Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt – Năm học 2011 - 2012

Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt – Năm học 2011 - 2012

TUẦN 1

Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011

Giáo dục tập thể:

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

___________________________________

Tập đọc:

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU:

 1) Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài: đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc.

 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa cụm từ

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ )

 2) Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Rút ra lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:

-Tự nhận thức về bản thõn (hiểu về mỡnh, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mỡnh để tự điều chỉnh)

-Lắng nghe tớch cực

-Kiên định

-Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện)

 

doc 455 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt – Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Giáo dục tập thể:
Chào cờ đầu tuần
___________________________________
Tập đọc:
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
 1) Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	 - Đọc trơn toàn bài: đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc...
 	- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa cụm từ
 	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ )
 2) Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Rút ra lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
* Giáo dục cho HS các kĩ năng sống cơ bản:
-Tự nhận thức về bản thõn (hiểu về mỡnh, biết tự đỏnh giỏ ưu, khuyết điểm của mỡnh để tự điều chỉnh)
-Lắng nghe tớch cực 
-Kiờn định
-Đặt mục tiờu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện)
 II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Tranh vẽ sách giáo khoa
 	- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. các hoạt động dạy- học:
Tiết 1
A) Mở đầu: Giáo viên giới thiệu 8 chủ điểm trong sách giáo khoa tiếng việt 2
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời:
+ Tranh vẽ những ai? họ đang làm gì?
+Muốn biết bà cụ làm việc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những chuyện gì? – GV ghi đầu bài lên bảng
 2) Luyện đọc đoạn 1,2:
* Giáo viên đọc mẫu: 
* Hướng dẫn học sinh luyện đoc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
- Học sinh đọc nối tiếp nhau mỗi đoạn.
+ Tìm trong đoạn vừa đọc tiếng có vần uyên, uêch, oac, những tiếng có phụ âm đầu l, n?
- Học sinh trả lời- giáo viên ghi bảng 1số từ – hướng dẫn học sinh cách đọc phát âm. 
- 1 số HS luyện đọc từ khó.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
 - Hướng dẫn hs cách đọc diễn cảm.
Giáo vên treo bảng phụ viết câu văn dài rồi hướng dẫn học sinh đọc.
Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở//.
 - Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn.
c) Đọc từng đoạn theo nhóm:
Giáo viên chia nhóm ( 4 nhóm ) 
 – Các nhóm tự đọc và góp ý cho nhau
 – Giáo viên theo dõi hdẫn thêm cho HS
d) Thi đọc giữa các nhóm:
- HS phân vai luyện đọc theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm đọc theo vai 
- Cả lớp nhận xét , giáo viên đánh giá.
e) Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 
3) Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1,2.
`	- Cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung theo câu hỏi 1,2 .
 	+ Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
	(... mau chán....)
 	+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
	(... Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường....)
Tiết 2
4) Luyện đọc đoạn 3,4.
a) Đọc từng câu:
Gọi HS đọc nối tiếp câu trong mỗi đoạn.
+ Tìm trong đoạn vừa đọc tiếng có vần iêu, ay, tiếng có âm đầu s,gi.
- HS trả lời – giáo viên ghi bảng phần luyện đọc
 – Hướng dẫn HS cách đọc và phát âm.
b)Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi câu dài.
VD: Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ ... , / mỗi ngày cháu học một ít, /sẽ có ngày/ cháu thành tài.//
- Kết hợp giải nghĩa từ: ôn tồn, thành tài.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm tự đọc và góp ý cho nhau
– Giáo viên theo dõi.
d) Thi đọc giữa các nhóm :
Gọi 3 em của 1 nhóm lên đọc theo vai – lớp và giáo viên nhận xét.
5) Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3, 4 
Cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 rồi trao đổi về nội dung theo câu hỏi 3, 4.
+Bà cụ giảng giải ntn?
Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì?
– Gọi học sinh nói câu tục ngữ: “ Có ... kim ” bằng lời của mình ( ai chăm chỉ, chịu khó... công ...)
6) Luyện đọc lại:
Gọi 3 – 5 học sinh đọc lại toàn bài.
Cả lớp nhận xét – giáo viên đánh giá.
7) Củng cố dặn dò:
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? vì sao? 
Về nhà đọc lại toàn bài và xem tranh minh hoạ tiết kể chuyện để chuẩn bị cho giờ sau.
 ____________________________________
 Kể chuyện:
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
1) Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Biết kể tự nhiện phối hợp điệu bộ, nét mặt...
2) Rèn kỹ năng nghe:
- Khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- 4 tranh minh hoạ như SGK.
III. các hoạt động dạy- học:
 1) Giới thiệu bài:
	- Giáo viên giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2) Hướng dẫn kể chuyện:
a) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 - Giáo viên đọc yêu cầu của bài.
- Kể chuyện trong nhóm.
+ Học sinh quan sát đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.
+ 4 học sinh nối tiếp nhau kể câu chuyện.
- Kể trước lớp: Gọi học sinh kể theo từng đoạn rồi gọi học sinh nhận xét.
+ Bạn kể đã đủ ý chưa? kể có đúng trình tự không ?
+ Nhận xét về cách diễn đạt, cách thể hiện ...
b) Kể toàn bộ câu chuyện:
- 2 học sinh kể cả câu chuyện 1 lần.
- 3 học sinh phân vai kể câu chuỵện.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, tuyên dương các nhóm và cá nhân kể tốt.
3) Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
 Về nhà tập kể lại cho người khác nghe. 
Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011
Tập đọc:
 Tự thuật
I. Mục tiêu:
1) Rèn khả năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ có vần khó ( quê quán, quận, trường )
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấy phảy, giữa các dòng, giữa phần yêu câu và trả lời ở mỗi dòng.
- Biết đọc 1 văn bản tự thuật rõ ràng rành mạch
2) Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học, các từ chỉ đơn vị hành chính ( xã, huyện ...)
- Nắm được những thông tin chính xác về bạn học sinh trong bài.
- Bước đầu có khái niện về 1 văn bản tự thuật ( lý lịch )
II. Đồ dùng dạy - học:
 	Viết sẵn nội dung câu hỏi 3, 4.
III. các hoạt động dạy- học:
A/Kiểm tra bài cũ:
 	Hsđọc 1 đoạn của bài : “ Có công mài sắt có ngày nên kim”.
+Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì?
B/Bài mới:
1) Giới thiệu bài
Gv cho Hs quan sát tranh và giới thiệu bài
2) Luyện đọc:
a) Đọc mẫu : GV đọc mẫu 1 lần.
b) Hướng dẫn học sinh luỵện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc câu: gọi học sinh đọc nối tiếp nhau theo từng dòng.
+ Tìm trong bài tiếng có vần uyên, âm đầu s 
– Giáo viên ghi bảng – hướng dẫn HS đọc.
*Đọc từng đoạn:
 	- Gọi 1 học sinh đọc từ đầu đến trước từ quê quán, học sinh khác đọc hết bài.
- Hướng dẫn các em đọc ngắt nghỉ hơi 1 số câu – sửa sai học sinh
- Trong từng đoạn kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Chia nhóm cho học sinh – giáo viên theo dõi.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm đọc theo đoạn, cả bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét đánh giá.
3) Hướng dẫn tìm hiểu:
Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
+ Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
( ... Họ và tên- là bạn nữ, ngày sinh....)
+ Nhờ đâu em biết rõ về bạn?
	(... bản tự thuật của bạn...)
+ HS theo cặp trao đổi trả lời câu hỏi 3,4.
	- GV nhận xét, sửa chữa.
4)Luyện đọc lại:
Gọi 4,5 học sinh đọc lại, lưu ý đọc với giọng rõ ràng.
5)Củng cố dặn dò:
Nhắc học sinh cần ghi nhớ cách viết bản tự thuật chính xác.
Giáo viên nhận xét giờ học.
 Chính tả:Tập chép
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu:
1, Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: “ có công mài sắt có ngày nên kim”. Học sinh hiểu cách trình bài 1 đoạn văn.
- Củng cố quy tắc viết c, k .
2, Học bảng chữ cái:
- Điền đúng chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 2,3.
III. các hoạt động dạy- học:
A/ Mở đầu.
Giáo viên nêu 1 số điểm cần lưu ý khi viết chính tả 
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học – ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn tập chép.
a, Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng, gọi 3,4 học sinh đọc lại.
+ Đoạn văn này chép từ bài nào?
+ Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
+ Bà cụ nói gì?
- Hướng dẫn học sinh nhận xét: Đoạn chép này có mấy câu? Cuối mỗi câu có những dấu gì?...
- GV đọc, HS tập viết nháp: ngày, mài, sắt, cháu
– GV gạch chân những chữ dễ viết sai lên bảng.
	b) Học sinh chép bài vào vở – giáo viên theo dõi uốn nắn.
c) Chấm , chữa bài.
- Học sinh tự đọc soát lại lỗi và sửa sai ( nếu có)
- Chấm bài, nhận xét 
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài 
Gọi 2 học sinh lên bảng làm trong bảng phụ.
Giáo viên , học sinh nhận xét – học sinh viết bài vào vở.
Bài 3: 
1 HS đọc yêu cầu của bài 
Gọi học sinh lần lượt lên bảng viết : a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê
Gọi 3, 4 học sinh đọc lại– Học sinh viết 9 chữ cái theo thứ tự vào vở.
Hướng dẫn học thuộc lòng ( 9 chữ cái vừa viết theo thứ tự bảng chữ cái )
4) Củng cố, dặn dò:
 GVnhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà viết lại 9 chữ cái.
Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2011
Luyện từ và câu:
 Từ và câu
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập. Bước đầu biết dùng từ đặt câu đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học:
– Bảng phụ ghi nội dung bài 2.
III. các hoạt động dạy- học:
A/ Mở đầu
B/ Bài mới:
1) Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
2) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn nắm vững hơn yêu cầu của bài tập 
- Giáo viên đọc tên gọi của từng người, vật hoặc việc – học sinh chỉ tay vào tranh vẽ tương ứng và đọc số thứ tự của tranh.
- Chia học sinh theo nhóm đôi: 1 em đọc, 1 em trả lời – gọi 3 học sinh làm lại.
Bài 2 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp làm 3 nhóm, gọi đại diện các nhóm tham gia.
N1: Từ chỉ đồ dùng học tập.
N2: Từ chỉ hoạt động của học sinh.
N3: Từ chỉ tính nết của học sinh.
Bài 3: 
- GV gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh, thể hiện nội dung mỗi tranh bằng một câu.
- Học s ... ác câu hỏi gợi ý.
2. Rèn kỹ năng viết: Viết lại điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật.
II. Chuẩn bị 
- Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp
III. Các hoạt động dạy học 
A - Kiểm tra bài cũ 
- 1 học sinh đọc bài viết kể về 1 việc làm tốt của em.
B - Bài mới . 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1. 
- Học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài, kể tự nhiên từng câu hỏi gợi ý hoặc có thể không dựa vào các câu hỏi gợi ý trên.
- Vài học sinh nói người em chọn kể là ai -> kể trước lớp -> giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
Bài 2.
- Giáo viên lưu ý học sinh khi viết bài.
- Học sinh tự viết bài vào vở -> nhiều học sinh đọc bài làm.
C- Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
Tập viết 
	Ôn các chữ hoa: A, M, N, Q, V (Kiểu 2)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập và củng cố kĩ năng viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V( kiểu 2)
- Ôn cách nối nét từ chữ hoa sang chữ thường.
II. Chuẩn bị 
- Chữ mẫu theo quy định.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu ->học sinh quan sát và nêu lại cách viết của từng chữ.
- 2 học sinh viết đẹp lên bảng viết lại -> cả lớp nhận xét.
- Học sinh tập viết bảng con 2 lần, giáo viên uốn nắn và giúp học sinh sửa sai.
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Học sinh đọc đọc các từ ứng dụng trong bài.
Giáo viên giải nghĩa từ: Nguyễn ái Quốc là tên của Bác Hồ trong thời kì hoạt động bí mật ở nước ngoài.
- Học sinh nêu nhận xét về các chữ cái trong câu ứng dụng có cùng độ cao, vị trí các dấu thanh, khoảng cách các chữ.
- Hướng dẫn học sinh thực hành viết bảng con.
4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Học sinh thực hành luyện viết theo yêu cầu trên.
5. Chấm chữa bài.
C- Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Hướng dẫn học sinh tự hoàn thành phần luyện viết.
Chính tả 
Nghe viết : Đàn bê của anh Hồ Giáo
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài.
- Làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm đầu ch/tr
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con và bảng lớp: ánh trăng, chăng lưới. 
B.ạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết.
Giáo viên đọc bài viết ->2 học sinh đọc lại.
? Trong bài có những từ nào là tên riêng? cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó: quấn quýt, quẩn chân, nhảy quẩng, quơ quơ.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: (a) 
	 - Học sinh làm bài vào vở -> chữa bài.
Bài 3 (a): - Học sinh làm bài vào vở -> chữa bài.
	 - Học sinh tự làm bài tập 3 (b).
4- Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, yêu cầu học sinh về nhà soát lại bài và chữa lỗi (nếu có).
Tuần 35
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Tập đọc 
Ôn tập - kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( T 1 - 2)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng; Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu.
- Ôn luyện về dấu chấm.
- Ôn luyện về các từ ngữ chỉ màu sắc. Đặt câu với các từ ngữ.
- Ôn cách đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào?
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học: 
	Tiết 1.
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra đọc.
- Từng học sinh lên bốc thăm bài đọc - chuẩn bị 2 phút.
- Gọi học sinh lên đọc bài - Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Đọc thêm bài : Bạn có biết ?
3. Thay cụm từ Khi nào? trong các câu hỏi bằng những cụm từ cùng tác dụng (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm. Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và sửa sai.
4.Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
 - 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vở bài tập. 
- Giáo viên và học sinh nhận xét -> Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
5.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn kiểm tra và chữa bài chưa đạt.
	Tiết 2.
1. Kiểm tra đọc.( từ 5 - 7 em).
Tiến hành tương tự tiết 1.
Đọc thêm bài Cậu bé và cây si già và TLCH.
2. Tìm từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ.
- HS đọc y/c, tự làm vào vở.
- Đọc bài trước lớp, nhận xét chốt bài làm đúng.
3. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở BT 2.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài - tự làm bài vào vở bài tập.
- Giáo viên chữa bài.
4. Đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào ?(Viết).
- HS đọc y/c.
- HS tự làm, nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm, lớp nhận xét chốt ý đúng.
C- Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày ........ tháng  năm 200
Chính tả 
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T3)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
- Ôn cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc ( từ 5 - 7 em)
3. Đọc thêm bài : Xem truyền hình.
4. Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu?
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh tự làm bài vào vở - chữa bài chốt lời giải đúng.
5. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong truyện vui.
 - Giáo viên nêu yêu cầu - 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh chữa bài - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
6.Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện 
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T4)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
-Ôn cách đáp lời chúc mừng.
-Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
Kiểm tra đọc ( Từ 5 đến 7 em)
Đọc thêm bài : Bảo vệ như thế là rất tốt và TLCH.
3.Nói lời đáp của em (M).
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Từng cặp HS đóng vai.
- Lớp nhận xét tuyên dương.
4.Đặt câu với cụm từ Như thế nào ?
- Học sinh đọc y/c.
- ? Trong câu a từ nào trả lời câu hỏi cho cụm từ Như thế nào ? (Lặc lè)
- HS đặt câu, nhận xét chốt câu đúng.
5. Củng cố, dặn dò.
Hệ thống bài.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày. tháng . năm 200
 Tập đọc 
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T 7)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Ôn tập cách đáp lời an ủi, cách tổ chức các câu thành bài.
II.Đồ dùng dạy học: 
Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (7 em)
3. Đọc thêm bài : Cháy nhà hàng xóm.
4. Ôn cách đáp lời an ủi, cách tổ chức các câu thành bài.
a. Nói lời đáp của em(M).
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- từng cặp HS thực hành.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời đáp hay.
b. Kể chuyện theo tranh. Đặt tên cho câu chuyện.
- HS lần lượt quan sát từng tranh.
- HS nói mẫu câu 1, sau đó HS làm VBT.
Thứ năm ngày. tháng . năm 200
Luyện từ và câu 
Ôn tập- kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Tiết 5)
I. Mục tiêu :
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc (y/c như tiết 1).
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏicó cụm từ Vì sao?
3. Ôn cách đáp lờikhen ngợi.
II. Đồ dùng dạy học :
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
Bảng phụ, VBTTV.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra tập đọc (Như tiết 1).
3. Đọc thêm bài Quyển sổ liên lạc và TLCH.
4. Nói lời đáp của em (M)
- HS nêu y/c của bài.
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp.
- Nhận xét chốt bài đúng.
5. Đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao ?(Viết).
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
6. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày. tháng . năm 200
Tập làm văn 
Kiểm tra đọc (Đọc hiểu, Luyện từ và câu)
I. Mục tiêu :
- Kiểm tra đánh giá kết quả đọc hiểu + LTVC.
- Giáo dục tính tự giác.
II. Đề bài :
Đọc thầm bài : Bác Hồ rèn luyện thâm thể (sgk tr144).
Dựa theo nội dung bài, chọn câu trả lời đúng.
Câu chuyện này kể về việc gì ?
Bác Hồ rèn luyện thân thể.
Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
Bác Hồ tập leo núi với đôi bàn chân không.
Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?
Dậy sớm, luyện tập.
Chạy, leo núi, tập thể dục.
Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
 3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau ?
 a. Leo - Chạy.
 b. Chịu đựng - Rèn luyện.
Luyện tập - Rèn luyện.
 4. Bộ phận in đậm trong câu “Bác tập chạy ở bờ suối” trả lời cho câu hỏi nào ?
Làm gì ?
Là gì ?
Như thế nào ?
 5. Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ?
Vì sao ?
Để làm gì ?
Khi nào ?
 C. Đọc tiếng :
III. Đáp án, biểu điểm :
Đọc thầm : 5 điểm
Câu 1 (1 điểm) a.
Câu 2 (1 điểm) c.
Câu 3 (1 điểm) c.
Câu 4 (1 điểm) a. 
Câu 5 (1 điểm) b. 
Đọc tiếng : 5 điểm (Là điểm đọc đã kiểm tra trong các tiết ôn tập).
Tập viết 
Ôn tập- kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Tiết 6)
I. Mục tiêu :
1. Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ có y/c HTL.
2.Ôn luyện về cách đáp lời từ chối.
3.Cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì ? Dấu chấm than, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học :
Phiếu ghi tên các bài HTL.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra HTL. (Kiểm tra 7- 8 em).
3. Đọc thêm bài Lá cờ và TLCH.
4. Nói lời đáp của em (M)
- Cho 1 cặp HS làm mẫu.
- Tương tự cho HS làm các tình huống còn lại.
5. Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì ?
- HS đọc y/c, tự làm vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
6. Điền dấu chấm hay dấu phẩy (Viết).
- HS đọc y/c.
- ? Truyện vui này có gì buồn cười?
7. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
 Chính tả
Kiểm tra định kì (Chính tả + Tập làm văn)
I. Mục tiêu
- Đánh giá kết quả phân môn chính tả + TLV.
- Giáo dục tính tự giác.
II. Đề bài
1. Chính tả- Nghe viết : Bài Hoa mai vàng (SGK tr145).
2. Tập làm văn :
Dựa vào những câu gợi ý sau viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về 1 loài cây mà em thích.
Đó là cây gì ? Trồng ở đâu ?
Hình dáng cây như thế nào ?
Cây có ích lợi gì ?
III. Biểu điểm
Chính tả (5 điểm) : Sai 2 lỗi trừ 1 điểm.
Tập làm văn (5 điểm)
Trả lời Câu 1 (1 điểm).
 Câu 2 (3 điểm).
 Câu 3 (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIENGVIET LOP2 ca nam.doc