I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. HSKG: Trả lời được xcâu hỏi 5.
- KNS: +Xác định giá trị.
+Thể hiện sự cảm thông chia sẻ tâm trạng và cảnh ngộ đối với người khác.
II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ ở SGK.
Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn đọc đúng.
III . Hoạt động dạy - học : (Tiết1)
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài Bà cháu, kết hợp trả lời nội dung câu hỏi bài.
GV nhận xét, ghi điểm
Tuần 12 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011 Tập đọc Sự tích cây vú sữa I. Yêu cầu cần đạt: - Biết nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con. - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. HSKG: Trả lời được xcâu hỏi 5. - KNS: +Xác định giá trị. +Thể hiện sự cảm thông chia sẻ tâm trạng và cảnh ngộ đối với người khác. II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ ở SGK. Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn đọc đúng. III . Hoạt động dạy - học : (Tiết1) 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài Bà cháu, kết hợp trả lời nội dung câu hỏi bài. GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài. GV ghi mục bài. HĐ2 : Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi. - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. GV hướng dẫn đọc từ khó. - Gọi một số HS đọc từ khó: Khản tiếng gọi mẹ, run rẩy, đỏ hoe - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp, GV hướng dẫn đọc câu khó. - HS đọc các từ chú giải ở SGK. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Đại diện nhóm thi đọc. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn. (Tiết 2) HĐ3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài GV : Yêu cầu HS đọc từng đoạn, kết hợp trả lời các câu hỏi sau. +Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ? (cậu bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng ) + Vì sao cậu bé quay trở về? (Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh) + Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? (Cởu khản tiếng gọi mẹ trong vườn mà khóc) + Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó? (Cây xanh run rẩy, từ ... một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ) + Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? ( Lá cây đỏ hoe mẹ âu yếm vỗ về ) + Theo em sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa? (Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ) - Câu chuyện cho ta thấy được tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ. HS : Đọc thầm và trả lời các câu hỏi, HS khác cùng GV nhận xét. HĐ4: Luyện đọc lại - Luyện đọc toàn truyện. Bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò : H: Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ? - Nhận xét tiết học. Về luyện đọc lại bài ở nhà. toán tìm số bị trừ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x- a = b( Với a,b là các số không quá 2 chữ số) Bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của các phép tính( Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ). - Vẽ được đoạn thẳng xác định điểm là giao nhau của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. - Bài tập cần làm: Bài 1( a,b,d,e). Bài 2(cột 1,2,3). Bài 4. - HSKG: Làm hết các bài tập. II. Đồ dùng dạy - học : GV : Bảng phụ, các ô vuông gắn bảng HS : Bảng con III . Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 1HS tính kết quả và gọi tên các thành phần, kết quả của phép tính: 47 + 18 = ... - 1HS lên làm ở bảng lớp: X + 19 = 62 ; HS lớp làm bảng con: 67 + X = 92 - GV nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới: HĐ1 :Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. HĐ2: Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết - GV gắn 10 ô vuông lên bảng, HS quan sát. H: Cô vừa gắn lên bảng bao nhiêu ô vuông ? (10 ô vuông) - GV tách 4 ô vuông ra và nói: Có 10 ô vuông bớt đi 4 ô vuông còn bao nhiêu ô vuông? ( còn 6 ô vuông) Vậy ta có : 10 - 4 = 6 . Hãy gọi tên các thành phần và kết quả của phép trừ . + HS nêu, GV ghi bảng. Ghi bảng : 10 - 4 = 6 Số bị trừ Số trừ Hiệu - Nếu che lấp số bị trừ trên ta lập được phép trừ như thế nào ? - HS nêu : - 4 = 6 ; ? - 4 = 6 - Hoặc ta gọi số bị trừ chưa biết là x , khi đó ta viết được : x - 4 = 6 ( HS nêu x là số bị trừ chưa biết, 4 là số trừ, 6 là hiệu ) - HS thảo luận nhóm đôi tìm x. HS nêu GV ghi bảng : x = 6 + 4 x = 10 H: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? (Lấy hiệu cộng với số trừ). - Nhiều HS nhắc lại . - GV tổ chức cho HS làm bảng con : x - 7 = 19 x - 19 = 28 HĐ3 : Thực hành GV : Tổ chức HS làm các bài tập trong SGK. Gọi HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn HS cách làm . Bài 1: Tìm x? Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống: Bài 3: Số? Bài 4: Vẽ đoạn thẳng. HS : Làm bài vào vở HĐ4 : Chấm, chữa bài . 3 . Củng cố, dặn dò: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Buổi chiều Thể dục Bài 23: Trò chơi: " nhóm bảy, nhóm ba " I. Yêu cầu cần đạt: - Học trò chơi "Nhóm bảy, nhóm ba". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi. - Ôn đi đều: Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đều đẹp. II. Địa điểm và phương tiện - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Chuẩn bị một cái còi . III. Hoạt động dạy - học: HĐ1 : Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - HS khởi động xoay các khớp đầu gối, cổ chân, hông. - Tổ chức cho HS vỗ tay và hát. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - Ôn đi đều: + Lần 1 GV tổ chức cho HS cả lớp ôn tập. + Lần 2 lớp trưởng tổ chức cho HS cả lớp ôn tập. + Lần 3 ôn tập đi đều theo tổ. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. HĐ2 : Phần cơ bản - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : Nhóm 4, nhóm 7 - HS chơi thử, thi đua chơi giữa các tổ. - Ôn đi đều theo tổ HĐ3 : Phần kết thúc - Cúi người thả lỏng - Nhảy thả lỏng - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - GV cùng HS hệ thống bài. IV. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Nhận xét tiết học. Luyện toán Luyện dạng : tìm số bị trừ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ. - Củng cố về vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cắt nhau của hai đoạn thẳng.. II. Đồ dùng dạy - học : GV : Bảng phụ HS : Bảng con III . Hoạt động dạy - học: HĐ1 :Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết luyện. HĐ2: Củng cố kiến thức đã học - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ? - 2 HS lên làm ở bảng lớp : x - 38 = 62 x - 26 = 57 - HS lớp làm bảng con : x – 15 = 49 x - 25 = 65 - GV nhận xét và ghi điểm. HĐ3 : Thực hành GV : Tổ chức HS làm các bài tập trong VBT. Gọi HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn HS cách làm. HS : Lần lượt tự làm các BT vào VBT, GV theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu. - HS khá và giỏi làm thêm các bài sau vào vở ô li: 1) Tìm y : y - 35 = 83 - 2 y - 14 = 82 - 27 y - 31 + 18 = 36 2) Hai số có hiệu bằng 24, số trừ bằng 27. Hỏi số bị trừ bằng bao nhiêu ? 3) Một ô tô chở khách, đến một trạm có 9 người xuống và còn lại 28 người khách trên xe. Hỏi xe ô tô đã chở bao nhiêu người ? 4) Một ô tô chở khách, đến bến A có 9 người xuống và 5 người lên . Khi rời bến A có tất cả 28 người khách trên xe. Hỏi lúc đầu xe ô tô đã chở bao nhiêu người ? Bài giải Lúc đầu trên xe có số người là: 28 – 5 + 9 = 32 ( người) Đáp số: 32 người - GV hướng dẫn cách làm, HS tự làm bài vào vở. HĐ4 : Chấm, chữa bài 3 . Củng cố, dặn dò: Luyện Tiếng việt Luyện tập- thực hành (t1) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc trơn toàn bài” Chuyến du lịch đầu tiên”. - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con. III . Hoạt động dạy - học : HĐ1: Giới thiệu bài GVnêu mục đích, yêu cầu tiết học và ghi mục bài. HĐ2 : Luyện đọc - 1HS đọc toàn bài, HS theo dõi và nhận xét cách đọc.GV chốt lại cách đọc. - 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Đại diện nhóm thi đọc. HĐ3: Tìm hiểu bài. * GV yêu cầu HS đọc kĩ bài rồi chọn câu trả lời đúng: a) Vì sao Bông tự dến bệnh viện thăm mẹ? (Vì Bông nhớ mẹ mà không được đi thăm mẹ). b) Bông gặp khó khăn gì trên đường đến bệnh viện? ( Đường xa, trời nắng, dép đứt, đá sỏi đâm vào chân), c) Không tìm thấy mẹ trong bệnh viện, Bông làm gì? ( Bông hoảng sợ, khóc ầm ĩ) d) Vì sao mẹ trách Bông nhiều? ( Vì trẻ em một mình đi xa rất nguy hiểm). e) Vì sao mẹ cũng thơm Bông rất nhiều? ( Vì mẹ cảm động, thấy Bông rất yêu mẹ). g) Bộ phận in đậm trong câu “ Bông là học sinh lớp 1”. (Trả lời cho câu hỏi Là gì?) 3. Củng cố, dặn dò : Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ? - Nhận xét tiết học. Về luyện đọc lại bài ở nhà. Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011 Toán 13 trừ đi một số : 13 - 5 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 -5. lập được được bảng 13 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng: 13 – 5. - Bài tập cần làm: Bài 1a. bài 2, bài 4. - HSKG: Làm hết các bài tập. II. Đồ dùng dạy - học : GV và HS : 13 que tính. GV : Bảng gài que tính, bảng phụ. III . Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 1HS đọc thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số . - 2HS lên bảng làm : 12 - 6 82 - 38 - HS lớp làm bảng con 12 - 9 62 - 27 - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1 :Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 13-5 và lập bảng trừ (13 trừ đi một số ) Bước1 : GV nêu bài toán. Có 13 que tính, bớt 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ? HS : Lập phép tính vào bảng con 13 - 5 HS nêu, GV ghi bảng phép tính lên bảng. Bước2 : HS thao tác trên que tính tìm kết quả. Cho HS nêu nhiều cách tính khác nhau. GV chốt cách tính nhanh nhất, ghi bảng. 13 - 5 = 13- 3 - 2 = 10 - 2 = 8 Bước 3 : Đặt tính rồi tính _ 13 GV : Yêu cầu HS đặt tính rồi tính kết quả vào bảng con . 5 HS : Thực hiện, gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính . 8 GV ghi lên bảng như SGK . HĐ3: Hướng dẫn HS tự lập bảng công thức 13 trừ đi một số . GV : Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ . HS : Tự lập, GV hướng dẫn học thuộc bảng trừ : 13 - 5 = 8 , ..... , 13 - 9 = 4 HĐ4 : Thực hành GV: Tổ chức HS làm các bài tập trong SGK. Gọi HS đọc yêu cầu bài, giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, hướng dẫn HS cách làm. Bài 1: Tính nhẩm. Bài 2: Tính. Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: a) 13 và 6 b) 13 và 9 c) 13 và 8 - Bài 4: HS đọc kĩ yêu cầu bài tập rồi trình bày bài giải vào vở. * HS : Lần lượt tự làm các BT vào vở. - Chấm, chữa bài 3 . Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Về nhà học thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số. Tiếng việt Luyện tập - thực hành ( t2) I. Yêu cầu cần đạt: - Học sinh làm được các bài tập ph ... n. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: chăn màn, quần áo; giường tủ, bàn ghế; giày dép, mũ nón là những bộ phận giống nhau cùng trả lời cho câu hỏi trong câu. Giữa các bộ phận giống nhau ta phải đặt dấu phẩy. - HS hoàn thành BT vào vở. Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: GV cùng HS cũng cố lại kiến thức cơ bản đã học. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi điền dấu phấy vào chỗ thích hợp. Nhận xét tiết học. Tập viết Chữ hoa k I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ cái viết hoa K (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ). - Biết viết chữ và câu ứng dụng câu "Kề vai sát cánh" theo cỡ nhỏ (3 lần). II. Đồ dùng dạy - học : Chữ mẫu K Bảng phụ viết câu ứng dụng. III. Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng viết I ; ích. Lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn viết chữ hoa. - HD học sinh quan sát và nhận xét mẫu. Treo chữ K hoa và hỏi: ? Chữ K gồm mấy nét? Cao mấy li, rộng mấy li ?- HS trả lời, GV kết luận. - GV viết mẫu đồng thời nêu qui trình viết, 3HS nhắc lại. - HS tập viết vào không trung - HS tập viết chữ K hoa ( cở lớn, cở nhỏ ) trên bảng con 2, 3 lượt. - GV nhận xét, theo dõi uốn nắn. HĐ3 : Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - GV giới thiệu câu ứng dụng, 1HS đọc. - HS nêu nội dung câu ứng dụng: "Kề vai sát cánh" - Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ : Đoàn kết cùng nhau làm việc. - HS quan sát mẫu, nêu nhận xét về độ cao của các chữ cái trong chữ , khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? Các nét của chữ cái ta phải viết như thế nào? - GV viết mẫu chữ Kề trên dòng kẻ. - HS tập viết chữ Kề vào bảng con, GV nhận xét, uốn nắn thêm. HĐ4:Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu, HS viết. - GV theo dõi, uốn nắn HS viết bài. GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế . HĐ5:Chấm, chữa bài. Nhận xét kết quả của HS . 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay lớp mình viết chữ hoa gì ? - 1HS đọc câu ứng dụng. - Thi viết một số câu, từ có chữ K hoa. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tập viết thêm. Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011 Chính tả Tập chép : mẹ I. Yêu cầu cần đạt: - Chép lại chính xác, bài chính tả. Biết cách trình bày các dòng thơ lục bát. - Làm đúng các bài tập 2; BT3 (a,b) phân biệt iê / yê / ya ; r / gi, thanh hỏi / thanh ngã. II. Đồ dùng dạy - học: GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập HS : VBT III . Hoạt động dạy - hoc : 1. Kiểm tra bài cũ: 2HS viết bảng, cả lớp viết vào bảng con: Sự tích cây vú sữa, cành lá, sữa mẹ, chọn nghé, ngon miệng, bãi cát. Nhận xét, ghi điểm . 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học HĐ2: Hướng dẫn nghe viết. - GV đọc bài chính tả một lượt. - 2 HS đọc lại, lớp theo dõi. H: Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ? - GV hướng dẫn cách trình bày . - HS luyện viết chữ khó vào bảng con : lời ru, gió, quạt, thức, giấc tròn, ngọn gió, suốt đời. - GV nhắc tư thế ngồi viết của HS . - GV đọc HS viết bài vào vở. - GV đọc HS soát lỗi . - Chấm, chữa bài. HĐ3: Hướng dẫn làm BT chính tả . - GV hướng dẫn HS làm BT chính tả Bài tập 2 : Gọi 1HS đọc yêu cầu bài . HS tự làm bài vào vở, 1HS làm vào bảng phụ. Bài tập 3 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - GV chia HS thành các nhóm. Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập. - 2 nhóm lên làm vào bảng phụ. HĐ4 : Chấm 1 số bài, nhận xét. 3. Củng cố,dặn dò: - GV và HS hệ thống bài học . - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện viết thêm . Toán luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Thuộc bảng 13 trừ đi một số . - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 8; 53 -15. - Biết gải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15. - Bài tập cần làm: Bài 1,2,4. HSKG: Làm hết các bài tập. II. Đồ dùng dạy - học : GV : Bảng phụ HS : Bảng con III . Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số . - 2HS lên làm ở bảng lớp : 25 + x = 63 24 + x = 63 - 8 - HS lớp làm bảng con 14 + x = 53 x + 43 = 93 - 5 - GV nhận xét và ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1 :Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. HĐ3 : Thực hành GV : Tổ chức HS làm các bài tập trong SGK. Gọi HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn HS cách làm. Bài1 : Cho HS làm bài rồi chữa bài . HS nối tiếp nhau lên bảng mỗi HS ghi kết quả 1 bài. Bài 2 : Cho HS làm bài rồi chữa bài trên bảng. Bài 3 : Hướng dẫn HS tính từ trái sang phải. Khi chữa bài giúp HS tự nhận ra: 33 - 9 - 4 = 33 - 13 Bài 4 : HS đọc kĩ bài toán. HS tóm tắt bài toán rồi giải và trình bày bài giải . Bài giải Cô giáo còn lại số quyển vở là: 63 - 48 = 15 ( quyển vở ) Đáp số : 15 quyển vở Bài5: GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ rồi đối chiếu kết quả với từng câu trả lời. ( Khoanh vào chữ C ) HS : Lần lượt tự làm các BT vào vở. 3HS làm ở bảng phụ. HĐ4 : Chấm, chữa bài 3 . Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống bài học. Nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số học sinh có ý thức học bài. Tập làm văn Thực hành kể về người thân I.Yêu cầu cần đạt. - Biết kể về ông, bà hoặc người thân dựa . - Viết được đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân . II. Đồ dùng dạy- học: GV: Tranh minh hoạ BT1 . HS : VBTTV. III.Hoạt động dạy - học : HĐ1:Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học. HĐ2: Thực hành kể trước lớp ( làm miệng). Bài1:- 1 HS đọc yêu cầu bài - GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. - HS hoạt động thảo luận kể chuyện nhóm đôi - Đại diện các nhóm kể trước lớp. - HS nhận xét - GV bổ sung HĐ3: Thực hành viết đoạn văn kể về người thân trong gia đình. - GV gọi 1 HS nêu YC bài tập - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài - HS tự làm bài tập vào vở bài tập - GV chấm, chữa bài nhận xét. IV. Củng cố dặn dò: GV và HS hệ thống lại kiến thức bài học Nhận xét giờ học. Thủ công ôn tập chương I : kĩ thuật gấp hình ( Tiết2 ) I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn cách gấp thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui . - Đánh giá kiến thức kĩ năng của HS qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học. - HS hứng thú gấp. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Các mẫu gấp hình từ bài 1 đến bài 5, hình vẽ các bước gấp minh hoạ. HS: Giấy thủ công III . Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra: - KT sự chuẩn bị của HS . 2. Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - HS nhắc lại tên các hình đã gấp HĐ2 : Thực hành - GV yêu cầu HS gấp thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui. - HS tự gấp thuyền phẳng đáy không mui hoặc thuyền phẳng đáy không mui. - GV theo dõi và hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng. - HS trang trí, trưng bày sản phẩm. - GV đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị giấyđể học tiết sau. Đạo đức Quan tâm, giúp đỡ bạn I. Yêu cầu cần đạt: - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. -HSKG: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. - KNS: Thể hiện sự cảm thông với bạn bè. II . Đồ dùng dạy - học : Bài hát: Tình bạn thân Câu chuyện: Trong giờ ra chơi - VBT III . Hoạt động dạy - học : HĐ1: Kể chuyện Trong giờ ra chơi của Hương Xuân - GV kể chuyện Trong giờ ra chơi 1 lần. - I HS kểlại. - HS thảo luận theo các câu hỏi : Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã ? Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không ? Tại sao ? - Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. HĐ2 : Quan sát, nhận xét Việc làm nào là đúng ? - GV giao cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn? Tại sao? Mỗi nhóm có một bộ tranh nhỏ gồm 7 tờ. - Đại diện các nhóm trình bày. Nhón khác nhận xét. - GV kết luận: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè. HĐ3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn ? - GV cho HS làm việc trên phiếu học tập . - GV mời HS bày tỏ ý kiến và nêu lí do vì sao . - GV kết luận : Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS . Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó . IV. Củng cố, dặn dò : - GV và HS hệ thống bài học. - Nhận xét tiết học. Luyện toán luyện tập – thực hành I. Yêu cầu cần đạt: - Thuộc bảng 13 trừ đi một số . - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 8; 53 -15. - Biết gải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15. - Biết cách tìm số bị trừ và tìm số hạng chưa biết. II. Đồ dùng dạy - học : GV : Bảng phụ HS : Bảng con III . Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số . - 2HS lên làm ở bảng lớp : 35 + y = 73 26 + y = 53 - 8 - HS lớp làm bảng con 14 + y = 93 y + 33 = 83 - 17 - GV nhận xét và ghi điểm 2. Thực hành: HĐ1 : GV : Tổ chức HS làm các bài tập trong VBT. Gọi HS đọc yêu cầu bài, hướng dẫn HS cách làm. Bài1 : Tính nhẩm Bài 2 : Đặt tính rồi tính. Cho HS làm bài rồi chữa bài trên bảng. Bài 3: Tìm x? Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ. Bài 4. Đọc kĩ bài toán. Trình bày bài giải. Số trang sách Tùng chưa đọc là: 43 – 28 = 15 ( trang) Đáp số: 15 trang. Bài 5: HS thực hành với 7 que tính xếp được 3 hình tam giác. 9 que xếp được 5 hình tam giác. HSKG: Làm thêm các bài tập sau: Bài 1: Tìm y? a) y – 1- 2- 3- 4 = 30 b) y + 4 + 3 + 2 + 1 = 30 c) y – 5 = 5 + 6 d) y + 9 = 53 - 15 Bài 2: Mai có một số hòn bi, Mai cho Hùng 5 hòn thì số bi của hai bạn bằng nhau và bằng 33. Hỏi : a) Lúc đầu Mai có mấy hòn bi? Hùng có mấy hòn bi? b) Mai có nhiều hơn Hùng mấy hòn bi? HĐ4 : Chấm, chữa bài 3 . Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống bài học. Nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số học sinh có ý thức học bài. Sinh hoạt lớp Kiểm điểm trong tuần
Tài liệu đính kèm: