Kinh nghiệm dạy học giải Toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2

Kinh nghiệm dạy học giải Toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2

Dạy học giải toán có lời văn có vai trò rất quan trọng trong dạy học môn toán ở tiểu học. Qua giải toán có lời văn giúp học sinh luyện tập, củng cố vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học. Tập dượt vận dụng kiến thức, và kĩ năng thực hành vào thực tiễn.Phát triển năng lực tư duy: rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận,khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán tìm tòi.Qua giải toán học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của người lao động mới như: ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể chu đáo, làm việc có kế hoạch và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc ,rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi sáng tạo ở nhiều mức độ khác nhau.

 Trong dạy học giải toán ở tiểu học, các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng lớp, tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5 trong sự kết hợp chặt chẽ với lí thuyết trong chương trình và SGK. Việc giải các bài toán đơn thực chất là giải hệ thống các bài toán hợp. Vì vậy việc dạy kĩ các bài toán đơn ở lớp 1, lớp 2 là một công việc chuẩn bị tốt cho việc giải các bài toán hợp ở các lớp 3,4,5.

 Kết quả dạy học giải toán có lời văn nói chung, dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1, lớp 2 nói riêng ở các trường trong những năm qua là khá tốt song bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế như: Việc dạy học sinh phương pháp giải toán chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Giáo viên thường chỉ quan tâm đến kết quả làm bài của học sinh, ít quan tâm tới quá trình giải bài toán. Cách hướng dẫn của GV nhiều khi còn mang tính áp đặt chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dẫn đến học sinh còn yếu một số kĩ năng giải toán: đọc và phân tích đề bài, tóm tắt bài toán, tìm câu lời giải. Học sinh nhiều khi còn máy móc trong việc giải bài toán . Khả năng diễn đạt và giải thích lại cách làm bài toán bằng lời của học sinh còn vụng về lúng túng.

 

doc 10 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1625Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm dạy học giải Toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kinh nghiệm 
Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2 
đặng thị Hà -Phó hiệu trưởng 
Trường tiểu học xuân tân a
Kinh nghiệm 
dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2
Phần i: Đặt vấn đề
	Dạy học giải toán có lời văn có vai trò rất quan trọng trong dạy học môn toán ở tiểu học. Qua giải toán có lời văn giúp học sinh luyện tập, củng cố vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học. Tập dượt vận dụng kiến thức, và kĩ năng thực hành vào thực tiễn.Phát triển năng lực tư duy: rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận,khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán tìm tòi.Qua giải toán học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của người lao động mới như: ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể chu đáo, làm việc có kế hoạch và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc ,rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi sáng tạo ở nhiều mức độ khác nhau.
	Trong dạy học giải toán ở tiểu học, các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng lớp, tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5 trong sự kết hợp chặt chẽ với lí thuyết trong chương trình và SGK. Việc giải các bài toán đơn thực chất là giải hệ thống các bài toán hợp. Vì vậy việc dạy kĩ các bài toán đơn ở lớp 1, lớp 2 là một công việc chuẩn bị tốt cho việc giải các bài toán hợp ở các lớp 3,4,5. 
 	Kết quả dạy học giải toán có lời văn nói chung, dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1, lớp 2 nói riêng ở các trường trong những năm qua là khá tốt song bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế như: Việc dạy học sinh phương pháp giải toán chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Giáo viên thường chỉ quan tâm đến kết quả làm bài của học sinh, ít quan tâm tới quá trình giải bài toán. Cách hướng dẫn của GV nhiều khi còn mang tính áp đặt chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh... Dẫn đến học sinh còn yếu một số kĩ năng giải toán: đọc và phân tích đề bài, tóm tắt bài toán, tìm câu lời giải. Học sinh nhiều khi còn máy móc trong việc giải bài toán . Khả năng diễn đạt và giải thích lại cách làm bài toán bằng lời của học sinh còn vụng về lúng túng.
	Trong quá trình giảng dạy và chỉ đạo dạy học toán có lời văn lớp 1 lớp 2 chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để dạy tốt nội dung này . Tôi xin được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp.
phần II: Kinh nghiệm 
dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2
	I. dạy học giải toán có lời văn lớp 1
	1.Dạy các bài trong giai đoạn 1:Chuẩn bị về bài toán có lời văn và giải bài toán có lời văn. 
	1.1.Mức độ 1:Làm quen với bài toán qua hình vẽ.	
	Tổng số bài tập là 31 bài với 51 tình huống.
	Nội dung này học sinh được học ngay đầu học kì I, HS được làm quen với các "tình huống" của bài toán được diễn tả qua các tranh vẽ. Hình thức của bài tập này là viết phép tính thích hợp ( viết phép tính vào 5 ô vuông). 
	Khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
	- Quan sát tranh.
	- Phân tích nội dung tranh.
	- Nêu "tình huống".
	- Chọn phép tính thích hợp.
	- Viết phép tính vào 5 ô vuông 
	Ví dụ: Bài 3 ( trang 51)
- Quan sát tranh:
 GV: Các em hãy quan sát bức tranh.
 HS: quan sát tranh
- Phân tích nội dung tranh: 
	GV:Trên cành có mấy con chim? 
 HS: Trên cành có 3 con chim 
	GV: Có mấy con chim bay đến? 
	HS: Có 1 con chim bay đến. 
	GV: Có tất cả bao nhiêu con chim?
	HS: Có tất cả 4 con chim.
- Nêu " tình huống": 
	GV:Các em hãy nêu "tình huống"? 	
	HS: Trên cành có 3 con chim, có 1 con chim bay đến. Có tất cả 4 con chim.
- Chọn phép tính thích hợp:
 	GV: Em hãy chọn phép tính thích hợp.
	HS: 3 + 1 = 4
- Viết phép tính vào 5 ô vuông.
	GV: Các em hãy viết phép tính vào 5 ô vuông.
HS: Viết phép tính vào 5 ô vuông.
	Khi học sinh đã quen với dạng bài tập này thì giảm dần sự can thiệp của giáo viên trong quá trình làm bài của học sinh.
	Cần lưu ý bước nêu bài toán nên tạo điều kiện cho nhiều học sinh được trình bày.Bước điền kết quả vào 5 ô vuông cần được hướng dẫn tỉ mỉ ngay từ những bài đầu .
	Với yêu cầu tăng dần ở những bài học sau và để bồi dưỡng những học sinh giỏi toán có thể yêu cầu học sinh có nhiều cách nêu bài toán từ một hình vẽ.
	Ví dụ:
	Bài tập 4, trang 59 (phần b), 
Có thể diễn đạt theo các cách:
	Có 1 bức tranh đã tô màu, 4 bức tranh chưa tô màu.
Tất cả có 5 bức tranh: 	1 + 4 = 5
	Có 4 bức tranh chưa tô màu, 1 bức tranh đã tô màu.
Tất cả có 5 bức tranh: 	4 + 1 = 5
	Có 5 bức tranh, 1 bức tranh đã tô màu. 
Còn 4 bức tranh chưa tô màu: 	5 -1 = 4
	Có 5 bức tranh, 4 bức tranh chưa tô màu. 
Đã tô màu 1 bức tranh :	5 - 4 = 1 
	ở đây nội dung kiến thức không tăng, nhưng yêu cầu cao hơn khi học sinh đã quen dần với giải toán. Đối với loại bài tập này, học sinh ít nhất phải viết được phép tính đầu tiên, với các phép tính sau GV yêu cầu phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong lớp. Giáo viên có thể động viên các em tập diễn đạt và trình bày miệng, ghi đúng phép tính . Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh. 
	Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt, trình bày; động viên các em viết được nhiều phép tính, để tăng cường khả năng diễn đạt của học sinh.
	1.2.Mức độ 2:Làm quen với bài toán qua tóm tắt bằng lời.
	Tổng số bài tập 7 bài tập với 10 tóm tắt.
	Học sinh đã làm quen với bài toán qua tóm tắt bằng lời, để từng bước làm qen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần thoát li khỏi những hình ảnh trực quan, từng bước tiếp cận với đề toán.
	 Khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
	- Đọc hiểu tóm tắt.
	- Nêu đề bài.
	- Chọn phép tính thích hợp.
	 - Trình bày lời giải.
	- Viết phép tính vào 5 ô vuông.
Ví dụ:
 Bài 3 phần b ( trang 90)
	Có : 7 lá cờ
	Bớt đi: 2 lá cờ
	Còn : ... lá cờ?
Giáo viên hướng dẫn giải như sau:
- Đọc hiểu tóm tắt.
	GV: Các em hãy đọc tóm tắt.
	HS: Đọc hiểu tóm tắt ( đọc thầm)
 -Nêu đề bài toán:
	GV: Dựa vào tóm tắt em hãy nêu đề bài toán?
	HS: Có 7 lá cờ, bớt đi 2 lá cờ .Hỏi còn lại bao nhiêu lá cờ.
- Chọn phép tính thích hợp.
	GV: Muốn biết còn lại bao nhiêu lá cờ em làm phép tính gì?
	HS: Phép tính trừ: 7 -2 = 5
- Nêu bài giải:
	GV: Vậy còn lại bao nhiêu lá cờ?
	HS: Số lá cờ còn lại là: 7 - 2 = 5 lá cờ
- Viết phép tính vào 5 ô vuông.
	GV: Các em hãy viết phép tính vào 5 ô vuông.
	HS: Viết phép tính vào 5 ô vuông.
	Cũng như khi dạy các bài ở mức độ 1khi dạy các bài ở mức độ 2 cần:
 	+Tạo điều kiện cho nhiều học sinh được trình bày đề bài và bài giải.
	+Với yêu cầu tăng dần ở những bài học sau và để bồi dưỡng những học sinh giỏi toán có thể yêu cầu học sinh có nhiều cách nêu bài toán từ một tóm tắt.
	2.Giai đoạn 2:Chính thức học giải bài toán có lời văn.
	Tổng số 37 bài tập
	 Nội dung này bắt đầu học từ học kì II của lớp 1, học sinh được biết thế nào là một bài toán có lời văn( cấu tạo bài toán gồm hai phần: giả thiết bài toán cho gì? và kết luận bài toán hỏi gì?) Từ đó, học sinh biết cách giải và trình bày bài giải bài toán ( Gồm có: Câu lời giải, phép tính giải, và đáp số) Hs biết cách giải bài toán đơn về "thêm", "bớt" một số đơn vị. Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Vì vậy khi dạy giáo viên chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán.
	 Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 chủ yếu là dạy phương pháp giải toán. Để giúp các em biết cách giải toán, tôi giúp học sinh cần phải nắm được 2 vấn đề then chốt :	
	+ Làm cho các em nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn kỹ năng thực hiện các bước đó 1 cách thành thạo .
	+ Làm cho các em nắm được và có kỹ năng vận dụng các phương pháp chung cũng như các cách giải thích hợp với từng dạng toán.
	Để giải một bài toán có văn tôi hướng dẫn các em thực hiện theo 4 bước:
	1.Bước 1 : Tìm hiểu kĩ bài toán.
	Mỗi bài toán gồm hai phần: giả thiết bài toán cho gì? và kết luận bài toán hỏi gì?. Hiểu rõ đầu bài là chỉ ra và phân biệt được rành mạch 2 phần từng bước thấy được chức năng của từng phần.
	Vì vậy để kiểm tra việc đọc và hiểu đầu bài toán trong từng bài cụ thể, đầu tiên tôi yêu cầu các em nhắc lại nội dung ban đầu bài ( không đọc thuộc lòng) bằng lời của mình .Sau đó tôi đặt câu hỏi để học khai thác nội dung bài toán:bài toán cho gì? yêu cầu tìm gì? rồi yêu cầu học sinh gạch chân những nội dung quan trọng:
	Ví dụ : Bài 3 ( trang 131): An có 30 cái kẹo, chị cho thêm An 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
	Đến đây học sinh đã hiểu được: 
	Cái đã biết : - Có 30 cái kẹo
 	 - Thêm 10 cái 
 Cái phải tìm : Có tất cả......cái kẹo?
	2.Bước 2: Tóm tắt bài toán:
 Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán , nhưng phần tóm tắt cần được luyện kĩ để học sinh nắm được dữ kiện của bài toán đầy đủ , chính xác ( cái đã biết, cái phải tìm ). 
 Nhiều học sinh không xác định được những từ ngữ trọng tâm, nên khi tóm tắt gần như viết lại đầu bài. Vì vậy, việc xác định những từ ngữ trọng tâm trong bước tìm hiểu đầu bài rất quan trọng, giúp các em có được tóm tắt ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
	Ví dụ : Bài 3 ( trang 131): An có 30 cái kẹo, chị cho thêm An 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
	Tóm tắt
	 Có : 30 cái kẹo
 Thêm : 10 cái
 Có tất cả......cái kẹo?
	3.Bước 3: Lập kế hoạch giải và trình bày bài giải.
	3.1.Chọn phép tính giải: 
	Để chọn đúng phép tính giải trong quá trình tìm hiểu đầu bài,tóm tắt tôi giúp các em tìm ra và ghi nhớ các từ “ chìa khoá” trong từng dạng toán đó, bài toán đó.Từ "chìa khóa" trong các dạng toán,bài toán có lời văn ở lớp 1 đó là: "thêm"; "bớt"; "có tất cả"; "cả hai"; "bán"; "mua" "bay đi" ;"bay đến" ; Trên cơ sở các từ "chìa khóa" các em sẽ chọn được phép tính thích hợp.
	Ví dụ : Bài 3 ( trang 131): An có 30 cái kẹo, chị cho thêm An 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
	 Tóm tắt
	 Có : 30 cái kẹo
 Thêm : 10 cái
 Có tất cả......cái kẹo?
 	Có 30 cái kẹo "thêm" 10 cái nghĩa là cộng vào.( Từ "chìa khóa"là "thêm" )
	3.2. Chọn câu lời giải
	Đây là thao tác gắn kết phép tính và lời văn một thao tác quan trọng đối với giải toán có lời văn, cũng như sự phát triển tư duy của các em. Đôí với các học sinh khi đã hiểu được mục đích ý nghĩa của phép tính giải thì việc lựa chọn câu lời giải khá dễ dàng.Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có học sinh lúng túng trong việc lựa chọn câu lời giải,với những học sinh này lí do vì các em chưa hiểu mục đích ý nghĩa của phép tính, tôi giúp các em hiểu rõ vấn đề này bằng cách hỏi các em: "Phép tính em vừa làm là để tìm gì?" hoặc đề nghị các em nhắc lại yêu cầu của bài tập (nhắc lại câu hỏi). 
	Lưu ý: Giáo viên không áp đặt cho tất cả các học sinh phải nêu câu lời giải như nhau, giáo viên kiên trì nghe học sinh trình bày câu lời giải theo ý mình. 
	Ví dụ: Bài 3 ( trang 131): An có 30 cái kẹo, chị cho thêm An 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
	Câu lời giải có thể là: "Có tất cả" ; "Số kẹo của An có tất cả là"; " Tất cả số kẹo của An là"
	3.3.Trình bày bài giải.
	Trước khi học sinh trình bày bài giải tôi yêu cầu học sinh nhắc lại trình tự bài giải, đó là: 
	+ Câu lời giải
	+ Phép tính
	+ Đáp số
	Lưu ý: Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần phải nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. 
	Tên đơn vị của phép tính cho vào trong ngoặc đơn, tên đơn vị của đáp số thì không có ngoặc đơn.
	4.Bước 4: Kiểm tra bài giải và đánh giá cách giải :
	Việc kiểm tra bài giải và cách giải là yêu cầu không thể thiếu được khi giải bài toán. Vì qua quan sát hầu như các em thường coi rằng bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số. Vì vậy khi giải xong các bài toán trên tôi đều hướng dẫn các em cách kiểm tra kết quả bài giải của mình.
 	- Đọc lại lời giải 
	- Kiểm tra phép tính và từ "chìa khóa".
	- Kiểm tra câu lời giải và phép tính.
	*ở lớp 1, học sinh chỉ giải các bài toán về thêm, bớt với một phép tính cộng hoặc trừ, mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hưỡng dẫn cụ thể theo các bước trên.
	Để học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh phát triển hơn, giáo viên cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
	Ví dụ với phép tính 8 -3 = 5. Có thể có các bài toán sau.
	Bài toán 1: Nam có 8 cái kẹo, nam cho bạn 3 cái .Hỏi nam còn mấy cái kẹo? 
	Bài toán 2: Một sợi dây dài 8cm, đã cắt đi 3cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-met? 
	Bài toán 3: Nhà Nam có 8 con gà, mẹ Nam bán đi 3 con. Hỏi nhà Nam còn mấy con gà? 
	Bài toán 4: Đàn vịt có 8 con, 3 con ở dưới ao.Hỏi trên bờ có mấy con vịt? 
	Phát triển các bài toán cơ bản thành các bài toán nâng cao để dạy cho học sinh. 
	Ví dụ : Từ bài toán cơ bản
	An có 30 cái kẹo, chị cho thêm An 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo.
	Phát triển các bài toán cơ bản thành các bài toán nâng cao như sau:
	Bài toán 1:	An có một số kẹo, An cho chị 10 cái, An còn 20 cái. Hỏi lúc đầu An có bao nhiêu cái kẹo.
	Bài toán 1: Nếu chị cho An 10 cái kẹo nữa thì An có tất cả 40 cái kẹo.Hỏi lúc đầu An có bao nhiêu cái kẹo.
 	 Qua ví dụ trên ta thấy từ một bài toán cơ bản ta chỉ cần thay đổi một số từ ngữ, số liệu thì mối quan hệ giữa "cái đã cho" và "cái phải tìm" đã thay đổi. Vì thế cách giải cũng sẽ khác đi. HS khá, giỏi được làm những bài tập như vậy trong một tiết học thì chắc chắn sẽ rất hứng thú và say mê.Từ đó giúp học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản của bài toán và rèn luyện được kĩ năng phân tích nhận dạng vấn đề cho HS khi gặp sự lắt léo khác nhau trong các bài toán.
	II. Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2
	Nội dung dạy học giải toán có lời văn lớp 2 gồm:
	Dạy cách giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng, trừ, trong đó có bài toán về " nhiều hơn", "ít hơn" một số đơn vị, các bài toán về nhân, chia ( trong phạm vi bảng nhân, chia 5 )và bước đầu làm quen giải bài toán có nội dung hình học( tính độ dài, chu vi các hình), các bài toán liên quan đến các phép tính với các đơn vị đo đã học(cm, m, km, kg, l,...) 
	Rèn phương pháp giải bài toán và khả năng diễn đạt ( phân tích đề bài, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói và viết).
	Toán 2 không dạy bài toán khó mang tính đánh đố học sinh, nhưng nội dung các bài toán phong phú, gần gũi với thực tiên xung quanh các em, bài toán thường đặt ra dưới dạng giải quyết một tình huống có trong thực tiễn. Dạy trình bày bài giải của bài toán có lời văn gồm câu lời giải kèm theo phép tính trung gian và đáp số.
	Như vậy khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở lớp 2 giống với cách hướng dẫn giải toán có lời văn ở lớp 1.
 	Một số điều cần lưu ý khi dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2.
	Giáo viên tiếp tục quan tâm tới việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán và tạo điều kiện nhiều hơn để học sinh trình bày ý kiến của mình.
	Học lên lớp 2 học sinh có kĩ năng giải các bài toán có lời văn, vốn sống vốn kinh nghiệm của học sinh cũng nhiều hơn vì vậy khi hướng dẫn học sinh, cần tạo điều kiện cho các em phát huy, rèn luyện những khả năng đó.
 	Giúp học sinh nhận ra những dấu hiệu của từng dạng toán. Ví dụ.
	Dạng toán "nhiều hơn" dấu hiệu để nhận ra đó là các từ " chìa khóa" như : "hơn"; "cao hơn"; "dài hơn"; "nặng hơn"...
	Dạng toán " ít hơn" dấu hiệu để nhận ra đó là các từ " chìa khóa" như : "ít hơn"; "thấp hơn"; "kém "; "nhẹ hơn"...
	Học sinh phải hiểu bản chất của phép nhân phép chia ,để vận dụng vào giải toán.
	Dạy tốt cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác để học sinh vận dụng trong các bài toán có nội dung hình học.
	 Củng cố, khắc sâu kiến thức về giải toán cho học sinh, tránh hiện tượng học sinh làm bài một cách máy móc theo mẫu (thấy "nhiều hơn" thì làm phép cộng, "ít hơn" thì làm phép trừ...), giáo viên yêu cầu học sinh tự ra đề toán từ một phép tính và giáo viên phát triển các bài toán cơ bản thành các bài toán nâng cao.
Ví dụ: *Tự ra đề toán từ phép tính: 17 + 5
Bài toán 1: Hoa có 17 nhãn vở, Lan có nhiều hơn Hoa 5 nhãn vở. Hởi Lan có bao nhiêu nhãn vở?
Bài toán 2: Sợi dây thứ nhất dài 17cm, sợi dây thứ hai dài hơn sợi dây thứ nhất 5cm. Hỏi sợi dây thứ hai dài bao nhiêu xăng-ti-met?
*Phát triển các bài toán cơ bản thành các bài toán nâng cao.
Từ hai bài toán trên có thể phát triển thành các bài toán nâng cao như sau:
Bài toán 1: Hoa có một số nhãn vở. Nếu Hoa cho lan 5 nhãn vở , thì Hoa còn lại 17 nhãn vở. Hỏi Hoa có bao nhiêu nhãn vở?
Bài toán 2: Hoa có 17 nhãn vở, Hoa có ít hơn Lan 5 nhãn vở. Hỏi lan có bao nhiêu nhãn vở?
Phần III: Kết luận
	Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1, lớp 2 chủ yếu là dạy phương pháp giải. Vì vậy trong quá trình dạy học giải toán có lời văn, giáo viên phải quan tâm hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, cẩn thận các bước cần thiết của quá trình giải bài toán để học sinh nắm chắc các bước của quá trình giải và rèn kỹ năng thực hiện các bước đó 1 cách thành thạo .
	Tạo điều kiện để học sinh trình bày ý kiến của mình trong từng bước giải.
	Khuyến khích học sinh tự đặt đề toán từ một phép tính để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
	Đưa thêm các bài toán có lời văn nâng cao phát triển từ những bài toán cơ bản cho học sinh khá giỏi làm để khắc sâu kiến thức cơ bản của bài toán và rèn luyện được kĩ năng phân tích nhận dạng vấn đề cho HS khi gặp sự lắt léo khác nhau trong các bài toán.
 Xuân Tân , ngày 10 tháng 5 năm 2010
	 Người viết
	 Đặng Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghem giai toan co loi van o lop 1 va lop 2.doc