Kế hoạch giảng dạy các môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn

Kế hoạch giảng dạy các môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn

A- YÊU CẦU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.(trả lời được các câu hỏi 1, 2 , 3, 5).

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

- Rèn kĩ năng đọc.

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn học khối 2 - Tuần 14 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 
 	 Ngày soạn: 3/12/2009
	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009
 Tập đọc: 	 CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (2 tiết)
A- YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.(trả lời được các câu hỏi 1, 2 , 3, 5).
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- Rèn kĩ năng đọc. 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
 Tiết 1
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em đọc bài "Quà của bố" + Trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài đọc : Ghi bảng.
2. Luyện đọc: 
2.1. T: đọc mẫu toàn bài.
2.2. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
H: Nối tiếp nhau đọc từng câu.
T: Hướng dẫn HS luyện từ khó:
H: Nối tiếp nhau đọc từng câu lần 2.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
H: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
T: Hướng dẫn cách đọc, chú ý ngắt nghỉ đúng, đọc đúng giọng nhân vật. Đọc đúng một số câu dài.
- Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, / rồi gọi các con, / cả trai, / gái, / dâu, / rể lại và bảo: //
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền, //
H: Luyện đọc từng đoạn, giải nghĩa từ mới.
H: Nối tiếp nhau đọc lần 2.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV theo dõi, nhắc nhở HS đọc bài.
d) Thi đọc giữa các nhóm: (từng đoạn, cả bài; ĐT,CN)
---------------------=˜&™=----------------------
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:
T: Câu chuyện này có những nhân vật nào?
H: Ông cụ và 4 người con.
T: Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì?
H: ông rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con.
Câu 2:
T: Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
H: Vì họ cầm cả bó mà bẻ...
Câu 3: 
T: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
H: Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.
Câu 4: (HS khá, giỏi)
T: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì?
H: Với từng người con. / Với sự chia rẽ. / Với sự mất đoàn kết
Câu 5: 
T: Người cha muốn khuyên người con điều gì?
H: Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
4. Luyện đọc lại:
T: Hướng dẫn HS luyện đọc nhóm, thi đọc phân vai: "Người dẫn chuyện, ông cụ, 4 người con".
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
H: Đặt tên khác cho câu chuyện: VD: Đoàn kết là sức mạnh...
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần chuẩn bị cho tiết kể chuyện
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------=˜&™=----------------------	
 Toán :	 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 - 9
A- YÊU CẦU: Giúp HS 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
- Rèn kĩ năng làm tính.
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài	
2. GV tổ chức cho HS thực hiện phép trừ 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9
T: Nêu yêu cầu thực hiện: Thực hiện phép trừ 55 - 8:
H: Nêu cách tính (Chỉ đặt tính rồi tính)
-
55
8
47
	5 không trừ đươc 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
	5 trừ 1 bằng 4, viết 4.	
T: Lần lượt nêu yêu cầu H thực hiện các phép trừ còn lại.
H: Nêu kết quả. T ghi bảng.
3. Thực hành:
Bài 1(cột 1, 2, 3): Củng cố dạng toán vừa học
H: Làm bài vào sách, nêu kết quả.
T: Chữa bài.
Bài 2(a, b): Củng cố tìm số hạng chưa biết.
H: Tự làm vào vở
H: 2 em lên bảng chữa bài.
	a) x + 9 = 27	b) 7 + x = 35
	x = 27 – 9	x = 35 – 7
	x = 16	x = 28
T: Nhận xét, ghi điểm.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học. 
------------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 5/12/2009
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng12 năm 2009
 Kể chuyện:	 CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
A- YÊU CẦU: 
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).
- Rèn kĩ năng kể chuyện. 
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 	5 tranh minh hoạ nội dung chuyện.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
H: Hai em nối tiếp nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện "Bông hoa niềm vui"
Lớp + GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1 Kể từng đoạn theo tranh:
H: Đọc yêu cầu của đề bài
H: Quan sát 5 tranh. 1HS khá, giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh.
Tranh 1: Vợ chồng người anh và người em cãi nhau. Ông cụ thấy cảnh ấy rất đau buồn.
Tranh 2: Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con.
Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không được.
Tranh 4: Ông cụ bẻ gãy từng chiếc rất dễ dàng.
Tranh 5: Những người con hiểu ra lời khuyên của cha.
H: 1 H kể mẩu theo tranh 1
H: Kể chuyện trong nhóm.
H: Kể chuyện trước lớp: Đại diện các nhóm thi kể. Lớp nhận xét, đánh giá.
2.2 Phân vai dựng lại câu chuyện: (HS khá, giỏi)
H: Phân vai dựng lại câu chuyện: Người dẫn chuyện, ông cụ, 4 người con.
- Từng nhóm lần lượt thực hiện, lớp nhận xét.
- Lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể hay.
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
T: Nhận xét giờ học. Truyện khuyên ta điều gì?
Yêu thương sống hoà thuận với anh chị em.
VN: Kể chuyện cho người thân nghe.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán:	 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 - 29
A- YÊU CẦU:
- HS biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2H lên bảng làm BT 2
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ 65 - 28
H: Đặt tính rồi tính
65
38
27
	 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1.
	3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
H: Lần lượt thực hiện 3 phép trừ còn lại.
3. Thực hành:
Bài 1(cột 1, 2, 3): 
H: Làm bảng con
T: Gọi lần lượt HS lên bảng làm bài
H: Nhận xét bài bạn.
Bài 2(cột 1):	 HS tự tìm cách làm bài (làm miệng)
T: Chữa bài
	86	- 6	¨	-10	¡
 86 - 6 = 80 viết số 80 vào ô trống. Lấy 80 trừ 10 bằng 70 vào ô tròn tiếp theo.
Bài 3:	Tóm tắt
Bà	:	 65 tuổi
Mẹ kém bà	:	 27 tuổi
Năm nay mẹ	: ......tuổi?
Bài giải
Năm nay mẹ có số tuổi là:
65 – 27 = 38 (tuổi)
Đáp số: 35 tuổi
T: Thu 1 tổ chấm. Nhận xét
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
T: Nhận xét giờ học. Đọc điểm của tổ vừa chấm
Về nhà làm 3BT ở VBTT. 
---------------------=˜&™=----------------------
 Mĩ thuật: VẼ TRANG TRÍ: VẼ HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Nghe - viết): 	CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
A- YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật.
- Làm được BT2 (c)
- Rèn kĩ năng trình bày. 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Viết sẵn nội dung BT2, nội dung BT 3(a)
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: Cả lớp viết bảng con bắt đầu bằng r/ d/ gi
- Đọc lên các tiếng đó.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề:
T: Đọc toàn bài chính tả
H: 2 em đọc lại bài.
b) Tìm hiểu nội dung bài:
T: Tìm lời người cha trong bài chính tả?
H: Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng....
T: Lời người cha được ghi sau dấu câu gì?
H: Sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.
H: Viết tiếng khó vào bảng con.
T: Đọc bài HS viết vào vở
T: Chấm chữa - Nhận xét.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: T: Làm mẫu câu 1 ở bảng lớp.
H: Đọc yêu cầu của bài: 2 em làm bảng, lớp làm vở. 
- HS tự làm, vài em đọc bài của mình
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
Nhận xét giờ học. Khen những em làm đúng.
Về nhà: làm bài tập còn lại.
---------------------=˜&™=-----------------------
 Ngày soạn: 5/ 12/2009
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
 Thể dục:	 TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN”
A- YÊU CẦU: 
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ.
B- ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
- Trên sân trường vệ sinh an toàn, 1 còi.
- Kẻ sẵn vòng tròn bán kính 3m
C- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
1. Phần mở đầu:
T: Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
* Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 - 2
- Đi dắt tay chuyển thành vòng tròn.
- Giãn cách để tập bài thể dục.
* Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản:
Học trò chơi: "Vòng tròn”: 18 – 20 phút.
- Cho HS điểm số theo chu kì 1 – 2.
- Tập nhảy chuyển đội hình theo khẩu lệnh.
- Tập nhún chân, vỗ tay theo nhịp, nhảy chuyển đội hình tập 6 - 8 lần.
- Tập đi có nhún chân, vỗ tay theo nhịp, khi có khẩu lệnh nhảy chuyển đội hình: Tập 6 -8 lần.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều và hát theo đội hình hàng dọc.
- Cúi người thả lỏng: 8 - 10 lần.
- Nhảy thả lỏng: 6 - 8 lần
- T: Nhận xét giờ học.
Về nhà ôn bài thể dục.
------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập đọc:	 NHẮN TIN
A- YÊU CẦU: 	 
- Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn; biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý). trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- Một số mẫu giấy nhỏ đủ cho cả lớp tập viết nhắn tin.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em đọc 2 đoạn bài "Câu chuyện bó đũa" + Trả lời câu hỏi.
T: Vì sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
 Câu chuyện khuyên em điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Luyện đọc:
2.1. T đọc mẫu toàn bài, giọng nhắn nhủ thân mật.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ::
a) Đọc từng câu: 
H: Nối tiếp nhau đọc từng câu.
T: Luyện đọc từ khó cho HS: Nhắn tin, Linh, lồng bàn, quét nhà, bộ que chuyền, quyển....
H: Nối tiếp nhau đọc từng câu lần 2.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
T: Hướng dẫn cách đọc nhắn tin,chú ý hướng dẫn đọc từng câu.
VD: Em nhớ quét nhà, /học thuộc lòng 2 khổ thơ/ và làm ba bài tập toán chị đã đánh dấu.//
c) Đọc từng mẫu nhắn tin trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:
T: Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
H: Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh....
Câu 2: 
T: Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
H: Lúc chị Nga..., chắc còn sớm...
Câu 3:
T: Chị Nga nhắn tin những gì?
H: Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở nhà, giờ chị Nga về.
Câu 4:
T: Hà nhắc Linh những gì?
H: Hà mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang...
Câu 5:
T: Giúp HS nắm tình huống viết nhắn tin.
+ Em phải viết nhắn tin cho ai?
+ Vì sao phải nhắn tin?
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
T: Bài học hôm nay em hiểu gì về cách viết nhắn tin?
H: Về nhà đọc bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau “Hai anh em”
T: Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán: 	 	 LUYỆN TẬP
A- YÊU CẦU: Giúp HS:
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học. 
- Biết giải toán về ít hơn.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS lên bảng làm BT 2/63.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm
- Viết phép tính lên bảng HS chơi trò chơi: "Truyền điện"
T: Ghi kết quả lên bảng.
Bài 2(cột 1, 2): Tính nhẩm
H: 2 em lên bảng làm 2 cột.
	 15 - 5 - 1 =	16 - 6 - 3 =	 
 15 - 6 =	16 - 9 =	 
H: Tự nhận ra 15 - 5 - 1 cũng bằng 15 - 6 (vì cùng = 9)
Bài 3: HS làm bảng con
- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng
 a) 35 - 7;	 72 - 36
 b) 81 - 9;	 50 - 17
Bài 4: Tóm tắt:	50 lít
	Mẹ vắt:	
	Chị vắt:	18l
	? lít sữa
H: làm vào vở , 1 HS lên bảng chữa bài
Bài giải
Chị vắt được số lít sữa bò là:
50 – 18 = 32 (l)
Đáp số: 32 l sữa bò
T: Thu bài chấm tổ 1 - Nhận xét
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
H: Đọc lại một số bảng trừ.	
 T: Nhận xét giờ học. Về nhà làm BT.
------------------------=˜&™=-------------------------
Luyện từ và câu:	TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. 
 CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI.
A- YÊU CẦU: 
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình (BT1).
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì? (BT2); điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống (BT3).	 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Kẻ sẵn bảng ở BT2 - NDBT3.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em làm lại BT3 tuần trước.
- GV nhân xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (Làm miệng)
T: Nêu yêu cầu của bài
H: Mỗi em tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em: Nhường nhịn, giúp đỡ, chăm lo, chăm chút, chăm bẵm, yêu thương....
Bài 2: Làm miêng
H: 1 em đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm
H: Làm BT vào phiếu:
T: Gọi HS chữa bài:
Anh / khuyên bảo em.
Chị / chăm sóc em.
Em / chăm sóc chị.
Chị em / trông nom nhau.
Chị em / giúp đỡ nhau.
...
Bài 3: Viết
T: Nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
H: Lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
.
- Lời giải đúng:	Con xin mẹ tờ giấy để con viết thư cho bạn Hà 
?}}Ư
	Nhưng con đã viết đâu
.
	Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc
T: Gọi 2 em đọc lại bài. 
T: Truyện này buồn cười ở chỗ nào?
- Nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
T: Nhận xét giờ học. Khen ngợi một số em.
Về nhà xem kĩ lại 3 BT vừa làm.
------------------------=˜&™=-------------------------
 Thủ công: 	GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (T2)
A- YÊU CẦU:
- HS biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công.
B- CHUẨN BỊ:
Giấy thủ công, kéo hồ dán, bút chì, thước kẻ.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
H: Bổ sung nếu còn thiếu.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. HS gấp, cắt, dán hình tròn:
H: Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
Bước 1: Gấp hình.
Bước 2: Cắt hình tròn.
Bước 3: Dán hình tròn
T: Chia nhóm tổ chức HS thực hành theo nhóm 4, trình bày sản phẩm theo nhóm.
H: Thực hành theo nhóm.
- Gợi ý HS 1 một cách trình bày sản phẩm như làm bông hoa, chùm bóng bay...
T: Theo dõi HS thực hành. Giúp đỡ một số em còn lúng túng.
T: Đánh giá sản phẩm 
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
T: Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho bài học, kĩ năng gấp, cắt, dán và sản phẩm của HS.
- Dặn chuẩn bị dụng cụ cho bài sau: “Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều”
- Thu dọn, vệ sinh. 
------------------------=˜&™=-------------------------
 	 Ngày soạn: 5/ 12 /2009
	 Ngày dạy: Thứ năm ngày10 tháng 12năm 2009
 Thể dục: TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” – ĐI THƯỜNG THEO NHỊP 
A- YÊU CẦU:
- Thực hiện đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ. 	 
B- CHUẨN BỊ: 
- Sân trường sạch sẽ, chuẩn bị như tiết 27
C- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 	
1. Phần mở đầu:
T: Nhận lớp và phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học
H: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên sau đó chuyển thành một vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ).
- Vừa đi vừa hít thở sâu 5 – 6 lần
2. Phần cơ bản:
- Trò chơi "Vòng tròn" 14 - 16'
+ Nêu tên trò chơi
+ Điểm số theo chu kỳ 1 - 2 đến hết theo vòng tròn.
+ Ôn cách nhảy chuyển từ một thành hai vòng tròn và ngược lại theo hiệu lệnh: 3 – 5 lần.
+ Ôn vỗ tay kết hợp với nghiêng người như múa, nhún chân (tại chỗ), Khi nghe thấy hiệu lệnh, nhảy chuyển đội hình: 5 - 6 lần. 
+ Đi nhún chân, vỗ tay kết hợp với nghiêng đầu và thân như múa 7 bước, đến bước thứ 8 nhảy chuyển đội hình: 5 – 6 lần.
+ Đứng quay mặt theo vòng tròn đọc vần, điệu kết hợp vỗ tay: “ Vòng tròn, vòng tròn. Từ một vòng tròn, ta cùng nhau chuyển thành hai vòng tròn”
+ Đứng quay mặt theo vòng tròn, đọc vần điệu kết hợp với nhún chân, nghiêng thân, đến nhịp 8 thì nhảy sang trái (số1) và nhảy sang phải (số2), kết hợp GV hô “nhảy”
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát.
3. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng: 8 - 10 lần
- Nhảy thả lỏng: 6 - 8 lần
- Hệ thống lại bài
T: Nhận xét giờ học: Về nhà ôn bài thể dục.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập viết:	 	 CHỮ HOA	 M
A- YÊU CẦU: 
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ. 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ M đặt trong khung chữ.
- Viết sẵn từ ứng dụng "Miệng nói tay làm"
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: Cả lớp viết bảng con chữ L hoa, 1 HS nhắc lại câu ứng dụng. T: Nhận xét ghi điểm.
2. BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ M:
H: Quan sát và nhận xét chữ M : cao 5 li, gồm 4 nét. Móc ngược trái, thẳng đứng, thắng xiên và móc ngược phải.
T: Viết mẫu lên bảng vừa viết nhắc lại cách viết
b) HD HS viết trên bảng con:
H: Viết bảng con 2 lần.
T: Uốn nắm sửa chữa thêm.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
T: Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm
T: Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Nói đi đôi với làm. 
b) Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái: M, g, l, y cao 2,5 li; t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li. 
- Khoảng cách giữa các con chữ: bằng khoảng cách viết một chữ cái o. 
- Cách nối giữa các chữ: nét móc của M nối với nét hất của i.
c) Hướng dẫn HS viết chữ "Miệng" vào bảng con:
H: Viết chữ "Miệng" vào bảng con.
T: Nhận xét
T: Hướng dẫn HS cách viết câu ứng dụng:
4. Hướng dẫn HS viết vào vở: 
H: Viết vào vở
T: Theo dõi nhắc nhở thêm.
5. Chấm, chữa bài:
T: Chấm, chữa bài 1/2 lớp
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T: Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp. 
T: Nhận xét giờ học.Về nhà viết tiếp phần bài còn lại.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán:	 BẢNG TRỪ
A- YÊU CẦU:
- Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
- Biết vận dụng bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ. 
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 1 HS lên bảng làm BT4/ 68 
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Trò chơi "Truyền điện" từng bảng trừ.
H: Nêu kết quả. GV ghi lên bảng
H: Cả lớp đọc đồng thanh lại bài
11 – 2 =	12 – 3 =	13 – 4 =	14 – 5 =	15 – 6 =	16 – 7 =	17-8= 11 – 3 =	12 – 4 =	13 – 5 =	14 – 6 =	15 – 7 =	16 – 8 =	17-9=
...	...	...	...	...	...	18-9=
11 – 9 =	12 – 9 =	13 – 9 =	14 – 9 =	15 – 9 =	16 – 9 =	 
Bài 2(cột 1): 
Cho HS nêu cách làm bài, chẳng hạn: Muốn tính 5 + 6 - 8 thì lấy 5 + 6 = 11. Sau đó lấy 11 - 8 = 3 viết 3.
T: Cho HS làm vào vở
Chẳng hạn: viết 5 + 6 - 8 = 3 vào vở
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T: Yêu cầu HS đọc lại một số bảng trừ
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau. 
T: Nhận xét giờ học. 
------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Nghe - viết):	 TIẾNG VÕNG KÊU
A- YÊU CẦU:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu.
- Làm được BT2(c)
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.	 
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:	
- Bảng phụ chép sẵn 2 khổ thơ. 
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
T: Đọc nội dung bài tập 2 tiết trước 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài:	
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn tập chép:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
T: Gọi 2 HS đọc lại bài
T: Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào?
H: Viết hoa, cách lề vở 3 ô.
b) HS chép bài vào vở.
T: Theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm, chữa bài:
T: Chấm bài. Nhận xét bài của HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2(c): T: Nêu yêu cầu
H: Làm giấy nháp, 2 em làm bảng
T: Nhận xét, sửa chữa.
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có tiến bộ. 
- Hoàn thành bài tập còn lại. Xem bài sau.
- Nhận xét giờ học.
---------------------=˜&™=---------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc