Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010

Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010

TIẾT 1 : CHÀO CỜ

---------------------------------OOO-------------------------------

TIẾT 2 + 3: TẬP ĐỌC

BÀI: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

 I. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại. Rèn kĩ năng đọchiểu: hiểu nghĩa của các từ mới. Hiểu nghĩa các từ chú giải. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua 1 ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bât vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.

-Yêu cầu cần đạt: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Hiểu nội dung : Sự gần gũi , đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

-Bài tập cần làm: Làm được các bài tập trong sgk.

-Giáo dục HS biết yêu thương các vật nuôi trong nhà.

 

doc 32 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 16
(Từ ngày 08 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 năm 2008)
THỨ NGÀY
TIẾT
MÔN HỌC
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
01
ĐẠO ĐỨC
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (t1)
02
TẬP ĐỌC 
Con chó nhà hàng xóm
03
TẬP ĐỌC
Con chó nhà hàng xóm
04
TOÁN
Ngày, giờ
05
CHÀO CỜ
Tập trung dưới cờ
THỨ BA
01
CHÍNH TẢ
(Tập chép) Con chó nhà hàng xóm
02
TOÁN
Thực hành xem đồng hồ
03
TN-XH
Các thành viên trong nhà trường
04
THỂ DỤC
Trò chơi: Vòng tròn và Nhóm ba, Nhóm bảy
THỨ TƯ
01
TẬP ĐỌC
Thời gian biểu
02
TẬP VIẾT
Chữ hoa O
03
TOÁN
Ngày, tháng
04
ÂM NHẠC
Kể chuyện âm nhạc. Nghe nhạc
THỨNĂM
01
LT& CÂU
Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào?Từ ngữ về vật nuôi
02
TOÁN
Thực hành xem lịch
03
MỸ THUẬT
Tập nặn tạo dáng: Nặn, vẽ hoặc xé dán con vật
04
CHÍNH TẢ
(N- V) Trâu ơi
05
THỂ DỤC
Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
THỨ SÁU
01
TOÁN
Luyện tập chung
02
TẬP LÀM VĂN
Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
03
THỦ CÔNG
Gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều .
04
KỂ CHUYỆN
Con chó nhà hàng xóm
05
SINH HOẠT
Sinh hoạt cuối tuần
cdcdcdcdcdcdcdcdcdcdcd
Ngày soạn: 28- 11- 2009 Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
TIẾT 1 : CHÀO CỜ 
---------------------------------OOO-------------------------------
TIẾT 2 + 3: TẬP ĐỌC
BÀI: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 I. MỤC TIÊU CỤ THỂ: 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại. Rèn kĩ năng đọchiểu: hiểu nghĩa của các từ mới. Hiểu nghĩa các từ chú giải. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua 1 ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bâït vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
-Yêu cầu cần đạt: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Hiểu nội dung : Sự gần gũi , đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.
-Bài tập cần làm: Làm được các bài tập trong sgk.
-Giáo dục HS biết yêu thương các vật nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:
- GV :Tranh SGK ; HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.KT bài cũ:
- Gọi 3 em đọc bài “Bé Hoa” và TLCH:
- GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động của GV
3. Bài mới:
a. GV giới thiệu và ghi bài lên bảng.
b. Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1, giọng chậm rãi, tình cảm.
* Đọc từng câu:
- Kết hợp hd luyện phát âm từ khó 
* Đọc từng đoạn trước lớp.
Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
Một hôm,/ mải chạy theo Cún, bé vấp phải một khúc gỗ/ và ngã đau,/ không đứng dậy được.//
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Nhận xét tuyên dương
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Bạn của bé ở nhà là ai?
- Khi bé bị thương, Cún Bông đã giúp bé thế nào?
- Những ai đến thăm bé ?Vì sao bé vẫn buồn?
- Cún đã làm cho bé vui như thế nào?
- Bác sĩ nghĩ bé mau lành là nhờ ai?
* Luyện đọc lại.
- Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Giáo dục tư tưởng:Yêu thương, chăm sóc vật nuôi.
5. Dặn dò:
Về nhà đọc bài, Chuẩn bị tiết sau: Thời gian biểu. Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
- HS nhắc lại
- Theo dõi đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
- HS luyện đọc các từ: Cún Bông, nhảy nhót, khúc gỗ, ngã đau, sung sướng, vẫy đuôi, rối rít.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-HS đọc câu dài
HS đọc chú giải
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn Đọc đồng thanh
-1 em đọc đoạn 1
- Bạn ở nhà của bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó nhà hàng xóm.
HS đọc đoạn 2
- Cún đã chạy đi tìm người giúp bé 
-HS đọc đoạn 3 
 - Bạn bè thay nhau đến thăm bé nhưng bé vẫn buồn vì bé nhớ Cún mà chưa gặp được Cún.
- Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê . Cún luôn ở bên chơi với bé.
-Bác sĩ nghĩ bé mau lành là nhờ Cún bông, Cún bông ở bên cạnh luôn chơi với bé.
5 em luyện đọc lại bài
Nội dung chính: Sự gần gũi , đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.
.
 TIẾT 4: TOÁN
BÀI: NGÀY, GIỜ
I. MỤC TIÊU CỤ THỂ:Giúp HS
-Nhận biết được một ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng
trong một ngày;bước đầu biết đơn vị đo thời gian :ngày, giơ .Củng cố biểu tượng về thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc giờ đúng trên đồng hồ. Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
-YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. Nhận biết đơn vị đo thời gian : ngày , giờ. Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.Biết xem thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
-Bài tập cần làm: Bài 1,3.
-Giáo dục HS biết làm việc, học tập , sinh hoạt đúng giờ.
 II. CHUẨN BỊ: 
-GV: Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
-HS :sgk, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. KTbài cũ:
- Ghi: 73– 27 100 – x = 46. Gọi 2 em lên bảng đặt tính rồi tính, tìm x
- GV nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
3. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài ghi đề.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu ngày giờ.
- Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
- Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì ?
- Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì ?
- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì?
- Mỗi khi HS trả lời GV quay kim trên mặt kim đồng hồ chỉ đúng thời điểm câu trả lời của HS.
- Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Hướng dẫn học sinh đọc bảng phân chia thời gian trong ngày(SGK)
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- 23 giờ còn gọi là mấy giờ?
- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều?
- Đôi khi ta cũng có thể nói 14 giờchiều, 23 giờ đêm, 
- GV giới thiệu: Đồng hồ minh họa.
c. Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi 2 em lên bảng. 
- Em tập thể dục lúc mấy giờ?
-Yêu cầu học sinh làm tương tự phần còn lại.
- Nhận xét , chữa bài
-Gọi hs đọc lại.
Bài 3: 
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó hướng dẫn HS làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Một ngày bắt đầu và kết thúc như thế nào? 
- Giáo dục: Phải biết quý trọng thời gian.
 5. Dặn dị: 
- Về nhà học bài.Chuẩn bị tiết sau: “Thực hành xem đồng hồ”
- GVnhận xét tiết học.
- HS nhắc lại 
- Em đang ngủ.
- Em đang ăn cơm cùng gia đình.
- Em đang học bài tại nhà.
- Em đang xem ti vi.
 -Vài em đọc lại SGK
-14 giờ.
-11 giờ đêm.
- 6 giờ chiều.
- Quan sát.
- HS nêu yêu cầu bài. Quan sát tranh SGK,xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứngvào vở:
- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
- Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa.
- Em chơi bĩng lúc 5 giờ chiều.
- Lúc 7 giờ tối em xem phim truyền hình.
- Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ.
- HS nêu yêu cầu bài
 ¾ 
 20 giờ hay 8 giờ tối 
- Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
cdcdcdcdcdcdcdcd
TIẾT 5: ÂM NHẠC
(GV bộ môn dạy)
Ngày soạn: 30 - 11- 2009 Ngày dạy: Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: THỂ DỤC
BÀI: TRÒ CHƠI: VÒNG TRÒN- NHÓM BA, NHÓM BẢY
 I. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi .
-YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi Vòng tròn và Nhóm 7
-BÀI TẬP CẦN LÀM : Tham gia 2 trò chơi trên.
-GD hs tự giác ,chủ động tham gia trò chơi .
 II. CHUẨN BỊ:
 	- GV : vệ sinh sân tập, còi.
 III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Hướng dẫn khởi động:
- Giáo viên theo dõi.
- GV nhận xét.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn trò chơi “Vòng tròn”
Gv yêu cầu HS chơi kết hợp đọc vần điệu
“Vịng trịn , vịng trịn
Từ một vịng trịn
Chúng ta cùng chuyển
Thành hai vịng trịn”
b. Chơi trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy”
- GV nêu tên trò chơi và HDHS cách chơi.
- GV cho HS chạy nhẹ nhàng hoặc nhảy chân sáo theo vịng trịn, vừa vỗ tay, vừa đọc:
“Tung tăng múa ca
Nhi đồng chúng ta
Họp thành nhĩm ba
Hay là nhĩm bảy”
- GV nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- Hướng dẫn thư giãn:
- Giáo viên hệ thống lại bài. Dặn dị : về nhà ôn bài thể dục.
- GV nhận xét giờ học.
-Tập hợp hàng.
-Điểm số, báo cáo.
- Xoay khớp cổ chân, tiếp theo đổi chân , xoay khớp gối.
-HS tập đi theo vòng tròn kết hợp đọc vần, điệu, vỗ tay, nghiêng người, nhúng chân, nhảy theo nhịp.
- HS chơi trị chơi” Nhĩm ba .nhĩm bảy”
- Đi nhẹ nhàng theo 2 hàng dọc, hát
- Cúi người thả lỏng . Nhảy thả lỏng.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
TIẾT 2: TOÁN
BÀI: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU CỤ THỂ:Giúp học sinh:
Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối). Làm quen với số c ... 
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 Hướng dẫn khởi động:
- Giáo viên theo dõi.
2. Phần cơ bản:
b. Ôn trò chơi “Vòng tròn”
Gv yêu cầu HS chơi kết hợp đọc vần điệu
“Vịng trịn , vịng trịn
 Từ một vịng trịn
Chúng ta cùng chuyển
Thành hai vịng trịn”
-Nhận xét.
 Chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
- GV nêu tên trò chơi và HDHS cách chơi.
-Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- Hướng dẫn thư giãn:
- Giáo viên hệ thống lại bài. Dặn dị về nhà : ôn bài thể dục phát triển chung. 
- GV nhận xét giờ học.
- Tập hợp 3 hàng dọc.
-Điểûm số báo cáo.
- Xoay các khớp .
- HS tập đi theo vòng tròn kết hợp đọc vần, điệu, vỗ tay, nghiêng người
nhúng chân, nhảy theo nhịp.
- Đứng quay mặt theo vòng tròn, đọc vần điệu kết hợp nhún chân, nhảy thành 2, 1 vòng tròn.
-Lần 1: chơi thử
-Lần 2,3 chơi chính thức, phân thắng thua.
- Đi nhẹ nhàng theo 3 hàng dọc, hát .
- Cúi người thả lỏng .Nhảy thả lỏng .
Ngày soạn: 2 - 12- 2009 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG.
	I. Mục tiêu cụ thể: Giúp học sinh:
Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng, xem giờ đúng, xem lịch tháng.
 -Yêu cầu cần đạt :Biết các đơn vị đo thời gian : ngày, giờ, tháng. Biết xem lịch.
 -Bài tập cần làm : Bài 1, 2 . 
-GD hs tính cản thận, chính xác. 
 II. CHUẨN BỊ:
GV : Kẻ bảng bài 2, 
HS : sgk, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. KT bài cũ:
-Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? (31 ngày)
-Tháng 4 có bao nhiêu ngày? (30 ngày)
- GV nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
3. Bài mới:
a. -Gv giới thiệu và ghi đề. 
b. Hoạt động 1: Luyện tập.
* Bài 1: Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau:
Gv giải thích :Vì 5 giờ chiều là 17 giờ 
 6 giờ chiều cịn gọi là 18 giờ.
- 21 giờ cịn gọi là 9 giờ.
- GV nhận xét.
Bài 2: a)Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 5.
-Gv ghi bảng
b)Xem tờ lịch trên rồi cho biết:
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?
- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là ngày nào?
- Cho HS xem các ngày ở cột “thứ tư”.
- Thứ tư tuần này là 12/ 5, thì thứ tư tuần trước và tuần sau là ngày nào?
- Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
- Nhận xét.
4.Củng cố:
- GV cùng cả lớp hệ thống lại bài.
- GV chốt lại nội dung bài. GV liên hệ và giáo dục
5. Dặn dò:
- Về nhà ơn phép cộng trừ có nhớ. Chuẩn bị bài: “Ôn tập về phép cộng và phép trừ”
- GV nhận xét tiết học
- HS nhắc lại 
- HS đọc yêu cầu bài , làm vào vở
a)Em tưới cây lúc 5 giờ chiều-Đồng hồ D. 
b)Em đang học ở trường lúc 8 giờ -đồng hồ A
c) Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ chiều- đồng hồ c
d) Em đi ngủ lúc 21 giờ- Đồng hồ B
HS nêu yêu cầu bài, trả lời miệng.
- Dựa vào tờ lịch tháng 5 đã cho để nhận xét.
- Thứ bảy.
Ngày 1, ngày 8, ngày 15, ngày 22, ngày 29. 
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Là ngày 5 tháng 5 và 19 tháng 5.
- Tháng 5 có 31 ngày.
- HS nhắc lại bài.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
BÀI: KHEN NGỢI- KỂ NGẮN VỀ CON VẬT- LẬP THỜI GIAN BIỂU.
I. MỤC TIÊU CỤ THỂ: Giúp hs
 Biết nói lời khen ngợi. Biết kể về một vật nuôi.. Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày.
-Yêu cầu cần đạt :Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen. Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà. Biết lập thời gian biểu 9nói hoặ viết) một buổi tối trong ngày.
-Bài tập cần làm : Bài 1,2,3.
-GD hs : biết khen ngợi, yêu quý vật nuôi.
 II.CHUẨN BỊ:
- GV , hs : VBT , SGK
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.KT bài cũ:
- Gọi 3 em đọc bài viết về anh chị em ruột của em.
- GV nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
3. Bài mới: 
a. GV giới thiệu bài ghi đề .
b. Hoạt động 1: Làm bài tập.
Bài 1: Đặt một câu mới dựa vào câu mẫu để tỏ ý khen.
- Để tỏ ý khen ngợi đàn gà rất đẹp. Câu thứ hai đã dùng từ ngữ nào?
 Cuối câu cĩ dấu câu gì?
- GV nhắc nhở HS: Chú ý nói lời khen ngợi một cách tự nhiên.
- GV tổ chức cho HS trả lời theo cặp.
- GV nhận xét.
Bài 2: Kể về con vật nuơi trong nhà 
- GV giới thiệu tranh 
- GV nhận xét. Kết luận người kể hay
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: - Viết một thời gian biểu buổi tối của em.
- GV nhắc nhở: Lập thời gian biểu đúng với thực tế.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Nhận xét, chữa bài. Chấm điểm1 số bài.
4.Củng cố:
- GV cùng cả lớp hệ thống lại bài.
Chốt nội dung bài.
Giáo dục: Tình yêu lồi vật, biết khen ngợi hợp lí.
5. Dặn dò:
- Về nhà tập viết bài. Chuẩn bị tiết sau: “Ngạc nhiên. . .”
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu bài 
- 1 HS đọc câu mẫu, trả lời miệng
-Đàn gà rất đẹp Đàn gà mới đẹp làm sao.
- Câu thứ hai thêm từ: mới đẹp làm sao.
- Cuối câu cĩ dấu chấm cảm.
- HS phát biểu câu của mình.
Chú Cường mới khỏe làm sao!
- Chú Cường khoẻ quá!
- Lớp mình hôm nay sạch làm sao!
- Lớp mình hôm nay sạch quá!
- Bạn Nam học giỏi quá!
- Bạn Nam học giỏi thật!
- 2 HS nêu yêu cầu bài .
- HS quan sát.
- HS nối tiếp nhau kể tên con vật em chọn. 
 Nhà em nuôi một con mèo nó rất ngoan và xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó bắt chuột rất tài. Khi em ngủ nó thường đến sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Nhận xét.
- 2 HS nêu yêu cầu bài 
- Đọc thầm thời gian biểu buổi tối của Phương Thảo.
1 HS lên bảng làm . Lớp làm vở BT
THỜI GIAN BIỂU BUỔI TỐI
18 giờ 30 - 19 giờ 30: Nghỉ ngơi -xem ti vi
19 giờ 30 - 20 giờ 30: Chuẩn bị bài- học bài 
20 giờ 30 – 21giờ : Vệ sinh cá nhân
21 giờ : Đi ngủ
-Vài HS đọc bài của mình
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. 
TIẾT 3: CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
BÀI: TRÂU ƠI.
I. MỤC TIÊUCỤ THỂ: giúp hs
Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. Tìm và viết đúng những tiếng có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn ao/ au, tr/ ch.
-Yêu cầu cần đạt: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
-Bài tập cần làm: Bài 2, Bài3a.
-Giáo dục học sinh biết yêu mến các con vật nuôi có ích cho cuộc sống.
 II.CHUẨN BỊ:
- GV :Viết sẵn đoạn tập chép “Trâu ơi!”, HS: VBT, sgk, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. KT Bài cũ
Giáo viên đọc, gọi 2 em lên bảng viết, lớp viết bảng con :Cún Bông, quấn quýt, giường.
- Nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
3. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài ghi đề.
b. Hoạt động 1 Hướng dẫn nghe viết.
* Nội dung đoạn viết: 
- Giáo viên đọc 1 lần bài ca dao.
- Gv giới thiệu tranh : cậu bé cưỡi trâu.
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
- Bài ca dao cho thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào?
* Hướng dẫn trình bày.
- Bài ca dao có mấy dòng?
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
- Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
* Hướng dẫn viết từ khó: Gv đọc từ khó
- Ghi bảng. 
* Viết chính tả:GV đọc lại bài viết
- Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
* Sốt lỗi: GV đọc cho HS sốt lỗi
Gv chấm một số vở, nhận xét.
c. Hoạt động 2 :Bài tập+ chấm bài
Bài 2: -Tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au .
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: -Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng 
4. Củng cố:
- GV cùng cả lớp hệ thống lại bài.
-Nhận xét vở,chữa một số lỗi phổ biến.
Giáo dục: biết yêu mến các con vật nuôi có ích cho cuộc sống.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.Chuẩn bị tiết sau: “Tìm ngọc” 
- GV nhận xét tiết học.
- Lớp viết bảng con.
- HS nhắc lại
-2 em đọc lại.
- Quan sát.
-Lời người nông dân nói với con trâu như nói với người bạn thân.
- Người nông dân rất yêu quý trâu.
- Bài ca dao có 6 dòng.
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa.
- Thơ lục bát, dòng 6 - 8.
- Tính từ lề vở, dòng 6 lùi 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô.
- HS viết từ khó, nghiệp, gia, quản công, cấy cày.
HS đọc lại từ khó.
- Nghe và viết vở.
- HS sửa lỗi .
- 2 HS nêu yêu cầu bài 
- Cho 2 em lên bảng thi tìm từ. Cả lớp làm vở.
cao/ cau,	lao/ lau,	trao/ trau
phao/phau, rao/rau, thao/thau,cháo/cháu 
sáo/sáu,	
- 2 HS nêu yêu cầu bài 
a. cây tre/ che nắng, buổi trưa/ chưa ăn, ông trăng/ chăng dây, con trâu/ châu báu, nước trong/ chong chóng.
- HS nhắc lại bài.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
TIẾT 4: SINH HOẠT
I/ MỤC TIÊU:
HS biết đưọc những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục trong tuần. Biết được kế hoạch tuần17.
 II/ NỘI DUNG:
 1.Nhận xét tuần 16.
 *Ưu điểm:
 -Đạo đức: HS ngoan , lễ phép, đoàn kết bạn bè, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 -Học tập : Hăng hái phát biểu xây dựng bài, học và làm bài tương đối đầy đủ.
 - Các hoạt động khác : vệ sinh cá nhân tương đối tốt, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 Xếp hàng nhanh, thẳng. Sinh hoạt Sao theo quy định.
 * Tồn tại:
 - HS còn vắng không lí do( Hrenh, Hứt, kham).
 -Môït số em vệ sinh chưa sạch : Hom, Yuư.
 2.Kế hoạch tuần 17.
 -Thực hiện chương trình tuần 17.
 -Thứ 3 thi cuối học kì I môn Toán, thứ tư thi Tiếng Việt.
 - Thứ 6 thi Vở sạch chữ đẹp.
 -Duy trì mọi nề nếp theo quy định. Đi học chuyên cần và đúng giờ.
 -Mặc ấm mùa đông.
 -Khắc phục tồn tại trên.
 -----------------------------------0000--------------------------------
cdcdcdcdcdcdcdcdcdcdcd

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_cac_mon_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2009_2010.doc