Kế hoạch giảng dạy môn Tự nhiên xã hội - Tuần 1 đến tuần 16

Kế hoạch giảng dạy môn Tự nhiên xã hội - Tuần 1 đến tuần 16

I Mục tiêu:

Sau bài học, HS có thể:

-Biết được xương và cơ thể là các cơ quan VĐ của cơ thể.

-Nhờ có HĐ của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

-Năng vận động sẽ giúp cơ, xương phát triển tốt .

II Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ và vở bài tập TN-XH.

III Hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Tự nhiên xã hội - Tuần 1 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: 	 Ngày dạy: 27/8/09 lớp 2A,2B,2C	 30/8/09 lớp 2D
 Bài 1:	 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
-Biết được xương và cơ thể là các cơ quan VĐ của cơ thể.
-Nhờ có HĐ của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
-Năng vận động sẽ giúp cơ, xương phát triển tốt . 
II Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ và vở bài tập TN-XH.
III Hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động GV
Hoạt đông HS
5’
10’
7’
8’
5’
1.Khởi động: Giới thiệu bài mới và tạo không khí vui vẻ trước bài học.
Cách tiến hành:GV cho cả lớp hát bài: Con công hay múa.
2.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm một số cử động.
ŸMục tiêu:HS biết được bộ phận nào của cơ thể cử động khi thực hiện một số động tác.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
GV yêu cầu HS quan sát SGK và làm một số động tác như bạn nhỏ ở SGK.
Bước 2: Hỏi: Trong các động tác em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động?
Kết luận :SGK
Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
ŸMục tiêu: -Biết xương và cơ là các cơ quan vận động.
-HS nêu được vai trò của xương và cơ.
ŸCách thực hiện: 
Bước 1:
 Hỏi: Dưới lớp da có gì?
Bước 2: Cho HS thực hành cử động.
 Hỏi: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
Bước 3: HS quan sát H5 SGK.
Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. 
Hoạt động 3: Trò chơi vật tay.
ŸMục tiêu: HS biết được hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
ŸCách tiến hành:
GV hướng dẫn cách chơi.
Theo dõi cả lớp chơi.
Kết luận: Trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khỏe hơn là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Vì vậy cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động.
3. Củng cố dặn dò:
-Cho HS làm vở bài tập.
-Dặn dò: cần chăm chỉ tập thể dục và thường xuyên.
Hoạt động GV
-HS thực hiện
-Cả lớp làm động tác: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
-HS tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình
-Có xương và cơ
-Nhờ sự phối hợp của xương và cơ.
-HS chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
-2 HS chơi thử.
-Cả lớp cùng chơi.
-HS làm vở bài tập.
_________________________
TUẦN 2: 	Ngày dạy: 8/9/09 lớp 2A,2B,2C	 11/9/09 lớp2D	 
 Bài2: BỘ XƯƠNG	
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
-Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
-Hiểu: cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế để cột sống không bị siêu vẹo.
 II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ và vở bài tập TN-XH
 III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
12’
15’
3’
1. Bài cũ: Nêu các cơ quan vận động của cơ thể? GV nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương.
ŸMục tiêu: Nhận xét và nói được tên một số xương của cơ thể.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương rồi chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
-GV cho cả lớp thảo luận: 
+Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
+Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp.
Kết luận: SGV (trang 20)
Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
ŸMục tiêu: Hiểu được cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị siêu vẹo.
ŸCách tiến hành: 
CH:+Tại sao hang ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng tư thế?
+Tại sao phải đeo cặp sách ở hai vai?
+Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
Kết luận: -Chúng ta ở tuổi lớn, xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, mang xách không đúng cáchsẽ dẫn dến cong vẹo cột sống.
-Muốn xương phát triển tốt cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, đeo cặp sách ở hai vai và tập luyện thể dục đều đặn.
3. Củng cố dặn dò: -Cho HS làm vở BT
Nhận xét giờ học
-2 HS
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS quan sát H2,3 SGK
-HS lần lượt trả lời
-HS làm vở BT
_________________________
TUẦN 3:	 	Ngày dạy:15/9/09 lớp 2A,2B,2C	 	18/9/09 lớp2D
	Bài3: HỆ CƠ
I.Mục tiêu: Sau bài, HS có thể :
-Chỉ và nói tên được tên một số cơ của cơ thể.
-Biết được nhờ có cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
-Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ và vở bài tập TN-XH
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
8’
7’
5’
Bài cũ: Chỉ vị trí, nói tên một số xương của cơ thể.
GV nhận xét.
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ.
ŸMục tiêu: Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
-Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể
.
Bước 2: Làm việc cả lớp, GV treo tranh vẽ hệ cơ.
Kết luận: (SGV trang 23)
Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay.
ŸMục tiêu: Biết được cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà cơ thể cử động được.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: Làm cá nhân và theo cặp.
-GV yêu cầu từng HS quan sát H2_SGK, làm động tác như hình vẽ đồng thời quan sát sờ nắn và mô tả bắp cơ ơ cách tay khi co_duỗi xem nó thay đổi như thế nào.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: (SGV trang 23)
Hoạt động 3: Thảo luận:
Làm gì để cơ được săn chắc?
ŸMục tiêu: Biết vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ được săn chắc.
ŸCách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
Kết luận: Nên ăn uống đầy đủ, rèn luyện thân thể để cơ được săn chắc.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học
-2 HS
-HS quan sat hình SGK
-HS làm việc theo cặp
-HS lên bảng.
-HS thực hành theo hướng dẫn của GV, trao đổi nhóm đổi.
-Một số nhóm xung phong trình diễn trước lớp.
-HS trả lời
-HS làm vở BT
TUẦN 4: 	Ngày dạy: 22/9/09 lớp 2A, 2B, 2C
	25/9/09 lớp 2D
Bài 4: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể :
-Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.
-Giải thích vì sao không nên mang các vật quá nặng.
-HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ và vở bài tập TN-XH
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
15’
13’
3’
1. Khởi động: Trò chơi: Xem ai khéo.
ŸMục tiêu: HS thấy được cần phải đi và đứng đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.
ŸCách chơi: Cho HS xếp thành 2 hàng dọc ở giữa lớp. Mỗi em đội trên đầu một quyển sách và đi quanh lớp rồi về chỗ ngồi sao cho quyển sách không bị rơi xuống.
GV và HS nhận xét trò chơi.
GV: Đây là một trong những bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
ŸMục tiêu: -Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.
-Giải thích tại sao không nên mang các vật quá nặng.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
-GV giao việc: các cặp quan sát và nói với nhau về nội dung các H1,2,3,4,5 trang 10, 11.
-Theo dõi và giúp đỡ HS
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đánh giá kết quả các nhóm.
CH: ”Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?”
GV nhắc nhở HS nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và tập luyện TDTT sẽ có lợi cho sức khỏe và giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi “Nhấc một vật”.
ŸMục tiêu: Biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lý để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: GV làm mẫu, phổ biến cách chơi
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
GV theo dõi HS chơi, nhận xét em nào nhấc vật đúng tư thế và khen ngợi đội nào có nhiều em làm đúng làm nhanh.
3. Củng cố dặn dò: 
-Dặn dò: cần phải làm việc vừa sức, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập TD-TT để cơ thể khỏe mạnh.
-Cả lớp cùng chơi.
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, HS trả lời.
-Liên hệ các công việc cần làm ở nhà để giúp đỡ gia đình.
-HS chia thành 2 đội để chơi.
-Cả lớp chơi.
-HS làm vở BT
¯¯¯¯¯¯¯
TUẦN 5: 	Ngày dạy: 29/9/09 lớp 2A,2B,2C
	02/10/09 lớp 2D
	Bài 5: 	CƠ QUAN TIÊU HÓA	
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể :
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ phóng to và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
10’
7’
8’
5’
1. Bài cũ: CH: Nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
GV đánh giá ghi điểm.
2.Khởi động: trò chơi”Chế biến thứ căn”.
ŸMục tiêu: Giới thiệu bài và giúp HS hình dung sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non
ŸCách tiến hành: 
-GV: hướng dẫn trò chơi.
-Kết thúc trò chơi GV yêu cầu HS nói xem các em học được gì qua trò chơi này.
GV nêu đầu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hóa
ŸMục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
ŸCách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp: GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát H1 SGK trang 12 và chỉ vị trí miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
-GV treo hình vẽ ống tiêu hóa phóng to.
-Cho HS viết tên các cơ quan của ống tiêu hóa
Kết luận: Thức ăn đưa vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng .Ở ruột non các chất bổ được thấm vào đi vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
Hoạt động 2: Quan sát nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
ŸMục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
ŸCách tiến hành: 
-Cho HS quan sát H2 SGK trang 13 và chỉ đâu là tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy.
CH: Kể tên các cơ quan tiêu hóa.
Kết luận: SGK
 Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
ŸMục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hóa.
ŸCách tiến hành: -Chia nhóm 6.
-Giao việc các nhóm: gắn chữ vào bên cạnh các cơ quan tieu hóa cho đúng.
-Theo dõi HS chơi.
-Đánh giá kết quả khen ngợi nhóm nào làm đúng, làm nhanh.
3. Củng cố dặn dò: 
-Cần ăn uống điều độ, hợp vệ sinh.
-Có ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
-2 HS trả lời
-Lớp nhận xét.
-Cả lớp cùng chơi.
-HS trả lời.
-2 HS lên bảng
-Cả lớp quan sát.
-2 HS trả lời.
-HS chơi theo nhóm.
-Trình bày kết quả.
¯¯¯¯¯¯¯
TUẦN 6: 	Ngày dạy: 06/10/09 lớp 2A, 2B, 2C
	09/10/09 lớp 2D
 Bài 6: TIÊU HÓA THỨC ĂN 
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
-Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
II.Đồ dùng Dạy-Học:
-Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to.
-Vở BT-TNXH.
III.Hoạt động Dạy-Học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
12’
10’
5’
3’
1.Bài cũ:-Chỉ trên sơ đồ các cơ quan tiêu hóa.
-GV đánh gi ... ười đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhaugóp phần xây dựng gia đình sống vui vẻ .
3.Củng cố và dặn dò:
 -Có ý thức giúp bố mẹ việc nhà tùy theo sức của mình.
 -Yêu quý và kính trọng những người trong gia đình.
Bài sau: Đồ dùng trong gia đình.
-2 HS trả lời
-Lớp nhận xét
-HS làm việc theo nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
-HS thảo luận và trình bày, lớp nhận xét.
 ¯¯¯¯¯¯
TUẦN 12: Ngày dạy: 17/11/09 Lớp 2A, 2B,2C
 20/11/09 Lớp 2D
 BÀI 12:ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu: -Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
 -Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
II.Đồ dùng Dạy –Học:- Hình vẽ trong SGK trang 26,27
 -Vở bài tập TN-XH
III.Hoạt động Dạy- Học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
12’
13’
5’
1.Bài cũ:-Em thường làm những công việc gì để giúp đỡ gia đình?
-GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:Làm việc với SGK theo cặp
ŸMục tiêu:-Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng trong nhà. ŸCách tiến hành 
Bước 1:Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS quan sát SGK, chỉ nói tên và công dụng của từng đồ dùng ở mỗi hình.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV theo dõi các nhóm trình bày.
Kết luận:-Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
-Tùy theo điều kiện và nhu cầu nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt.
Hoạt động 2:Thảo luận về bảo quản,giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
ŸMục tiêu:-Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong nhà. Có ý thức gọn gàng ngăn nắp.
ŸCách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS quan sát SGK và nói xem các bạn đang làm gì? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV theo dõi các nhóm trình bày.
Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
3. Củng cố và dặn dò:GV cho HS làm vở bài tập .
Có ý thức gìn giữ và bảo quản đồ dùng trong nhà.
-2HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
-HS thảo luận theo nhóm.
-Đại diện nhoms trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS làm việc theo cặp.
- Các nhóm trình bày.
-HS làm bài tập
 ¯¯¯¯¯¯
TUẦN 13: Ngày dạy: 24/11/09 Lớp 2A, 2B,2C
 27/11/09 Lớp 2D
 BÀI 13:GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở
I.Mục tiêu:-Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
-Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
II.Đồ dùng Dạy- Học:- Hình vẽ trong SGK trang 28,29
 -Vở bài tập TN-XH
III.Hoạt động Dạy-Học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3’
15’
12’
 5’
1.Khởi động: Trò chơi Bắt muỗi
-GV hướng dẫn cách chơi, tổ chức cho HS chơi. 2.Bài mới:
Hoạt động 1:Làm việc với SGK theo cặp.
ŸMục tiêu:- Kể tên những việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nơi ở.
-Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
ŸCách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
+Mọi người trong từng hình đang làm gì đểsạch sẽ?
+Hình nào tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở?
+Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: Để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ.
Hoạt động 2:Đóng vai
ŸMục tiêu:-HS có ý thức giữ gìn vệ sinh sân, vườn
-Nói với mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
ŸCách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS liên hệ tình hình giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở của mình.
Bước 2:Làm việc theo nhóm: Đóng vai -GV yêu cầu các nhóm nghĩ ra tình huống để đóngvai. -GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Các nhóm trình bày.
-GV và HS cùng đánh giá và nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò:-Tuyên truyền mọi người cùng tham gia giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
-Nhắc nhở mọi người tự giác không vứt rác bừa bãi.
-Cả lớp tham gia chơi.
-Các cặp quan sát và thảo luận.
-Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-HS liên hệ.
-HS đóng vai theo nhóm.
_HS trình bày, lớp nhận xét.
 ¯¯ ¯¯¯¯
TUẦN 14: Ngày dạy: 1/12/09 Lớp 2A, 2B,2C
 4/12/09 Lớp 2D
 BÀI 14: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I.Mục tiêu:-Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
-Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
II.Đồ dùng Dạy-Học:-Hình vẽ SGK trang 30,31
 -Một vài hộp thuốc tây hoặc vỏ hộp hóa chất.
III.Hoạt động Dạy-Học:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
12’
10’
5’
3’
1.Bài cũ:-Cần phải làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
-GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận ŸMục tiêu:-Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
ŸCách tiến hành:
Bước 1:Động não
-Kể tên những thứ có thể ngộ độc qua đường ăn uống.
-GV ghi lên bảng.
Bước 2:Hoạt động nhóm
-GV giao việc: Mỗi nhóm quan sát một hình và nêu lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc.
Bước 3: Làm việc cả lớp
Kết luận:-Một số thứ để trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc trừ sâu, dầu hỏa thuốc tây, thức ăn ôi thiu
Hoạt động 2:Quan sát và thảo luận 
 ŸMục tiêu:Ý thức được những việc bản thân và người lớn có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
ŸCách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu các nhóm quan sát SGK và trả lời câu hỏi:Chỉ và nói mọi người đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó.
Bước 2:Làm việc cả lớp
Kết luận:Để phòng tránh ngộ độc chúng ta cần:
-Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng trong gia đình.
-Thức ăn không nên để lẫn lộn với các chất tẩy rửa.
-Không nên ăn thức ăn ôi thiu
Hoạt động 3: Đóng vai
ŸMục tiêu:Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
ŸCách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo nhóm
GV giao việc:Các nhóm sẽ đưa ra tình huống và phân vai, tập đóng vai trong nhóm.
+N1 và N2 tập ứng xử khi bản thân bị ngộ độc.
+N3 và N4 tập ứng xử khi một người trong gia đình bị ngộ độc.
Bước 2:Làm việc cả lớp.
Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ nói cho y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì.
3. Củng cố và dặn dò:
-Cần có ý thức phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
-Biết cách ứng xử khi bản thân và người khác bị ngộ độc như báo cho người lớn hoặc gọi cấp cứu.
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét.
-HS xung phong kể.
-Các nhóm làm việc.
-Trình bày trước lớp.
-HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung.
-HS đóng vai theo nhóm.
-Các nhóm trình bày.
 ¯¯ ¯¯¯¯
 TUẦN 15: Ngày dạy: 8/12/09 Lớp 2A, 2B,2C
 11/12/09 Lớp 2D
 BÀI 15: TRƯỜNG HỌC 
I.Mục tiêu:- Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
II. Đ ồ d ùng D ạy-H ọc:- H ình vẽ SGK trang 32, 33
III.Hoạt động Dạy- Học:
TG
Ho ạt đ ộng GV
Ho ạt đ ộng HS
5’
10’
7’
8’
5’
1.Bài cũ: Khi bị ngộ độc em cần phải làm gì?
-GV nh ận x ét, ghi đi ểm.
2.B ài m ới:
Hoạt động 1:Quan sát trường học
ŸMục tiêu:Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình.
ŸCách tiến hành:
Bước 1:HS tham quan trường học của mình.
-GV cùng đi tham quan cà hướng dẫn them cho HS.
Bước 2: HS thảo luận theo cặp về cảnh quan trường mình. Sau đó một số HS trình bày trước lớp.
Kết luận: trường học thường có sân chơi, vườn và nhiều phòng như: phòng hiệu trưởng, phòng hội đồng, phòng thư viện và các phòng học.
Hoạt động 2:L àm vi ệc v ới SGK
ŸMục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra lớp học, thư viện, phòng y tế
ŸCách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo cặp
-GV hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 2: Làm việc cả lớp: HS trình bày, lớp nhận xét.
Kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, ngoài ra các em còn có thể đến thư viện để đọc sách và mượn sách, đến phòng đội
Hoạt động3: Trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch
ŸMục tiêu: Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
ŸCách tiến hành:
Bước1: -GV phân vai và cho HS nhập vai:
+1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về trường học của mình.
+1 HS đóng vai nhân viên thư viện:giớithiệuviện...
-GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bước 2 Làm việc cả lớp
-HS diễn trước lớp.
3. Củng cố và dặn dò:
-Cần tự hào và yêu quý trường học của mình.
-Cần có ý thức gìn giữ và bảo vệ để ngôi trường luôn sạch đẹp.
-2 HS trả lời, lớp nhận xét.
-HS tham quan quanh sân trường 
 TUẦN 16: Ngày dạy: 15/12/09 Lớp 2A, 2B,2C
 18/12/09 Lớp 2D
 BÀI 16: CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I.Mục tiêu: -Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
II. Đồ dùng Dạy- Học: -Hình vẽ trong SGK trang 34,35
 -Một số tấm bìa, mỗi tấm ghi tên một thành viên...
III.Hoạt động Dạy -Học:
TG
Hoạt độngGV
Hoạt động HS
5’
15’
12’
3’
1.Bài cũ:-Mô tả cảnh quan của trường mình.
-GV đánh giá và ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1:Làm việc với SGK
ŸMục tiêu:Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
ŸCách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm :mổi nhóm 5 HS
-GV hướng dẫn HS quan sát SGK và làm việc sau:
+Gắn các tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
+Nói về công việc và vai trò của họ với trường học.
Bước 2:Các nhóm trình bày.
Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có: thầy (cô) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; các thầy, cô giáo, HS và các cán bộ nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo,quản lí trường; thầy cô giáo dạy HS; bác bảo vệ trông coi trường...
Hoạt động 2: Trò chơi: Đó là ai?
ŸMục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình và biết kính trọng, yêu quý họ.
ŸCách tiến hành:
-GV hướng dẫn cách chơi: Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. GV gắn tấm bìa có tên một thành viên trong trường. Các HS khác sẽ được nói các thông tin (họ làm gì? Ở đâu? Khi nào?)
Ví dụ :Tấm bìa viết Bác bảo vệ, thì:
HS 1 nói:Đó là người hay đánh trống ở trường.
HS 2 nói: Thường dọn vệ sinh trước hoặc sau giờ học.
-HS tiến hành chơi, GV theo dõi cuộc chơi.
3.Củng cố và dặn dò: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong trường mình, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường. 
-2 HS trả lời, lớp nhận xét.
-HS thảo luận theo nhóm, trình bày và nhận xét.
-Cả lớp tham gia chơi, HS nào đoán không đúng sẽ phải hát một bài. Các HS khác nói sai thông tin cũng sẽ bị phạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGATNXH2HKI20092010.doc