KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : TRANG 82
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình họ hàng.
2. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học :
Gv viết sẵn bài tập lên bảng
III. Các hoạt động dạy và học :
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI : TRANG 82 I. Mục tiêu : Giúp học sinh : 1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình họ hàng. 2. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. II. Đồ dùng dạy học : l Gv viết sẵn bài tập lên bảng III. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh * Ổn định : * Bài cũ : Ôn tập kiểm tra. * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV nêu mục đích của tiết học trang 82 * Hoạt động 2 : Thực hành l Bài tập 1 : Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà - Hs đọc yêu cầu --> mở sách đọc thầm, tìm và ghi chú những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. - Tổ chức cho hs lên bảng ghi tiếp sức : bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, cô, chú, con cháu, cháu. - Hs xung phong lên ghi các bạn nhận xét bổ sung. l Bài tập 2 : Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết. - Hs đọc yêu cầu. Từng cặp hs trao đổi tìm ghi nháp --> đại diện nêu, các bạn nhận xét, bổ sung - GVgb : chú, bác, cha, mẹ, cô, dì, thím, cậu, mợ, con dâu, con rể, cháu, chắt. l Bài tập 3 : Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết. - Hs đọc yêu cầu - Tổ chức cho hs trao đổi nhóm tìm --> đại diện từng nhóm lên lấy thẻ từ trên bảng cài đúng vào cột họ nội hoặc họ ngoại (cứ mỗi em lên cài, các bạn nhận xét đúng, sai). - 1 hs đọc liền 3 câu văn thiếu dấu phẩy, không nghỉ hơi. - Họ nội : ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô ... - Họ ngoại : ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, dì, mợ. - Hs nêu : chừa học tập tốt và lao động tốt. l Bài tập 4 : Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống. Gv gợi ý cho hs sử dụng dấu chấm (khi dùng câu kể) và dấu chấm hỏi (khi dùng câu hỏi). - 1 hs đọc yêu cầu của bài và truyện vui --> điền vào vở bài tập nêu lên --> gọi hs lên bảng điền --> nhận xét. - Đọc lại cả bài điền. + Chỗ trống thứ nhất : dấu chấm + Chỗ trống thứ hai : dấu chấm hỏi + Chỗ trống thứ ba : dấu chấm. Hỏi : Truyện này buồn cười ở chỗ nào ? (Nam xin lỗi ông bà "Vì chữ xấu và có nhiều lỗi chính tả" Nhưng chữ trong thư là chữ của chị Nam, chứ không phải của Nam, vì Nam chưa biết viết) * Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò - Tổ chức trò chơi "Truyền thư". Củng cố mối quan hệ người trong gia đình. - Về xem lại các bài tập thực hiện trong lớp.
Tài liệu đính kèm: