I. MỤC TIÊU:
1- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Lòng tốt đáng quý và đáng trân trọng, khuyến khích HS làm việc tốt.
II. ĐỒ DÙNG
- Bảng phụ viết sẵn, đoạn văn cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ: HS đọc bài: Tự thuật.
? Em có biết những gì về bạn Thanh Hà.
? Nhờ đâu em biết được những thông tin về bạn Thanh Hà.
Tuần 2 Thứ hai, ngày 8 tháng 9 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1. 2 Tập đọc Phần thưởng I. Mục tiêu: 1- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 2- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng. - Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Lòng tốt đáng quý và đáng trân trọng, khuyến khích HS làm việc tốt. II. Đồ dùng - Bảng phụ viết sẵn, đoạn văn cần hướng dẫn. III. Hoạt động dạy học A. Bài cũ: HS đọc bài: Tự thuật. ? Em có biết những gì về bạn Thanh Hà. ? Nhờ đâu em biết được những thông tin về bạn Thanh Hà. B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Luyện đọc 1. GV đọc mẫu 2. GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu - HS nối tiếp đọc từng câu. GV theo dõi uốn nắn cho các em và hướng dẫn đọc các từ ngữ khó.( lặng lẽ, vỗ tay, bất ngờ... ) b. Đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. c. Đọc từng đoạn trong nhóm: - Chia nhóm 2 cho HS luyện đọc, GV theo dõi uốn nắn. d. Thi đọc giữa các nhóm: - GV tổ chức cho các nhóm thi đọc. Cả lớp và GV nhận xét. e. Đọc đồng thanh đoạn cả bài. 3. Tìm hiểu bài. ? Câu chuyện này nói về ai? Bạn Na có đức tính gì? Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na. ? Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì. ? Em có nghĩ bạn Na xứng đáng được nhận phần thưởng không. Vì sao? ? Khi Na được nhận phần thưởng, mọi người vui mừng như thế nào. 4. Luyện đọc lại. Một số HS thi đọc trước lớp, cả lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất. IV. tổng kết - dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị để tiết sau kể chuyện cho tốt. Tiết 3 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Củng cố về: - Nhận biết độ dài 1 dm, quan hệ giữa dm, cm. - Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đề- xi- mét trong thực tế. II. Đồ dùng: Thước có vạch cm. III. Hoạt động dạy học HĐ1: Bài cũ Gọi một số hs lên bảng làm bài tập. GV theo dõi hs làm, nhận xét và ghi điểm. HĐ2: Bài mới HS làm bài tập 1. 2. 3. 4. Bài 1. HS tự làm Bài 2. HS trao đổi nhóm 2 để tìm vạch 2dm. GV hướng dẫn 0-10 là 1dm 10-20 là 2dm Từ 0-20 là 2 dm Bài 3. HS lần lượt làm từng phần. HS yếu không bắt buộc làm bài 3. Bài 4. HS trao đổi theo nhóm 4 để lựa chọn và quy định nên điền cm hay dm. GV theo dõi chung hướng dẫn thêm cho những em chậm rồi chấm, chữa bài. Gọi hs lên bảng chữa bài. IV. Củng cố , dặn dò Nhận xét giờ học - Dặn dò HS ôn bài ở nhà. Tiết 4 Tự nhiên xã hội Bộ xương I. Mục tiêu: Sau bài học hs có thể: - Nói tên một số xương và một số khớp xương của cơ thể . - Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. - Năng vận động sẽ giúp cơ, xương phát triển tốt. II. Đồ dùng: Tranh vẽ bộ xương. Phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động1: Quan sát hình vẽ bộ xương. Bước 1: Làm việc theo cặp. HS quan sát chỉ và nói tên một số xương và khớp xương. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV treo tranh bộ xương. - 2 HS lên gắn tên xương hoặc khớp xương. ? Theo em hình dạng và kích thước xương có giống nhau không? ? Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương? Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn bảo vệ bộ xương. - HS quan sát H2, 3 SGK và trả lời câu hỏi. ? Tại sao chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế? ? Điều gì sẽ xảy ra khi hàng ngày chúng ta ngồi, đi, đứng không đúng tư thế và mang vác, xách các vật nặng. ? Chúng ta phải làm gì để xương phát triển tốt? GV kết luận, liên hệ thực tế thêm. Hoạt động 3: Trò chơi xếp hình. Bứơc 1: GV chia nhóm 4 và phát cho 1 nhóm 1 bộ tranh bộ xương đã được cắt rời. Bước 2: HS thảo luận ráp thành bộ xương. Bước 3: HS tìm ra các xương cử động được. GV nhận xét, khen ngợi những nhóm làm tốt. Hoạt động 4: Quan sát hình vẽ và thảo luận nhóm về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương. - HS quan sát hình 1 xem bạn đúng, sai tư thế. - Một số nhóm phát biểu ý kiến. - Gv giải thích và kết luận về nguyên nhân cong vẹo cột sống. IV: Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn dò. Buổi 2 Tiết 1 Luyện Tiếng việt Luyện đọc: Phần thưởng. I. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục rèn kỷ năng đọc thành tiếng - Rèn kỷ năng đọc hiểu nội dung câu chuyện II. Hoạt động dạy học : A. Kiểm tra: Gọi 2 em đọc bài: Phần thưởng Giáo viên nhận xét - Ghi điểm B. Luyện đọc - HS đọc nối tiếp từng câu. - Đọc từng đoạn : Một số học sinh đọc nối tiếp - Học sinh đọc theo nhóm. Thi đọc giữa các nhóm (cá nhân, nhóm) Giáo viên kết hợp hỏi câu hỏi cuối bài Cả lớp đọc đồng thanh . IIi. Tổng kết: Nhận xét chung, dặn dò học sinh. Tiết 2. Mỹ thuật GV chuyên dạy Tiết 3. Hướng dẫn thực hành Tn - xh : Cơ quan vận động I. Mục tiêu : Giúp học sinh - Biết được lợi ích của viêc học tập , học sinh đúng giờ - Có ý thức học tập, sinh hoạt đúng giờ . - Hiểu tác dụng của vận động là giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt . II. Hoạt động dạy học. HĐ1: Tập thể dục Cho hs học nhóm đôi tập thể dục ? Bộ phận nào của cơ thể phải cử động . HS nêu - gv kết luận, bổ sung . HĐ2: Trò chơi : Người thừa thứ 3. Giáo viên hướng dẫn cách chơi . Tổ chức cho cả lớp cùng chơi III. Củng cố –dặn dò : ? Muốn cơ thể khoẻ mạnh chúng ta phải làm gì GVnhận xét giờ học . Thứ ba, ngày 9 tháng 9 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1. Thể dục Dàn hàng ngang – dồn hàng I. Mục tiêu : - Ôn 1số kỷ năng đội hình đội ngủ ở lớp 1. - Ôn chào báo cáo khi nhập lớp và kết thúc giờ học . - Ôn trò chơi : Đi qua đường lội II. Hoạt động dạy học. 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. - Học sinh ôn chào, báo cáo. Chạy nhẹ một vòng 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chỗ, đứng lại. - Chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại . 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. - GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. Tiết 2 Toán Số bị trừ- số trừ- hiệu I. Mục tiêu: Giúp HS - Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. - Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số và giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng: Miếng bìa ghi: Số bị trừ - số trừ - hiệu. III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Bài cũ HS lên bảng làm bài 2 dm = .... cm; 90 cm = ... dm; 1dm 5cm = ... cm. Theo dõi hs làm, nhận xét ghi điểm. HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu số bị trừ - số trừ - hiệu: GV viết lên bảng 59 - 35 = 24. HS đọc phép tính. GV chỉ 59 là số bị trừ; 35 là số trừ; 24 hiệu vừa nói vừa đánh mũi tên ghi vào phép tính. Vài học sinh nhắc lại. GV viết phép trừ theo cột dọc gọi HS nêu tên gọi Gv ghi bảng. 59 Số bị trừ 35 Số trừ 24 Hiệu GV viết phép trừ: 79 - 46 = 33 Hai học sinh lên bảng đánh mũi tên và ghi tên gọi. GV nhận xét. Chú ý: 59 - 35 = 24 ( 24 là hiệu) 59 - 35 cũng là hiệu. 2. Thực hành: Hướng dẫn hs làm bài tập 1, 2, 3. - Gọi hs đọc các yêu cầu bài tập. HS làm bài vào vở, GV theo dõi chấm bài, chữa bài IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học Tiết 3 Kể chuyện Phần thưởng I. Mục tiêu: 1.Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “Phần thưởng” - Kể tự nhiên phối hợp với lời kể, điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe. - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. - Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. II. Đồ dùng Tranh minh hoạ chuyện. Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung. III. Hoạt động dạy học: HĐ 1: Bài cũ - 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện " Có công mài sắt có ngày nên kim" GV nhận xét ghi điểm. HĐ2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Gọi một hs đọc yêu cầu của bài, hs quan sát từng tranh trong sgk. - HS luyện kể theo nhóm 4, GV theo dõi hs kể. - Kể chuyện trước lớp. Mỗi nhóm cử một đại diện lên kể. Cả lớp theo dõi nhận xét đánh giá bạn kể. GV khuyến khích hs kể bằng ngôn ngữ tự nhiên b. Kể toàn bộ câu chuyện: Gọi lần lượt từng hs kể lại toàn bộ câu chuyện. GV cần đặt các câu hỏi gợi ý đối với những HS còn lúng túng. Sau mỗi lần kể GV gọi hs nhận xét về các mặt: nội dung, diễn đạt, cách thể hiện. IV: Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học khen những hs kể hay. Khuyến khích hs về nhà kể lại câu chuyện. Tiết 4: Chính tả Phần thưởng I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng viết chính tả. - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài " Phần thưởng" - Củng cố quy tắc viết s/x và ăn / ăng. 2. Học bảng chữ cái. - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ, điền đúng 10 chữ cái P, Q, R, S, T, U, ư, V, X, Y. - Thuộc lòng tên 29 chữ cái. II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Bài cũ - 3 học sinh lên bảng viết: nàng tiên, làng xóm, nhẫn nại. HĐ2: Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn tập chép a. Hướng dẫn hs chuẩn bị. - GV đọc từng đoạn chép trên bảng, gọi 3 hs đọc lại và hỏi: ? Đoạn này có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? ? Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? - HS luyện viết bảng con những chữ khó. ( nghị, người, phần thưởng... ) b. HS chép bài vào vở: - HS chép bài, GV theo dõi uốn nắn. c. Chấm chữa bài: HS tự chữa lỗi, gạch chân dưới từ viết sai bằng bút chì. GV chấm bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập Gọi hs nêu yêu cầu của các bài tập. HS làm bài vào vở, GV theo dõi hs làm bài và chấm bài. iV: Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em có bài viết đẹp. Buổi 2 Tiết 1. Luyện toán Số bị trừ - số trừ - hiệu I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. - Luyện làm một số BT về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số và giải bài toán có lời văn. II.Hoạt động dạy học: HĐ1. Củng cố lý thuyết. ? Nêu tên các thành phần trong phép trừ. ? Tính kết quả của phép tính: 56 - 32 Theo dõi hs làm, n ... ong thả từng dòng thơ cho hs viết vào vở. Xong đọc lại bài, hướng dẫn các em soát lỗi. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập. - HS nêu yêu cầu của các bài tập. Làm bài vào vở. GV theo dõi hs làm bài. IV: Củng cố, dặn dò: Nhận xét, dặn dò. Tiết 3. Luyện thể dục Luyện tập bài thể dục tuần 1 I. Mục tiêu: - Ôn một số kỹ năng đội hình, đội ngũ đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác nhanh, trật tự. - Học cách chào, báo cáo và kết thúc. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng. II. Phương tiện: Còi III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chỗ, đứng lại. - Chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại . 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. IV. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học và dặn dò HS Thứ năm, ngày 11 tháng 9 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1 Thể dục Dàn hàng ngang - Dồn hàng I. Mục tiêu. - Ôn một số kỹ năng đội hình, đội ngũ. - Yêu cầu thực hiện chính xác và đẹp hơn giờ trước. - Ôn trò chơi: Nhanh lên bạn ơi! II. Địa điểm. - Trên sân trường III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở dầu. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học - Ôn tập cách báo cáo. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp - Ôn bài thể dục lớp 1 2. Phần cơ bản - Tập hợp hàng dọc, gióng hàng, đứng nghiêm nghỉ, điểm số, qua phải, trái. - Dàn hàng ngang, dồn hàng - Trò chơi nhanh lên bạn ơi! 3. Phần kết thúc - Đi thường theo 2 hàng dọc - GV cùng HS hệ thống bài. IV. Tổng kết: Nhận xét giờ học Tiết 2 Tập viết Chữ hoa: Ă -  I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết chữ - Biết viết chữ cái viết hoa Ă-  theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết ứng dụng câu.’’Ăn chậm nhai kĩ ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng: Chữ mẫu A-Ă- Â. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Bài mới: 1. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét chữ hoa A-Ă-Â. ? Chữ Ă và chữ  có gì giống và khác chữ A. HS nêu, GV nhắc lại cách viết chữ A. GV chỉ mẫu miêu tả. GV chỉ dẫn cách viết. GV viết mẫu chữ Ă, Â. 2. Hướng dẫn viết bảng con: HS tập viết chữ hoa Ă- Â. 2,3 lượt. GV theo dõi uốn nắn. HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng: - GV cho hs đọc câu ứng dụng." Ăn chậm nhai kĩ" - GV giải nghĩa câu ứng dụng - Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét ? Độ cao của các con chữ. Khoảng cách của các con chữ. - Hướng dẫn hs viết chữ ”Ăn’’ vào bảng con HĐ4: Hướng dẫn viết vào vở: - GV nêu yêu cầu viết. - HS viết bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ hs yếu. HĐ5: Chấm chữa bài: GV chấm bài và nhận xét bài viết của hs IV: Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiết 3 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Đọc viết các số có 2 chữ số, số tròn chục, số liền trước liền sau của một số. - Thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ ). Tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. Giải bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học HĐ1. Bài cũ - Gọi hs lên bảng làm bài tập: Tính tổng của 47 và 34; 53 và 32. Tính hiệu của 57 và 34; 64 và 23 HĐ2. Bài mới: 1.Thực hành: - Gọi hs nêu yêu cầu của các bài tập 1, 2, 3 , 4. - Hướng dẫn hs làm bài vào vở. GV theo dõi hs làm. HĐ3: Chấm chữa bài. - Gọi hs lên bảng chữa bài 4. III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn dò. Tiết 4. Mỹ thuật GV chuyên biệt dạy Buổi 2 Tiết 1. Luyện TV LTVC: Từ ngữ về học tập, dấu ? I. Mục tiêu: 1. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập. 2. Tiếp tục rèn kĩ năng đặt câu: Đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại các từ trong câu để tạo câu mới , làm quen với câu hỏi. II. Đồ dùng: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Bài cũ: 2HS làm bài tập 3 tiết LTVC ngày thứ 4 GV theo dõi chung, nhận xét, ghi điểm HĐ 2. Bài luyện 1. Củng cố kiến thức ? Nêu một số từ ngữ về học tập. Đặt 1 câu có chứa 1 trong các từ đó? ? Dấu chấm hỏi thường đặt cuối câu gì. GV hệ thống ND, nhắc lại cho HS nắm vững. 2. Làm bài tập - Bài 1.a. Tìm 5 từ có chứa tiếng " học " nói về việc học tập? b. Tìm 5 từ có chứa tiếng " viết " - Bài 2. Đặt 3 câu hỏi, hỏi về việc học tập của một bạn nào đó. VD: Năm nay, bạn học có giỏi không? GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ thêm cho những em chậm. IV. Tổng kết - dặn dò HS Tiết 2 Hướng dẫn tự học Luyện viết: phần thưởng I. Mục tiêu: - Học sinh luyện viết một đoạn trong bài Phần thưởng. - Viết đúng đều và đẹp các chữ và từ trong bài viết. - HS có tư thế ngồi viết đúng. II . Lên lớp. 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài viết và nêu yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn học sinh viết bài. GV đọc mẫu đoạn cần viết, gọi 1 vài HS đọc lại. ? Đoạn viết có mấy câu. Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa. HS viết một số từ khó vào vở nháp. GV đọc từng cụm từ và hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết. GV theo dõi HS viết. Chấm, chữa bài. III. Tổng kết: Nhận xét tiết học, tuyên dương những em có bài viết đẹp. Tiết 3 HĐNG Chăm sóc cây I. Mục tiêu - HS biết 1 số việc làm đơn giản để chăm sóc cây xanh. - Giáo dục các em ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối. II. chuẩn bị . Xô múc nước III. Hoạt động dạy học 1. GV nêu một số lợi ích của cây xanh 2. HS thảo luận nêu ra những việc làm góp phần bảo vệ cây xanh 3. HD hs thực hành chăm sóc cây trong bồn hoa ở vườn trường IV. Tổng kết - dặn dò. Thứ 6, ngày 12 tháng 9 năm 2008 Buổi 1 Tiết 1 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ ). Tên gọi thành phần và kết quả . - Giải bài toán có lời văn. - Quan hệ giữa dm và cm. II. Các hoạt động dạy học HĐ1. Bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm bài tập: Tính tổng của 23 và 44; 51 và 36. Tính hiệu của 57 và 34; 64 và 53. HĐ2. Bài mới: 1.Thực hành: - Gọi hs nêu yêu cầu của các bài tập 1, 2, 3, 4, 5. - Hướng dẫn hs làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở, GV theo dõi hs làm. HĐ3: Chấm chữa bài. - Gọi hs lên bảng chữa bài 4. III.Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn dò. Tiết 2. Âm nhạc GV chuyên Tiết 3. Tập làm văn Chào hỏi- Tự giới thiệu I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nghe và nói. - Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu. - Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một bản tự thuật ngắn. II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập 2 SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ. 2 HS lên bảng tự giới thiệu về mình B: Bài mới. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Làm miệng. 1HS đọc y/c của bài ( hỏi và trả lời) 1em hỏi 1em trả lời. 1số hs trình bày trước lớp. GV nhận xét bổ sung Bài tập 2 : HS nêu y/c bài tập 2. ? Có mấy bức tranh? Tranh vẽ những ai? ? Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? ? Mít chào Bóng Nhựa và Bút Thép và tự giới thiệu về mình ntn?. - HS nêu nhận xét. GV kết luận bổ sung. Bài tập 3: (viết) 2 HS đọc yêu cầu bài - HS viết tự thuật vào vở. GV theo dõi hướng dẫn thêm. IV. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu HS thực hành những điều đã học. Nhận xét giờ học Tiết 4. HĐTT Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Ôn định tổ chức lớp đầu năm học - Sắp xếp trật tự nội bộ lớp học, chuẩn bị một số quy định chung về trật tự lớp học - Rèn luyện thói quen ra vào lớp - Chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh đầu năm. II. Hoạt động học tập : Những quy định chung trong lớp Cách tổ chức sinh hoạt lớp của giờ HĐTT Cách kiểm tra học tập 15 phút đầu giờ học Một số quy định cho cán sự lớp Buổi 2 Tiết 1. Luyện toán Luyện tập chung I. Mục tiêu . Giúp HS tiếp tục củng cố về: - Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ ). Tên gọi thành phần và kết quả . - Giải bài toán có lời văn. - Quan hệ giữa dm và cm. II. Các hoạt động dạy học HĐ1. Bài cũ: - Gọi 4 hs lên bảng làm bài tập: Tính tổng của 13 và 53; 18 và 71 Tính hiệu của 87 và 54; 49và 13. HĐ2. Củng cố lý thuyết ? Nêu tên các thành phần của phép cộng, phép trừ. ? Số 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị. ? 1 dm bằng mấy xăng ti mét. HĐ3 Luyện tập: Hs làm một số BT sau - Bài 1. Điền số vào chỗ chấm a. Số 47 gồm....chục.....đơn vị. b. Số 98 gồm....chục.....đơn vị. c. Số 52 gồm....chục.....đơn vị. d.Số 39 gồm....chục.....đơn vị. - Bài 2. Đặt tính rồi tính 34 + 25 52 + 13 98 - 45 76 - 21 - Bài 3. Nam và Sơn có tất cả 45 hòn bi. Số bi của Nam có là 23 hòn. Hỏi số bi của Sơn là bao nhiêu hòn? GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho những em chậm. Iii. Tổng kết - Dặn dò Tiết 2. Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ( T2) i. Mục tiêu: 1. HS hiểu được các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. 3. HS có thái độ đồng tình vơi các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. II. Chuẩn bị : Các dụng cụ sắm vai III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thảo luận lớp. 1. GV phát bìa màu cho HS và nói quy định chọn màu đỏ là tán thành, xanh không tán thành, trắng là không biết. 2. Gv lần lượt nêu từng ý kiến. - Mỗi ý kiến HS giơ 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình. Hoạt động 2. Xử lý tình huống - Thảo luận nhóm. 1- GV chia nhóm thành 4 nhóm. Mỗi nhóm tự ghi những việc cần làm để học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2- Các nhóm trình bày trước lớp. - GV kết luận. Hoạt động 3. Thảo luận nhóm 2. HS thảo luận nhóm 2. Nội dung trao đổi về thời gian biểu của mình đã hợp lý chưa, thực hiện như thế nào. - Đại diện các nhóm trình bày - Trao đổi tranh luận giữa các nhóm. - GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. IV. Củng cố - dặn dò. Hướng dẫn thực hành ở nhà Tiết 3. Tự học Hoàn thành bài tập trong ngày I. Mục tiêu. - GV giúp HS hoàn thành các bài tập trong ngày II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoàn thành nội dung tiết tập viết: Viết chữ hoa Ă,Â. 2. Hoàn thành bài tập toán: “Luyện tập chung ở SGK” IV. Củng cố giờ học: Nhận xét giờ học, dặn dò HS
Tài liệu đính kèm: