Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 28

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 28

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.

 -Bước đầu biết thể hiện lời kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc

 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu :Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốc bẫm , cày sâu, của ăn của để.

 -Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu đất đai, ai chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

 3.Giáo dục HS yêú lao động để làm ra của cải cho cuộc sống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.

 -Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời câu hỏi 4 để lựa chọn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 20 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 2 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28
Thứ hai ngày 22/3/2010
TẬP ĐỌC : KHO BÁU (T1-T2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
	-Bước đầu biết thể hiện lời kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc
	2.Rèn kỹ năng đọc hiểu :Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ : hai sương một nắng, cuốâc bẫm , cày sâu, của ăn của để.
	-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu đất đai, ai chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
 3.Giáo dục HS yêú lao động để làm ra của cải cho cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
	-Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời câu hỏi 4 để lựa chọn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: (T1)
2.Luyện đọc
1/GV đọc mẫu toàn bài
2/Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu:HS nối tiếp nhau đọc từng câu,
HS chú ý các từ ngữ: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, cuốc bẫm cày sâu.
 b.Đọc từng đọan trước lớp 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. -GV chú ý hướng dẫn cách đọc một số câu dài
-GV giúp HS giải nghĩa các từ ngữ khó 
b.Đọc từng đoạn trong nhóm
c.Thi đọc giữa các nhóm: đồng thanh, cá nhân
e.Cả lớp đọc đồng thanh.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài ( T2)
a/Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?
b/Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
-Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?
c/Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
d/Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
-Cuối cùng kho báu mà hai người con tìm được là gì?
4.Luyện đọc lại
-GV tổ chức cho HS thi đọc lại truyện
-HS theo dõi 
-Theo dõi và đọc thầm theo
-HS nối tiếp đọc câu
-HS đọc từ khó 
-HS đọc đoạn trước lớp 
-HS đọc cá nhân 
* Ngày xưa/có hai vợ chồng người nông dân kia/quanh năm hai sương một nắng/cuốc bẫm cày sâu.//Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.
-HS đọc từ chú giải
-HS đọc đoạn trong nhóm .Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc 
-Đọc đồng thanh một đoạn.
-Hai vợ chồng người nông dân quanh năm hai sương một  chẳng lúc nào ngơi tay.
-Họ ngại làm ruộng chỉ mơ chuyện hão huyền.
-Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
-Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy họ đành trồng lúa .
-Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu đất được làm kỹ nên luá tốt.
-Kho báu là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần .
-Đừng ngồi mơ tưởng kho báu. Lao động chuyên cần mới là kho báu, làm nên hạnh phúc ấm no.
-HS thi đọc lại 
5. Củng cố - dặn dò 
Giúp HS liên hệ : từ câu chuyện kho báu , các em cần rút ra bài học cho mình: Ai chăm học , chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiềâu niềm vui.
Dặn dò: về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện.
 ***********************
 TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
 ( Giữa học kỳ II) ĐỀ CỦA PHÒNG RA 
Thứ ba ngày 23/ 03/2010
	 THỦ CÔNG: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( tiết 2)
 I.Mục tiêu:
-HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
-HS làm được đồng hồ đeo tay.
-Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II.Chuẩn bị:
1.GV :Mẫu đồng hồ, quy trình, giấy thủ công.
2. HS :Giấy thủ công, bút chì.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định:hát
2.Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3.Bài mới:
a.Giới thiệu:GV dùng lời giới thiệu ghi tên bài.
b.Khai thác nội dung:
 Giáo viên
 Học sinh
HĐ 1:Quan sát mẫu và nhận xét
-Cho hs quan sát mẫu đồng hồ.
+Vật liệu đồng hồ?
+Mặt đồng hồ, dây đeo
GV nêu:Ngoài giấy thủ công ta có thể sử dụng các vật liệu khác như :lá chuối, lá dừađể làm đồng hồ đeo tay.
-Cho hs liên hệ với đồng hồ thật.
HĐ 2:Hướng dẫn mẫu.
-GV hướng dẫn từng bước
Bước 1: +Cắt 1 nan giấy dài 24 ô, rộng 3 ô làm mặt.
+Cắt, dán nối 1 nan dài 30 ô, rộng 3ô làm dây
Bước 2:Làm mặt đồng hồ
Gấp 1 mặt 3 ô, nối tiếp cho đến hết.
Bước 3:Gài dây đeo đồng hồ
-Gài 1 nan giấy làm dây đeo đồng hồ vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ.
-Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua 1 khe khác ở phía trên ghe vừa gài. Dán nối 2 đầu nan giấy dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai.
Bước 4:Vẽ số và kim chỉ lên mặt đồng hồ.
-HD hs chấm 4 điểm ghi số 1, 2, 3, 6, 9.
-Vẽ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
-Gài dây đeo đồng hồ
-Cho hs thực hành theo nhóm. GV quan sát
HĐ 3:Trưng bày sản phẩm
-Các nhóm trưng bày sản phẩm.
-Nhận xét tuyên dương sản phẩm đẹp.
-HS quan sát nhận xét
-Làm bằng giấy
-Mặt hình vuông , dây hình chữ nhật
-HS theo dõi
-HS làm theo nhóm
4.Củng cố-Nhắc lại quy trình làm đồng hồ. -Cho hs quan sát 1 số sản phẩm đẹp.
5.Nhận xét, dặn dò:-Dặn hs chuẩn bị tiết sau thực hành. -Nhận xét tiết học , tuyên dương
 TOÁN : ĐƠN VỊ , CHỤC , TRĂM, NGHÌN
I. MỤC TIÊU 
	Giúp HS:
Ôân lại về quan hệ giữa đơn vị và chục , giữa chục và trăm
Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn .Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
Giáo dục HS đọc viết đơn vị , chục , trăm chính xác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
10 hình vuông . 20 hình chữ nhật.
10 hình vuông có vạch chia thành 100 hình vuông . Bộ số bằng bìa
Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra giữa kì II .
-Công bố điểm thi cho HS biết .
2.Ôn tập về đơn vị chục, trăm:
a.GV gắn các ô vuông, yêu cầu HS nhìn và nêu:
-10 đơn vị còn gọi là gì?
-Một chục bằng bao nhiêu đơn vị?
b.GV gắn các hình chữ nhật.
-Yêu cầu HS quan sát nêu số chục , số trăm 3 .Một nghìn:
-GV gắn 10 hình vuông to để giới thiệu các số 200, 300, 400
-Các số từ một trăm đến 900 có đặc điểm gì chung ?
-Những số nàygọi là số tròn trăm
-10 trăm gộp lại thành 1000 viết 1000
-HS đọc viết số 1000
-Hỏi : 
 1 chục bằng mấy đơn vị?
 1 trăm bằng mấy chục?
 1 nghìn bằng mấy trăm?
-Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm
3.Thực hành:
Làm việc chung:
-GV gắn các hình trực quan về các đơn vị, chục , các trăm trên bảng. Gắn lên bảng hai hình vuông biểu diễn 100. Có mấy trăm ô vuông?
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết số 200
-GV tiếp tục chọn lần lượt các số tròn trăm : 300, 100, 500, 700, 800, 900.
-HS xem bài 
-HS nêu 
-10 đơn vị gọi là 1 chục
-1 chục bằng 10 đơn vị
-Nêu 1 chục :10 ; 2 chục : 20; 10 chục : 100
-Đọc và viết các số từ 300 – 900
-Cũng có 2 chữ số O đứng cuối cùng.
-Cả lớp đọc 10 trăm bằng 1 nghìn. Số 1000 được viết bởi 4 chữ số
-1 chục bằng 10 đơn vị
-1 trăm bằng 10 chục.
-1 nghìn bằng 10 trăm
-có 200
-1 HS lên bảng viết
-HS lần lượt lên bảng viết.
3. Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học -chuẩn bị bài sau .
 KỂ CHUYỆN : KHO BÁU
I. MỤC Đích Yêu Cầu : 
	1.Rèn kỹ năng nói:
	-Dựa vào trí nhớ và gợi ý , kể được từng đoạn và toàn bộ câu truyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
	2.Rèn kỹ năng nghe : Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp phần bạn đã kể.
 3.Giáo dục HS kể chính xác nội dung câu chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn kể chuyện:
a/ Kể từng đoạn theo gợi ý:
-1 HS đọc yêu cầu BT1 và các gợi ý
-GV mở bảng phụ đã viết nội dung gợi ý của từng đoạn 
-GV hướng dẫn gợi ý kể đoạn 1.
-hai vợ chồng thức khuya dậy sớm ntn?
-Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay ntn?
-Kết quả tốt đẹp mà hai vợchồng đạt được?
-Tương tự đoạn 2, 3
-GV yêu cầu HS tập kể từng đoạn trong nhóm
-3 HS đại diện kể 3 đoạn
Cả lớp và GV nhận xét nhanh
b/ kể toàn bộ câu chuyện 
-GV nêu yêu cầu
-Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn người kể từng đoạn, người kể toàn bộ câu chuyện hay nhất trong tiết học.
3.Củng cố - dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
-GV khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Hs theo dõi 
-Cả lớp đọc thầm lại
-1,2 HS làm mẫu:
-Ở vùng quê nọ , có hai vợ chồng người nông dân quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm , cày sâu.
-Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời.
-Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ cấy lúa họ cấây lúa rồi trồng khoai trồng cà, không để cho đất nghỉ
-Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã xây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
-HS tập kểtừng đoạn.
-3 HS nối tiếp nhau thi kể.
-HS kể bằng lời của mình kể với giọng điệu thích hợp, kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
-HS trả lời
Ai yêu quý đất đai , ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
 CHÍNH TẢ (NV): KHO BÁU
I. MỤC TIÊU 
Nghe viết chính xác , trình bày đúng một đoạn văn trích trong chuyện Kho báu.
Luyện viết đúng các tiếng có âm vầu đễ lẫn : l/n. ua,uơ .
Giáo dục HS cẩn thận khi viết bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Bảng lớp viết sẵn : ND ... chục, 0 đơn vị
-HS đọc và lên bảng viết 110
-HS trả lời 
-Một trăm là 10 chục
-Có 11 chục
-Không lẻ đơn vị nào
-HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.
-Hs đọc các số 
-HS so sánh 
-120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120
-110 110
-Làm bài sau đó theo dõi 2 bạn lên bảng.
-HS làm bài bảng con
-HS làm bài vào vở
-HS làm bài
-Đọc dãy số 10, 20, 30 200
-HS ghi nhớ 
 TẬP VIẾT : CHỮ HOA Y
I. MỤC TIÊU 
	Rèn kỹ năng viết chữ:
Biết viết chữ Y hoa theo cỡ vừa và nhỏ
Biết viết cụm từ ứng dụng Yêu lũy tre làng cỡ nhỏ, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.
Giáo dục HS viết đúng mẫu .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu chữ Y trong khung chữ
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ : Yêu ( dòng 1) . Yêu lũy tre làng ( dòng 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
-HS cả lớp viết bảng con chữ X hoa.
-Một HS nhắc lại cụm từ ứng dụng của tuần trước.
Xuôi chèo mát mái
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con 
B Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn chữ hoa:
1/ Hướng dẫn quan sát mẫu chữ Y hoa
-Cấu tạo: Chữ Y cỡ vừa cao 8 li ( 9 đường kẻ) gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết ngược.
-Cách viết:
+Nét 1: Viết như nét một của chữ U
+Nét 2 : Từ điểm DB của nét 1, rêõ bút lên ĐK6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK 4 dưới ĐK1, dừng bút ở ĐK2 phía trên.
-GV vừa viết lên bảng vừa nhắc lại cách viết.
2/Hướng dẫn HS thực hành viết trên bảng con.
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a/ Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
Yêu lũy tre làng
-GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng “Yêu luỹ tre làng”: Tình cảm yêu hàng xóm , quê hương của người Việt Nam ta .
b/ Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
-Nêu chiều cao các chữ trong cụm từ?
c/ Viết bảng:
-Yêu cầu HS viết chữ Yêu vào bảng con
4.Hướng dẫn viết vở tập viết
5.Chầm chữa bài - Củng cố - dặn dò
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học .
-HS viết bảng:
-2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con.
-HS theo dõi
-HS quan sát
-Hs theo dõi
-Viết bảng con
-Hs viết từ ứng dụng
-Đọc : Yêu luỹ tre làng.
-Chữ Y hoa cao 4 li
-Chữ l, g cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, 
-Viết bảng
-HS viết vào vở
-HS chú ý 
 CHÍNH TẢ (NV) CÂY DỪA
I. MỤC TIÊU 
	1.Nghe viết lại chính xác, trình bày 8 dòng đầu bài Cây dừa
	2.Viết đúng những tiếng có âm , vần đễ lẫn : s/x, in/inh
	3.Viết đúng các tên riêng Việt Nam .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Bảng phụ BT2, BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó
-Nhận xét, cho điểm HS 
B.Dạy bài mới
1/Giới thiệu bài
2/Hướng dẫn nghe viết
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-GV đọc đoạn thơ 1 lần
-Yêu cầu HS viết bảng
b.GV đọc, HS lắng nghe viết bài
c.Chấm, chữa bài
3/.Hướng dẫn làm BT
Bài 2a: Chia lớp ra làm 2 nhóm, yêu cầu HS lên tìm từ tiếp sức 
-GV theo dõi nhận xét 
Bài 2b:
GV đọc yêu cầu cho HS tìm từ
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc thầm để viết ra các tên riêng.
-Gọi 2 HS lên bảng viết lại tên riêng
-Yêu cầu HS nhận xét , GV nhận xét và cho điểm HS.
-thuở bé, quở trách, bến bờ, chênh vênh
-HS theo dõi 
-2 HS đọc lại
-HS nêu nội dung đoạn viết
-HS viết bảng: dang tay, hũ rượu, tàu dừa, bạc phếch 
-HS viết bài 
-Hs soát lỗi
-HS chơi tiếp sức 
-Tên cây bắt đầu s - Tên cây bắt đầu x
Sắn , sim , sung xoan, xoài , xà cừ
Si , sen, súng, sâm xà-nu, xương rồng
Sấu, sồi, sến, sậy
-Số chín, chín, thính
-HS viết 
-Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
-2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vở BT
-Nhận xét bài làm của bạn
Củng cố - dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
 -Nhắc nhở HS quy tắc viết hoa tên riêng . Chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày 26/03/2010
 TOÁN : CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110
I. MỤC TIÊU 
	-Cấu tạo thập phân các số 101 đến 110 gồm 1 trăm O chục và các đơn vị
	-Đọc viết các số từ 101 đến 110 .So sánh các số từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự
 - Giáo dục HS nắm được các số chính xác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Các hình vuông , mỗi hình vuông biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu điễn 1 chục, các hình vuông diễn đơn vị
	-Bảng kẻ rõ : trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
-Về đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200
Nhận xét và cho điểm HS
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Giới thiệu các số từ 101 đến 110
-Gắn hình vuông biểu diễn 100
H. Có mấy trăm?
-Gắn 1 hình vuông,viết lên bảng 1 vào cột trăm.
H. Có mấy chục, mấy đơn vị?
-Tất cả có 1 trăm, O chục, 1 đơn vị ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết là 101
- Giới thiệu 102, 103 tương tự 
-HS thảo luận đọc và viết 104, 105, 107, 108, 109, 110 . Cả lớp đọc
3.Thực hành
Bài 1: 
Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2:
-Vẽ tia số , yêu cầu 1 HS lên bảng , cả lớp làm VBT
-Nhận xét cho điểm.
Bài 3:
-Bài tập yêu cầu gì?
-Hãy so sánh chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của 101, 102.
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
Bài 4: Nêu yêu cầu HS tự làm bài
-Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Có 1 trăm, viết lên bảng 1 vào cột trăm.
-Có O chục , 1 đơn vị, viết O vào cột chục, 1 vào cột đơn vị .
-HS viết và đọc số 101.
-1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn số.
-Cả lớp đọc từ 101 đến 110
-HS tự làm đổi vở chấm chéo.
-Làm theo yêu cầu của GV .
-Điền dấu , =
-Ta có 101 101
-HS làm bài
-101 101
vì 102 đứng sau 101
-HS làm bài, sửa bài
4. Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học. Dặn dò HS ôn lại cách đọc , viết, so sánh các số
 ÂM NHẠC : HỌC HÁT BÀI : CHÚ ẾCH CON ( Phan Nhân)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ( lời 1)
2.Kỹ năng: HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca 1 cách nhuần nhuyễn.
3.Thái độ: Qua bài hát :HS biết thêm một loài động vật, biết noi gương học tập , chăm chỉ của chú ếch con.
II. CHUẨN BỊ: Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, cát sét . Bảng phụ , hình ảnh chú ếch
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ;
Giáo viên
Học sinh
1. ôn định tổ chức
-Nhắc nhở tư thế ngồi học của HS
2.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra cá nhân, GV yêu cầu HS vừa hát vừa kết hợp với động tác phụ hoạ -GV nhận xét, xếp loại
3.Bài mới:
a.HĐ 1: Dạy bài hát chú ếch con
-GV viết lên bảng
*Cho HS xem hình ảnh con ếch và giới thiệu 
*Nghe hát mẫu:
-GV cho HS nghe băng nhạc trình bày bài hát hai lần.
*Chia câu hát GV treo bảng phụ lên và thuyết trình bài hát có 4 câu, mỗi câu là 1 dòng.
*Tập đọc lới ca: GV dùng thanh phách gõ tiết tấu lời ca mỗi câu gõ hai lần, yêu cầu HS thực hiện lời ca theo tiết tấu.
*Dạy hát từng câu ngắn:
 GV yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách .
Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn
b. HĐ 2 : Tập gõ tiết tấu theo lời ca
Kìa chú là chú ếch con tròn
-GV tổ chức lớp thành 4 nhóm và phân công thực hiện
Nhóm 1: câu 1 , Nhóm 2 : câu 2
Nhóm 3 : câu 3 , Nhóm : câu 4
- GV điều khiển để các nhóm hát nối tiếp
4. Củng cố - dặn dò: GV yêu cầu HS hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm phách, song loan
-Ôån định lớp
-Từng cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS theo dõi
-HS lắng nghe
-HS đồng thanh.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS gõ đệm theo phách
-Hs gõ đệm theo tiết tấu 
 -Nhóm hát đối đáp nhaunối tiếp 
-Tập thể lớp thực hiện. Tổ , nhóm thực hiện.
 TẬP LÀM VĂN : ĐÁP LỜI CHIA VUI –TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU 
	-Biết đáp lời chia vui. Đọc đoạn văn tả quả măng cụt, biết trả lời các câu hỏi về hình dáng, mùi vị, và ruột quả
	-.Rèn kỹ năng viết: Viết câu trả lới đủ ý , đúng ngữ pháp, chính tả
 -Giáo dục HS biết đáp lại lời chia vui lịch sự , lễ phép .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm BT
Bài tập 1:
-1 HS đọc yêu cầu của BT
-GV mời 4 HS đóng vai
-Gv theo dõi nhận xét 
Bài tập 2:
-1 HS đọc đoạn “ Quả măng cụt” và các câu hỏi
-Từng cặp HS hỏi đáp theo câu hỏi
-Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 3:
-GV nêu yêu cầu BT2
-yêu cầu HS đọc bài viết của mình 
-Hs theo dõi 
-HS đọc yêu cầu 
+ HS 1, 2, 3 :-Chúc mừng bạn đoạt giải cao trong cuộc thi 
+ HS 4: -Mình rất cảm ơn các bạn 
-Nhiều HS thực hành
-1 Hs đọc . Cả lớp đọc thầm
-HS 1: Mời bạn nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt
-HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
-HS 1: Quả to bằng chừng nào?
-HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ con
-HS viết bài chỉ viết phần trả lời:
Quả măng cụt tròn , giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của một đứa bé. Vỏ măng cụt màu tím thẫm ngã sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to, có năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống.
-HS đọc bài .
3. Củng cố - dặn dò: 
	-GV nhận xét tiết học.
	-Nhắc HS thực hành nói lời chia vui, quan sát một loại quả em thích .
 -Chuẩn bị bài sau . 
TOÁN
Tiết 136 : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Đề của Phòng Giáo Dục

Tài liệu đính kèm:

  • doc28.doc