Lịch báo giảng môn Tự nhiên và xã hội năm học: 2009 - 2010

Lịch báo giảng môn Tự nhiên và xã hội năm học: 2009 - 2010

I.Mục tiêu:

-HS nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

-HS nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

-GD HS siêng năng vận động để phát triển xương.

II.Đồ dùng dạy học:

Tranh vẽ cơ quan vận động

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 88 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng môn Tự nhiên và xã hội năm học: 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Năm học : 2009-2010
Tuần
Ngày dạy
Tên bài dạy
1
25/8/2009
Cơ quan vận động
2
1/9/2009
Bộ xương
3
8/9/2009
Hệ cơ
4
15/9/2009
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt 
5
22/9/2009
Cơ quan tiêu hóa
6
29/9/2009
Tiêu hóa thức ăn
7
6/10/2009
Aên uống đầy đủ
8
13/10/2009
Aên uống sạch sẽ
9
20/10/2009
Đề phòng bệnh giun
10
27/10/2009
Oân tập : Con người và sức khỏe
11
3/11/2009
Gia đình
12
10/11/2009
Đồ dùng trong gia đình
13
17/11/2009
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
14
24/11/2009
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà 
15
1/12/2009
Trường học
16
8/12/2009
Các thành viên trong nhà trường 
17
15/12/2009
Phòng tránh khi ngã ở trường
18
22/12/2009
Thực hành : Giữ trường học sạch đẹp
HỌC KÌ II
19
5/2/2010
Đường giao thông
20
12/1/2010
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
21
19/1/2010
Cuộc sống xung quanh
22
26/1/2010
Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo)
23
2/2/2010
Oân tập : Xã hội
24
9/2/2010
Cây sống ở đâu?
25
23/2/2010
Một số loài cây sống trên cạn
26
2/3/2010
Một số loài cây sống dưới nước
27
9/3/2010
Loài vật sống ở đâu?
28
16/3/2010
Một số loài vật sống trên cạn
29
23/3/2010
Một số loài vật sống dưới nước
30
30/3/2010
Nhận biết cây cối và các con vật
31
6/4/2010
Mặt trời 
32
13/4/2010
Mặt trời và phương hướng 
33
20/4/2010
Mặt trăng và các vì sao
34
27/4/2010
Oân tập : Tự nhiên
35
4/5/2010
Oân tập : Tự nhiên
Tuần 1
Ngày soạn: 22/8/2009
Ngày dạy: 25/8/2009 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Cơ quan vận động
I.Mục tiêu:
-HS nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
-HS nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
-GD HS siêng năng vận động để phát triển xương.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ cơ quan vận động
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài mới:
-Giợi thiệu bài
Hoạt động 1: làm một số cử động (10 phút)
-Mục tiêu : HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ , nghiêng người , cúi gập mình.
-Bộ phận nào được cử động?
-Kết luận : Để thực hiện được các động tác trên thì đầu, mình ,chân , tay phải cử động. 
 Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động (15 Phút)
-Mục tiêu: Biết cơ và xương là cơ quan vận động của cơ thể
.HS khá , giỏi nêu được vai trò của xương và cơ.
-Dưới lớp da cơ thể có gì?
-Nhờ đâu các bộ phận đó cử động được? 
Kết luận: xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
 Hoạt động 3:Trò chơi “vật tay”(7 phút)
-Mục tiêu: Hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động tốt.
-GV phổ biến cách chơi.
-Tổng kết trò chơi
Kết luận : Trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khỏe là hiểu cơ quan vận đỗng của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe ta phải năng tập thể dục và ham thích vận động .
3.Củng cố,dặn dò(3 phút)
-Nhắc nhở HS luyện tập thể dục
-Chuẩn bị:Bộ xương
-Nhận xét tiết học.
-HS tập tại chổ một số động tác thể dục
-Hs trao đổi cặp
-Đại diện một số cặp thể hiện động tác:giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gâëp mình.
-HS nêu
-HS xoay cổ tay,cổ chân, cánh tay.
-Xương và bắp thịt (cơ).
-Phối hợp hoạt động của xương và cơ.( HS khá , giỏi)
-HS K_G xem tranh 5,6 nêu
-2 HS dùng khuỷu tay để lên bàn cố sức kéo về phía mình.
Tuần 2
Ngày soạn: 30/8/2009
Ngày dạy: 1/9/2009 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bộ xương
I.Mục tiêu:
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
-HS hiểu được cần đi ,đứng ngồi đúng tư thế không mang xách vật nặng .II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ bộ xương( tranh câm) và các phiếu rời ghi tên một số xương , khớp xương
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương (15 phút )
-Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể.
-Cách tiến hành:
Kết luận: Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim , nảo , phổi Nhờ có xương, cơ phối hợp với sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được 
Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn , bảo vệ bộ xương( 15 phút)
-Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng ,ngồi và không mang , xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. 
-Cách tiến hành :
-Cho HS quan sát hình 2, hình 3 .
+Tại sao hằng ngày chúng ta cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác các vật nặng ?
+Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ?
Kết luận :Xương trẻ em còn mềm cần ngồi học ngay ngắn và không mang vác vật nặng nếu không sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
.Muốn xương phát triển tốt , chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn , không mang vác nặng , đi học đeo cặp hai vai.
4.Củng cố ,dặn dò:
-Nhắc nhở HS cần ngồi học ngay ngắn .
-Về nhà thực hiện các yêu cầu của bài học để xương phát triển tốt.
-Nhận xét tiết học. 
-Gọi 2 HS trả lời cậu hỏi :
.Nhờ đâu mà cơ thể cử động được?
.Cơ quan vận động của cơ thể là gì?
-Hs trao đổi cặp
( chỉ và nói tên một số xương )
-Đại diện cặp trình bày .
-HS khá giỏi gắn tên các bộ xương bảng lớp .
-HS nêu .
-HS trao đổi cặp và đại diện 1 số cặp nêu trước lớp
-HS khá giỏi nêu: mang , xách , vác các vật nặng sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống .
-Đi , ngồi , đứng đúng tư thế , không mang vác , xách các vật nặng.
Tuần 3
Ngày soạn: 5/9/2009
Ngày dạy: 8/9/2009 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hệ cơ
I.Mục tiêu:
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùn cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
-Có ý thức giúp cơ phát triển và săn chắc . 
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh hệ cơ, thẻ từ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới : 
 -Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Quan sát hệ cơ(10 phút)
Bước 1: Hoạt động theo cặp
-Yêu cầu HS quan sát tranh 1
Bước2: Hoạt động lớp 
-GV treotranh hệ cơ.
-GV nói tên 1 số cơ: Cơ mặt, cơ mông . . .
*Kết luận: Cơ thể gồm nhiều loại cơ khác nhau. Nhờ bám vào xương mà cơ thể cử động được.
 Hoạt động 2: Thực hành co, duỗi tay( 7 phút )
-Mục tiêu: Biết được cơ có thể co duỗi nhờ đó mà các bộ phận cơ thể cử động được .
-Tiến hành:
-Yêu cầu HS làm động tác gập cánh tay, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay.
-Làm động tác duỗi cánh tay và co cánh tay.
 *Kết luận: Khi co cơ ngắn và chắc hơn. Khi duỗi cơ dài ra và mềm hơn.
Hoạt động 3: Làm thế nào để cơ phát triển tốt, săn chắc?(10 phút )
+Chúng ta phải làm gì để giúp cơ phát triển săn chắc?
+Những việc làm nào có hại cho hệ cơ?
*Chốt ý:Nêu lại những việc nên làm và không nên làm để cơ phát triển tốt.
4.Củng cố, dặn dò :
-Chia lớp làm 2 nhóm
-Cách chơi: HS chọn thẻ chữ và gắn đúng vào vị trí trên tranh.
-Tuyên dương- nhận xét
-Yêu cầu HS về nhà năng tập thể dục thể thao và vận động cơ thểå để cơ được săn chắc.
-Nhận xét tiết học.
-Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên các xương, khớp xương trong tranh vẽ bộ xương.
-Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ? 
-2HS xác định 
-Xương sống, xương sườn . . .
- HS nêu
-Nhờ có cơ phủ toàn bộ cơ thể.
-Vài HS nêu.
-HS xung phong lên bảng vừa chỉ vừa gọi tên cơ
-Lớp nhận xét.
-HS khà giỏi thực hành
-HS thực hiện và trao đổi với bạn bên cạnh.
-Tập thể dục thể thao, vận động hàng ngày , lao động vừa sức , vui chơi, ăn uống đầy đủ.
-Nằm ngồi nhiều, chơi các vật sắc, nhọn, ăn không đủ chất . . 
-HS chơi tiếp sức .
-Cổ vũ và nhận xét.
Tuần 4
Ngày soạn: 12/9/2009
Ngày dạy: 15/9/2009 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Làm gì để cơ và xương phát triển tốt
I.Mục tiêu:
-Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
-Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh phóng to các hình trong sách giáo khoa. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Thảo luận Làm gì để cơ và xương phát triển tốt( 15 phút)
-Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt . Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
-Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 7 nhóm thảo luận
-Các nhóm nêu-GV nhận xét
-GV kết luận : Muốn cơ và xương phát triển tốt chúng ta phải ăn uống đủ chất đạm, tinh bột, vitamin . . . cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. Làm việc vừa sức cũng giúp cơ và xương phát triển tốt.
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chơi : Nhấc một vật nặng (15 phút )
-Mục tiêu: Biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lí để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống.
-Cách tiến hành:
-GV làm mẫu.
-GV tổ chức cho cả lớp chơi.
-GV nhận xét, tuyên d ... . (10 phút) 
Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng đặc điểm của Mặt trời 
Bước 1: Làm việc cá nhân 
-GV yêu cầu HS vẽ và tô màu Mặt Trời
Bước 2: Hoạt động cả lớp 
-Tại sao em vẽ Mặt Trời như vậy ? 
-Theo các em Mặt Trời có hình gì ? 
-Tại sao em lại tô màu đỏ ? 
- Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK 
- Tại sao đi nắng em phải đội mũ ? 
- Tại sao không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt ?
-Giúp HS yếu nắm được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời.
Kết luận: Mặt Trời tròn giống như quả bóng khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất
c.Hoạt động 2: Thảo luận: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời (10 phút) 
Mục tiêu: HS biết khái quát về vai trò của Mặt trời 
-Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất.
-GV ghi ý kiến lên bảng.
Kết luận: Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt Trái Đất chỉ có đêm tối , lạnh lẻo . Người , cây cối , động vật sẽ chết .
- Chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS trả lời câu hỏi : Hình dạng , đặc điểm , vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái đất như thế nào ?
- Xem bài, chuẩn bị bài sau : Mặt trời và phương hướng 
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu : Cây nào sống trên cạn , cây nào sống dưới nước ,cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước , cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí ?
- 1 HS nêu : Con vật nào sống trên cạn , con vật nào sống dưới nước , con vật nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước , con vật nào bay lượn trên không?
-
- HS lắng nghe 
-Vài HS trình bày tranh vẽ 
-HS quan sát tranh 
-Cá nhân phát biểu 
- Để phòng bệnh 
- Tránh bị hỏng mắt .
-HS thảo luận theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày, Lớp nhận xét
Tuần 32
Ngày soạn: 10/4/2010
Ngày dạy: 13/4/2010 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Mặt Trời và phương hướng 
I.Mục tiêu: 
- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn .
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: Mặt trời 
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài: Mặt trời và phương hướng 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK (10 phút) 
Mục tiêu: HS biết kể 4 phương chính và biết quy ước phương mặt trời mọc 
-GV yêu cầu HS mở SGK trang 66, đọc và trả lời câu hỏi : 
-Hằng ngày,Mặt trời mọc vào lúc nào ? 
-Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào ? 
-Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào ? 
- Chốt lại : Mặt Trời mọc ở phương Đông,lặn ở phương Tây
Hoạt động 2:Trò chơi: “Tìm phương hướng Mặt Trời” (15 phút) 
Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc xác định phương MT 
Bước 1: Hoạt động theo nhóm 
-Yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK trang 67 và dựa vào hình vẽ để nói cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm. 
-Giúp HS yếu nắm được phương hướng
-GV nhắc lại nguyên tắc xác định phướng Mặt Trời: 
Tay trái của ta chỉ phương Tây 
Trước mặt ta là phương Bắc 
Sau lưng ta là phương Nam
Bước 2: Chơi trò chơi “Tìm phương hướng Mặt Trời.
-Nêu cách chơi: Nhóm trưởng phân công: một bạn đứng làm trục, 1 bạn đóng vai Mặt Trời, 4 bạn khác, mỗi bạn là 1 phương. Người còn lại trong nhóm sẽ làm quản trò.Khi người quản trò nói: “ Ò ó o Mặt Trời mọc
bạn làm trục chạy theo và đứng dang tay như hình vẽ, các bạn cầm tấm bìa đứng vào vị trí phương đó 
-Tổ chức cho HS chơi .GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV : Có mấy phương chính ? Kể ra . Mặt Trời mọc và lặn ở phương nào ? Cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời .
- Xem bài, chuẩn bị bài: Mặt Trăng và các vì sao 
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời câu hỏi : Hình dạng , đặc điểm , vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái đất như thế nào ?
- Mặt Trời mọc lúc hừng đông 
-4 phương chính : Đông, Tây, Nam, Bắc
-Mặt Trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây 
-Vài HS nêu miệng 
-Cá nhân phát biểu 
- Lớp nhận xét 
-HS thảo luận theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét
-Vài HS nhắc lại
-Mỗi nhóm 7 HS và sử dụng 5 tấm bìa để chơi.
-HS chơi theo nhóm 
-Từng nhóm lên thực hiện trò chơi
- Cá nhân nêu 
-HS theo dõi 
- HS lắng nghe 
Tuần 33
Ngày soạn: 17/4/2010
Ngày dạy: 20/4/2010 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Mặt Trăng và các vì sao 
I.Mục tiêu: 
- Khái quát hình dạng , đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên .
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Mặt trời và phương hướng 
2.Bài mới 
- Giới thiệu bài: Mặt trăng và các vì sao
Hoạt động 1:Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao (10 phút) 
Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng đặc điểm các vì sao 
Bước1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS vẽ bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao 
Bước 2:Hoạt động cả lớp
-Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. 
-Tại sao em lại vẽ Mặt Trăng như vậy ? 
-Theo em Mặt trăng có hình gì ? 
-Vào những ngày nào tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn ? 
-Em dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng? 
-Ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời ? 
Kết luận: Mặt Trăng tròn giống như quả bóng lớn ở xa Trái Đất
Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao (12 phút) 
Mục tiêu: HS khái quát về hình dáng đặc điểm của vì sao 
-Tại sao em lại vẽ ngôi sao như vậy 
-Theo các em những ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế có phải ngôi sao có 5 cánh như chiếc đèn ông sao không ? 
-Những ngôi sao có tỏa sáng không?
-GV nhận xét;
Kết luận: Các vì sao là “ quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát thực tế bầu trời vào ban đêm .
- Xem bài, chuẩn bị bài: Oân tập: Tự nhiên 
- Nhận xét tiết học 
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe 
- HS vẽ theo trí tưởng tượng có
thể vẽ thêm cảnh vật xung 
quanh 
- HS trình bày bài vẽ 
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
-Hình tròn, lưỡi liềm 
-Ngày rằm 
-Vài HS nêu miệng 
-Cá nhân phát biểu 
- Lớp nhận xét 
-HS thảo luận theo nhóm dựa trên bức vẽ và thông tin SGK 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét
-Vài HS nhắc lại
- HS lắng nghe 
Tuần 34
Ngày soạn: 24/4/2010
Ngày dạy: 27/4/2010 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Oân tập tự nhiên 
I.Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm 
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên 
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : Oân tập tự nhiên .
2. Hoạt động 1 : Triển lãm( 30 phút )
Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học về tự nhiên . 
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên .
Cách tiến hành: 
- Bước 1 : GV giao nhiệm vụ 
- Bước 2 : Làm việc theo nhóm .
. Trang trí và sắp xếp các sản phẩm .
. Tập thuyết minh , trình bày , giải thích về các sản phẩm mà nhóm có .
. Bàn nhau đưa ra câu hỏi khi đi thăm nhóm bạn .
- Bước 3 : làm việc cả lớp .
- GV nhận xét việc trình bày của cac nhóm .
3. Củng cố , dặn dò :
- GV yêu cầu các em tiếp tục ôn tập để chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học .
- Các nhóm HS đem tất cả sản phẩm làm ra khi học về chủ đề tự nhiên bày lên bàn .
- Từng người trong nhóm thuyết minh những nội dung được nhóm trưng bày .
- Cả nhóm chuẩn bị sẵn câu hỏi để hỏi nhóm bạn .
- Các nhóm đi xem khu vực trưng bày của nhóm bạn .
- Các nhóm trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác đưa ra .
Tuần 35
Ngày soạn: 1/5/2010
Ngày dạy: 4/5/2010 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Oân tập tự nhiên 
I.Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm 
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên 
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : Oân tập tự nhiên .
2.Hoạt động 2: Trò chơi: Du hành vũ trụ (30 phút) 
Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về mặt trăng, mặt trời, vì sao 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-GV phát kịch bản cho các nhóm
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 3: Trình diễn
-GV nhận xét , khen sự sáng tạo của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập các bài trong chương trình tự nhiên xã hội lớp 2 .
- Nhận xét tiết học .
-Chia lớp thành 3 nhóm: 
.Nhóm 1: tìm hiểu Mặt Trời
.Nhóm 2: tìm hiểu Mặt Trăng 
.Nhóm 3: Tìm hiểu vể các vì sao 
- Các nhóm phân vai và hội ý lời thoại .
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp .
Ngày soạn: 8/5/2010
Ngày dạy: 11/5/2010 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Kiểm tra lại 
Câu 1 : Nêu tên một số cây , con vật sống trên cạn , dưới nước và ích lợi của chúng đối với đời sống con người ?
Câu 2 : Hãy nêu hình dạng , đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NHIEN XA HOI LOP 2.doc