải toán ơ tiểu học “ Nhà xuất bản giáo dục 2002 .
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN : 
1 Thời gian nghiên cứu :
- Từ khi tôi được học chương trình thay sách lớp 2
-Từ đầu năm học 2010 - cho đến nay .
-Cao điểm nhất là từ tháng 8 – tháng 10 năm 2011 
2. Thực trạng :
- Năm nay 2011-2012 tôi chủ nhiệm lớp 2A1 có 34học sinh . Trong đó nữ 19 , nam 
- Ngay từ tuần đầu tiên và tuần thứ hai qua tiếp xúc và thăm nắm tình hình bản thân tôi có nhận xét như sau :
- Một số em thuộc con em gia đình ba mẹ quan tâm thì học tốt . Số chiếm khoảng 1/3 sĩ số học sinh trong lớp .
-Một số em còn là con em của gia đình buôn bán và làm vườn họ ít co điều kiện và thời gian chăm lo cho con em họ .
-Một số em do điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình  
 Do đó việc quan tâm đến việc học tập của các em có nhiều hạn chế.
-Lại có một số phụ huynh lại tự giải bài cho con mình chứ không hướng dẫn cách giải 
-Một số phụ huynh con lúng túng trong việc hướng dẫn con học bài .
-Phần lớn các học sinh nữ thường chăm chỉ hơn học sinh nam .
-Đại đa số học sinh mới ở mẫu giáo lên chưa quen với cách học mới (học mà chơi-chơi mà học)
 Dẫn đến kết quả kiểm tra của học sinh lớp tôi đầu năm như sau :
Tổng số học sinh lớp 2A1
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
34
9 ( 21,5%)
20( 58,8 %)
2( 5,9 %)
3( 8,8 %)
IV. QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH VÀ SỰ LỰA CHỌN 
1.Các giải pháp lựa chọn thực hiện :
a.Gặp gỡ phụ huynh học sinh :
-Tôi phải tranh thủ thời gian đến tìm hiểu học sinh qua phụ huynh .
*Đối tượng nghiên cứu của tôi đến thăm là :
+ Động viên họ dành thời gian cho con em mình hơn 
+ Trao đổi với học sinh về việc học của con em trên lớp cũng như ở nhà 
+ Quản lý giờ học , giờ chơi của con em .
 Cứ như thế học tập được những kinh nghiệm quý báu tôi truyền đạt lại cho chị em trong khối cùng thực hiện 
+ Thông báo cho phụ huynh biết lực học của con em họ kịp thời 
+ Động viên phụ huynh nên có góc học tập của con em 
b.Tìm hiểu 8 em học giỏi và 9 em học yếu trong lớp :
* Đối với 9 em học yếu:
- Một số em có hoàn cảnh kinh tế khá tốt, thì lại được cưng chiều, ham chơi
- Một số em gia đình quá xa nên ở với ông bà hay người thân nên ít được quan tâm dẫn đến việc học sa sút
* Đối với 8 em có lực học giỏi:
- Nguyên nhân là : Các em tích cực tự giác học tập và có năng khiếu về môn toán
- Gia đình đặc biệt quan tâm đến con em
- Về nhà các em chăm chỉ tập luyện
- Được bố mẹ khuyến khích kịp thời
* Đặc biệt là tôi quan tâm đến mọi đối tượng HS trong lớp
c. Đối với bản thân tôi:
* Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp:
- Tôi thường chuẩn bị trước 3 ngày. Ngày mai dạy môn gì tối nay tôi xem lại bài, tìm cách giải hay, hợp lí nhất. Và chú trọng nhất là môn toán
-Sưu tầm bộ đề thi toán lớp 2. Tài liệu này có thể sử dụng liên tục cho nhiều năm
*Đồ dùng dạy học:
- Nghiên cứu kĩ bài dạy để cần chuẩn bị những dụng cụ gì?
- Đồ dùng thư viện có thì mượn, cái không có tôi tự làm lấy
- Dành thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, đồ dùng dạy học
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, tôi thấy các em tiếp thu nhanh hơn, dễ dàng hơn nên tôi ngày nào cũng phát huy
- Như vậy bài dù khó đến đâu HS yếu cũng làm được khi giáo viên sử dụng thành thạo, hấp dẫn đồ dùng trực quan
Việc làm này nhằm phát huy tính tích cực tự giác cho HS và HS yếu có cơ hội thuận lợi, dễ dàng tiếp thu kiến thức
* Trong quá trình giảng dạy trên lớp: 
- Tìm hiểu thêm nguyên nhân các em có thành tích học tập chưa cao, xem mức độ tiếp thu còn thiếu hụt ở điểm nào và vì sao các em lại học yếu như vậy?
* Kết quả như sau:
- Các em học yếu là do các em không hiểu rõ bài toán, tư duy phát triển chậm
- Các em này đều lười học toán là do không biết cách làm nên chán nản, buông xuôi, không tự tin, chỉ đi xem của bạn, khi bạn không cho xem thì không làm được
 Cách giải quyết từng vấn đề trên như sau:
- Giảng bài mới tôi đi sâu vào nội dung từng bài, giảng với tốc độ chậm
- Thường xuyên kiểm tra bài các em yếu
- Thường xuyên gọi HS trả lời câu hỏi
- Động viên khuyến khích HS khi trả lời câu hỏi: Nhằm gây hứng thú học tập cho các em
- Đặt câu hỏi cho nhiều đối tượng học sinh
* Tôi xin nêu một số dạng toán cơ bản sau:
+ Đối với các dạng toán +, -. Tôi yêu cầu học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi10, 20
+ Đối với các dạng toán cộng trừ có hai chữ so (ácó nhớ)tôi hướng dẫn cho các em cách tính, tính từ cột đơn vị rồi đến cột chục . Chú ý nhớ sáng cột chục
+Đối với dạng toán hợp có ba số cần cộng trừ. Tôi yêu cầu HS tính lần lượt từ trái sang phải VD: 38+25+10 = ?
 =63 +10
 = 73
+Đối với dạng toán đặt tính. Tôi yêu cầu các em chú ý đặt thẳng cột, rồi thực hiện từ cột đơn vị đến cột chục
+Đối với phép toán cộng có nhớ khi đặt tính chú ý thực hi ... å chúng ta trao đổi.
II.ĐỐI TƯỢNG CHỌN ĐỀ TÀI
 Học sinh lớp một trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
 B .PHẦN NỘI DUNG
 I.Đặc điểm tình hình.
 1.Thuận lợi: 100 % học sinh đúng độ tuổi đã qua mẫu giáo , tâm sinh lí phát triển bình thường .Phần lớp các em được cha mẹ quan tâm, Có đủ đồ dùng học tập. Các em đều chăm ngoan , lễ phép, vâng lời thầy cô. Đặc biệt đượpc ban giám hiệu qun tâm chặt chẽ, cơ sở vật chất ngày một đáp ứng nhu cầu học tập . Môi trường giáo dục xung quanh tốt.
 2.Khó khăn: Lứa tuổi học sinh lớp một được xem là một trong những lứa tuổi gặp nhiều khó khăn nhất về nề nếp lớp.Học sinh lớp một còn mới lạ , bỡ ngỡ với môt trường. Nhiều em đi học còn khó nhè , làm nũng, Có nhiều em còn tự do đi lại trong lớp, không học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp..Sách vở, đồ dùng học tập còn quá nhiều và nặng.Ý thức học tập của các em chưa cao, Lại khộng được sự quan tâm của bố mẹ, Tính tình nhút nhát rụt rè.Nhiều em ngfời trong lớp còn nói chuyện riêng, hay nói leo , ăn quà vặt.
 Chính vì các khó khăn đó mà việc thực hiện nề nếp học tập ở lớp của học sinh có nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến thức của các em.Nếu những người làm công tác giảng dạy lớp một không có biện pháp cụ thể khắc phục ngay từ đầu năm thì sẽ gập rát nhiều khó khăn.
 Qua bao trăn trở với tình hình trên , bản thân tôi đã tìm ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP HỌC TẬP Ở LỚP MỘT
1.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG
 1.1 Thông qua nội quy trường lớp cho học sinh
1.2. Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh, điều kiện gia đình từng em .Giáo viên cần nghiêm khắc nhưng phải gần gũi, quan tâm tạo cho học sinh có niềm tin ở cô giáo mình.
1.3 Làm tốt công tác thông tin hai chiều, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh xây dựng nề nếp học tập cho học sinh. Có như thế thì việc học tập ở lớp mới có kết quả cao. GV báo cáo việc học tập hàng ngày váo vở kiểm tra cho phụ huynh tiện theo dõi.Trao đổi với phụ huynh về thời khóa biểu, nội quy nhà trường, nội quy lớp, yêu cầu về dụng cụ học tập , thời khóa biểu ở nhà.bởi việc chuẩn bị của học sinh đầu năm rất cần sự quan tâm của phụ huynh. Từ đó HS có thói quen tự học tập , chuẩn bị bài mới, biết sắp xếp thời gian cho mình.
1.4 . Thực hiện thời gian biểu ở nhà, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, biết kiểm tra đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
1.5. Rèn cho Hs có thói quen đi học đúng giờ, đi học chuyên cần .Có như vậy tinh thần học tập của các em ngày càng cao.Học sinh tự tham gia vào các hoạt động trên lớp, tiếp thu đầy đủ kiến thức 
2. Xây dựng nề nếp học tập chung
 Nề nếp ở lớp muốn thực hiện tốt nhất thiết phải thực hiện tốt các yêu cầu trên, đồng thời phải có nề nếp chung cho tất cả các môn học. lại có những yêu cầu riêng cho từng môn học.Về nề nếp chung học sinh cần thiết.
 +Hiểu, nhớ làm theo các kí hiệu để ử dụng và cần :
Ví dụ: Bảng, vở, kéo, bút màu, , chú ý, hoạt động nhóm.
 +Giờ nào việc nấy.Học sinh có thói quen sử dụng thời gian đúng, học môn náy không được lấy môn khác ra làm.
 +Vào 15 phút đầu giờ, biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn bàn theo thứ tự các môn để đến khi học lấy ra dễ dàng.Học xong môn náo cất ngay môn đó vào cặp, tránh tình trạng tìm kiếm lục cặp rơi rớt đố dùng.
 Ban cán sự lớp, các nhóm học tập làm tốt công tác kiểm tra, giúp đỡ bạn 15 phút đầu giờ.Theo dõi chặt chẽ bạn nào thuộc bài hay không thuộc bài, có mang đủ dụng cụ học tập, sách vở hay không, báo cáo với giáo viên khi vào đầu buổi học.
 Tạo cho Học sinh không khí thi đua sôi nổi, lành mạnh giữa các tổ. Giáo viên thông báo thước để học sinh chuẩn bị thi đua tốt hơn . Chẳng hạn hằng bgày tổ nào đạt 15 đên 20 điểm 10 thì tổ đó được tặng một bông hoa điểm tốt. Tổng ết vào buổi sinh hoạt cuối tuần., sinh hiọat sao.Giáo viên tạo cho HS tham gia hội thi Thi đọc truyện, thi viết chữ đẹp, thi làm toán nhanh. Học sinh được luyện tập mà không nhàm chán.
 Học sinh rèn luyện thói quen học thuộc bài tại lớp ,bởi yêu cầu học thuộc đối với ọc sinh là rất quan trọng.
 -Tăng cường cho học sinh tự học theo nhóm nhỏ, thảo luận từ đó các em có thói quen sinh hoạt nhóm,. Học sinh có thói quen tự đặt câu hỏi cho mình và cho bạn.
 - Trật tự chú ý khi cô giáo giảng bài , biết cách giơ tay khi phát biểu. Khi trả lời biết nói trọn câu.
-Sau khi kiểm tra bài cũ chuẩn bị bài mới , đồ dùng học tập vào 15 phút đầu giờ thời gian còn lại lớp phó cho cả lớp ôn bài hay làm toán..ôn tập thường xuyên như thế
sẽ tạo điều kiện khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tránh tình trạng học xong một chương mới ôn, sẽ có nhiều em quên . 
 -Qua bất cứ môn học nào học sinh đều chú ý rèn đọc, viết , nói nghe để hoàn thiện môn Tiếng Việt . nói năng rõ ràng, chình xác , tác phong nhanh nhẹn.
3. Cụ thể đối với từng môn học.
 3.1. Đối với môn Tiếng Việt
 Học sinh biết sắp xếp đồ dùng học tập theo thứ tự :Sách , bảng, học cụ , phấn là sử dụng cho tiết 1
 Đồ dùng , sách , vở chuẩn bị cho tiết 2. Học sinh iết cách học nhóm, cá hân , đồng thanh.Biết nắm kĩ kí hiệu gõ thước của cô, kí hiệu lấy, cất đố dùng, kí hiệu chú ýThực hiện tốt các kí hiệu đó học sinh sẽ có một nề nếp tốt, tiếp thu bài tốt, giáo viên không phải nói nhiều.
3.2 Môn toán :Chuẩn bị sách , vở bài tập , bảmg con, học cụ.Ngoài các kí hiệu chung, học sinh còn nắm rõ kí hiệu kiểm tra chéo. Trong giờ thực hành(*)
 3.3 Thủ công và mĩ thuật:Giờ thủ công, học vẽ học sinh cần biết chuẩn bị đồ dùng học tập:Sách , vở, bút màu, giáy màuHọc sinh còn biết quan sát- nhận xét khi giáo viên hướng dẫn làm, làm nháp	, làm sản phẩm sau khi thực hành thì cần biết cách làm vệ sinh lớp học sạch sẽ .
4.3 môn Đạo đức , TNXH :Học sinh tự chuẩn bị dụng cụ sách vở, bài tập đạo đức.Nắm kĩvà thự hiện tốt kĩ năng sinh hoạt nhóm, thảo luận nhóm , quan sát, nhận xét..Đối với môn học này HS cần có thói quen sưu tầm tranh ảnh, bài hát có nội dung bài hoịc.
3.5.Aâm nhạc và thể dục:
 Rèn thói quen nhanh nhẹn , ăn mặc gọn gàng, thực hiện đội hình đội ngũ tốt..Giờ học âm nhạc tập thói quen bạo dạn biểu diễn hát múa trước lớp, thuộc các bài hát trong chương trình và các bài hát thiếu nhi.
3.6 .Môn tập viết :phải biết chuẩn bị đủ vở tập viết, bảng con, phấn bút,Thực hiện tốt việc thảo luận , nhận xétcách viết , hình thức viết, cấu tạo , quy trình viết của nội dung bài
 Dù học ở đâu? Học như thế nào? Điều có một mục đích dó là thực hành.Thông qua thực hành học sinh có thể củng cố kiến thức lại vừa có thể học thêm một số kiến thức mới do đó học sinh có thể thực hành tại lớp hay trong giờ chơi, hay ở mọi nơi ọi lúc..Giáo viên có thể rèn cho học sinh thực hành qua bạn bè, qua sách báo. Giúp mọi người nhận biếtso sánh tính toán với các đố vật bằng nhiều hình thức thư thế học sinh sẽ hứng thú học tập, không thấy bị gò ép và cảm tháy nhàm chán và sợ khi phải học.
4. Phối hợp xây dựng nề nếp hoạt động.
 Muốn có nề nếp tốt, ta cần xây dựng vun đắp cho học sinh dần dần .Từ đó tạo cho mỗi em có một tinh thần kĩ luật cao.Cho nên việc thực hiện các mặt nề nếp hoạt động khác cần phải:
 -Duy trì và thực hiện tốt các nề nếp đọc sách tại thư viện.Đọc xong phải sắp xếp và bảo quản sách truyện.
-Xếp hành trật tự ngay ngắn.
 -Thể dục nhanh nhẹn không đùa giỡn.
-Sinh hoạt sao điều , biết vâng ời anh chị phụ trách.
-Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 *Nói tóm lại: Để có chất lượng học tập tốt, việc sử dụng nhiều biện pháp nhằm xây dựng nhiều biện pháp nhằm xây dựng nề nếp học tập tốt ở lớp cho học sinh lớp một là việc cần làm; làm thường xuyên và phải làm thật tốt để từ đó học sinh trưởng thành hơn qua từng ngày .
IV.Kết quả:
 Với nhựng phương pháp đó bản thân tôi đã sử dụng nhiều năm liền trong thực tế giảng dạy và đã thu được hiệu quả rất khả quan, việc giảng dạy bộ môn nghệ thuật của tôi ở ôn nghệ thuật lớp một được nhiều thuận lợi nhờ ở nề nếp học tập của học sinh và cũng nhờ đó mà kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn này được nâng cao rõ rệt.
 100% học sinh hoàn thành các bài tập
 100% học sinh học thuộc các bài hát quy định.
 *Kết luận chung:
 Xây dựng nề nếp hoc tập cho hộc sinh lớp một ngay từ đầu năm là nhiệm vụ quan trọng hành đầu trong việc dạy học. Vì học sinh lớp một muốn học tập tốt phải có nề nếp ổn định.
 Xây dựng nề nếp học tập là chính tạo cho các em có thói quen tốt và thực hiện thói quen đó.
 Người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi phương pháp xây dựng nề nếp học tập phù hợp với học sinh, với trường lớp. Thực hiện đều đặn và duy trì tốt ở các lớp trên. Có như vậy mới giúp chúng ta giáo dụctoàn diện cho học sinh nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo dục đạt kết quả cao hơn.
 Bảo Lộc :ngày 27 tháng 11 năm 2011
 Người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_mon_toan_lop_hai_ho.doc