Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 3 năm 2010

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 3 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bộ bài. Đọc đúng các từ ngữ: Ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ đã chú giải ở SGK;

- Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

- Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ minh hoạ;

- Bảng phụ viết câu khó đọc.

 

doc 18 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3
Thứ 2 ngày 6 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng Tập đọc
Tiết 1
Bạn của nai nhỏ
I. Mục tiêu:
-	Đọc trơn toàn bộ bài. Đọc đúng các từ ngữ: Ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.
-	Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
-	Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
-	Hiểu nghĩa các từ đã chú giải ở SGK;
-	Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
-	Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Tranh vẽ minh hoạ;
-	Bảng phụ viết câu khó đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ.
2 học sinh đọc bài: Mít làm thơ. Trả lời nội dung đoạn đọc.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm.
-	Học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, truyện đọc.
2. Luyện đọc:
-	Giáo viên đọc mẫu toàn bài :
-	Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
+	Đọc từng câu- Đọc từ khó.
+	 Đọc từng đoạn trước lớp. Đọc câu khó.
+	 Học sinh nhắc lại nghĩa của từ ở chú giải nghĩa từ: rình ( nấp ở chỗ kín để theo dỏi hoặc để chờ bắt.)
+	Đọc từng đoạn trong nhám;
+	Thi đọc giữa các nhóm;
+	Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài, CN, ĐT);
+	Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1, 2)
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-	Học sinh đọc đoạn 1: Nai nhỏ xin phép cha đi đâu?
-	Cha Nai Nhỏ nói gì?
-	Học sinh đọc thầm các đoạn còn lại: Nai nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
Mỗi hành động của Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào?
Theo em người bạn tốt là người như thế nào?
4. Luyện đọc lại
-	Đọc phân vai
-	Cả lớp nhận xét, cá nhân, nhóm đọc hay.
5. Củng cố-dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 3 Toán
 Kiểm tra
I. Mục tiêu:
-	KIểm tra kết quả ôn tập đầu năm.
+	Đọc viết các số có 2 chữ số, viết số liền trước, số liền sau;
+	 Kỷ năng thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
+	Giải toán có lời văn, đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. Thời gian : 40 phút
III. Đề bài
1. Viết các số a. Từ 70 – 80
	 b. Từ 89 – 95
2. a. Số liền trước của 61 là.	
 b. Số liền sau của 99 là..
3. Đặt tính rồi tính:
 42 + 54	 84 – 34
 60 + 25	 66 – 16
 5 + 23	93 – 3
4. Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được16 bông. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
5. Vẽ doạn thẳng có độ dài 1 dm.
IV. Hướng dẫn đánh giá
Bài 1:	 2 điểm. mỗi bài đúng 1 điểm	
Bài 2 : 1điểm. Mỗi bài đúng 0,5 điểm
Bài 3: 3 điểm. Mỗi bài đúng 0,5 điểm
Bài4: 2,5 điểm. Lời giải đúng 1 điểm, phép tính đúng 1 điểm, đáp số đúng 0,5 điểm
Bài5: 1 điểm
 ___________________
Tiết 4 
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên biệt )
 ___________________
Buổi chiều 
Tiết 1 Hướng dẫn thực hành (TC )
 Gấp tên lửa 
I. Mục tiêu: 
-	Học sinh gấp được tên lửa.
-	Yêu thích gấp hình.
-	Có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy hoc:
Giấy màu, tranh qui trình gấp tên lửa.
III. Hoạt động dạy học:
1. Học sinh thực hành gấp tên lửa
-	Học sinh nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
-	3 học sinh nhắc lại thao tác gấp .
	Bước 1:Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
	Bước 2: Gấp tạo tên lửa và sử dụng.
-	Học sinh thực hành gấp tên lửa.
-	Hoàn thành và trang trí sản phẩm.
2. Đánh giá sản phẩm.
-	Giáo viên đánh giá, nhận xét từng sản phẩm.
3. Thi phóng tên lửa.
IV. Cũng cố dặn dò:
Chuẩn bị giấy màu, bút màu gấp máy bay phản lực.
____________________
Tiết 2 Tập viết
 Chữ hoa B
I. Mục tiêu:
-	Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và cỡ nhỏ.
-	Biết viết ứng dụng câu: Bạn bè sum họp. theo cỡ nhỏ.Chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Chữ mẫu B. Giáo viên viết sẵn chữ: Bạn, Bạn bè sum họp.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
	2 học sinh lên viết ở bảng lớp. Cả lớp viết bảng con Ă , Ăn .
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
-	Học sinh quan sát chữ mẫu. Nhận xét
-	Giáo viên vừa hướng dẫn, vừa viết mẫu B
-	Học sinh viết bảng con. Giáo viên nhận xét
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
-	Học sinh đọc câu ứng dụng
-	Em hiểu câu: Bạn bè sum họp như thế nào?
-	Nhận xét về độ cao các con chữ. Cách đặt dấu thanh.
-	Học sinh nêu cách viết chữ Bạn.
-	Giáo viên viết mẫu chữ Bạn
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con.
4. Học sinh viết bài vào vở:
5. Chấm chữa bài
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
_____________________
Luyện tiếng việt
Tiết 3
luyện viết Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu:
-	Học sinh luyện viết bài chiếc bút mực.
-	Yêu cầu học sinh viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
	- Trình bày đẹp, cân đối.
II. Lên lớp:
1. Giáo viên đọc bài chếp một lần.
-	Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
-	Trong bài những từ nào được viết hoa?
2. Viết bài.
-	Học sinh nhìn sách chép bài vào vở.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh chép đúng chính tả.
-	Học sinh chép bài xong đổi chéo vở để kiểm tra lỗi chính tả. 
-	Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
____________________
Thứ 3, ngày 7 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
tiết 1 Thể dục
Quay phải, quay trái. Trò chơi nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu :
-	Thực hiện các động tácvề đội hình, đội ngũ tương đối chính xác
-	Quay trái, quay phải tương đối đúng kỉ thuật, phương hướng, không mất thăng bằng.
-	Biết cách chơi tham gia trò chơi đúng luật
II. Địa điểm , phương tiện:
	Sân trường, còi, cờ, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
-	Chạy nhẹ theo một hàng dọc
-	Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu
2. Phần cơ bản:
-	Học quay trái, quay phải. Tập 4 - 5 lần
-	Tập hợp hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ 1 đến hết tổ.
-	Trò chơi :Nhanh lên bạn ơi
3. Phần kết thúc:
Đứng vỗ tay và hát
	Giáo viên nhận xét tiết học
_____________________
Tiết 2 Toán
Phép cộng có tổng bằng 10
I. Mục tiêu:
-	Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính theo cột dọc.
-	Củng cố xem giờ đồng hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bộ đồ dùng dạy học toán : 10 que tính, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu : 6 + 4 = 10
-	 Giáo viên giơ 6 que tính lên hỏi: Có mấy que tính?
-	Lấy thêm 4 que nữa . Có tất cả bao nhiêu que tính?
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và tính:	6
	4	
 10
Học sinh làm bài vào vở bài tập .giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
Chấm chữa bài
Bài 1, 2 : 9 + 1 = 10	 1 + 9 = 10	10 = 9 + 1 	10 = 1 + 9
Học sinh nhận xét
Bài 3: Nêu miệng
Bài 4: Nhìn vào mô hình đồng hồ rồi nêu giờ đúng. Cả lớp nhận xét
IV. Củng cố dặn dò:
Nêu các phép cộng có tổng bằng 10.
Nhận xét giờ học.
_________________
Tiết 3 Kể chuyện
Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu:
-	Dựa vào tranh nhắc lại lời của Nai Nhỏ kể về bạn. Nhớ lại lời của cha Nai Nhỏ.
-	Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai. Giọng kể tự nhiên phù hợp với nội dung.
-	Biết lắng nghe bạn kể, kể tiếp lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
	3 học sinh nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện : Phần thưởng
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
-	Dựa vào tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình
-	Nhắc lại lời kể của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý .Học sinh nhớ và kể lại
-	Học sinh tập nói theo nhóm. 
-	Đại diện các nhóm nhắc lại
Phân vai: người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ.
-	Học sinh kể, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh kể đúng lời nhân vật.
-	Giáo viên cho điểm động viên.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-	Nhận xét giờ học.
____________________
Tiết 4 Chính tả (Tập chép)
Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu:
-	Chép lại chính xác nội dung tóm tắt truyện “ Bạn của Nai Nhỏ ”
-	Biết viết chữ hoa đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu.
Củng cố qui tắc chính tả ng/ ngh. Làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ch/ tr. 
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớn viết sẵn nội dung bài tập chép.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ :
	2 học sinh viết 2 tiếng bắt đầu bằng chữ g, 2 tiếng bắt đầu bằng chữ gh 
	viết 7 chữ cái đứng sau chữ r.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn tập chép:
-	Giáo viên đọc bài ở bảng - 2 học sinh đọc lại.
-	Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng khi cho con đi chơi xa cùng bạn ?
-	Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu?
-	Chữ đầu câu viết như thế nào?
 -	Cuối câu có dấu gì?
-	Học sinh viết bảng từ khó: đi chơi, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, yên lòng.
-	Học sinh chép bài vào vở.
-	Chấm, chữa bài.
-	Giáo viên đọc, học sinh khảo bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: điền vào chỗ trống ng / ngh . Học sinh làm bài vào vở.
Giáo viên cho học sinh ôn lại luật chính tả.
Bài 3: Điền vào chỗ trống đỗ hay đổ.
IV. Củng cố dặn dò:
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
Buổi chiều Thủ công
tiết 1 
Gấp máy bay phản lực (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp máy bay phản lực.
- Gấp được máy bay phản lực một cách hứng thú.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu gấp tên lửa, mẫu gấp máy bay phản lực
- Hình vẽ minh hoạ quy trình gấp
- Giấy thủ công
III. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- 	Giáo viên giới thiệu mẫu.
- 	So sánh mẫu máy bay tên lửa và mẫu máy bay phản lực.
2. Hướng dẫn gấp:
- 	Bước 1: Gấp mũi thân, cánh máy bay phản lực. GV vừa hướng dẫn gấp vừa hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ.
- 	Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng. 
2 HS nêu thao tác gấp.
- 	Từng nhóm gấp nháp , GV theo dõi
IV. Củng cố dặn dò: 
-	Chuẩn bị giấy cho tiết sau.
____________________
Tiết 2 Luyện toán
 Luyện phép cộng có tổng bằng 10
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh:
	- Củng cố phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính theo cột dọc.
	- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra: Học sinh lên bảng thực hiện phép tính:
	7 + 3 =	9 + 1 =	6 + 4 =
	2. Học sinh hoàn thành vở bài tập buổi sáng.
	3. Học sinh luyện tập:
	- Học sinh làm vào vở bài tập sau.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
	9 + = 10	8 + 2 = 	 3 +  = 10
	1 + = 10	10 = 8 + 	10 + 7 + 
Bài 2:
	- Lan có 7 hòn bi. Huệ hơn lan 3 hòn bi. Hỏi Huệ có mấy hòn bi?
	- Học sinh làm bài, giáo viên th ...  âm nhạc
thật là hay
I. Mục tiêu:
	- Học sinh luyện hát bài : thật là hay.
	- Yêu cầu học sinh hát thuộc lời bài hát.
	- Học sinh biết múa một số động tác phụ hoạ đơn giản.
II. Lên lớp:
	1. Giáo viên hát mẫu một lần, học sinh lắng nghe.
	- Cả lớp ôn lại bài hát một lần, giáo viên theo dõi nhận xét.
	2. Luyện tập:
	- Giáo viên tập lần lượt từng câu cho học sinh.
	- Hớng dẫn học sinh hát đúng lời.
	- Học sinh hát theo tổ, cá nhân.
	- Giáo viên theo dõi nhận xét 
	- Học sinh xung phong hát biểu diễn.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Thứ 5,ngày 9 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng Thể dục
Tiết 1
Ôn quay trái, quay phải. học động tác vươn thở, động tác tay
I. Mục tiêu:
-	Thực hiện động tác quay tương đối chính xác.
-	Làm quen với 2 động tác vươn thở , tay tương đối đúng động tác.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường. Tranh vẽ động tác vươn thở, động tác tay
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
-	Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
-	Giậm chân tại chỗ , đếm to theo nhịp.
-	Khởi động, điểm số báo cáo.
2. Phần cơ bản:
-	Ôn quay trái, quay phải. Lớp trưởng điều khiển.
-	Học động tác vươn thở, tay.
 + Giáo viên làm mẫu. Hướng dẫn học sinh tập.	
-	Học sinh luyện tập cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-	Trò chơi: Qua đường lội: 
-	Giáo viên nhắc lại cách chơi. Học sinh chơi thử.
- 	Học sinh thực hành chơi.
-	Giáo viên theo dõi hướng dẫn.
3. Phần kết thúc:
-	Cúi người thả lỏng.
-	Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
_________________
Tiết 2 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu :
-	Có kỉ năng làm tính cộng có tổng là số tròn chục.
-	Củng cố về giải toán và tìm độ dài hai đoạn thẳng.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-	 Trò chơi: Tiếp sức: Viết 5 phép cộng có tổng là 20.
-	Cả lớp nhận xét. Bình chọn nhóm thắng cuộc.
B. Dạy bài mới:
1.Hướng dẫn luyện tập:
-	Học sinh lần lượt nhắc lại yêu cầu từng bài.
-	Học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
-	Nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
Bài 1: 1 học sinh nêu cách làm : 9 + 1 = 10, 10 + 8 = 18
Bài 2, 3; Học sinh nêu miệng kết quả.
Bài 4: giào viên treo bảng phụ, chữa bài.
Bài giải
Bố may áo và quần hết số mét vải là:
19 + 11= 30 ( m)
Đáp số: 30 m
Bài 5: Ghi độ dài đoạn thẳng vào chỗ trống. Đọc số đo.
2. Luyện tập:
-	 Học sinh làm bài tập vào vở.
-	 Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu làm đúng bài.
-	 Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
___________________
Tiết 3 đạo đức
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I. Mục tiêu:
-	Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu mến.
-	Học sinh biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
-	Học sinh biết ủng hộ và cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động 1: Phân tích truyện : Cái bình hoa
-	Giáo viên kể câu chuyện, kể có kết cục mở. Cả lớp nghe
-	Nếu Vô- va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
-	Các em thử đoán xemVô -va đã nghỉ và làm gì sau khi đó ?
-	Thảo luận nhóm phán đoán phần kết.
-	Đại diện nhóm trình bày.
-	Em thích đoạn kết của nhóm nào hơn ? Vì sao?
-	Giáo viên kể nốt đoạn cuối câu chuyện.
-	Qua câu chuyện này em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
-	Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? Các nhóm thảo luận
Giáo viên kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ của mình
-	Học sinh làm bài tập 3 vở bài tập theo nhóm
-	Giáo viên kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp các em mau tiến bộ và được mọi người quí mến.
III. Hướng dẫn thực hành:
Chuẩn bị kể lại một trường hợp em hoặc bạn em đã nhận lỗi hoặc sữa lỗi.
___________________
Tiết 4 Luyện từ và câu
Từ chỉ sự vật. Kiểu câu ai là gì ?
I. Mục tiêu: 
-	Nhận biết được các từ chỉ sự vật ( danh từ)
-	Biết đặt câu theo mẫu Ai, (hoặc cái gì, con gì?) là gì ?
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
Trò chơi: tiếp sức: Hai tổ thi tiếp sức 
	T1: viết các từ có tiếng: học
	T2: viết các từ có tiếng: tập
Trong cùng một thời gian tổ nào tìm được nhiều từ tổ đó thắng cuộc.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
	Bài 1:1 học sinh nêu yêu cầu.Các nhóm quan sát tranh thảo luận. Đặt tên cho từng tranh.
Tổ nào nhanh, đúng tổ đó thắng cuộc ( bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu,dừa, mía)
Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét.
	Bài 2: Thi tiếp sức: Mỗi thành viên trong mỗi tổ kể dưới từ chỉ sự vật.
 Đại diện tổ thắng đọc to các từ chỉ sự vật.
	Bài 3. Học sinh làm bài 3 vào vở bài tập
Bố Nam là công an.
	- Học sinh làm vào vở bài tập.
	- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm đúng bài.
	- Chấm một số bài, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
	- Củng cố kiến thức.
	- Nhận xét giờ học.
___________________
Thứ 6 ngày 10 tháng 9 năm 2010
Buổi chiều( học bài thứ 6) Chính tả ( nghe viết)
Tiết 1 Gọi bạn
I. Mục tiêu: 
-	Nghe viết lại chính xác, trình bày dúng 2 khổ thơ cuối bài thơ 5 chữ “
Gọi bạn”
-	Cũng cố qui tắc chính tả : ng / ngh , Làm đúng các bài tập ch / tr, ? /~
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết
-	Giáo viên đọc đầu bài và hai khổ thơ cuối. 2 học sinh đọc lại
-	Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn nào?
-	Thấy Bê Vàng không trở về, Dê trắng đã làm gỉ?
-	Tìm các tiếng phải viết hoa trong bài?
-	Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi bằng dấu câu gì?
-	Giáo viên đọc từ khó. Cả lớp viết bảng con.
-	Giáo viên đọc từng dòng , học sinh nghe viết vào vở.
-	Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu. học sinh làm vào vở bài tập.
Học sinh chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
Bìa 3: 2 học sinh thi đua làm ở bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
	Nhận xét bài làm hai bạn.
III. Củng cố dặn dò: 
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________
Tiết 2 Toán
9 cộng với một số: 9 + 5
I. Mục tiêu: 
-	Học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+ 5. Từ đó thành lập và học thuộc công thức 9 cộng với một số ( cộng qua 10 )
-	Chuẩn bị cơ sở để thực hiện các phép cộng dạng : 29 + 5; 49 + 25
II. Đồ dùng dạy học:
	20 que tính,bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu phép cộng 9 + 5:
-	Giáo viên đính 9 que tính. Có mấy que tính?
-	Lấy 9 que tính. 9 viết ở cột nào?
-	Lấy thêm 5 que tính nữa. 5 viết ở cột nào?
-	Tất cả có bao nhiêu que tính, ta làm tính gì?
-	Giáo viên ghi dấu cộng.
-	Học sinh tìm kết quả trên que tính.
-	Giáo viên hướng dẫn ghọc sinh thực hành trên que tính.
-	Học sinh nêu cách đặt tính rồi tính
 9
 5
14
2. Hướng dẫn học sinh lập nhanh bảng cộng dạng 9 cộng với một số.
-	Giáo viên ghi kết quả. học sinh tính nhanh kết quả.
-	Học sinh học thuộc bảng cộng.
3. Thực hành:
-	Bài 1: học sinh làm việc theo nhóm. nhóm nào xong trước dán bảng cả lớp nhận xét.
-	Học sinh làm bài 2, 3, 4 vào vở bài tập
-	Chấm chữa bài: Học sinh đọc kết quả bài 2, 3. Cả lớp nhận xét
-	1 học sinh chữa bài ở bảng.
Bài giải
 Trong vườn có số cây táo là:
	9 + 6 = 15 (cây)
	Đáp số: 15 cây
IV. Củng cố dặn dò:
-	Nhận xét giờ học.
___________________
Tiết 3 Tập làm văn
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
I. Mục tiêu :
-	Biết sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự câuchuyện Gọi bạn. Dựa vào tranh kể lại nội dung câu chuyện.
-	Biết sắp xếp câu trong bài theo đúng trình tự diễn biến.
-	Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách một nhóm 5-3 học sinh trong tổ học tập theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
-	Tranh vẽ bài tập 1.
-	Giấy ghi 4 câu văn bài tập 2. 3 bộ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
3 học sinh đọc bản tự thuật đã viết. Giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
	Bài 1: Học sinh quan sát tranh . Một học sinh nêu yêu cầu.
-	Giáo viên chia lớp làm 3 tổ. Các tổ trao đổi, thi đua dán tranh thi kể lại câu chuyện.
-	Cả lớp bình chọn người kể hay nhất.
	Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu
-	Nhóm 4 trao đổi ghi thứ tự từng tranh.
-	3 nhóm thi dán đúng nội dung câu chuyện: Kiến và chim Gáy
-	1 học sinh đọc lại nội dung câu chuyện
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu,và mẫu
-	Các nhóm sinh hoạt . Làm trên giấy khổ to.
-	Đại diện nhóm dán lên bảng lớp rồi trình bày.
-	Giáo viên nhận xét nhóm làm tốt nhất.
IV. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
_____________________
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét hoạt động tuần qua:
	- Sách vở đầy đủ.
	- Đồ dùng học tập còn thiếu.
	- Một số em dán nhãn chưa đúng quy định.
	- Chữ viết chưa thật đẹp.
II. Kế hoạch tới:
	- Tiếp tục duy trì nề nếp.
	- Bổ sung đồ dùng học tập còn thiếu.
	- Tiếp tục luyện viết đúng mẫu chữ.
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
_____________________
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện tiếng việt
Làm bài tập tiếng việt.
I. Mục tiêu: 
-	 Củng cố từ chỉ sự vật, HS tập đặt câu theo mẫu Ai là gì?
-	Học sinh làm thêm một số bài tập Luyện từ và câu.
II. Hoạt động dạy học:
1.Trò chơi: Tiếp sức: 3 tổ thi tìm các từ chỉ sự vật.
Tổ nào tìm được nhiều từ trong 5 phút tổ đó thắng cuộc.
2. Giáo viên liệt kê một số từ ở phiếu yêu cầu các nhóm gạch chân dưới từ chỉ sự vật:
Bút	thân yêu	trẻ con 	hoa	ngoan
bé	mẹ 	ông	chăm chỉ	ghế
quả	ngoan ngoãn	học sinh	xanh	bếp
củi	áo 	quần 	cây cối	con mèo
 Nhóm nào làm nhanh chóng nhóm đó thắng cuộc.
- 	Các nhóm đổi bài kiểm tra kết quả.
- 	2 nhóm đọc từ chỉ sự vật
3. Trò chơi: Nối đúng, nối nhanh.
Nối các cụm từ ở cụm A với các cụm từ ở cột B sao cho thích hợp:
	A	B
Bạn Hoàng Anh	Là loài động vật ăn thịt
Cá Sấu 	là chúa sơn lâm
Con Hổ 	là học sinh giỏi thị
Mẹ em 	là người bạn thân thiết của em
Cái cặp 	là giáo viên
Chữa bài: Đọc các câu nối đúng
Các câu trên thuộc kiểu câu nào?
4. Đặt 2 câu theo mẫu Ai (Cái gì, con gì) là gì?
Mẫu: Mẹ em là giáo viên
III. Cũng cố dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học.
_________________
tiết 2
Tiết 3 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt sao
( Tổng phụ trách dạy )
-----------***----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 2b.doc