Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Tím

Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Tím

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

A/Mục tiêu :

 1Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Đọc trôi chảy toàn bài ,.Ngắt nghỉ hơi đúng , - biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật

 2Rèn kĩ năng đọc- hiểu :Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc :Lễ vật cầu hôn ,ván , nệp .

 -Hiểu nội dung bài : Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở nước ta là doThuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lũ lụt .

 3) GDHS :Vận động mọi người phòng chống lũ lụt khi có lụt ,trẻ em không nên chơi nơi có lũ .

 B/ Đồ dùng dạy học

 GV : Tranh vẽ trong SGK,bảng phụ

 HS : SGK

 C/Các hoạt động dạy học

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Tím", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 3 tháng 3 năm 2009
Tiết 1,2 : Tập đọc
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
A/Mục tiêu :
 1Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Đọc trôi chảy toàn bài ,.Ngắt nghỉ hơi đúng , - biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật
 2Rèn kĩ năng đọc- hiểu :Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc :Lễ vật cầu hôn ,ván , nệp .
 -Hiểu nội dung bài : Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở nước ta là doThuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lũ lụt .
 3) GDHS :Vận động mọi người phòng chống lũ lụt khi có lụt ,trẻ em không nên chơi nơi có lũ .
 B/ Đồ dùng dạy học 
 GV : Tranh vẽ trong SGK,bảng phụ 
 HS : SGK 
 C/Các hoạt động dạy học 
Tg
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
29’
13’
20’
2’
I – Ổn định tổ chức : 
II – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài Voi nhà và TLCH
+Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
+Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?
+Voi nhà đã giúp con người như thế nào?
- GV nhận xét và ghi điểm
III – Dạy bài mới :
 Tiết1
1) Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh minh họa chủ điểm sông biển và giới thiệu chủ điểm sông biển ,ø giới thiệu bài
 Ghi đề: Sơn Tinh,Thủy Tinh
2) HD Luyện đọc 
-GV đọc mẫu toàn bài
*Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
Luyện đọc từng câu 
Hướng dẫn luyện đọc tiếng khó .
b) Luyện đọc từng đoạn trước lớp 
Bài này có mấy đoạn ?
Đoạn 1 đọc giọng như thế nào?
- Luyện đọc câu văn dài 
- Gọi HS đọc chú giải : Cầu hôn , lễ vật ván, nệp, nga,ø cựa, hồng mao 
Giải nghĩa thêm : kén là lựa chọn kĩ 
c) Đọc từng đoạn trong nhóm 
d) Thi đọc giữa các nhóm 
e) Đọc đồng thanh đoạn 3
Tiết2
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 
+Câu1 Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
+Đó là những vị thần từ đâu?
+ Em hiểu chúa miền non cao là thần gì?
+ Vua vùng nước thẳm là thần gì ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
Câu 2 : Vua Hùng phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
+ Lễ vật gồm những gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
Câu 3 : Kể lại cuộc chiến đấu của hai vị thần ?
GV gợi ý :Thuỷ Tinh đánh Sơn tinh bằng cách nào?
Dâng có nghĩa là gì?
+ Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách nào ?
Chặn là làm gì?
+ Cuối cùng ai thắng?
Người thua đãõ làm gì ?
-Câu 4 : Câu chuyện này nói lên điều gì có thật?
Mị Nương rất xinh đẹp
Sơn Tinh rất tài giỏi
Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường
-Nội dung bài nói lên điều gì?
4) Luyện đọc lại 
- Gọi 3 HS đọc lại truyện 
GV nhận xét 
IV – Củng cố ,dặn dò 
- Truyện Sơn Tinh giải thích điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài.
Voi nhà 
3 HS đọc bài Voi nhà vàTLCH 
+Voi nhà đã giúp con người kéo chiếc xe lên khỏi vũng lầy .
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
-HS đọc tiếng khó :Tuyệt trần ,cuồn cuộn ,đuối sức ,cơm nếp ,lễ vật .
-3 đoạn 
-Đọc giọng thong thả, trang trọng,lời vua Hùng dõng dạc Đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh Thủy Tinh hào hùng nhấn giọng từ :tuyệt trần,một trăm năm,
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
Câu dài 
*Một người là Sơn Tinh /chúa miền non cao /còn người kia là Thuỷ Tinh,vua miền nước thẳm //.
*Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp /hai trăm nệp bánh chưng /voi chín ngà ,gà chín cựa,/ngựa chín hồng mao.//
- HS đọc chú giải
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm
Cử đại diện nhóm thi đọc 
- HS đọc đồng thanh 
- 1 HS đọc đoạn 1
+ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
+Sơn Tinh từ vùng núi cao Thủy Tinh từ vùng nước thẳm 
+ chúa miền non cao là thần núi .
Vua vùng nước thẳm là thần nước .
- 1HS đọc thầm đoạn 2
+ Vua giao hẹn ai mang đủ lễ vật tới trước thì được lấy Mị Nương .
+ Một trăm ván cơm nếp ,hai trăm nệp bánh chưng ,voi chín ngà, gà chín cựa , ngựa chín hồng mao .
- HS đọc thầm đoạn 3
-HS thảo luận nhóm nhóm đôi
+ Thần hô mưa gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa ruộng đồng .
-đưa lên cao
+ Thần bốc từng quả đồi dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao
-dùng sức ngăn cản chắn lại 
+ Sơn Tinh thắng .
Thuỷ Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh gây lũ lụt ở khắp nơi
-HS đọc câu hỏi HS thảo luận theo cặp & chọn ý đúng
Ý c: nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường .
-Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra;đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt 
-Các nhóm cử 3 HS đại diện thi đọc nối tiếp 3 đoạn 
* Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức SơnTinh gây ra đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt
Rút kinh nghiệm 
.............................................................................................................................................................. .........................//.............................
Tiết 3:Toán
Một phần năm
A/ Mục đích:
 - Giúp HS hiểu được một phần năm.
 - Nhận biết , đọc, viết 
 - GD HS ham học toán 
B/ Đồ dùng dạy học:
 GV : Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật
 HS : Vở bài tập ,bảng con
C/ Các hoạt động dạy học:
Tg
	Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
5’
30’
5’
I ) Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 HS đọc bảng chia 5
1 HS lên bảng giải
Có 30 HS xếp thành 5 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy HS ?
GV nhận xét ghi điểm 
II) Dạy bài mới
A)Giới thiệu bài : nêu mục tiêu 
Ghi đề:
Giới thiệu một phần năm
- GV treo hình vuông lên bảng.
Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau?
GV tô màu 1 phần. .Như vậy cô đã tô màu một phần mấy hình vuông? 
GV viết lên bảng .
Đọc :Một phần năm 
GV kết luận :Chia hình vuông làm 5 phần bằng nhau lấy đi một phần ,được hình vuông 
Bài tập thực hành 
Bài 1: Đã tô màu hình nào ?
- Cho HS quan sát hình vẽ trên bảng.
Muốn biết hình nào đã tô màu1/5 ta làm thế nào?
Hình nào đã tô màu 
Bài 3 :Hình nào đã khoanh số con vịt?
Vì sao em biết hình a khoanh 1/5 số con vịt ?
-Hình B khoanh một phần mấy số con vịt?
III – Củng cố dặn dò :
-Gọi HS đọc,viết số 
-về ôn lại bảng chia 5
- GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị tiết sau Luyện tập .
Bảng chia 5 
3 HS đọc thuộc lòng
1 HS lên bảng giải
Cả lớp ghi phép tính vào bảng con
 Số học sinh mỗi hàng là :
 	30 : 5 = 6 ( HS )
 Đáp số : 6 HS
-HS theo dõi
5 phần bằng nhau 
 hình chữ nhật.
 - 1 HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con 
+ Đọc Một phần năm (CN,ĐT)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
-HS quan sát hình vẽ 
tính tổng số phần chia cho 5
trả lời đã tô màu hình A ,D
Nhận xét 
 -HS quan sát nêu yêu cầu 
Học sinh quan sát hình vẽ trả lời Hình A khoanh số con vịt
-vì hình a có 10 con vịt chia làm 5 phần bằng nhau mỗi phần khoanh 2 con vịt 
-Hình B khoanh số con vịt 
- HS đọc,viết 1/5
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
. ................................//......................................
Tiết 4: Đạo Đức
Thực hành giữa học kì II
 A/ Mục tiêu 
HS nhớ được kiến thức đã học vận dụng vào thực tế 
Thực hành 3 bài đã học từ giữa học kì 2 đến nay
GD học sinh biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống 
B/ Đồ dùng dạy học 
 GV: - phiếu học tập 
 HS:- Học thuộc bài 
 C/ Các hoạt động dạy và học 
Tg
 Hoạt đông của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1’
4’
25’
5’
I) Ổn định tổ chức : 
II) Kiểm tra bài cũ :
-Khi nhận điện thoại em phải nói năng như thế nào ?
- GV nhận xét 
III) Dạy bài mới :
Giới thiệu bài :nêu mục tiêu :Ghi đề 
a) Hoạt động 1: hoạt động cả lớp 
MT:HS nhớ lại những kiến đã học ở 3 bài đạo đức ở học kì 2 một cách chính xác và hệ thống 
Tiến hành
-GV nêu một số câu hỏi gợi ý 
_Kể tên các bài đạo đức đã học từ học kì II đến nay ?
GV kết luận 
b) Hoạt động 2 thực hành những điều đã học 
MT: HS biết thực hành những điều đã học ở ba bài đạo đức vừa học 
Tiến hành 
Yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống 
Yêu cầu mỗi nhóm đóng vai một tình huống 
a)TH1:Giờ ra chơi em nhặt được một chiếc đồng hồ đeo tay ở sân trường em sẽ làm gì?
b)TH 2:Em muốn nhờ bạn viết hộ một bài hát em sẽ
c)TH3: Bạn gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khỏe bà 
d)TH4: Một người gọi nhầm số máy nhà bạn bạn sẽ làm gì?
Gọi các nhóm đóng vai trước lớp 
Tuyên dương nhóm sử lí tình huống tốt 
Hoạt động 3:củng cố bài 
MT:HS hiểu những kiến thức đã học đểlàm đúng bài tập 
Đánh dấu X vào trước ý mà em cho là đúng 
 a)Em cảm thấy ngại khi nói lời yêu cầu đề nghị 
 b)Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác 
 c)Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình 
d)Nhất và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. 
Yêu cầu các nhóm đọc kết quả 
Nhận xét 
IV – Củng cố dặn dò 
Trả lại của rơi có lợi gì?
GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài sau Lịch sự khi đến nhà người khác .
Lịch sự khi gọi điện thoại ... ........................//............................
Tiết 2: Toán Giờ , phút
A/ Mục đích : Giúp HS
 - Nhận biết được 1 giờ có 60 phút. Cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6
 - Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian : giờ , phút.
 - Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm và các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút ) và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày
 - GD HS biết xem đồng hồ.
B/ Đồ dùng
 GV: - Mô hình đồng hồ; đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử 
HS: bảng con,mô hình đồng hồ 
C/ Các hoạt động dạy học
Tg
Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
I – Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng chia 4, bảng chia 5
Tìm x 
X×3=6 
II – Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : nêu mục tiêu 
Ghi đề:Giờ, phút 
2) Giới thiệu cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
- Các em đã học đơn vị đo thời gian nào?. 
Hôm nay các em học đơn vị đo thời gian khác đó là phút 
1 giờ = 60 phút .
GV viết 1 giờ=60 phút 
- GV sử dụng mô hình đồng hồ 
GV chỉ trên mặt đồng hồ Khi kim phút quay được 1 vòng là được 60 phút 
- quay kim đồng hồ đến vị trí số 8 kim phứt chỉ số 12
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
GV viết 8 giờ 
-GV quay tiếp kim phút chỉ số 3 và hỏi : 
- Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- GV viết 8 giờ 15 phút
+ GV quay tiếp kim phút chỉ số 6 . Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
-Yêu cầu HS quay trên đồng hồ 10 giờ, 10 giờ 15phút , 10 giờ rưỡi.
3) Bài tập
Bài 1 : HS đọc đề 
-GV đính mặt đồng hồ lên bảng 
 Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề
- GV đính tranh vẽ yêu cầu HS xem tranh mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào?
Bài 3 : 
Bài tập yêu cầu làm gì ?
a)1 giờ+2 giờ =3 giờ 
b)5 giờ –2 giờ=3 giờ 
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở 
IV – Củng cố dặn dò 
+ 1 giờ có mấy phút ?
GV nhận xét tiết học
Luyện tập chung 
- 2 HS đọc thuộc bảng nhân chia
1 HS lên bảng lớp làm vào bảng con 
-Tuần lễ,ngày, giờ
- 8 giờ
- 8 giờ 15phút 
- 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi
- HS thực hành quay kim đồng hồ	
- HS đọc đề
Quan sát kim giờ kim phút 
+Đồng hồ A chỉ 7 giờ 15 phút
Đồng hồ B chỉ 2 giờ rưỡi
Đồng hồ C chỉ 11giờ rưỡi
Đồng hồ D chỉ 3 giờ.
- HS đọc đề
-HS xem tranh đồng hồ và trả lời
+ Mai ngủ dậy lúc 6giờ ứng với đồng hồ C
+ Mai đến trường lúc 7 giờ 15 phút ứng với đồng hồ B
+ Mai ăn sáng lúc 6 giờ 15 phút ứng ví đồng hồ D
+ Mai tan học về 11 giờ 30 phút ứng với đồng hồ A
Đọc đề 
Tính(theo mẫu)
a)5 giờ +2 giờ=7 giờ 
4 giờ +6 giờ =10 giờ 
8 giờ +7 giờ =15 giờ 
b)9 giờ –3 giờ =6 giờ 
12 giờ –8 giờ =4 giờ 
16 giờ –10 giờ =6 giờ 
-1 giờ có 60 phút
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................
.. ...........................//.............................
Tiết 3: Thủ công:
Làm dây xúc xích trang trí
 (Tiết 1)
A/ Mục đích
 - HS biết làm dây xúc xích bằng giấy thủ công hoặc giấy màu 
 - Làm được dây xúc xích để trang trí 
 - GD HS yêu thích sản phẩm lao động của mình và thích làm đồ chơi 
B/ Đồ dùng dạy học 
 GV: - Dây xúc xích bằng giấy thủ công . Qui trình làm dây xúc xích 
 HS: - Giấy thủ công ,kéo 
C/ Các hoạt động dạy và học 
Tg
Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
5’
27’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
III – Dạy bài mới 
1) Giới thiệu bài :
Làm dây xúc xích để trang trí .
2) Hướng dẫn thực hành:
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 
-GV giới thiệu dây xúc xích mẫu
+ Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì ? Có hình gì ?
+ Kích thước các hình tròn như thế nào ?
-GV: Để có được dây xúch xích để trang trí ta phải cắt nhiều nan giấy nhỏ bằng nhau .Sau đó dán lồng các nan giấy bằng nhau thành vòng tròn nối tiếp nhau .
* Hoạt đôïng 2 : Hướng dẫn mẫu 
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy 
- Lấy 3 – 4 tờ giấy thủ công khác nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô,dài 12 ô.Mỗi tờ giấy 4 – 6 nan .
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích 
- Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn .Dán chồng khít hai đầu nan lên nhau vào 1 khoảng 1 ô ,mặt màu quay ra ngoài .
- Luồn nan thứ hai khác màu vào vòng nan thứ nhất . Sau đó bôi hồ vào 1đầu nan dán tiếp thành vòng tròn thứ hai .
- Luồn nan thứ ba khác màu vào vòng nan thứ hai bôi hồ vào 1đầu nan dán tiếp thành vòng tròn thứ ba .Làm giống như vậy đối với các nan thứ 4 ,5 ..cho đến khi được dây xúc xích như ý muốn.
*Hoạt động 3 : Thực hành 
- GV tổ chức HS thực hành cắt nan 
- GV theo dõi giúp đỡ 
IV – Củng cố dặn dò:
-Làm dây xúc xích gồm mấy bước ?
- GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài sau thực hành cắt dán dây xúc xích 
- Quan sát 
+ Làm bằng giấy màu hình tròn đủ màu sắc .
+ Kích thước các hình tròn bằng nhau 
- HS theo dõi
-HS thực hành cắt nan
Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................
. ............................//..............................
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội:
Một số loài cây sống trên cạn
A/ Mục đích :
 - Sau bài học HS biết 
 - Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn .
 -Có kĩ năng quan sát ,nhận xét mô tả .
 - GD HS ý thức trồng cây và bảo vệ cây 
B/ Đồ dùng dạy học 
 GV: - Hình vẽ trong SGK , các cây ở sân trưỡng vườn trường
HS:sưu tầm một số tranh ảnh 
C/ Các hoạt động dạy và học 
Tg
Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
5’
27’
3’
I. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS trả lời 
-Cây sống ở đâu ?
-Hãy nêu một số cây sống trên cạn và cây sống dưới nước ?
Nhận xét đánh giá 
II.Bài mới 
- Giới thiệu bài : Hôm nay các em biết nêu tên và ích lợi của một số cây sống trên cạn .
Ghi đề:
Hoạt động 1 : Quan sát cây cối ở sân trường vườn trường và xunh quanh trường 
Mục tiêu : Hình thành kĩ năng quan sát nhận xét 
Cách thực hiện:
Bước 1 :Làm việc theo nhóm nhỏ 
-GV yêu cầu các nhóm quan sát và ghi vào phiếu 
Phiếu hướng dẫn quan sát 
 1.tên cây 
2.Đó là loại cây cho bóng mát hay cây hoa cây cỏ,
3.thân cây có gì đặc biệt?
 4.cành lá như thế nào?
 5.Có thể nhìn thấy rễ không?vì sao?ã 
Cây có ích lợi gì? .
Bước 2 :Làm việc cả lớp 
- GV nhận xét kết luận 
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 
Mục tiêu : Nhận biết một số cây trên cạn và nêu ích lợi của nó .
Cách tiến hành :
Bước 1 :Làm việc theo cặp 
-Yêu cầu HS quan sát tranh SGK nói tên và nêu ích lợi của những cây trong hình .
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
-GV gọi một số HS chỉ và nói tên từng cây trong hình 
-Trong số các cây được giới thiệu trong SGK ,cây nào là cây ăn quả ,cây nào là cây cho bóng mát cây nào là cây lương thực ,thực phẩm,cây nào làm thuốc và làm gia vị ?
Kết luận:Có nhiều loại cây sống trên cạn.Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người động vật ngoài ra chúng còn có nhiều lợi ích khác 
II – Củng cố dặn dò
Cho HS thi kể các cây gia vị,cây thuốc nam,ăn quả,cây lương thực 
-GV nhận xét tiết học 
-Về nhà quan sát những cây sống trên cạn và những cây sống dưới nước
Cây sống ở đâu 
Cây sống ở trên cạn,ở dưới nước 
Cây sống trên cạn:cây dừa,cây thông,keo,me tây,chuối,..
Cây sống ở dưới nước:hoa sen,rong,..
- HS quan sát đặc điểm của cây 
cây bàng 
cây bàng cho bóng mát 
cành lá xếp từng tầng 
-Không nhìn thấy rễ vì rễ ăn sâu xuống lòng đất 
cây có lợi ích lấy gỗ 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
-HS quan sát tranh SGK nói tên và nêu ích lợi của những cây trong hình 
H1:Cây mít lấy gỗ quả ăn ngon 
H2:Cây phi lao lấy gỗ
H3 :Cây ngô thân mềm quả ăn ngon 
H4:Cây đu đủ thân thẳng cho quả ăn 
H5:Cây thanh long cho quả ăn 
H6:cây sả cho củ để ăn 
H7:Cây lạc cho hạt để ăn 
- Cây ăn quả :Cây mít ,đu đủ ,thăng long 
-Cây lương thực: ngô, lạc 
-Thuốc,gia vị :sả
HS kể 
Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................
Tiết 5 : Hoạt động tập thể
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 25
 I./Mục tiêu:
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp : 
 Học tập : 
Các tổ trưởng nhận xét tinh thần học tập và các sinh hoạt khác 
Lớp trưởng nhận xét 
Bình bầu xếp loại tổ 
GV nhận xét 
 - Lớp có tiến bộ hơn về học tập . Bên cạnh vẫn còn một số em chưa cố gắng lắm; nhiều em còn đọc bài rất yếu. Đề nghị cần luyện đọc nhiều ở nhàvà làm bài tập ở nhà
 - Nề nếp ra vào lớp tốt .
 Lao động: 
 -Vệ sinh sạch sẽ .
 - Các tổ chăm sóc cây rất tốt.
 III/Công tác tuần tới : 
 -Thực hiện chương trình tuần 26 . 
 -Tiếp tục duy trì nề nếp học tập .
 - Cần đi học đúng giờ và duy trì sỉ số lớp và nề nếp học tập.
 - Tổ chức ôn tập và thi KTĐK – GKII 
 - Vẫn tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_cac_mon_lop_2_tuan_25_nguyen_thi_tim.doc