Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Thắng

Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Thắng

- Mục đích, yêu cầu

1.Biết đọc đúng một văn bản kịch.Cụ thể :

- Đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cầu khiến, cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật ( Ví dụ : những câu nói của nhân vật Thành đọc với giọng sâu lắng, thể hiện tâm trạng trăn trở tìm đường cứu nước cứu dân; những câu nói của nhân vật Lê đọc với giọng hồ hởi nhiệt tình )

- Hiểu nội dung ý nghĩa phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX hoặc ảnh chụp bến nhà Rồng nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 20 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
Kế hoạch dạy học môn tập đọc
Lớp 5
Tiết 37- Tuần 19
Người công dân số 1
I- Mục đích, yêu cầu
1.Biết đọc đúng một văn bản kịch.Cụ thể :
- Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cầu khiến, cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật ( Ví dụ : những câu nói của nhân vật Thành đọc với giọng sâu lắng, thể hiện tâm trạng trăn trở tìm đường cứu nước cứu dân; những câu nói của nhân vật Lê đọc với giọng hồ hởi nhiệt tình)
- Hiểu nội dung ý nghĩa phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX hoặc ảnh chụp bến nhà Rồng nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp dạy học
ĐD DH
5’
2’
32’
1’
A. Mở đầu:
+ Giới thiệu năm chủ điểm của sách TV 5- tập 2 : Người công dân; Vì cuộc sống thanh bình; Nhớ ngườn; Nam và nữ; Những chủ nhân tương lai.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
+ Gv giới thiệu chủ điểm đầu tiên: Người công dân. ( Các bạn hs với việc làm góp phần xây dựng nếp sống văn minh, sống và làm việc theo pháp luật: quét sạch đường làng; giúp đỡ người già yếu, mẹ liệt sĩ; đeo băng cờ đỏ làm trật tự viên trong trường).
+ GV giới thiệu vở kịch Người công dân số 1
Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân đến khi lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đoạn trích trên nói về những năm tháng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
- Đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra đoạn kịch.
- Đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
Giọng đọc rõ ràng mạch lạc, thay đổi linh hoạt, đủ để phân biệt hai nhân vật anh Thành và anh Lê, phân biệt được lời nói của hai người, thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người. Cụ thể: 
+ Giọng anh Thành chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở suy nghĩ về vận nước.
+ Giọng anh Lê: hồ hởi , nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp .
- Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm 2 đoạn như sau:
Đoạn 1:Từ đầu Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?.
Đoạn 2: Đoạn còn lại. 
b)Tìm hiểu bài:
Câu 1: Anh Lê giúp anh Thành làm việc gì?
(Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn 
Câu 2: Những câu nói nào của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn nghĩ tới dân tới nước? 
- Chúng ta là đồng bào . Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
-Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt.
Câu 3: Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau . Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
a.Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê rõ nhất là hai lần đối thoại:
+Anh Lê hỏi: “Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?”
Anh Thành đáp: “Anh học ở trường Sát – xơ - lúp Lô - bathìờanh là người nước nào?”.
+Anh Lê nói :”Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa. ”
Anh Thành trả lời: “Anh Lê ạ, vì ngọn đèn dầu Nam không sáng bằng ngọn đèn Hoa Kì”
b)Giải thích: Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau, mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, nghĩ đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước cứu dân.
Đại ý: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân.
c)Đọc diễn cảm.
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Ví dụ :
Anh Thành! (đọc nhấn giọng, vẻ hồ hởi như một lời gọi); 
Có lẽ thôi, anh ạ! ( giọng điềm tĩnh, mong được thông cảm, ẩn chứa một tâm sự chưa nói ra được); 
Sao lại thôi? (Nhấn giọng bày tỏ sự thắc mắc); Vì tôi với họ(giọng thì thầm vẻ bí mật kết hợp với điệu bộ); 
Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? (Hơi sẵng giọng bày tỏ sự ngạc nhiên thắc mắc)
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị đoạn kịch Người công dân số một( tiếp theo )
*PP thuyết trình, trực quan.
+ Gv giới thiệu
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP luyện tập thực hành
- 1 hs đọc .
- Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
- Một nhóm 2 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn của bài.
- Hs cả lớp đọc thầm theo.
- Hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
- Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
- 2 hs khác luyện đọc đoạn .
- 1 hs đọc phần chú giải (Gv cho hs nêu những từ chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa ).
- 1giỏi đọc cả bài.
 *PP trao đổi đàm thoại 
- Gv tổ chức cho hs hoạt động:
 Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn, cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc .
- Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+1 hs đọc lại đại ý.
*PP luyện tập thực hành
- Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn.
+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Từng nhóm 2 hs nối nhau đọc cả bài.Hs khác nhận xét 
- Gv đánh giá, cho điểm.
Tranh ảnh
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
Kế hoạch dạy học môn tập đọc
Lớp 5
Tiết 38- Tuần 19
Người công dân số 1 (tiếp)
I- Mục đích, yêu cầu
1.Biết đọc đúng một văn bản kịch (yêu cầu cụ thể như tiết trước).
2. Hiểu nội dung ý nghĩa của phần 2: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước cứu dân.Trích đoạn kịch ca ngợi lòng yêu nước và tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của anh.
 II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc và cảm thụ; các cụm từ: La-tu-sơ Tơ-rê-vin, a lê hấp.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Đ D D H
5’
1’
33’
1’
Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs vào vai anh Thành, anh Lê đọc diễn cảm đoạn kịch ở phần 1 và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK về nội dung bài đọc.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
Có thể chia bài làm 2 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu-> lại còn say sóng nữa.
Đoạn 2: Đoạn còn lại. 
- Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
 b)Tìm hiểu bài:
*Lưu ý trong đoạn trích này, 2 câu nói của anh Lê và anh Thành về cây đèn cần được hiểu như sau:
-Anh Lê nhắc anh Thành mang cây đèn đi để dùng vì anh Thành rất nghèo, tài sản chỉ có sách và cây đèn Hoa Kì.
-Câu trả lời của anh Thành có hàm ý: Ngọn đèn được hiểu theo nghĩa bóng (chỉ ánh sáng của một đường lối mới, có tác dụng soi đường chỉ lối cho anh và cả dân tộc.).
*Gợi ý trả lời:
Câu 1: Anh Lê và anh Thành đều là những thành niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? 
(Khác nhau là:
 Anh Lê : có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình nhỏ bé và yếu đuối trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
 Anh Thành : không cam chịu , mà ngược lại lại rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn : ra nước ngoài học cái mới về để cứu dân cứu nước.)
ý 1: Cuộc nói chuyện giữa anh Thành và anh Lê.
Câu 2: Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của anh Thành thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?
-Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm, tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lựcTôi muốn sang nước họhọc cái trí khôn của họ để về cứu dân mình.; Làm thân nô lệyên phận nô lệ thì mãi mãi làm đầy tớ cho người taĐi ngay có được không anh?; Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
- Cử chỉ: xoè hai bàn tay ra” tiền đây chứ đâu?”.
Câu 3: Người công dân số một trong vở kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy?
(Người công dân số một ở đây chính là thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Bác Hồ như vậy vì ý thức là công dân nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Nguyễn Tất Thành. Với ý thức này Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước rồi lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước. Nguyễn Tất Thành sau này là Hồ Chủ tịch vĩ đại xứng đáng được gọi là “Người công dân số 1” của nước Việt Nam độc lập do người sáng lập ra.)
ý 2: Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của anh Thành.
Đại ý: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước, cứu dân của anh.
 c) Đọc diễn cảm.
+Giọng đọc như phần luyện đọc đã nêu.
+Đọc nhấn giọng ở các câu hỏi: Lấy tiền đâu mà đi? Tiền ở đây chứ đâu? Đi ngay có được không anh?...
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. 
-Nếu có thể dung hoạt cảnh kịch gồm cả hai phần của trích đoạn .
-Bài sau: Lê – nin trong hiệu cắt tóc.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- Gv kiểm tra 2hs.
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP luyện tập thực hành
-Hs đọc.
- Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
+Một nhóm 2 HS nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+Hs cả lớp đọc thầm theo.
+Hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
+Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
+2 hs khác luyện đọc đoạn .
- 1 hs đọc phần chú giải 
- 1HS giỏi đọc cả bài.
 *PP trao đổi đàm thoại 
- Gv tổ chức cho hs hoạt động.
- Hs đọc và trao đổi nhóm 6 về nội dung trích đoạn kịch theo 3 câu hỏi trong sgk. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
Cả lớp và gv nhận xét chốt lại ý đúng.
- HS trả lời
-Hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+ 2 hs đọc lại đại ý.
*PP luyện tập thực hành
-  ... iếp: Nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả)
2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1
(Lời giải:
* Đoạn a- MB trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (người bà trong gia đình)
* Đoạn b- MB gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng).
Bài tập 2:
+ Bước 1: Chọn 2 đề văn sẽ viết đoạn MB (trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích; em có tình cảm, hiểu biết về người đó. (4, 5 HS nói tên đề tài em chọn – mõi em nói 2 đề).
+ Bước 2: Suy nghĩ, nhớ lại hình ảnh người định tả để hìnhthành các ý cho đoạn văn mở bài. Cụ thể cần trả lời các câu hỏi sau:
- Người em định tả là ai? Tên gì?
- Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? ở đâu?
- Em kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ.. người ấy thế nào?
+ Bước 3: HS viết 2 đoạn MB cho 2 đề văn em đã chọn 1 trong 2 cách: giới thiệu trực tiếp người được tả, hoặc giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của người ấy. 
3. Củng cố – Dặn dò
- 1, 2 HS nhắc lại thế nào là MB trực tiếp, MB gián tiếp trong bài văn tả người.
-GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại 2 MB đã viết ở lớp, viết lại vào vở; Chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tới (Luyện tập dung đoạn kết bài trong bài văn tả người).
*PP kiểm tra ,đánh giá và thuyết trình:
- 2hs trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét .
*PP thực hành, luyện tập
- HS đọc toàn văn yêu cầu của bài (1 em đọc yêu cầu và đoạn mở bài a, em kia đọc mở bài b. Cả lớp đọc thầm lại.
-2 HS đọc 2 đề bài
-2 HS đọc 2 mở bài tương ứng 
-Thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập 1
- GV hướng dẫn HS nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của hai cách MB in trong SGK. 
-2 HS nói mở bài khác ( cũng đề bài như ở phần a )
-2 HS nói mở bài khác ( cũng đề bài như ở phần b )
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau:
* GV lưu ý HS: có thể viết MB cho 2 đề đều theo kiểu trực tiếp hoặc kiểu gián tiếp, nhưng tốt nhất nên viết MB cho 1 đề theo kiểu trực tiếp, đề kia – kiểu gián tiếp.
- HS viết bài.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc kết quả viết bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS viết MB hay nhất.
phấn màu
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
Kế hoạch dạy học môn tậplàm văn
Lớp 5
Tiết 38- Tuần 19
Luyện tập dựng đoạn kết bài trong bài văn tả người
 I- Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
2. Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: tự nhiên và mở rộng.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn hai cách kết bài:
+ Kết bài tự nhiên: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. 
+ Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạtđộng của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
 III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời
 gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
ĐD 
DH
5’
34’
1’
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra, chấm vở của 4 HS (viết vào vở 2 đoạn mở bài ở BT2, tiết Tập làm văn trước – Luyện tập dựng đoạn MB trong bài văn tả người)
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
- Thế nào là kết bài tự nhiên, thế nào là kết bài mở rộng?
2. Hướng dẫn HS luyện tập
a) Bài tập 1
(Lời giải:
Đoạn a kết bài theo kiểu tự nhiên, ngắn gọn: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
Đoạn b kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của những người nông dân với xã hội).
b) Bài tập 2:	
c) Bài tập 3:
3. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt.
- Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tuần 19 (Lập chương trình hành động)
*PP kiểm tra ,đánh giá.
- 2 hs làm lên bảng đọc kết quả làm bài tập 3 ( tr 146).
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình.
- GV yêu cầu 1 HS nêu các cách kết bài của bài văn miêu tả. 
- Gv giới thiệu bài. 
*PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
- 1HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK.
-HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập 1
-Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Nhóm khác nhận xét bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc 4 đề văn ở BT2 tiết Luyện tập dungđoạn MB trong bài văn tả người (tr 13) (tả một người thân trong gia đình, tả một bạn cùng lớp, tả một ca sĩ đang biểu diễn, tả một nghệ sĩ hài mà em thích).
- Gv giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: Mỗi HS chọn 1 trong 4 đề ở BT2 (tiết Tập làm văn trước). Sau đó viết 2 đoạn kết bài cho đề văn: đoạn 1 kết bài theo kiểu tự nhiên, đoạn kia kết bài mở rộng.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân. Nhiều HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Gv nhắc lại yêu cầu của bài: Bài tập yêu cầu các em tự nghĩ một đề văn tả người (không trùng với đề em vừa chọn khi làm BT2), sau đó viết đoạn kết bài hợp với đề văn đó (theo cách tự nhiên hoặc mở rộng).
- 3 HS nói đề bài của mình.
- HS làm việc cá nhân – các em viết vào vở hay trên nháp. GV phát giấy cho3, 4 HS làm bài. Những em này làm xong, dán lên bảng lớp.
- Một vài HS đọc bài làm. Những HS làm bài trên giấy đọc kết quả làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn ngườiviết được kết bài hay nhất.
phấn màu
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
Kế hoạch dạy học môn kể chuyện
Lớp 5
Tiết 19- Tuần 19
 Chiếc đồng hồ
I- Mục đích, yêu cầu
 - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của gv , HS kể lại được rõ ràng từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Trong xã hội, mỗi người lao động gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ truyện (phóng to tranh nếu có điều kiện)
- Bảng phụ viết sẵn từ cần giải thích (tiếp quản, đồng hồ quả quýt)
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
ĐD 
DH
1'
38’
1’
Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
 Trong tiết hôm nay, các con sẽ nghe câu chuyện về Bác Hồ kính yêu của chúng ta qua câu chuyện Chiếc đồng hồ.
2.GV kể chuyện
- Lần 1.
- Lần 2.
- Giải thích từ khó.
+ Tiếp quản: thu nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại.
+ Đồng hồ quả quýt: đồng hồ bỏ túi nhỏ, hình tròn, trông như quả quýt.
3. Hướng dẫn hs kể chuyện
a)Yêu cầu 1: Kể từng đoạn.
Nội dung cơ bản từng đoạn:
+Tranh 1: Được tin TƯ rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi.Ai nấy đều háo hức muốn đi.
+ Tranh 2: Giữa lúc đó bác Hồ đến thăm hội nghị. 
+Tranh 3: Bác mượn ý nghĩ câu chuyện chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ.
+Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến ai nấy đều thấm thía.
b)yêu cầu 2:
Kể lại toàn bộ câu chuyện
c)yêu cầu 3: Câu chuyện khuyên ta điều gì.?
-Nghĩ tới lợi ích chung của tập thể, không nên suy bì tị nạnh.
- Trong xã hội, mỗi người lao động gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. - - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện .
*Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu 
*PP thuyết trình, minh hoạ.
+Gv kể ,hs nghe.
+Gv kể kèm theo tranh.
*PP vấn đáp, luyện tập ,thực hành.
- Gv nhắc hs kể những ý cơ bản, không cố nhớ để lặp lại nguyên văn lời kể của cô.
- Từng cặp hs kể theo tranh từng đoạn
+ 4 hs thi kể nối tiếp 4 đoạn truyện.
Gv nhận xét hs kể , kết luận hs kể tốt nhất.
GV yêu cầu HS kể câu chuyện.
Các nhóm cử đại diện thi kể câu chuyện.
Cả lớp và giáo viên nhận xét , cho điểm.
phấn màu
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2006
GV: Nguyễn Thị Thắng
Kế hoạch dạy học môn chính tả
Lớp 5
Tiết 19- Tuần 19
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
I- Mục đích yêu cầu
- Viết đúng chính tả đoạn văn trích trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Bác Hồ ( nghe viết).
- Làm đúng các bài luyện chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi;âm chính o/ô.
II- Đồ dùng dạy – học
 - phấn màu
III- Các hoạt động dạy – học
Hướng dẫn HS nghe viết.
- Gv đọc toàn bộ bài 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếngcó âm, vần, thanh dễ lẫn, hs dễ viết sai.Hs nghe và theo dõi sgk.
- GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV yêu cầu HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 
- GV tổ chức cho HS làm bài theo hình thức sau:
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK 
- GV đánh giá kết quả làm bài của mỗi nhóm hoặc chỉ định 1 HS làm trọng tài đánh giá, GV kết luận
- 2 HS đọc lại bài văn sau khi đã điền tiếng thích hợp vào ô trống.
Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng.
Chú ý: Trong tiếng, dấu thanh nằm ở bộ phận vần, trên âm chính.
Lời giải:
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước của lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả- những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- 1 HS giải thích yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân bằng bút chì mờ vào SGK.
- HS lên bảng làm bài theo phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp)
- Cả lớp và GV nhận xét. 
HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng: 
a) *gì, dừng, ra, giải, già, dưỡng, dành, dưỡng.
b)hang, ngọc, trong, không, trong, rộng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở
- Làm bài tập 3 vào vở. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tap_doc_lop_5_tuan_19_nguyen_thi_thang.doc