Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 16 năm học 2009 - 2010

Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 16 năm học 2009 - 2010

Thể dục:

BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TC: LÒ CÒ TIẾP SỨC.

I. Mục tiêu.

 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.

 - Chơi trò chơi " Lò cò tiếp sức ". Yêu cầu tham gia chơi chủ động và nhiệt tình và an toàn.

II. Lên lớp

1. Phần mở đầu (6-10 phút)

 - G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút.

 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút.

 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút.

 - Chơi trò chơi: 1-2 phút.

 - Kiểm tra bài cũ: 1- 2 phút

2. Phần cơ bản (18-22 phút)

 - Ôn bài thể dục phát triển chung: 10-12 phút.

 - Từng tổ báo cáo kết quả ôn luyện: 3- 4 phút.

 - Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức": 5- 6 phút.

 - G nêu tên trò chơi- Cùng H nhắc lại cách chơi

 - 1-2 H làm mẫu. Cả lớp chơi thử, rồi cho H chơi- G theo dõi.

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 16 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Thể dục:
Bài thể dục phát triển chung - TC: Lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu.
	- ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
	- Chơi trò chơi " Lò cò tiếp sức ". Yêu cầu tham gia chơi chủ động và nhiệt tình và an toàn.
II. Lên lớp
1. Phần mở đầu (6-10 phút)
	- G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút.
	- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút.
	- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút.
	- Chơi trò chơi: 1-2 phút.
	- Kiểm tra bài cũ: 1- 2 phút
2. Phần cơ bản (18-22 phút)
 	- Ôn bài thể dục phát triển chung: 10-12 phút.
	- Từng tổ báo cáo kết quả ôn luyện: 3- 4 phút.
	- Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức": 5- 6 phút. 
	- G nêu tên trò chơi- Cùng H nhắc lại cách chơi
	- 1-2 H làm mẫu. Cả lớp chơi thử, rồi cho H chơi- G theo dõi.
3. Phần kết thúc (4- 6 phút)
	- Tập một số động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát: 1-2 phút.
	- G cùng H hệ thống bài: 2 phút.
	- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 1-2 phút.
	- G giao bài tập về nhà: ôn bài thể dục phát triển chung. 
...................................................................................
Tập đọc:
Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- ND: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn ông.
- GD H biết sống vị tha và có tấm lòng nhân ái.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 
Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài cũ, khuyến khích đọc thuộc lòng một vài đoạn thơ.
G nhận xét và đánh giá
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời giới thiệu về Hải Thượng Lãn Ông để vào bài.
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
	*Luyện đọc
	- Một H khá giỏi đọc bài.
	- Luyện đọc đoạn: chia bài văn thành 3 đoạn cho học sinh luyện đọc. 
	+ Đoạn 1 từ đầu cho đến thêm gạo, củi.
	+ Đoạn 2 tiếp đến càng hối hận. 
	+ Đoạn 3: còn lại.
	G hướng dẫn học sinh đọc bài với giọng thong thả, nhấn mạnh các từ ngữ mở đầu đoạn nhằm gây chú ý (có lần, một lần khác, suốt đời) kết hợp luyện phát âm. (Lãn Ông, nóng nực, nồng nặc, chăm sóc,... )
	- Cho H nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ khó.
	- G đọc mẫu bài văn.
	*Tìm hiểu bài
	- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài?
(Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng...tới thăm, tận tuỵ chăm sóc không ngại khổ, ngại bẩn, không lấy tiền)
	- Vì sao Lãn Ông hối hận trước cái chết của một người phụ nữ?
	- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
(Lãn Ông buộc tội mình về cái chết của 1 người bệnh không phải do ông gây ra chứng tỏ ông là người thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm)
	- Vì sao có thể nói ông là một người không màng danh lợi?
(Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo léo từ chối)
	- Em hãy giải thích hai câu thơ tỏ chí của ông?
(Không màng danh lợi chỉ chăm làm việc nghĩa...)
	* G hướng dẫn H đọc diễn cảm
	- H đọc từng đoạn- G hướng dẫn như trên
	- H đọc đoạn 1- Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về t/c người bệnh, sự tận tuỵ và lòng phúc hậu của Lãn Ông
 Luyện đọc diễn cảm hai câu cuối.
	- T/c cho H thi đọc.
	- G nhận xét vàđánh giá.
	3.Củng cố, dặn dò:
	- Em hãy nói một câu về lương y Hải Thượng Lãn Ông (H phát biểu tự do: ông là thầy thuốc nổi tiếng nhân từ, ông là người không màng danh lợi, ông là một thầy thuốc có tinh thần trách nhiệm cao,...)
	- Dặn H chuẩn bị bài sau.
...................................................................................
Toán:
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
	Giúp H:
- Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, hiểu các khái niệm về thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch, tiền vốn, tiền lãi, phần trăm lãi,... Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm.
Vận dụng các kiến thức trên để giải toán. 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm.
*Bài 1. 
	- H đọc yêu cầu.
	- G hướng dẫn mẫu, dẫn dắt để học sinh khái quát thành quy tắc. Chẳng hạn: khi cộng các tỉ số phần trăm, ta cộng nhẩm phần số và viết thêm ký hiệu phần trăm vào sau tổng tìm được.
	- H làm bài vào vở. Đọc kết quả và chữa bài.
Lưu ý: khi làm tính với các tỉ số % có nghĩa là các tỉ số phần trăm đó của cùng một đại lượng.
2. Củng cố cách tìm tỉ số % của hai số 
	- Cung cấp một số khái niệm về tỉ số phần trăm trong thực tế.
*Bài 2. 
	- Hai H đọc đề bài.
	- G hướng dẫn học sinh giải và kết hợp giải thích một số khái niệm mới với học sinh: số % đã đạt được, số % vượt mức so với kế hoạch. Chẳng hạn:
a) Đến hết tháng 9, thôn Hoà An đã thực hiện được số % so với kế hoạch là: 
	18:20 = 0,9; 0,9 = 90 %.
(Tỉ số này cho biết: coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 90% kế hoạch).
b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được số % so với kế hoạch là: 
	23,5 : 20 = 1,175.
	1,175 = 117,5%.
(Tỉ số này cho biết: coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5%; 117,5%>100% có nghĩa là vượt mức kế hoạch).
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:
	117,5% - 100% = 17,5%.
*Bài 3. 
	- Hai học sinh đọc đề bài và phân tích đề bài.
	- Cả lớp làm bài vào vở.
	- Nhận xét và chữa bài.
	- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của các tỉ số % vừa tìm được để hiểu các khái niệm tiền vốn, tiền lãi.
3.Củng cố, dặn dò:
G nhận xét giờ học. Dặn H hoàn thiện các bài tập.
...................................................................................
Đạo đức:
hợp tác với những người xung quanh 
I. Mục đích yêu cầu
 Học xong bài này, H biết:
	- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
	- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.
	- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và ngược lại.
II. Các hoạt động dạy- học:
Tiết 1
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu tranh tình huống
* Mục tiêu:H biết được một số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành. - Quan sát hai tranh và thảo luận những câu hỏi ở dưới tranh.
	- Các nhóm học sinh độc lập làm việc.
	- Trình bày, các nhóm khác nhận xét hoặc nêu ý kiến khác.
	- G KL: Các bạn tổ2 làm công việc chung, đó là biểu hiện của việc hợp tác.
2. Hoạt động 2. Làm bài tập 1-SGK.
* Mục tiêu: H nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
* Cách tiến hành: - Chia nhóm, thảo luận.
	- Từng nhóm thảo luận.
	- Trình bày.
	- G kết luận: Để hợp tác tốt cần phân công nhiệm vụ cho nhau.
3. Hoạt động 3. Bày tỏ thái độ BT2 SGK.
* Mục tiêu: - H biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành. - G lần lượt nêu các ý kiến trong bài tập 2.
	- Học sinh dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ.
	- Giải thích lý do.
	- G kết luận từng nội dung.
	 ? Trong cuộc sống chúng ta phải làm gì để giải quyết công việc?
 =>Ghi nhớ: SGK H đọc.
Tiết2
1. Hoạt động1: Làm bài tập 3-SGK
MT: H biết n/x 1số hành vi, việc làm có liên quan đén việc hợp tác
CTH: H TL- sau đó trình bày trước lớp
=> GKL: Việc làm của Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a) là đúng
2. Hoạt động2: Xử lý tình huống- BT4SGK
MT: H biết xử lý 1số tình huống có liên quan đến việc hợp tác
CTH: H TL- Đại diện các nhóm trình bày
	=>KL: Trong khi thực hiện cv chung cần phân công nv cho từng người, phối hợp giúp đỡ nhau.
3. Hoạt động3: Làm bài tập 5-SGK
MT: H biết xây dựng kế hoạch hợp tác với người xung quanh
CTH: H trao đổi với các bạn bên cạnh làm BT- Sau đó trình bày. G n/x và KL
4. Củng cố dặn dò:
- Một học sinh nhắc lại nội dung bài 
- G nhận xét tiết học - H thực hành theo nội dung trong SGK.
.................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Thể dục:
Bài thể dục phát triển chung - TC: nhảy lướt sóng.
I. Mục tiêu.
	- ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô.
	- Chơi trò chơi " Nhảy lướt sóng ". Yêu cầu tham gia chơi chủ động và nhiệt tình và an toàn.
II. Lên lớp
1. Phần mở đầu (6-10 phút)
	- G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút.
 	- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút.
	- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút.
	- Chơi trò chơi: 1-2 phút.
	- Kiểm tra bài cũ: 1- 2 phút
2. Phần cơ bản (18-22 phút)
	- Ôn bài thể dục phát triển chung: 10-12 phút.
	- Từng tổ báo cáo kết quả ôn luyện: 3- 4 phút.
	- Chơi trò chơi "Nhảy lướt sóng": 5 - 6 phút.G + H nhắc lại cách chơi, cho H chơi.
3. Phần kết thúc (4- 6 phút)
	- Tập một số động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát: 1- 2 phút.
	- G cùng H hệ thống bài: 2 phút.
	- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 1- 2 phút.
	- G giao bài tập về nhà: ôn bài thể dục phát triển chung. 
...................................................................................
Chính tả: 
Về ngôi nhà đang xây.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nghe - viết đúng, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài: Về ngôi nhà đang xây.
	- Làm đúng bài tập chính tả 2a - phân biệt các tiếng có âm đầu: r/gi/d, .Tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện BT3.
	- Gd cho H tính kiên trì.
II. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
	- 1 H đọc bài tập 3 của tiết 15.
	- G kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
G nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b) Hướng dẫn H nhớ - viết:
	G đọc một lần đoạn chính tả cần viết.
 	- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? Qua đó em cảm nhận được điều gì? (giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông nhú lên như một mần cây, ngôi nhà giống như một bài thơ sắp làm xong, ngôi nhà là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch. Những hình ảnh đó thể hiện cái nhìn vừa ngây thơ, hồn nhiên lại rất sinh động của những em nhỏ trước những công trình đang xây).
	- G viết từ dễ lẫn: giàn giáo, trụ, huơ, ...
	- G lưu ý cách trình bày: giữa hai khổ thơ  ... ến việc làm ra sợi đay.
+ Hình 2: liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ Hình 3: liên quan tới việc làm ra sợi tơ tằm.
- Nhúng nước vào sợi bông (đay, tơ tằm, len) thì thấm nước, sợi nilông không thấm nước.
- Lần lượt đốt thử từng loại sợi ta thấy sợi tự nhiên cháy hết, có mùi khét; còn sợi nilông cháy vón lại và có mùi khét khác với mùi khét tự nhiên (mùi khó chịu).
- Điền vào phiếu:
1. Tơ sợi tự nhiên:
+ sợi bông: Vải bông thấm nước, có thể rất mỏng và nhẹ và cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thường thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
+ Sợi đay: bền, thấm nước, thường được dùng làm vải buồm, vải đệm ghế, vải lều bạt, võng,...
+ Vải tơ tằm: vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và làm mát khi trời nóng.
2. Tơ sợi nhân tạo.
Vải ni-lông khô nhanh không thấm nước, dai, bền và không nhàu. Sợi này thường dùng trong y tế, làm các loại ống thay thế mạch máu bị tổn thương, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết máy.
Củng cố dặn dò: 
- Một H nhắc lại nội dung ghi nhớ
- G nhận xét tiết học.
...................................................................................
Toán:
Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp)
I. Mục tiêu:
Giúp H:
 Biết được cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
Vận dụng quy tắc để giải một số bài toán đơn giản có liên quan.
 Làm BT:1; 2.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
* Ví dụ:
	- H đọc ví dụ. G ghi tóm tắt lên bảng.
	- Yêu cầu học sinh so sánh tìm điểm khác biệt với bài toán trước (tìm một số khi biết một số phần trăm của nó).
	- Hướng dẫn học sinh tìm các bước giải:
	+ Tìm 1% của số học sinh toàn trường.
	+ Tìm số học sinh toàn trường.
	- H thảo luận nhóm đôi tìm kết quả.
	- Đại diện một số học sinh đọc bài giải.
	- G ghi các phép tính lên bảng.
	Dẫn dắt để học sinh khái quát thành quy tắc tìm một số biết 52,5% của nó là 420. G dán băng giấy ghi quy tắc lên bảng.
	- Một vài học sinh nhắc lại.
	- Có thể cho H so sánh với cách tìm một số phần trăm của một số.
* Bài toán:
	- H đọc bài toán, phân tích để hiểu yêu cầu của bài.
	- Gợi ý để H vận dụng kiến thức đã học ở phần ví dụ để giải bài toán.
	- H trình bày bài giải (như SGK).
	- Nêu cách tìm một số biết 120% của nó là 1590.
2. Thực hành.
Bài 1. - H đọc đề bài.
	- Một học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
	- Nhận xét và chữa bài. Kết quả là: 600 học sinh.
Bài 2. 
	- H làm bài rồi chữa bài.
	- Kết quả là: 800 sản phẩm.
Bài 3.HD cho H K- G về nhà làm
	- Khuyến khích học sinh nhẩm nhanh kết quả.
	3.Củng cố dặn dò:
	- G nhận xét tiết học
 	 - Dặn H hoàn thiện các bài tập.
	...................................................................................
Kĩ thuật: 
một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I. Mục tiêu: H cần phải
 Kể tên 1 số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của 1số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
 Có ý thức nuôi gà
II. ĐDDH: Tranh ảnh, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học 
1.GTB: G nêu MĐ, y/c của tiết học
2. HĐ1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương 
	? Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?
	( Gà nội, gà nhập ngoại, gà lai)
	=> KL: Có nhiều giống gà nuôi ở nước ta.
3. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
	- H đọc SGK, q/s, thảo luận về đặc điểm của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
	- H ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm
	- G chia lớp làm 4 nhóm TL và ghi kết quả theo phiếu trên.
	- Đại diện các nhóm trình bày- G nhận xét, bổ sung và KL
4. HĐ3: Đánh giá kết quả học tập
	- H làm bài tập, TLCH (SGK)
	- Đánh giá kết quả- nx giờ học và dặn dò về nhà.
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn: 
Làm biên bản một vụ việc.
I. Mục đích yêu cầu
	- H biết phân biệt, nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
	- Biết làm biên bản về một vụ việc Cụ ún trốn viện (BT2) - đúng về nội dung và hình thức trình bày.
	- GD H thêm yêu mến đối với môn TV.
II. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2-3 học sinh đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé đã được viết lại.
	- Nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới 
	a) Giới thiệu bài
 G nêu mục đích yêu cầu của bài học.
	b) Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi (biên bản về việc Mèo Mun ăn hối lộ của nhà chuột).
	- G gọi 2 H đọc biên bản.
	- G: đề bài yêu cầu điều gì? (chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa biên bản vụ việc với biên bản cuộc họp (biên bản đại hội chi đội đã học)).
	+ Em hãy cho biết theo phần quốc hiệu của biên bản vụ việc xảy ra ở vương quốc nào? Biên bản được lập ở đâu?
	+ Trong bài văn, có những con vật nào được nhân hoá, chúng có mặt với tư cách gì?
	- Thảo luận nhóm về sự giống nhau và khác nhau giữa 2 biên bản.
Bài tập 2. Giả sử em là bác sĩ trực phiên của cụ ún trốn viện. Dựa theo bài tập 1, em hãy lập biên bản về việc này.
	- Đọc lại bài văn "Thầy thuốc đi bệnh viện".
	- Hỏi một vài câu hỏi giúp học sinh hồi tưởng nội dung chính của câu chuyện.
	- G hướng dẫn H xác định yêu cầu của biên bản.
	+ Tên của biên bản này là gì?
	+ Những người lập biên bản gồm có ai?
	+ Nội dung sự việc em trình bày như thế nào? (trình bày tóm tắt người trốn viện là ai? đang điều trị bệnh gì?...).
	+ Biên bản này viết để làm gì?
	- G hướng dẫn H làm biên bản.
	- H đọc lại biên bản mình đã viết, nếu thấy rõ ràng thì thôi, ngược lại thì phải viết lại.
	- Nhận xét, tuyên dương những học sinh làm bài tốt.
 * Củng cố dặn dò
G nhận xét tiết học – Dặn dò H chuẩn bị bài cho giờ sau
...................................................................................
Toán:
luyện tập.
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Củng cố về ba dạng toán về tỉ số phần trăm của hai số, tìm một số phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của nó.
- Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải toán.
- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của tỉ số phần trăm trong thực tiễn.
- Làm BT1b; 2b; 3a.
II. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: 
	- KT phần Bt làm ở nhà của H 
	- G nhận xét và đánh giá.
2. LT ở lớp
	 BT1b: Củng cố dạng toán tìm tỉ số phần trăm của hai số. Có thể mở rộng trường hợp tìm tỉ số phần trăm dựa vào việc chuyển qua phân số thập phân, tránh máy móc vận dụng quy tắc.
	- 1 H lên bảng – Lớp làm vào vở 
	- G + H nhận xét và chữa bài 
	Bài 2b. 
	- H đọc yêu cầu của bài.
	- 1 học sinh lên bảng làm phần b – Lớp làm vào vở.
	- Nhận xét và chữa bài
	- H trình bày cách làm, nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số trong trường hợp cụ thể.
	Bài 3a. 
	- H trao đổi và làm bài theo cặp.
	- H trình bày kết quả, giáo viên nhận xét, chữa bài.
	- Yêu cầu học sinh nêu cách làm, có thể trình bày dưới dạng nhận xét (quy tắc trong trường hợp cụ thể).
	Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể:
	- Đưa ra một số bài toán học sinh có thể giải quyết trong thực tế.
	+ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội vừa đưa ra mức lãi suất mới đối với tiền Việt Nam: gửi kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,62%/tháng; gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,68%/tháng; gửi kỳ hạn 1 năm, lãi suất 0,72%/tháng. Tính lãi suất nhận được mỗi kỳ hạn nếu tiền gốc là 10 000 000 đồng.
	+ Hoặc cho tiền gốc, tiền lãi mỗi kỳ hạn, tính số phần trăm hàng tháng.
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm.
	- Dặn dò H ôn bài – Chuẩn bị bài cho giờ sau.
...................................................................................
Địa lí:
Ôn tập
I. Mục tiêu
Học xong bài này H:
Biết hệ thống hoá được các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế ở nước ta ở mức độ đơn giản.
Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, hải cảng lớn của đất nước. 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. KTBC : 
	- H trình bày đặc điểm thương mại, du lịch của nước ta ?
	- G nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới 
Giới thiệu bài: G nêu mục tiêu bài học.
Bài giảng
Hoạt động dạy
Hoạt độnghọc.
Phiếu học tập: Nội dung phiếu:
Bài 1. Điền những từ ngữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống để được những kết luận đúng.
- Nước ta có ...... dân tộc.
- Dân tộc.... có số dân đông nhất. Họ sống chủ yếu ở.......... Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở.............
Bài 2. Hãy điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống dưới mỗi dòng dưới đây để biết dòng nào đúng, dòng nào sai.
5 Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở miền núi và cao nguyên.
5 Chỉ khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư nước ta làm công nghiệp.
5 Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng được nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
5 ở nước ta, trâu bò nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
5 Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
5 Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
- Quan sát bản đồ, trả lời: 
+Những thành phố nào vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ Việt Nam đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A?
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Họ sống chủ yếu ở các đồng bằng và ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
- S, S, Đ, Đ, Đ, S.
- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Thành phố có cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc H chuẩn bị bài sau.
...................................................................................
...................................................................................
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 16
I.Yêu cầu:
	- H nắm được những ưu nhược điểm trong tuần qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần tới
	- Giáo dục ý thức tự giác cho H
II.Lên lớp 
Đánh giá nhận xét tuần
a)Ưu điểm:
b)Tồn tại:
 2.Phương hướng- biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc