KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc nói toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ
- Biết ngắt hơi đúng ở các câu
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện : lễ phép, mắc lỗi
- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa phóng to trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : NGƯỜI THẦY CŨ I. Mục tiêu : Giúp học sinh : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc nói toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ - Biết ngắt hơi đúng ở các câu - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : xúc động, hình phạt, các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện : lễ phép, mắc lỗi - Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa phóng to trong SGK. III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh * Ổn định lớp * Bài cũ : Mua kính - Tổ chức cho hs phân vai : người dẫn chuyện, bác bán hàng, cậu bé - 2 nhóm hs đọc phân vai - Gv theo dõi nhận xét --> cho điểm * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Gv giới thiệu chủ điểm tuần 7 : Thầy cô, Truyện đọc mở đầu tuần : Người thầy cũ * Hoạt động 2 : Luyện đọc 1. Gv đọc mẫu - Hs giở sách theo dõi 2. Gv hướng dẫn học sinh đọc, kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu - Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài (có thể đọc liền 2, 3 câu cho trọn vẹn lời nói của nhân vật) - Mỗi hs lần lượt đọc 1 câu cho đến hết. - Luyện đọc từ có tiếng viết âm cuối c : bước ra, nhấc kính, ngạc nhiên, làm việc, xúc động, mắc lỗi. - Hs đọc thầm tìm ghi chú nêu lên. - Cá nhân, đồng thanh. Đọc cả câu có từ luyện đọc - Rút từ ngữ : Xúc động, hình phạt, mắc lỗi, lễ phép. Giảng thêm từ mắc lỗi : phạm phải điều sai sót. Lễ phép : có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng - Lưu ý : hs ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng các từ trong câu sau : l Lúc ấy, / thầy bảo ://" Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ !/ Thôi,/ em về đi, / thầy không phạt em đâu."// - Hs đọc lại 2 câu trên, chú ý đọc đúng giọng và nhấn giọng đúng các từ gạch chân. l Em nghĩ : // Bố cũng có lần mắc lỗi, / thầy không phạt, / nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi// - Vài hs đọc lại. b. Đọc từng đoạn trong nhóm : - Gv theo dõi giúp đỡ nhóm có hs đọc yếu - Nhóm trưởng điều khiển cho lần lượt từng bạn trong nhóm đọc. c. Thi đọc giữa các nhóm : - Tuyên dương bạn đọc to, rõ và thể hiện giọng đọc. - Lần lượt các bạn giữa các nhóm thi đọc với nhau. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài - Gv hoặc hs nêu các câu hỏi trong SGK/57 - Hs đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi, ghi chú ý của câu nêu lên --> nhận xét - Hỏi : Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ? (hs nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo) - Hs tự do phát biểu * Hoạt động 4 : Luyện đọc lại + Lời kể chuyện : đọc giọng tữ tốn + Lời thầy giáo : vui vẻ, trìu mến + Lời chú Khánh : lễ phép, cảm động - Hs nêu tên các nhân vật trong bài --> thể hiện giọng đọc từng nhân vật (chú ý thể hiện đúng giọng đọc) - Tổ chức cho hs đọc phân vai - Mỗi nhóm tự phân các vai đọc (3 nhóm) * Củng cố - Dặn dò : - Yêu cầu đọc toàn bài - 1 hs đọc - Về nhà đọc và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tài liệu đính kèm: