Câu 1.Thế nào là hai lực cân bằng? Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị có trong công thức?
Câu 2.a) Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc?
b) Thế nào là chuyển động cơ học?
c) Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LÝ 8 Thời gian: (Dành cho học sinh khá giỏi) Câu 1.Thế nào là hai lực cân bằng? Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị có trong công thức? Câu 2.a) Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc? b) Thế nào là chuyển động cơ học? c) Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 3. a)Tại sao nắp ấm trà thường có một lỗ hở nhỏ? b) Khi kéo nước từ dưới giếng lên. Ta thấy gầu nước khi còn ngập trong nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao? Câu 4. Hai người đạp xe đều. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ. Vận tốc của mỗi người là bao nhiêu km/h? Người nào đi nhanh hơn? Câu 5. Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F=7500N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s=8km ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 1,5đ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau 0,5đ - Công thức: F=d.V - Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3); V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ( m3) ; F là lực đẩy Ác si mét (N) 0,25đ 0,75đ 2 2đ a - Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn Mặt Trời làm mốc 0,5đ b - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác 0,75đ c - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật 0,75đ 3 1,5đ a Nắp ấm trà thường có một lỗ hở nhỏ để lợi dụng áp suất khí quyển như vậy rót nước sẽ dễ dàng hơn 0,75đ b Kéo gầu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn kéo trong không khí vì gầu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác – si – mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gầu chiếm chỗ 0,75đ 4 3,25đ Tóm tắt 1đ 0,75đ 0,75đ 0,75đ Giải: vận tốc người thứ nhất là: v1= Vận tốc người thứ hai là: v2= Vì v1>v2 nên người thứ nhất chuyển động nhanh hơn người thứ hai 5 1,75đ Tóm tắt 0,5đ 0,5đ 0,75đ Giải: Công của lực kéo là: A=F.s Thay số: A=7500.8000=60000000J= 60000kJ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LÝ 8 Thời gian: (Dành cho học sinh Trung bình- yếu) Câu 1.Thế nào là hai lực cân bằng? Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị có trong công thức? Câu 2.a) Chuyển động của vật nặng khi thả vật nặng đó từ trên cao xuống là chuyển động gì? b)Thế nào là chuyển động cơ học? c)Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 3.a) Khi kéo nước từ dưới giếng lên. Ta thấy gầu nước khi còn ngập trong nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao? b) Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? Câu 4. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500kg lên cao 12m trong thời gian 0,3 phút a) Tính công mà cần cẩu thực hiện được? b) Tính vận tốc của thùng hàng ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 2đ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau 0,75đ - Công thức: F=d.V - Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3); V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ( m3) ; F là lực đẩy Ác si mét (N) 0,5đ 0,75đ 2 2đ a - Chuyển động của vật nặng khi thả vật nặng đó từ trên cao xuống là chuyển động thẳng 0,5đ b - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác 0,75đ c - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật 0,75đ 3 2đ a - Kéo gầu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn kéo trong không khí vì gầu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác – si – mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gầu chiếm chỗ. 1đ b - Vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước 1đ 4 4đ Tóm tắt m = 2500kg h = 12m t= 0.3phút=18s a) A=? b)v=? 0,5đ a Giải: Công mà cần cẩu thực hiện được là A = p.h Trọng lượng là p = 10.m = 25000N => A = 25000.12 = 300.000(J) (0,5đ) 0,5đ 1đ 1đ b Vận tốc của thùng hàng là : 1đ
Tài liệu đính kèm: