I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; về nhận dạng tình huống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Gv : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
Bảng gài.
Hs : SGK + que tính.
Môn : Toán 29 + 5 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết). - Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; về nhận dạng tình huống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Gv : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời. Bảng gài. Hs : SGK + que tính. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: - Gv kiểm tra bảng cộng 9. - Gọi hs đọc (HTL) bảng cộng 9 ( Gv nhận xét tuyên dương). 3. BÀI MỚI: a. Giới thiệu: - Gv nói : các em đã học 9 + 5 hôm nay các em học 29 + 5 ( Gv ghi tựa bài lên bảng). b. Giới thiệu phép cộng 29 + 5 - Gv cầm 29 que tính và hỏi. (2 bó 1 chục que tính và 9 que tính rời ). Có bao nhiêu que tính ? ( 29 que tính). - Lấy thêm 5 que tính nữa và hỏi: Thêm mấy que tính nữa ? (5 que). - Gv hỏi tiếp : Vậy có tất cả bao nhiêu que tính ? ( 34 que tính). - Gv ghi lên bảng 29 + 5 * Thực hành trên que tính. - Gv cùng hs thực hành thao tác tách số. + Có 2 bó 1 chục que tính và 9 que tính, thêm 5 que tính nữa, tức là thêm 1 que tính vào 9 que tính (rồi bó lại thành 1 bó 1 chục que tính ? và thêm tiếp 4que tính còn lại (2 bó thêm 1 bó thành 3 bó hay 3 chục que tính, 3 chục que tính thêm 4 que tính thành 34 que tính ). Vậy 29 + 5 bằng bao nhiêu ?. * Hướng dẫn đặt tính dọc. - Gv gọi hs nêu cách đặt tính dọc, gv ghi lên bảng. Đặt tính: 29 + 5 34 - Gv gọi 1 hs cộng phép tính trên (gọi hs nhận xét,gv nhận xét tuyên dương). - Gv ghi lên bảng: 29 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1. + 5 2 thêm 1 bằng 3,viết 3. 34 - Gv nói: vậy 29 + 5 = 34 gv ghi lên bảng. 29 + 5 = 34 c. Luyện tập: - Gv gọi hs lên bảng làm bài 1 ( trang 16). - Gv goi hs nhận xét, gv nhận xét tuyên dương. - Gv cho hs làm vào bảng con. - Gv cho hs làm vào phiếu bài tập bài 2. (Gv theo dõi hs làm bài). 4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Gv hỏi : Hôm nay các em học bài gì ?. - Gv tổ chức trò chơi thi đua, gv phổ biến. + 2 em mỗi em nối các điểm để có hình vuông, em nào nối đúng nhanh sẽ thắng. - Gv gọi hs nhận xét. Gv nhận xét chung. * Nhận xét tiết học . - Cả lớp hát vui. - Vài em đọc (HTL) cộng 9. - Tổ 4 nhắc lại tựa bài. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs cùng thực hành theo gv hướng dẫn. + Lấy 2 bó 1 chục que tính và 9 que tính lên bàn. + Lấy thêm 5 que tính nữa. + Gộp 9 que tính và 1 que thành 1 bó 1 chục. + Được 3 chục que tính và 4 que tính rời . - Hs trả lời kết quả mà các em đã thực hiện trên bàn: 29 + 5 = 34 - 1 em nêu cách đặt tính dọc. + Viết số 29 trước, số 5 thẳng cột số 9. + Viết dấu + giữa phép tính sau cùng dùng thước gạch ngang phép tính rồi thực hiện cộng. + Lấy số đơn vị cộng với số đơn vị, chục cộng chục. - Hs đọc nối tiếp ( T1, 2). - Đọc ĐT. - 1, 2 hs đọc. - Hs lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 bài, mỗi lần 2 em. 59 79 69 79 89 + 5 + 2 + 3 + 1 + 6 64 81 72 80 95 - Hs làm vào bảng con. 19 29 29 39 + 8 + 4 + 9 + 7 27 33 38 46 - Hs làm vào phiếu bài tập bài 2. 2/ Đặt rồi tính. a/ 59 b/ 19 c/ 69 + 6 + 7 + 8 . 65 26 77 - Hs trả lời. - 2 em lên bảng thực hiện nối các điểm để có hình vuông. A B M N D C Q P Môn : Tập Đọc BÍM TÓC ĐUÔI SAM I/ MỤC TIÊU : 1. Đọc : - Đọc trơn được cả bài. - Đọc đúng các từ khó : trường, loạng choạng, ngã phịch xuống, ngượng nghịu - Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : cái nơ, reo lên, làm Hà rất vui, nắm, lúc, đùa dai, buộc, bống, bím tóc, ngã - Nghỉ hơi đúng sáu các dấu câu, giữa các cụm từ. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật. 2. Hiểu : - Hiểu nghĩa các từ trong bài : bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình. - Hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện : Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt với các bạn gái. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK (nếu có). - Bảng phụ có ghi các từ, các câu dài, khó cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 HS lên bảng. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 2.1. Giới thiệu bài : - GV nêu : Trong tiết tập đọc này, chúng ta tập đọc bài Bím tóc đuôi sam. Qua bài tập đọc này, các con sẽ biết cách cư xử với bạn bè như thế nào cho đúng để luôn được các bạn yêu quý, tình bạn thêm đẹp. 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt. Chú ý giọng đọc : + Lời người kể chuyện : chậm rãi, thong thả. + Lời các bạn gái : ngạc nhiên, thích thú. + Lời Hà : hồn nhiên, ngây thơ. + Lời Tuấn cuối bài : lúng túng, ngượng nghịu nhưng chân thành. - Nêu nhiệm vụ luyện đọc đoạn 1, 2. b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn : - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Nghe, phát hiện và yêu cầu các em phát âm lại các từ khó. Từ mắc lỗi do ảnh hưởng của phương ngữ đến khi đúng thì thôi. c) Hướng dẫn ngắt giọng : - Cho HS đọc, nêu cách đọc của các câu dài, câu khó ngắt giọng rồi cho cả lớp luyện đọc các câu này. - Gọi HS đọc cả đoạn trước lớp. d) Đọc cả đoạn : e) Thi đọc : g) Đọc đồng thanh : 2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2 : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi. - Hà đã nhờ mẹ làm gì ? - Khi Hà đến trường, các bạn đã khen hai bóm tóc của em như thế nào ? - Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc ? - Tuấn đã trêu Hà như thế nào ? - Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn ? - Chuyển đoạn : Khi Tuấn trêu, làm đau, Hà đã khóc và chạy đi mách thầy giáo. Sau đó, chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài. TIẾT 2 2.4. Luyện đọc đoạn 3, 4 a) Đọc mẫu : - GV đọc mẫu hoặc gọi 1 HS khá đọc mẫu. Chú ý phân biệt giọng đọc từng nhân vật. b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn : c) Hướng dẫn ngắt giọng : - Cho HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó ngắt giọng, câu dài. - Yêu cầu 1 vài HS đọc cả đoạn trước lớp. d) Đọc cả đoạn e) Thi đọc giữa các nhóm g) Đọc đồng thanh 2.5. Tìm hiểu đoạn 3, 4 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3. - Hỏi : Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào ? - Theo em, vì sao lời khen của thầy có thế làm Hà vui và không khóc nữa ? (Khi được thầy khen Hà có mừng không, có tự hào về hai tím tóc không ?) - Tan học, Tuấn đã làm gì ? - Từ ngữ nào cho thấy Tuấn rất xấu hổ về đã trêu Hà. - Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì? 2.6. Thi đọc truyện theo vai : - Yêu cầu HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 7-8 HS. Sau đó phổ biến nhiệm vụ. - Theo dõi các nhóm luyện tập trong nhóm. - Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày. - Nhận xét, công bố kết quả. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Bạn Tuấn trong truyện đáng chê hay đáng khen ? Vì sao ? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Tổng kết tiết học. - HS đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và trả lời câu hỏi : + HS 1 trả lời câu:Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ? Vì sao đến giờ Dê Trắng vẫn gọi “Bê ! Bê!”? + HS 2 : Nêu nội dung của bài. - Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo. - Mỗi HS đọc 1 câu từ đầu cho đến hết đoạn 2, đồng thời luyện đọc các từ khó, dễ lẫn đã giới thiệu trong phần Mục tiêu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau: Khi Hà đến trường, / mấy bạn gái cùng lớp reo lên : // “Ái chà chà ! // Bím tóc đẹp quá ! // Vì vây, / mỗi lần cậu kéo bím tóc, / cô bé lại loạng choạng / và cuối cùng / ngã phịch xuống đất. // - Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2. - HS đọc trước lớp sau đó đọc theo nhóm. - Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một chiếc nơ xinh xinh. - Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá. - Vì Tuấn sấn đến, trêu Hà. - Tuấn kéo bím tóc của Hà làm Hà đau. Khi Hà ngã xuống đất Tuấn vẫn còn đùa dai. - HS phát biểu ý kiến không tán thành. Chẳng hạn : Tuấn đùa ác, như vậy là bắt nạt bạn. Tuấn không tôn trọng Hà. Tuấn không biết cách chơi với bạn. - Luyện đọc các từ khó, như : ngượng nghịu; các từ dễ lẫn như : nói, đẹp, lắm, nước mắt, nín, xin lỗi, lúc nãy, ngước mắt, mắt, khóc, xin lỗi, đối xử, - Tìm cách đọc và luyện đọc câu : Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm ! // Tớ xin lỗi / vì lúc nãy / kéo bím tóc của bạn. // - Nối tiếp nhau đoạn 3, 4. - Tổ chức đọc bài theo nhóm. - Thi đọc các nhân, đồng thanh - Cả lớp đọc bài. - Đọc thầm đoạn 3 - Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp. - Vì lời khen của thầy đã giúp Hà trở nên tự tin, tự hào về bím tóc của mình. Em không còn buồn vì bị Tuấn trêu nữa. - Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà. - Tuấn gãi đầu ngượng nghịu. - Thầy khuyên Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái. - Các nhóm tự phân vai : Người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, Thầy giáo, 3 - 4 bạn đóng vai bạn cùng lớp với Hà. - Luyện đọc trong nhóm. - Đọc theo vai. - Bạn vừa đáng khen lại vừa đáng chê. Đáng chê vì Tuấn đã nghịch ác với Hà. Đáng khen vì Tuấn biết nhận ra lỗi của mình và xin lỗi Hà. - Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè đặc biệt là các bạn gái. Môn : Tập Viết VIẾT CHỮ HOA C – CHIA NGỌT SẺ BÙI I/ MỤC TIÊU - Biết viết chữ ... cầu HS viết các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả - GV đọc bài cho HS viết. Chú ý mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 3 lần, phát âm rõ các tiếng khó, dễ. e) Soát lỗi g) Chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài chính tả * Trò chơi : Thi tìm chữ có iê/yê. - Chia lớp thành 4 đội, các đội viết các từ tìm được lên bảng. Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc. Bài 3 (lựa chọn) a) Yêu cầu HS đọc đề bài. - Hỏi dỗ em có nghĩ là gì ? - Giỗ ông có nghĩa là gì ? - Hãy tìm các từ có dỗ hoặc giỗ. - Tiến hành tương tự với dòng và ròng. b) Yêu cầu HS đọc rồi tìm những từ có tiếng chứa vần/vầng, dân/dâng. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Tổng kết giờ học. - Dặn dò HS viết lại cho đúng các lỗi sai, ghi nhớ các trường hợp cần phân biệt chính tả trong bài. - Viết theo lời đọc của GV. + Yên ổn, cô tiên, kiên cường, yên xe, da dẻ, cụ già, cặp da, ra vào + Yên ổn, cô tiên, kiên cường, yên xe, vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân - Bài Trên chiếc bè. - Kể về Dế Mèn và Dế Trũi. - Đi ngao du thiên hạ. - Bằng bè được kết từ những lá bèo sen. - Đoạn trích có 5 câu. - Viết hoa chữ cái đầu tiên. - Có 3 đoạn. - Viết hoa chữ cái đầu đoạn và lùi vào một ô li. - Viết hoa chữ Trên vì đây là tên bài, viết hoa chữ Dế Trũi vì đây là tên riêng. - Đọc các từ : Dế Trũi, ngao du, núi xa, đem sạm, thoáng gặp, rủ nhau, say ngắm - Đọc các từ : Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - Nghe GV đọc và viết bài. - Tìm chữ có iê/yê. Chẳng hạn : cô tiên, đồng tiền, miền núi, đường viền, kiên cường, hiên nhà, liên tưởng, viên phấn, nghiền cán, hiền lành, triền núi, tiếng hát, cái giếng, nghiêng đầu, viếng lăng, trống chiêng yên xe, yên ổn, yên ngựa, yên cương, chim yến, chim yểng, quyển truyện, trò chuyện, nguyện vọng, khuyên bảo - Đọc đề. - Dùng lời nhẹ nhàng, tình cảm để em bằng lòng nghe theo mình. - Lễ cúng tưởng nhớ ông bà khi đã mất. - Tìm từ, chẳng hạn : dỗ dành, dỗ em, ăn dỗ, dỗ ngon dỗ ngọt ; giỗ tổ, ngày giỗ, giỗ tết - Dòng sông, dòng biển, dòng nước, dòng suối, dòng chảy (khối chất lỏng chạy dọc ra ngoài), ngoài ra còn có dòng điện, dòng dõi, dòng giống + Ròng rã (liên tục), ròng ròng, vàng ròng, khóc ròng rã - Tìm từ ngữ theo yêu cầu : + Viết là vần trong các trường hợp: vần thơ, vần điệu, đánh vần, vần nồi cơm, vần vè, vần xoay + Viết là vầng : vầng trăng, vầng trán, vầng Mặt Trời, vầng dương, vầng đông + Viết là dân : dân cư, dân số, nhân dân , dân làng, dân dã, dân lành + Viết là dâng : dâng tặng, kính dâng, hiến dâng, dâng trào, trào dâng Môn : Toán 28 + 5 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết). II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KHỞI ĐỘNG : 2. BÀI MỚI: a. Giới thiệu: Gv giới thiệu và ghi bảng. b. Giới thiệu phép cộng 28 + 5 - Gv nêu bài toán : có 28 que tính thêm 5 que tính nữa. Có tất cả bao nhiêu que tính? - Hs tìm kết quả phép tính trên thao tác que tính. - Gv hướng dẫn : 8 que tính gộp với 2 que tính bằng 1 chục que tính (bó thành 1 bó ) và còn 3 que rời . 2chục thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính thêm 3 que tính rời nữa là 33 que . Đặt tính: 28 8 + 5 = 13 viết 3 nhớ 1 + 5 2 thêm 1 bằng 3 , viết 3. 33 - Hs thực hiện phép tính . Gv cho cả lớp nhâïn xét . Gv nhận xét. c. Thực hành : Bài 1: Hs làm vào vở. Hs lên sửa bài, cả lớp nhận xét cùng sửa. Bài 2: Hs làm bài và trả lời miệng. Cả lớp nhận xét. Bài 3: 1 hs đọc y/c của đề. Tóm tắt: Gà : 18 con Vịt : 5 con Tất cả : . Con ? Giải. Cả gà và vịt có là. 18 + 5 = 23 (con) Đáp số : 23 con Bài 4: Hs tự làm vào vở Một hs nêu cách làm. + Gạch thước đánh dấu điểm ở vạch 0 cm và ở vạch 5 cm. + Dựa vào thước dùng bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng 5cm. 3/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: * Nhận xét tiết học . Hs chú ý theo dõi và trả lời. - Hs thực hiện trên que tính. - Hs lên bảng đặt tính cả lớp nhận xét. - 1 hs nêu cách tính. - Vài hs nhắc lại. - Hs làm bài và sửa bài tập. - Hs làm bài vào vở. - Hs làm bài vào vở. - 1 hs nêu các thao tác vẽ. Môn : Tập Làm Văn CẢM ƠN, XIN LỖI I/ MỤC TIÊU - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. - Biết nói 3 đến 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp. - Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa bài tập 3. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: + HS1 : Kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh minh họa. + HS2 : Đọc danh sách tổ mình đã làm trong tiết Tập làm văn trước. - Nhận xét và cho điểm HS. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Hỏi : Khi được ai đó giúp đỡ, em phải nói gì với họ ? - Khi làm phiền hay mắc lỗi với ai đó thì sao ? - Giới thiệu : Trong giờ học này chúng ta sẽ học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi trong một số trường hợp cụ thể. Sau đó, dựa vào tranh minh họa, kể lại câu chuyện có sử dụng lời cảm ơn, xin lỗi. - Em phải nói lời cảm ơn. - Em phải xin lỗi. 2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP - Nếu HS có trình độ khá, GV có thể cho các em đọc tình huống xảy ra trong các bài tập đọc, sau đó tổ chức cho các em chơi trò chơi Đóng vai. Mỗi nhóm có tử 3 đến 5 HS lựa chọn hai tình huống, một tình huống nói lời xin lỗi, một tình huống cần nói lời cảm ơn. Các tình huống có thể giống hoặc không giống với tình huống của SGK, các nhóm thảo luận và điễn lại tình huống của mình theo nhiều cách khác nhau. Nhóm nào diễn hay, tìm được nhiều câu nói cảm ơn, xin lỗi phù hợp nhất là nhóm thắng cuộc. - Nếu không tổ chức được trò chơi, GV có thể hướng dẫn làm bài tập một cách bình thường như sau : Bài 1 (làm miệng) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa? - Nhận xét, khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự. - Nêu : Khi nói lời cảm ơn, chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự, chân thành, nói lời cảm ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cảm ơn khác nhau. - Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại. Bài 2 - Tiến hành tương tự như bài tập 1. - Nhắc nhở HS : Khi nói lới xin lỗi, em cần có thái độ thành khẩn. Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? - Khi nhận được quà, bạn nhỏ phải nói gì ? - Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn. - Nhận xét, có thể hướng dẫn HS thêm câu chỉ lý do tặng quà, miêu tả món quà, miêu tả thái độ của bạn nhỏ để câu chuyện thêm sinh động. - Treo tranh 2 và tiến hành tương tự. Bài 4 - Yêu cầu HS tự viết vào Vở bài tập bài đã nói của mình về 1 trong 2 bức tranh và cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Tổng kết tiết học. - Dặn dò HS nhớ thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày. - Đọc yêu cầu. - Nhiều HS trả lời, ví dụ: Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn nhé! Mình cảm ơn bạn nhiều! Bạn thật tốt, không có bạn thì mình ướt hết rồi!... - Cô giáo cho em mượn quyển sách : Em cảm ơn cô ạ ! / Em xin cảm ơn cô ! - Em bé nhặt hộ em chiếc bút: Cám ơn em nhiều ! Chị (Anh) cảm ơn em ! Em ngoan quá, chị cảm ơn em !... - Em lỡ bước, giẫm chân vào bạn : Ôi ! Tớ xin lỗi !/ Tớ xin lỗi, tớ không cố ý !/ Bạn có đau lắm không, cho tớ xin lỗi nhé ! / Tớ xinlỗi cậu, tớ vô ý quá ! - Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn : Con xin lỗi mẹ a ï!/ Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa ! - Em đùa nghịch, va phải một cụ già : Ôi, cháu xin lỗi cụ ạ !/ Cháu xin lỗi cụ ạ, cháu lỡ tay !/ Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cu ï!/ Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao không ạ ? - Đọc đề bài. - Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ (cô, bác ) - Bạn phải cảm ơn mẹ (cô, bác ) - HS nói với bạn bên cạnh, sau đó một vài HS trình bày trước lớp. Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp. Ngọc đưa hai tay đón lấy con gấu bông xinh xắn và nói: “Con cảm ơn mẹ!” Cuối năm học này, Hằng được nhận danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ mua tặng em một chú gầu bông rất đẹp. Hằng thích lắm, em đưa hai tay đón lấy chú gấu bông xinh xắn và nói: “Con cảm ơn mẹ nhiều! Chú gấu bông đẹp quá mẹ ạ!” - HS có thể nói : Tuấn (cậu con trai) sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ. Cậu đến trước mẹ, khoanh tay xin lỗi và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!” Tuấn là một cậu bé hiếu động và hay nghịch ngợm. Chủ nhật vừa rồi, chẳng hiểu chạy nhảy thế nào mà cậu làm vỡ cả lọ hoa của mẹ. Khắp nhà văng đẩy những mảnh thủy tinh, cánh hoa, nước cắm hoa. Tuấn hối hận lắm. Cậu đến trước mặt mẹ, khoanh tay và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ! Lần sau con không nghịch thế nữa. Mẹ tha lỗi cho con, mẹ nhé!” - Viết bài, sau đó đọc bài trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
Tài liệu đính kèm: